Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.59 KB, 2 trang )
Khi nào bạn có thể cáo ốm?
Suốt đêm, bạn không ngủ được, bạn cảm thấy không khỏe. Có thể, cổ họng của bạn bị đau
hoặc là bụng của bạn có vấn đề. Bạn cố gắng ngủ và mong rằng mình sẽ khỏe trở lại để có
thể đi làm vào sáng ngày hôm sau. Mặc dù bạn có rất nhiều việc phải làm nhưng có nên
quá cố gắng khi sức khỏe của bạn còn yếu?
Sự vắng mặt của một nhân viên gần như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công
ty đó. Bạn biết điều đó nhưng bạn vẫn lo lắng về việc cáo ốm của mình. Bạn sợ rằng mình
sẽ không hoàn thành dự án quan trọng hoặc bạn sợ sự vắng mặt của mình một vài ngày sẽ
ảnh hưởng xấu đến chính bạn sau này. Nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là nếu bạn
đi làm trong tình trạng không được khỏe, công việc sẽ không hiệu quả, thậm chí còn làm
lây bệnh cho các đồng nghiệp. Vì thế, theo các chuyên gia tư vấn, nếu bạn mắc những bệnh
sau đây, bạn nên cáo ốm ở nhà:
- Đau bụng: Bạn bị tiêu chảy hoặc bị phóng uế. Đây có thể là do ngộ độc thức ăn hoặc
cũng có thể là do virut gây nên. Bệnh này rất dễ lây, vì thế không nên để bệnh lây sang
đồng nghiệp.
- Cảm cúm: Bạn bị sốt đột ngột, cảm lạnh và bị đau nhức, điều đó cũng có nghĩa là bạn
đang bị cảm cúm. Bạn cảm thấy mình đứng không vững, làm việc không hiệu quả. Tốt hơn
hết bạn nên ở nhà nghỉ ngơi.
- Đau cổ họng: Đặc biệt nệnh nặng sẽ kèm theo sốt cao và cổ sưng lên, nghĩa là cổ họng bị
nhiễm khuẩn nặng. Bệnh này dễ lây qua đường tiếp xúc. Do đó, hãy đến bác sỹ để chữa trị
cho khỏi trước khi bạn đi làm.
- Sốt: Nếu bị sốt có nghĩa là cơ thể bạn sức đề kháng kém nên không chống chọi được với
vi rút xâm nhập. Bệnh này có thể lây hoặc không lây, tuy nhiên cũng không nên đi làm vì
bệnh sốt gây cảm giác khó chịu và làm việc không hiệu quả.
- Phát ban: Bạn cần biết nguyên nhân khiến bạn phát ban trước khi tiếp xúc với người
khác. Nếu bạn biết nguyên nhân của nguồn bệnh và bệnh này không lây qua đường tiếp
xúc hoặc bạn vẫn có cảm giác thoải mái thì bạn có thể đi làm.
- Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ do sự nhiễm trùng trong mắt hoặc do viêm màng mắt. Triệu
trứng của nó có thể là bị đỏ mắt, ngứa và sưng tấy lên, bạn cảm giác như có cát trong mắt.
Bệnh này rất dễ lây, vì thế bạn không nên gặp gỡ mọi người. Bạn nên đến bác sỹ để có
thuốc kháng sinh nhỏ mắt chữa trị kịp thời.