Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khi nào bạn có thể nói “goodbye” với công việc? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.85 KB, 3 trang )

Khi nào bạn có thể nói “goodbye” với
công việc?
Mọi người đều biết rằng, rời bỏ công việc hiện tại không chỉ ảnh hưởng
đến thu nhập mà còn có tác động không nhỏ đến cuộc sống cá nhân của
bạn. Đó cũng có thể coi là quyết định sống còn cho sự nghiệp của bạn.
Do đó, bạn phải suy nghĩ thật thấu đáo trước khi đưa ra quyết định cuối
cùng.

Dưới đây là một số tình huống bạn có thể nói “tôi xin thôi việc”.

Công việc làm cho bạn phát ốm: Stress trong công việc là nguyên nhân
gây cho bạn chứng đau đầu, đau lưng và mất ngủ. Nếu như công việc của
bạn không quan trọng lắm, hãy đặt sức khỏe lên hàng đầu!

Bạn cảm thấy mình bị cách ly: Sếp với lí do là không biết đến bạn nên
không giao trách nhiệm cho bạn. Bạn bị đối xử như người ngoài cuộc, như
một thành viên không quan trọng trong các cuộc họp của công ty. Khi gặp
tình huống này, bạn nên chia sẻ với sếp để sếp hiểu và quan tâm đến bạn
nhiều hơn. Nhưng nếu sau đó vẫn khó cải thiện tình hình thì có một dấu hiệu
lờ mờ báo hiệu đã đến lúc bạn nên ra đi.

Cần tìm một công việc thử thách hơn: Trước đây, bạn bắt đầu công việc
như một người học việc, nhưng khi bây giờ bạn đã tích lũy được rất nhiều
kinh nghiệm - hơn là những kỹ năng mà công việc yêu cầu thì bạn cần một
công việc nhiều thử thách và mới mẻ hơn. Cho nên, nếu bạn thấy những
kinh nghiệm này không được sử dụng cho công việc hiện tại, thì bạn có thể
tìm một công việc khác để sử dụng triệt để những kinh nghiệm và kỹ năng
của mình.

Bạn nhận được một vị trí “ngon” hơn vị trí hiện tại ở một công ty
khác: Bạn đang băn khoăn rằng không biết có nên chuyển đến một công ty


khác với mức lương tương tự hay không? Nếu bạn cảm thấy rất khó từ chối,
trong khi đó triển vọng và cơ hội nhiều hơn công việc hiện tại thì bạn cần
cân nhắc đến đến các yếu tố khác như thời gian nghỉ, khối lượng công việc,
đi lại… để có được quyết định đúng đắn nhất.

Việc cơ quan ảnh hưởng đến việc gia đình: Nhiều người hiện nay đang
phải đấu tranh suy nghĩ để tìm cách cân bằng giữa sự nghiệp, thành công với
cuộc sống cá nhân và gia đình. Và không ít các ông bố, bà mẹ đã buộc nghải
phép để dành thời gian chăm sóc con cái và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Do đó, nếu công việc chiếm nhiều thời gian dành cho gia đình thì bạn nên
tìm một công việc khác có thời gian linh hoạt hơn và ít stress hơn.
Nếu lý cho việc sa thải của bạn vì một điều gì đó đáng xem xét như lạm
dụng quỹ công ty, có hành vi quấy rối tình dục hoặc phao tin đồn xấu về
công ty thì bạn cần phải chấp nhận một sự thật là các công ty khó có thể
tuyển dụng bạn. Bất kể lý do gì dù là trung thực, thì cũng chỉ nên nói những
gì cần nói và chia sẻ những điều mà bạn đã học được và bạn thay đổi theo
chiều hướng tích cực để đạt được những thành công như thế nào.
Nếu bạn nhận được một bản tổng kết sơ sài và quá ít thành quả thì cũng cần
phải chỉ rõ vì sao. Đầu tiên, bạn hãy can đảm gọi điện cho sếp cũ xin lời
khuyên và tất nhiên, một cuộc nói chuyện trực tiếp thẳng thắn có thể sẽ tốt
hơn. Và lúc này, chiếc nút của vấn đề đã được tháo gỡ, việc còn lại là gặp gỡ
đồng nghiệp cũ để xin những ý kiến chân thành xem bạn nên làm như thế
nào. Đừng bảo thủ, hãy lắng nghe.

×