Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm bàng quang khi mang thai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.26 KB, 5 trang )

Viêm bàng quang khi mang thai
Viêm bàng quang (viêm bọng đái) là chứng bệnh không ít
bà Bầu mắc phải, gây ra những đau đớn và bất tiện. Nếu
không được chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến
chứng nguy hiểm như nhiễm độc thai nhi hay tiền sản
giật…

Viêm bàng quang là chứng bệnh không ít bà bầu mắc phải
(google image)
Nguyên nhân
Thai phụ là đối tượng có nguy cơ bị viêm bàng quang cao
(khoảng 10%). Bệnh này có nhiều nguyên nhân như: sự
thay đổi hormon trong cơ thể, tử cung lớn khiến bàng
quang bị chèn ép dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu, vệ
sinh cá nhân không tốt, mặc quần áo quá chật chội…
Những triệu chứng

Chị em có khả năng mắc bệnh nếu xuất hiện những
triệu chứng như:

- Hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, đau rát khi tiểu.

- Nước tiểu có mùi khai nồng, màu đục, lắng cặn, có khi
kèm theo dịch mủ hoặc máu.

- Đau xương mu, đau và căng tức vùng bụng dưới, đau buốt
vùng thắt lưng trong và sau khi tiểu tiện.

- Buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đôi lúc sốt cao.

- Tiểu són.



Cách phòng ngừa

Khi bị bệnh, bà Bầu không được tự ý uống thuốc mà nên
gặp bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất, tránh làm tổn hại đến
thai nhi. Nếu để lâu dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng
và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm độc thai
nhi, tiền sản giật, sảy thai, sinh non… Bạn cần điều trị dứt
điểm, uống thuốc đều đặn và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh
tái bệnh.

- Biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa viêm bàng
quang là uống nhiều nước, nhất là trong những ngày hè. Bà
Bầu cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày giúp tăng cường
sự bài tiết.

- Rèn thói quen đi tiểu (đi hết) thường xuyên, tuyệt đối
không nhịn tiểu gây căng bàng quang, ứ đọng nước và làm
tăng sự sinh sôi của vi khuẩn.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Rửa sạch hậu môn và bộ
phận sinh dục sau khi đi vệ sinh và quan hệ. Nên vệ sinh từ
trước ra sau để không làm vấy bẩn vi khuẩn từ hậu môn
sang niệu đạo.

- Kiêng quan hệ tình dục khi bị bệnh và trong thời gian
chữa bệnh. Nếu không, nó sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn
trở nên tồi tệ hơn.

- Đi tiểu sau khi ân ái cũng giúp thải các vi khuẩn có hại

trú ngụ.

- Thay quần lót 2 lần/ ngày, mặc quần lót thoáng, rộng
bằng chất liệu cotton để giữ vùng kín khô ráo.

- Không mặc quần chật (nhất là trong mùa hè) vì nó làm
tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm ướt vùng kín, tạo điều kiện
cho vi khuẩn phát triển.

- Kiểm tra nước tiểu trong những lần khám định kì để
phát hiện và chữa trị.

- Nếu viêm nhiễm bộ phận sinh dục cần chữa trị kịp thời,
không để vi khuẩn lan sang bàng quang và đường tiết niệu.

- Tuyệt đối không uống rượu, bia và các đồ uống có cồn.

- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh để đề phòng táo bón, vì
táo bón làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo.

- Khi bị căng tức và đau bụng, bạn cần:

+Uống nhiều nước một lúc (khoảng nửa lít), nghỉ 30 phút
rồi lại uống tiếp đến khi đi được lượng nước tiểu lớn. Cách
này giúp loại thải lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang
và giảm đau bụng.

+Chườm nóng vùng bụng dưới, giúp giảm đau và dễ ngủ.
Linh Đỗ


×