Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cá? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.49 KB, 5 trang )

Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cá?
Người hỏi: Linh Mai - Hải Dương
Em bé nhà mình đã bước sang tháng thứ 8 nhưng vẫn
chưa dám cho bé ăn cá vì sợ mình gỡ xương không
kỹ sẽ làm con bị hóc xương. Tuy nhiên, một lần bé
con sang hàng xóm chơi, mình đã được một mẹ cũng
có con nhỏ chia sẻ rằng 8 tháng là đã có thể cho bé ăn
cá rồi. Mình phân vân quá, không biết nên như thế
nào?

Một số mẹ cứ sợ con mình bị hóc xương cá mà khiến
con đã gần một tuổi vẫn chưa được ăn bữa cá nào
trong thực đơn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai
lầm.

Cha mẹ trẻ có thể bắt đầu giới thiệu món cá vào thực
đơn của các bé càng sớm càng tốt, thường là trước
khi trẻ 6 tháng tuổi. Đây chính là khuyến cáo của
Frank Greer, một bác sĩ nhi khoa và cựu Chủ tịch của
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP).



Tuy nhiên, nếu bé nào có dấu hiệu bị dị ứng một loại
cá cụ thể nào đó thì cha mẹ trẻ nhất định nên phải
đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám.

Thực tế, cá là một trong tám loại thực phẩm hàng đầu
thường gây dị ứng. Do đó, một số chuyên gia dinh
dưỡng có thể tư vấn cho các bậc cha mẹ nên phải chờ
đợi cho đến khi em bé của bạn qua sinh nhật đầu tiên


của mình rồi mới cho trẻ kết thân với cá.

Song năm 2008, AAP đã đưa ra khuyến cáo rằng có
lẽ không có lý do gì để các phụ huynh phải chờ đợi
đến sinh nhật 1 tuổi của trẻ mới bắt đầu giới thiệu
món cá. Bởi thực tế, "không có bằng chứng cho rằng
việc chậm cho trẻ ăn cá lại giúp ngăn ngừa dị ứng
thức ăn cho trẻ"- Greer nói.

Nếu em bé của bạn có một lịch sử gia đình bị dị ứng
thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn, thì Greer nói rằng
những em bé này nên ăn cá vào lúc 6 tháng tuổi để an
toàn hơn. Và trước khi cho trẻ ăn cá, bạn nên đưa trẻ
đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Như với bất kỳ thức ăn mới nào trong thực đơn của
trẻ, cá có thể gây ra các dấu hiệu của dị ứng thực
phẩm như: sưng lưỡi, môi, mặt, phát ban da, chuột rút
ở bụng, thở khò khè, nôn mửa và tiêu chảy. Các triệu
chứng dị ứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo cơ
địa của mỗi em bé.

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nhẹ, hãy gọi bác
sĩ của bé ngay lập tức. Nếu em bé của bạn có vẻ khó
thở, sưng ở mặt hoặc môi, hoặc bị nôn mửa, tiêu chảy
sau khi ăn, hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần
đó ngay lập tức.

Sau khi giới thiệu bất kỳ thức ăn mới nào cho trẻ, cha
mẹ trẻ nên đợi ít nhất ba ngày trước khi chuyển sang

các thực phẩm mới tiếp theo. Bằng cách đó bạn có
thể theo dõi bất kỳ phản ứng và biết những gì chúng
có thể gây ra cho trẻ.

Các phụ huynh cũng nên luôn đảm bảo cá được nấu
chín để tránh vi khuẩn từ thực phẩm và vi rút có thể
phát triển mạnh trong cá sống hoặc nấu chưa chín.
Bạn chỉ nên cung cấp một số lượng nhỏ và chỉ giới
thiệu một loại cá tại một thời điểm nhất định cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ trẻ cũng nên cảnh giác với một số
loại cá có chứa hàm lượng metyl thuỷ ngân - một kim
loại được cho là có hại khi cho phát triển não và hệ
thống thần kinh của trẻ nếu ăn nhiều lần. Đó là lý do
tại sao, Cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA)
khuyến cáo cha mẹ trẻ nên tránh cho con ăn cá mập,
cá kiếm


×