Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Dinh dưỡng và thức ăn cho bò - chương 6 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 34 trang )

CHƯƠNG VI
CÁC BỆNH DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP Ở BÒ
I. BỆNH KETOSIS
Bệnh này khá phổ biến trong chăn nuôi bò ở nước ta, nhất là bò sữa
trong giai ñoạn tiết sữa mạnh hay ở cừu cuối giai ñoạn mang thai. Bệnh do
tích luỹ nhiều thể ketone trong cơ thể, nếu thể ketone tích luỹ nhiều trong máu
thì gọi là ketonemia và tích luỹ nhiều trong nước tiểu thì gọi là ketonuria.
Thông thường thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì mới thải ra qua ñường
nước tiểu.
Thể ketone là một nhóm chất gồm acetone, axit acetoacetic và β-
hydroxybutyric, nhóm chất này làm cho pH máu giảm mạnh, khiến cho hồng
cầu mất năng lực vận chuyển ôxy và carbonic, dẫn ñến rối loạn tất cả các chức
năng sống.
Sự hình thành thể ketone trong cơ thể bắt ñầu từ các axit béo phân giải
từ lipid ở gan. Axit béo bị β ôxy hoá chuyển thành acetyl-CoA, rồi thành
acetoacetyl-CoA và từ ñây hình thành β hydrôxyburate và acetone. β-
hydroxybutyrate lại ñi vào máu rồi ñi theo một quá trình ngược lại là hình
thành acetoacetate và acetyl CoA. Acetyl-CoA ñi vào chu trình tricarboxylic
axit (TCA cycle) ñể cho ra năng lượng (sơ ñồ 6.1)
Qua sơ ñồ 6.1 thấy rằng bình thường thể ketone là một nguồn năng
lượng. ðộng vật sơ sinh có lượng dự trữ glycogen rất thấp, năng lượng cung
cấp cho con vật giai ñoạn này chủ yếu lấy từ thể ketone. Trong trường hợp
thiếu glucose, não cũng sử dụng năng lượng từ thể ketone. Khi ñộng vật bị ñói
cơ thể phải phân giải lipid dự trữ ñể tạo năng lượng qua con ñường hình thành
thể ketone, thể ketone thường sử dụng không hết tích luỹ lại ở máu và thải qua
nước tiểu. Khi bị ketosis con vật thở ra có mùi, ñó là mùi acetone.
1.1. Nguyên nhân của bệnh
Nguyên nhân chính của bệnh là do con vật không ñủ glucose, hàm
lượng glucose máu giảm từ 50 mg/100 ml xuống còn 25-30 mg/100ml.
Glucose máu giảm do glucose ñược huy ñộng vào việc tổng hợp lactose
của sữa. Người ta tính rằng một con bò sữa tiết 20 kg sữa mỗi ngày thì ñã ñưa


vào sữa 1kg glucose ñể tạo lactose. Cần chú ý rằng ở thời kỳ cạn sữa hay tiết
2


sữa bò khẩu phần rất nghèo các loại ñường ñơn, ñặc biệt là glucose. Khi
glucose bị huy ñộng mạnh vào sữa thì gây ra thiếu glucose ñể tạo năng lượng
cho các quá trình chuyển hoá và cho hoạt ñộng của não và thần kinh, lúc này
cơ thể lấy năng lượng từ nguồn ketone.





Sơ ñồ 6.1. Con ñường hình thành thể ketone trong gan và sử dụng thể
ketone ñể cho năng lượng ở cơ và não

3



Khi con vật mang thai, glucose trong cơ thể mẹ cũng ñược huy ñộng cho
nhu cầu glucose của thai. Thai có nhu cầu glucose khá cao, mẹ phải ưu tiên
giành glucose của mình cho việc duy trì hàm lượng glucose của máu thai ở
mức bình thường. Vì thế nếu nguồn glucose cung cấp cho mẹ không ñủ thì
hàm lượng glucose máu mẹ giảm ñáng kể, giảm tới mức không ñủ glucose cho
mô thần kinh hoạt ñộng và dẫn ñến một tình trạng bệnh gọi là huyết nhiễm ñộc
khi mang thai (pregnancy toxaemia) thường gặp ở cừu mang thai cuối kỳ, ñặc
biệt ở cừu mang nhiều thai (vì thế bệnh còn có tên gọi là bệnh cừu mẹ sinh
ñôi). Con vật trở nên chậm chạp, mệt mỏi, bỏ ăn và xuất hiện dấu hiệu thần
kinh như run rẩy, ñầu nghiêng một bên, khi có dấu diệu thần kinh thì tỷ lệ tử

vong của cừu lên tới 90%.
Cũng cần biết rằng glucose là nguồn tạo ra oxaloacetate, oxaloacetate là
chiếc xe ñón nhận acetyl-CoA ñi vào chu trình tricarbôxylic acid (chu trình
TCA). Không ñủ oxaloacetate thì acetyl-CoA sinh ra trong quá trình ôxy hoá
mỡ hay sinh ra từ sự lên men thức ăn ở dạ cỏ sẽ không ñi vào ñược chu trình
TCA, chúng tích luỹ lại và hình thành aceteoxetate, β-hydrôxybutyrate và
acetone.
Ngoài ra, tất cả những nguyên nhân gây mất cân bằng năng lượng ở bò
ñều có thể làm bò bị ketosis, ñó là:
- Bò mới ñẻ, tính ham ăn còn thấp, lượng thức ăn ăn vào không ñáp ứng
ñủ năng lượng cho nhu cầu tiết sữa. Ở bò sữa, sản lượng sữa ñạt cao nhất lúc 4
tuần sau ñẻ, nhưng thức ăn thu nhận chỉ ñạt cao nhất lúc 7 tuần sau ñẻ, như
vậy trong giai ñoạn tiết sữa mạnh bò dễ bị thiếu năng lượng.
- Thức ăn chứa tiền ketone như axit butyric có nhiều trong cỏ họ ñậu ủ
xanh .
- Thức ăn chứa một số chất làm giảm ñộ ngon, từ ñó làm giảm thu nhận
như axit butyric, cadaverine, putrescine, tryptamine trong thức ăn ủ xanh.
- Khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng, quá trình lên men propionate
bị cản trở. Cần chú ý rằng propionate qua con ñường glucogenesis ở gan sẽ
hình thành glucose.
4


1.2. Triệu chứng của bệnh
Dấu hiệu lâm sàng thường rõ rệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ ñến 3
tuần sau ñẻ. Bò mất dần sự ham ăn, sản lượng sữa giảm, giảm trọng, mắt trũng
sâu, lười vận ñộng, co bóp dạ cỏ giảm, phân khô và chắc. Mùi acetone thấy
trong hơi thở và trong sữa. Bò có dấu hiệu thần kinh bất thường (ketosis dạng
thần kinh) như không linh hoạt, bơ phờ, ñần ñộn, hoảng loạn, hay kêu rống,
tiết nhiều nước bọt, có khi tấn công người. Phát hiện thấy thể ketone trong

nước tiểu, huyết tương và sữa (ketone trong nước tiểu thường gấp 3 lần trong
máu).
Có thể phát hiện bệnh bằng cách ño hàm lượng glucose máu, nếu hàm
lượng glucose máu dưới 50mg/100ml là có dấu hiệu bệnh. Hoặc ño hàm lượng
β – hydroxybutyrate máu, nếu hàm lượng trên 14,4mg/100ml là biểu hiện của
bệnh. Trong thực hành sản xuất người ta kiểm tra thể ketone nước tiểu bằng
que thử (ketostick). Mức nặng nhẹ của bệnh ñược ñánh giá theo hàm lượng β –
hydroxybutyrate trong nước tiểu thể hiện ở bảng 6.1.

1.3. Phòng và trị bệnh
- Loại bỏ tất cả các yếu tố hạn chế thu nhận thức ăn ngay trước và sau ñẻ:
Không nuôi bò quá béo khi mang thai, nhất là khi sắp ñẻ. Khẩu phần cho bò
mới ñẻ phải chứa những nguyên liệu ngon (ngô ủ xanh chất lượng tốt, khô ñỗ
tương, bã bia…).
- Bổ sung tiền chất của glucose: Ca propionate (110g-150g/bò/ngày, trộn
vào khẩu phần bò ngay trước và sau khi ñẻ) hay propylene glycol (300g/bò
trong 20 ngày tính từ ngày thứ 10 trước khi ñẻ). Bổ sung niacin (6-12g/ngày)
ñối với phương thức cho ăn tinh và thô riêng biệt thì có hiệu quả cao.

- Tiêm tĩnh mạch: glucose, dextrose 20%, 50%.
- Tiêm bắp: corticosteroids; flumethason, dexamethasone, prednisolone,
vitamin B
12
và vitamin nhóm B.
Bảng 6.1. Phân loại mức ñộ bệnh ketonsis
Mức ñộ nặng
nhẹ
Β-hydrôxybutyrate nước tiểu (mMol/lit)
5



Rất nhẹ
+
+ +
+ + +
+ + + +
0,50
0,15
0,40
0,80
1,60
II. BỆNH AXIT DẠ CỎ
Bệnh axit dạ cỏ do hình thành quá nhiều axit lactic trong dạ cỏ vì thế
người ta gọi bệnh này là bệnh lactic acidosis. Có hai dạng bệnh là mãn tính và
cấp tính. Khi hàm lượng lactate dạ cỏ ở mức 100mM (Owens et al., 1998) và
pH dịch dạ cỏ = 5,6 thì bệnh ở dạng acidosis mãn (Cooper&Klopfenstein,
1996). Nếu hàm lượng lactate tăng lên và làm pH dịch dạ cỏ giảm xuống còn
5,2 thì bệnh ở dạng acidosis cấp (Cooper & Klopfenstein, 1996).
2.1. Nguyên nhân của bệnh
Bò ăn khẩu phần nghèo xơ, giàu thức ăn tinh, axit béo hình thành nhiều
trong dạ cỏ, làm pH dạ cỏ giảm. Cần chú ý rằng tỷ lệ tinh/thô trong khẩu phần
có ảnh hưởng rất lớn ñến pH dạ cỏ. Những khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô tăng
dần từ 20/80 lên 80/20 ñã làm tổng axit béo bay hơi sản sinh trong dạ cỏ tăng
lên và làm pH dịch dạ cỏ giảm từ 6,5 xuống 6 rồi 5,5.
Nadav Galon21
Ki?m tra xeton
ni?u
0.5/

1.5/ 4 /8 /16

N?ng / Nh?
KIỂM TRA
KETONE NIỆU
NẶNG → NHẸ
6


Acid béo bay hơi
(AXBBH) sản sinh
trong dạ cỏ
Sản lượng &
thành phần sữa
Propionic Acid
Sản lượng sữa
(kg/ngày)
Tổng sản lượng
AXBBH
(moles/ngày)
Tỷ lệ thức ăn thô/tinh và pH dạ cỏ
pH dạ cỏ
5.5
5.0
6.06.5
Tỷ lệ mỡ sữa
(%)
Acetic Acid
Butyric Acid
50
Thức ăn tinh
20 % VCK khẩu phần

80 % VCK khẩu phần
Thô
80 60 40
20 40 60
60 %
20
30
40


Thành phần axit béo bay hơi trong dạ cỏ cũng biến ñổi theo tỷ lệ tinh/thô,
khi tỷ lệ tinh/thô tăng lên thì hàm lượng axit propionic tăng lên từ 20% lên
trên 50% còn axit acetic giảm từ 60% xuống còn 30%, chỉ có axit butyric it
biến ñộng và giữ tỷ lệ khoảng 20% tổng axit béo bay hơi (sơ ñồ 6.2).
Tăng tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần và sự thay ñổi ñột ngột từ một
khẩu thức ăn thô ñược lên men rất tốt sang khẩu phần nhiều thức ăn tinh là
nguyên nhân gây bệnh thường gặp trong sản xuất và con vật rơi vào tình trạng
bệnh rất nguy hiểm. Sự thay ñổi này có thể xẩy ra khi gia súc ñược thả trên
cánh ñồng trồng củ cải ñường hoặc khi gia súc có cơ hội tiếp cận với nguồn
thức ăn tinh (Oskov, 2006).
2.2. Cơ chế sinh bệnh
Khi thức ăn ñược lên men trong dạ cỏ, axit hữu cơ ñược hình thành và
là nguồn năng lượng cho vi khuẩn dạ cỏ phát triển, hoạt ñộng của vi khuẩn
Sơ ñồ 6.2. Tỷ lệ tinh/thô khẩu phần và pH dạ cỏ
7


tăng lên thì axit hữu cơ sản sinh càng nhiều và làm cho pH dạ cỏ càng giảm
xuống. pH thấp tạo ñiều kiện cho nhóm vi khuẩn Streptococcus bovis phát
triển, nhóm này phát triển nhanh thì tăng sản sinh axit lactic và làm cho pH

giảm thấp (theo Orskov và CS., 1990). pH thấp lại ức chế sinh trưởng và hoạt
ñộng của nhiều loại vi khuẩn khác trong dạ cỏ. Khi pH hạ thấp tới mức dưới 5
thì chính Streptococcus bovis bị ức chế, nhưng vi khuẩn Lactobacillus lại phát
triển và càng có nhiều axit lactic ñược hình thành. Axit lactic ñược hấp thu
vào máu, hệ thống thống ñệm trong máu bị huy ñộng ñến mức cạn kiệt ñể
trung hoà axit, máu bị axit hoá (acidosis), toàn bộ quá trình chuyển hoá của tế
bào bị rối loạn (sơ ñồ 6.3)

Sơ ñồ 6.3. Cơ chế gây bệnh acidosis dạ cỏ




8








2.3. Những rối loạn gây ra do acidosis dạ cỏ
- ðầy hơi: Nói chung khi cho gia súc ăn nhiều các loại thức ăn tinh làm
cho axit béo bay hơi sinh ra quá nhanh và pH giảm quá thấp (axít dạ cỏ), nhu
ñộng dạ cỏ và phản xạ ợ hơi kém sẽ dẫn ñến ñầy hơi.
- Hiện tượng không tiêu/bỏ ăn: Xảy ra khi cho ăn nhiều thức ăn tinh bột
lâu ngày tạo nên môi trường dạ cỏ bị axít và rối loạn khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.
Ăn uống thất thường là biểu hiện của khẩu phần cho ăn thiếu xơ.
- Nghẽn dạ lá sách: Là hậu quả của bệnh khó tiêu khi khẩu phần có tỷ lệ

thô xanh/tinh quá thấp. Nghẽn lá sách thức ăn tạo thành các tấm, gây khó chịu
khi gia súc ñứng và làm giảm khả năng sản xuất.
- Áp xe gan hay suy gan: Do ăn thiếu thức ăn thô và cho ăn nhiều tinh lâu
ngày dẫn ñến axít cao trong dạ cỏ làm cho vách dạ cỏ bị bào mòn và do vậy
mà một số vi khuẩn có thể ñi vào các mạch máu và vào hệ tuần hoàn. Các vi
sinh vật này bị giữ lại tại gan làm gan bị nhiễm khuẩn, gây áp xe và làm rối loạn
chức năng gan.
- Rối loạn chức năng dạ múi khế: Dạ múi khế bị khí hoặc dịch chứa ñầy,
ñôi khi cả hai loại này làm thay ñổi thể tích, vị trí và làm rối loạn chức năng
bình thường của nó. Hầu hết các rối loạn này thường xảy ra sau khi ñẻ 2 tuần.
Khẩu phần thức ăn tinh cao trong thời gian cạn sữa, cuối giai ñoạn có chửa và
sau khi ñẻ là những nguyên nhân dẫn ñến rối loạn chức năng dạ múi khế.
Triệu chứng của bệnh này tương tự như bệnh xeton: bỏ ăn, ñi lại không yên,
thân nhiệt bình thường, giảm sữa, băn khoăn khó chịu. ðôi khi vị trí của dạ
múi khế không bình thường là ở phía trái mà lại chuyển sang bên phải.
- Tỷ lệ mỡ sữa thấp: Cho bò ăn khẩu phần thấp xơ và cao tinh, hoặc khẩu
phần mà chất xơ bị nghiền quá nhỏ sẽ dẫn ñến tỷ lệ mỡ sữa thấp. Tỷ lệ
9


mỡ sữa giảm thường liên quan ñến các trường hợp bị axit dạ cỏ, bỏ ăn và ñau
chân. Do vậy, cần cho bò ăn khẩu phần có ñủ lượng xơ cần thiết với kích
thước hợp lý.
2.4. Phòng bệnh
ðể ngăn ngừa axit dạ cỏ cần tăng tỷ lệ xơ trong khẩu phần cho bò,
không dùng các khẩu phần trên 50% tinh,
hạn chế thức ăn giàu tinh bột (ngô,
mì…). Khi lập khẩu phần ăn cần ñảm bảo một số yếu tố như sau:
+ NDF khẩu phần > 28%
+ NDF hữu hiệu > 21%

Khi thay ñổi khẩu phần phải tiến hành từ từ (8-10 ngày).
Nếu phải dùng nhiều thức ăn tinh ñể ñáp ứng nhu cầu sản xuất sữa cao
nên rải thức ăn tinh ra làm nhiều bữa, cho ăn nhiều bữa làm pH dạ cỏ ít biến
ñộng hơn cho ăn hai bữa trong ngày (sơ ñồ 6.4).
Tốt nhất nên áp dụng chế ñộ nuôi theo khẩu phần hỗn hợp cả thức ăn tinh
và thô (khẩu phần TMR: Total Mixed Rations).
Ngoài ra, có thể sử dụng một dung dịch ñệm cho những khẩu phần có tỷ
lệ tinh cao, ñó là dung dịch muối bicarbonat. Dung dịch ñệm này có tác dụng
ổn ñịnh pH dạ cỏ nên làm tăng lượng ăn vào. Lượng bicarbonat cho ăn với tỷ
lệ 0,5 ñến 0,75% VCK của khẩu phần. Bổ sung dung dịch ñệm có tác dụng lớn
trong thời kỳ ñầu của chu kỳ sữa.










pH

6

Cho ¨n nhiÒu lÇn/ngµy

Cho ¨n 2

lÇn/ngµy


Sơ ñồ 6.4. Biến ñộng pH dạ cỏ khi cho bò ăn thức ăn tinh
10



III. BỆNH SỐT SỮA (Milk fever, post parturient parasis)
Danh từ sốt sữa thật ra không ñúng vì bò không sốt mà chỉ bị bại liệt do
giảm canxi huyết ñột ngột. Hầu hết bò bị bệnh ở ñầu kỳ tiết sữa, ñó là lúc cơ
thể phải huy ñộng một lượng lớn canxi dự trữ trong cơ thể cho tiết sữa. 75%
ca bệnh rơi vào lúc 1-24 giờ sau ñẻ. Bò tiết sữa ở chu kỳ 3 bị nhiều hơn chu kỳ
2 và 1.
Bệnh có tính di truyền thấp nhưng người ta nhận thấy tỷ lệ mắc ở bò
Jersey và Swedish Red thì cao hơn các giống bò khác.
3.1. Rối loạn sinh hoá của bệnh
Rối loạn sinh hoá ñặc trưng của bệnh là giảm lượng canxi huyết. Bình
thường canxi huyết của bò là 9-11 mg/100 ml, khi canxi huyết giảm xuống
ñến 8-9 mg/100 ml bệnh ở trang thái cận lâm sàng (sub-clinical hypocalcemia),
khi xuống dưới mức này bệnh ở trạng thái lâm sàng (clinical hypocalcemia).
Canxi huyết ở mức 7 mg/100 ml con vật bỏ ăn, run rẩy, loạng choạng, ở mức
6 mg/100 ml con vật không ñứng ñược và ở mức 4 mg/100 ml con vật hôn mê
và nếu không ñược can thiệp thì chết (sơ ñồ 6.5). Ở trạng thái cận lâm sàng
thường người nuôi không nhận ra, vì thế bệnh dễ chuyển sang trạng thái lâm
sàng dẫn ñến những thiệt hại nghiêm trọng.
11



Sơ ñồ 6.5: Rối loạn sinh hoá của bệnh sôt sữa: Hypocalcemia
Ca máu bình thường

Mệt mỏi, kém ăn, run rẩy loạng
choạng
Không ñứng ñược
Hôn mê và chết
9 - 11
8 - 9
7
6
4
Ca máu (mg/100 ml)
Cận lâm sàng
hypocalcemia
Lâm sàng
hypocalcemia
(Milk Fever)

Nguyên nhân của giảm Ca huyết là do cơ thể phải huy ñộng một lượng
lớn Ca từ máu vào sữa khi bước vào ñầu kỳ tiết sữa, trong khi parahormon
chưa kịp thích ứng cho hoạt ñộng huy ñộng Ca từ xương vào máu. Thông
thường trong thời kỳ cạn sữa bò ñược ăn khẩu phần có nhiều Ca (khẩu phần tỷ
lệ thức ăn tinh cao) thường làm cho hoạt ñộng của hormone này bị “ ì ” khi
bước vào thời kỳ phải huy ñộng nhiều Ca từ xương vào máu.
Sơ ñồ 6.6 dưới ñây cho thấy rõ với những khẩu phần nghèo Ca thì ngay
ngày cho sữa ñầu tiên sau khi ñẻ. Ca ñã ñược huy ñộng từ xương vào máu tới
10 g/ngày, trong khi ở những khẩu phần giàu Ca thì trong suốt 10 ngày tiết sữa
ñầu lượng Ca của xương ñược huy ñộng vào máu rất thấp. Trong ñiều kiện
như vậy, Ca máu sẽ giảm mạnh và bệnh xuất hiện.
3.2. Những rối loạn thực thể
Những rối loạn thực thể khi bò bị sốt sữa như sau:
 Khó ñẻ do trương lực cơ quá yếu làm cản trở quá trình ñẻ bình

thường.
 Tỷ lệ lộn tử cung cao.
 Có khuynh hướng sót nhau.
 Tỷ lệ viêm tử cung cao.
12


 Giảm khả năng sinh sản.
 Dễ bị chướng bụng ñầy hơi do nhu ñộng của dạ cỏ yếu.
 Dễ bị rối loạn chức năng dạ múi khế.
 Tỷ lệ bị bệnh keton cao.
 Dễ bị viêm vú.
 Dễ bị nhiễm và lây lan các bệnh khác như rối loạn tiêu hoá, viêm
phổi…
 Giảm sản lượng sữa.

Nadav Galon9
Huy ñộng Ca từ xương trong những ngày ñầu tiết sữa
Ca huy ñộng từ xương (g/ng)
Khẩu phần thấp Ca trước ñẻ
Khẩu phần cao Ca trước ñẻ
Ngày vắt sữa

Sơ ñồ 6.6. Lượng ca ñược huy ñộng từ xương ở các phương thức nuôi
3.3. Phòng và trị bệnh
Sốt sữa làm ảnh hưởng rất lớn ñến sức khoẻ, sinh sản và sức sản xuất của
bò sữa, vì vậy cần phòng bệnh sốt sữa một cách tích cực. Thời gian quan trọng
ñể ñiều chỉnh sự mất cân bằng về Ca và P là trước khi ñẻ 1 tháng. Cần hạn chế
lượng Ca ăn vào trước khi ñẻ. Cho ăn thừa Ca thì sẽ hạn chế việc huy ñộng
canxi từ xương trong trường hợp Ca huyết giảm. Tổng số Ca yêu cầu cho

1 bò cạn sữa nặng 600 kg vào khoảng 40 gam/ngày. Nhìn chung, không nên
cho bò cạn sữa ăn quá 0,4% Ca so với VCK của khẩu phần. ðồng thời, tránh
13


cho bò ăn khẩu phần có hàm lượng P cao. Yêu cầu P là khoảng 28-30 g/ngày.
Trong thực hành nên cho ăn khoảng 0,2-0,25% P so với VCK của khẩu phần
là vừa. Có thể tiêm liều cao vitamin D (20 triệu IU/ngày vào thời ñiểm 3-5
ngày trước khi ñẻ và 1 ngày sau khi ñẻ ñể phòng bệnh sốt sữa.
Khi bò bị bệnh thì xử lý bằng cách tiêm dung dịch Ca, tiêm chậm theo
ñường tĩnh mạch 250-1000 ml dung dịch Ca 20-25%, hoặc dùng hỗn hợp Ca,
Mg, P và glucose cho uống. Sau khi tiêm dung dịch Ca bò thường phục hồi
sau 1 giờ.
IV. BỆNH DẠ MÚI KHẾ LỆCH CHỖ (DISPLACED ABOMASUM)
Bệnh lệch chỗ dạ múi khế thường xẩy ra ở bò sữa, biểu hiện của bệnh là
dạ múi khế chuyển vị trí từ trái sang phải (sơ ñồ 6.7). 80% ca bệnh xẩy ra
trong tháng ñầu tiết sữa ñầu. Bệnh làm cho con vật giảm mạnh sự ham ăn,
giảm tiêu thụ thức ăn, bò trở nên yếu, mất nước và có thể không ñứng dậy
ñược. Bò bị bệnh này có triệu chứng khác ketosis ở chỗ bò bị tiêu chảy, còn bò
bị ketosis thì bị táo bón. Người ta cũng nhận thấy bò quá béo dễ bị bệnh dạ
múi khế lệch chỗ hơn bò có thể trạng trung bình và thường những bò bị bệnh
này thì dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ở tử cung.
Overview Metabolic Disorders, 48
Lát cắt ngang xoang bụng
A
B
C
D
B
C

D
A
Múi khế = A
Dạ cỏ = B
C = Lá sách
D = Gan


Sơ ñồ 6.7. Sơ ñồ căt ngang xoang bụng
14


Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa ñược rõ, nhưng bệnh xẩy ra
thường gắn với những trường hợp sau :
- Bò ăn khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao khi chuyển sang thời kỳ ñẻ,
thức ăn tinh lên men trong dạ cỏ hình thành nhiều khí, khí ñi vào dạ
múi khế, làm cho dạ múi khế dãn ra và chuyển dịch khỏi vị trí bình
thuờng.
- Bò bị stress làm giảm thu nhận thức ăn, sốt sữa hay ketosis cũng có
thể gây bệnh.
ðể phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp sau :
- Tránh không ñể bò quá béo (ñiểm thể trạng trên 4)
- Cho ăn thức ăn tinh ba tuần trước khi ñẻ với lượng 0,50-0,75% thể
trọng
- Cho ăn thức ăn thô ñể dài hay chặt ñoạn dài trong thời kỳ cạn sữa và
ñầu kỳ tiết sữa.
- Dùng khẩu phần có tối thiểu 50% thức ăn thô
- Hạn chế stress gây ra do các bệnh như sốt sữa, ketosis hay axit dạ
cỏ…
V. BỆNH VỀ CHÂN MÓNG

Bệnh về chân móng bao gồm nhiều dạng như bại liệt, gẫy xương, trật
khớp, ñau móng, lở loét chân, apxe gan bàn chân, thối loét gan bàn chân… Tỷ
lệ bò, nhất là bò sữa mắc các bệnh về chân, móng có xu hướng ngày càng
tăng. Nguyên nhân là do phương thức chăn nuôi công nghiệp ñã chuyển bò
vốn là một con vật ñứng trên mặt ñất vào nuôi trong chuồng nền bê tông cứng,
dễ mài mòn, diện tích chuồng lại hẹp ñã hạn chế bò vận ñộng. Ngoài ra, có
nguyên nhân về di truyền và dinh dưỡng thức ăn. Những yếu tố này hoặc riêng
lẻ hoặc kết hợp ñã làm tăng tỷ lệ tổn thương về móng và những bệnh về chân
khác. Các bệnh về chân móng ñã khiến cho bò ñau ñớn, khó ñi lại, thích nằm
một chỗ, giảm ăn uống dẫn ñến giảm năng suất sản xuất. Shearer và Giesy
(1992) trong một báo cáo có liên quan ñến bệnh chân móng của ñàn bò sữa
bang Florida ñã cho biết bò bị bệnh ñã bị giảm sản lượng sữa tới 20%, khả
năng sinh sản cũng giảm, khoảng cách giữa hai lứa ñẻ kéo dài thêm tới 33
ngày, tỷ lệ loại thải bò tăng lên.
15


Bệnh acidosis dạ cỏ có liên quan với các bệnh về chân móng (laminitis).
Cũng có thể nói rằng ñau móng là hậu quả của acidosis và ketosis. Nguyên
nhân của bệnh có liên quan ñến áp xuất thẩm thấu của máu. Trong bệnh
acidosis dạ cỏ, máu hấp thu một lượng lớn axit béo bay hơi và axit lactic hình
thành trong dạ cỏ, áp xuất thẩm thấu của máu tăng lên ñã khiến cho nước nội
bào và gian bào ñi vào máu, áp lực trong lòng mạch tăng lên làm thành mạch
bị giãn ra, dễ bị tổn thương, nhất là các mao mạch kể cả các mao mạch ñi vào
móng. Trên nền bê tông cứng móng dễ bị trầy xước và nhiễm trùng dẫn ñến
bệnh ñau móng.
ðau móng có ba dạng: cấp tính, mãn tính và cận lâm sàng. ðau móng cấp
tính xẩy ra nhiều ở bò tiết sữa kỳ ñầu và trong khoảng 60-90 ngày tiết sữa ñầu
tiên. Con vật tỏ ra ñau ñớn, không muốn ñi lại, chỉ muốn nằm, con vật khi
ñứng cong lưng lên. Móng của bò sưng ñỏ và nóng lên. Khi bị ñau móng thể

cấp người ta xử lý bằng thuốc chống viêm (banamine hay aspirin), chuyển bò
ra ñồng cỏ ñể tránh cho bò ñứng trên nền bê tông hay sỏi ñá, chỉ cho bò ăn cỏ
khô tốt một vài ngày rồi chuyển dần vào chế ñộ thức ăn tinh thường ngày.
ðau móng mãn tính thì ít có những dấu hiệu rõ ràng như thể cấp tính,
thường thì móng bè ra và xuất hiện những lằn gợn trên móng rất ñặc trưng.
Con vật cũng tỏ ra ñau ñớn, ñi lại khó khăn, thích nằm và giảm ăn. Nguyên
nhân chính của bệnh là do bò ăn khẩu phần nhiều thức ăn tinh.
ðau móng cận lâm sàng là một thể khá phổ biến nhưng những dấu hiệu
của bệnh thì không rõ, khó phát hiện. Nói chung chất lượng của móng kém,
mềm, nhanh mòn, dễ bị tổn thương do ñó dễ nhiễm trùng và dẫn ñến ap xe,
xuất huyết, thối loét hay mụn lở gan bàn chân. Bệnh thường ñược xử lý bằng
ngâm rửa móng bằng formalin.
Biện pháp phòng tránh chung cho bệnh ñau móng giống như những biện
pháp phòng tránh acidosis dạ cỏ như sau:
• Khi chuyển từ chế ñộ ăn này sang chế ñộ ăn khác thì phải chuyển từ
từ
• Tăng dần thức ăn tinh ñầu kỳ tiết sữa.
• Nên cho ăn chế ñộ thức ăn hỗn hợp cả tinh lẫn thô (chế ñộ TMR) với tỷ
lệ tinh/thô cân bằng
16


• Cần có thức ăn mọi lúc trong chuồng ñể bò ăn thường xuyên
• Bò nuôi trên nền chuồng bằng bê tông cần cho tiếp xúc với nền ñất hay
trên ñồng cỏ ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày.

Bò bình thường
Bò bị ñau chân móng
Ảnh chụp của M. Wattiaux, 2004


VI. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGỘ ðỘC THỨC ĂN
6.1. Ngộ ñộc cyanoglucoside
Nhóm cyanoglucoside có ñặc ñiểm là khi thuỷ phân cho ra axit
cyanhydric (HCN). Nhóm này có nhiều chất khác nhau như linamarin,
linusatin có nhiều trong củ sắn, lá sắn; durin có nhiều trong cỏ cao lương và
xudan, vicianin trong hạt ñậu mèo, và thường gây ñộc cho gia súc.

CH
3
C
CN
CH
3
O Glucose
CH
3
C
CN
CH
3
O Glucose
O
Glucose
Linustatin
Linamarin

Hàm lượng axit cyanhydric trong củ sắn và lá sắn ghi ở bảng 6.1 và 6.2
17



Bảng 6.1. Phân bố acid cyanhydric (HCN) trong củ sắn
Củ mì chà (Sắn ñắng) Phú thọ Hàm lượng HCN (mg/100g)
Vỏ ngoài mỏng
Vỏ trong dầy
Ở hai ñầu củ khoai mì
Ruột củ khoai mì (phần ăn ñược)
Lõi củ khoai mì
7,60
21,60
16,20
9,72
15,80
Nguồn: Phạm văn Tiệp & Nguyễn văn ðồng (1998)
Bảng 6.2: Phân bố HCN trong lá khoai mì
Hàm lượng HCN
trong
lá tươi (X ± Sx),
mg/100g
Các loại lá mì
Lá mì Ânñộ (Sắn dù) Lá mì gòn (Sắn chuối ñỏ)

Lá già (
1
/
2
cao thân trở xuống)
Lá bánh tẻ (
1
/
2

ñến ¾ cao thân)
Lá non phía trên
ðọt non
1,44 ± 0,06
4,29 ± 0,42
36,48 ± 2,25
44,23 ± 2,10
0,46 ± 0,03
1,54 ± 0,15
14,75 ± 0,16
18,05 ± 1,81
Nguồn: Dương Thanh Liêm và CS. (2005)
Gia súc có 2 trạng thái ngộ ñộc axit cyanhydric
- Ngộ ñộc cấp tính:
Gốc CN
-
khi vào cơ thể sẽ liên kết chặt chẽ với nhân Fe của hemoglobin
tạo thành methemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển ôxy làm cho cơ thể
thiếu ôxy, các niêm mạc, da tím bầm và chết rất nhanh nếu ăn phải một lượng
lớn.
Fe
Globin
N
N
N
N
O
2
Fe
Globin

N
N
N
N
CN
CN -
+
Hemoglobin
Methemoglobin

18



- Ngộ ñộc mãn tính:
Khi ăn một lượng ít, thường xuyên thì trong cơ thể, chủ yếu là ở gan sẽ
xảy ra quá trình ôxy hoá khử chất HCN nhờ lưu huỳnh trong methionin ñể tạo
ra chất thiocyanat ít ñộc hơn ñể thải ra ngoài. Nhưng thiocyanat lại có khuynh
hướng gây bướu cổ, góp phần làm tăng sinh tuyến giáp, nếu như iod có giới
hạn trong thức ăn thì rất dễ sinh ra bệnh bướu cổ.
- Liều gây ngộ ñộc:
Theo Dương Thanh Liêm và CS. (2005) thì liều gây ngộ ñộc tối thiểu của
HCN tự do trên ñộng vật là 2 – 2,3 mg /kg thể trọng và nếu tính theo lượng
thức ăn thì mức ≥ 20 mg HCN /100 g thức ăn là mức nguy hiểm. Tuy vậy, liều
này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như dạng glucosid trong thức
ăn khi vào cơ thể mà giải phóng nhanh HCN và cơ thể hấp thu nhanh thì có
thể gây ñộc, nếu giải phóng HCN chậm, hấp thu chậm thì liều này cũng chưa
gây triệu chứng ngộ ñộc. Trong thực tiển người ta còn nhận thấy khi ñộng vật
ăn thức ăn nhiều và hấp thu nhanh một lượng HCN là 4 mg/kg thể trọng thì
gây chết một cách rõ ràng.

Biện pháp phòng và chống ngộ ñộc
Gây nôn cho ra hết chất chứa trong dạ dày (rửa dạ dày hoặc cho uống
KMnO
4
0,2%). Tiêm vào tỉnh mạch 50 ml dung dịch xanh metylen 1% trong
dung dịch glucose 25%. Nếu yếu tim thì tiêm dưới da 1ml cafein 20%, nếu
mạch ñập quá chậm thì tiêm bắp 1 ml adrenalin 1%.
ðể xử lý làm giảm lượng HCN trong củ sắn thì nên ngâm nước trước khi
luộc, xử lý nhiệt, cho bay hơi. ðối với lá sắn, hàm lượng HCN rất cao, do ñó
muốn sử dụng ñể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm cần phải chế biến ñể làm
giảm hàm lượng HCN. Có thể tiến hành phơi héo trong mát, sau một thời gian
mới làm khô, hoặc có thể ngâm nước, ủ chua, phơi khô rồi nghiền thành bột.
6.2. Ngộ ñộc nitrat
Bản thân nitrat không ñộc nhưng khi bò ăn vào cơ thể, dưới tác dụng của
vi sinh vật dạ cỏ, nitrat (NO
3
-
) bị khử biến thành nitrit (NO
2
-
) thì gây ngộ ñộc.
Nitrit làm biến ñổi Fe
++
trong Hb thành Fe
+++
làm mất khả năng vận chuyển
ôxy, làm con vật khó thở, run rẩy và có thể chết.
19



Người ta thấy rằng ngộ ñộc có thể xãy ra khi ñộng vật chăn thả trên ñồng
cỏ chứa 0,7 g N-nitrat/kg chất khô của cỏ, tuy nhiên liều gây chết cần cao hơn
con số này nhiều (có thể trên 2,2 g N-nitrat/kg chất khô cỏ). Cũng có tác giả
cho biết chất khô của cỏ chứa trên 0,5% N-nitrat có thể gây ñộc và trên 1,5%
N-nitrat có thể gây chết.
Trong thực tiển, hiện tượng ngộ ñộc nitrit ít xảy ra, vì ở bò có sức chịu
ñựng khá lớn. Tuy vậy gần ñây người ta quan sát thấy khi cho bò ăn cỏ có một
lượng nitrat lớn thì sẽ gây ra rối loạn sự sinh sản, làm giảm thấp tỷ lệ ñậu thai.
Triệu chứng trúng ñộc: Thở gấp, mạch nhanh, ỉa chảy, tiểu tiện thuờng xuyên,
giảm ăn, run rẩy, niêm mạc xanh nhợt, chết sau khoảng 5-9 giò sau khi ăn
nitrat. Chẩn ñoán dễ dàng khi thấy máu chuyển thành nâu khi tiếp xúc với
không khí do nitrat ôxy hoá sắt hai của Hb thành sắt ba (methemoglobin).
Xử lý ngộ ñộc bằng cách tiêm tĩnh mạch dung dịch methyl blue kết hợp
với dung dịch glucose
. Cũng có thể cho uống dung dịch natri sunphate 1,8%
với liều 100 ml/450 kg thể trọng.
6.3. Ngộ ñộc urê
Trúng ñộc urê thường xãy ra do sử dụng urê sai liều lượng và phương
pháp. Cũng cần chú ý rằng với khẩu phần nghèo carbohydrate thì trúng ñộc có
thể xãy ra chỉ với liều 0,3 g urê/kg thể trọng ñối với những con bò lần ñầu tiên
sử dụng urê, nhưng ñối với những khẩu phần giầu carbohydrate và với những
con vật ñã quen dùng urê thì liều 1-2 g urê/kg thể trọng cũng không gây ñộc.
Triệu chứng trúng ñộc biểu hiện theo thứ tự sau: bứt rứt khó chịu, run rẩy,
tiết nhiều nước bọt, thở gấp, hoạt ñộng thiếu phối hợp, chướng hơi và co giật.
Co giật là triệu chứng cuối cùng trước khi chết.
Biểu hiện sinh hoá của trúng ñộc urê là hàm lượng amonia máu tăng rất
cao, pH dạ cỏ cũng tăng mạnh. Thông thường con vật bị chết khi amonia máu
tăng lên ñến 5 mg/100 ml máu, pH dạ cỏ tăng ñến 8 và hoạt ñộng dạ cỏ dừng
lại.
Khi con vật bị trúng ñộc cần cấp cứu bằng cách cho uống dấm (3,5 - 4 lít

dấm), axit acetic trong dấm sẽ hạ thấp pH dạ cỏ và trung hòa amonia, nhờ vậy
hạn chế amonia hấp thu vào máu.
Liều lượng sử dụng urê ñược khuyến cáo như sau:
20


Bò cạn sữa:
Không quá 22,7 g urê/bò/ngày tương tương với 63 g ñương lượng
protein của urê.
Bò tiết sữa:
Không quá 22,7 – 45 g/bò/ngày tương ñương với 63 – 126 g ñương lượng
protein của urê.
Không nên sử dụng urê cho bê trong thời kỳ bú sữa (<6 tháng tuổi).
Urê phải trộn ñều vào thức ăn tinh, tỷ lệ urê chỉ giữ ở mức 0,5 – 1% khối
lượng thức ăn tinh (tỷ lệ vật chất khô của thức ăn tinh là 90%), mức urê cao
làm giảm thu nhận thức ăn từ ñó làm giảm trọng và tỷ lệ chuyển ñổi thức ăn.
VII. NHỮNG BỆNH DINH DƯỠNG KHÁC
Trên ñây là những bệnh dinh dưỡng phổ biến của bò, tuy nhiên bò cũng
có thể mắc những bệnh có liên quan ñến dinh dưỡng khác như các bệnh thiếu
vitamin, thiếu khoáng Sau ñây là tóm tắt nguyên nhân, triệu chứng và biện
pháp phòng tránh một số bệnh trong nhóm này ở bò (bảng 6.3).












22


Bảng 6.3. Tóm tắt một số bệnh do thiếu khoáng và vitamin ở bò
Bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Xử lý Ghi chú
Alkali disease
(nhiễm ñộc
Selen)
Nhiễm ñộc mãn tính khi
con vật tiêu thụ thức ăn
chứa 5-40 ppm Se.
Nhiễm ñộc cấp tính khi
con vật tiêu thụ cây cỏ
chứa nhiều Se như
Selenium accumulators
Bò bị rụng lông ñuôi,
tróc móng, ñau, chết do
ñói và khát

Trị nhiễm ñộc mãn tính:
cho ăn khẩu phần giàu
protein, bổ sung asen
(cho uống naphtalene hay
bromobenzene)
Trị nhiễm ñộc cấp tính:
chưa rõ
Mức Se khuyến
cáo với bò thịt:

1mg/ngày; bò sữa:
2mg/ngày. Mức
ñộc: bò thịt: 10-
30ppm; bò sữa: 3-
5ppm
Thiếu máu
(Anemia)

Thiếu Fe (thiếu Cu, Co và
vitamin); chủ yếu ở bê

Giảm ăn, gầy yếu rồi
chết

Cung cấp thức ăn bổ sung
chứa Fe, Cu, Co và
vitamin (folacin,
riboflavin, vitamin B6)

Thiếu P
(Aphosphor-
osis)

Thức ăn nghèo P dễ tiêu

Giảm sinh trưởng và
hiệu quả sử dung thức
ăn; ăn xương, lông,
sừng; giảm tỷ lệ ñẻ, bò
sữa dễ bị sốt sữa.

Cân ñối lượng P và tỷ lệ
Ca/P khẩu phần

Cải thiện P ñất
bằng phân lân

Bloat (ñầy hơi)
Bloat-Feedlot: tỷ lệ tinh
KP cao, nghiền nhỏ.
Bloat-Pasture: ăn cỏ họ
ñậu non, cây cỏ chứa
Dạ cỏ trái phình to, sau
ñó ñến phía phải, thở
khó, lưỡi xanh, chết nếu
không sử lý
Dùng tác nhân giảm sinh
hơi dạ cỏ như dầu thực
vật, poloxalene hay
ôxytetracycline, tăng thức

23


nhiều protein hoà tan và
saponin
ăn thô.
Khẩn cấp: chọc dạ cỏ

Bại liệt cỏ
xanh

(Grass tetany)

Thiếu Mg, thường xẩy ra
trong 2 tuần ñầu của mùa
chăn thả khi cỏ chứa
<0,2% Mg và >3% K,
>4% N

Giảm ăn, giảm sữa, ñi
tiểu thường xuyên, thần
kinh bị kích thích
(ngẩng ñầu, dựng tai, co
giật), nằm về một phía,
tiết nhiều nước bọt, thở
khó, tim ñập nhanh và
chết
Tiêm dưới da 200 ml dd
Mg sulphate bão hoà.
Cho ăn cỏ khô trước 2
tuần của mùa chăn thả

Nhu cầu Mg: bò
cạn sữa-10g/ngày,
bò sữa-30g/ngày,
bê-4-8g/ngày

Thiếu iode

Thức ăn nghèo I, cây cỏ
trên ñất nghèo I


Goiter (cổ to), giảm sinh
sản, con ñẻ ra yếu

Vùng thiếu I, cung cấp
muối iode hoá (muối
chứa 0,01% potassium
iodide)

ðộc molyden

6 ppm Mo có thể gây ñộc
tuỳ thuộc vào Cu trong
khẩu phần

Thiếu máu, ỉa chảy
mạnh, giảm trọng, giảm
sữa, lông ñen chuyển
thành nâu

1 g CuSO
4
/ngày/bò
truởng thành, 0,5g
CuSO
4
/ngày/bê

Khi Mo trong
thức ăn <5 ppm

cần 1% CuSO
4

trong khoáng bổ
sung; khi Mo
>5ppm cần 2-5%
CuSO
4
trong
24


khoáng bổ sung

Bệnh xốp
xương của
ñộng vật
trưởng thành
(Osteomalacia)

Không ñủ P và Ca, thiếu
vit.D.
ðộng vật trưởng thành dễ
bị, nhất là khi chửa và tiết
sữa
Thiếu P, Ca: giảm tính
ham ăn, ăn vật lạ, cứng
khớp, giảm sinh sản,
giảm sản lượng sữa, dễ
gẫy xương

Cân ñối Ca, P khẩu phần,
sử dụng khoáng bổ sung
Ca và P.


Bệnh mềm
xương của
ñộng vật non
(Rickets)
Thiếu Ca, P và Vit.D
ðộng vật non ñễ bị

Sưng khớp gối và
khoeo, ñau khớp, ñi lại
khó khăn

Con vật ñã bị bệnh kéo
dài, xử lý khó thành
công. Nếu bệnh chưa tiến
triển dễ chữa khỏi bằng
việc cung cấp ñủ Ca, P và
Vit.D

Thiếu muối

Thiếu NaCl

Mất tính ham ăn, giảm
trọng, lông thô ráp, giảm
sữa

Cung cấp ñủ muối bằng
cách cho lựa chọn tự do

Thiếu vitamin
A (quáng gà,
khô mắt)


Thu nhận thấp vit. A, cao
nitrat (nitrat can thiệp vào
sự chuyển caroten thành
vit.A)

Quáng gà, chậm lớn,
xương kém phát triển,
bại liệt, răng xấu (men
răng bất thường), lông
thô, thối loét tai, miệng,
Cung cấp vit. A, tiêm bắp
500.000-1.000.000 IU
vit. A


25


tuyến nước bọt. Rối loạn
sinh sản (tỷ lệ thụ thai
thấp, phôi phát triển
không bình thường, chết

thai, sát nhau)
Bê bị ỉa chảy, viêm
phổi, khô mắt và có thể

Bệnh thịt trắng
(white muscle
disease)
Thiếu Se (ăn khẩu phần <
0,02 ppm Se)
Bê 2-4 tháng dễ mắc,
con vật gầy yếu không
ñứng ñược, suy tim
Bổ sung 0,3 ppm Se/CK
vào khẩu phần 1/3 giai
ñoạn chửa cuối và ñầu gñ
tiết sữa (Se dưới dạng Na
selenite)
1987 FDA cho
phép dùng Se
trong thức ăn cho
bò, cừu, lợn và gia
cầm

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Garrett R. Oetzel, 2003. Ketosis and Hepatic Lipidosis in Dairy Herds –
36
th
Annual Conference: Dairy herd Problem Investigation Strategies,
Colombus, OH
2. Vũ Duy Giảng, 2001. Giáo trình dinh dưỡng và Thức ăn gia súc

(chương trình sau ñại học) – NXB Nông nghiệp Hà nội.
3. Harris B. , Jr. and J.K. Shearer, 1992. Metabolic Disseases of Dairy
Cattle – Displaced Abomasum – Univerrsity of Florida, IFAS
Extension
4. Dương Thanh Liêm và cs., 2004. Thức ăn và dinh dưỡng gia súc –
NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh
5. McDonald P. , R.A. Edwards, J.F.D. Greenhalgh, C. A. Morgan, 1995.
Animal nutrtion 5
th
Edition – Longman Scientific Technical, Newyork
6. Orskov E.R. , M. Ryle, 1990. Energy nutrition in ruminants – Elsevier
science publishers LTD, USA
7. Orskov E.R., 1986. Energy nutrition in ruminants – Harcourt Brace
Jovanovich Publishers
8. Owens F.N. , D.S. Secrist, W. J. Hill, D.R. Gill, 1998. Acidosis in
cattle: A review - J. Anim. Sci. 1998 76:275-286
9. Pond W.G. , D.C Church, K.R. Pond, P.A. Schoknecht, 2005. Basic
animal nutrition, 5
th
Edition, Wiley International Edition, USA
10. Shearer J.K. , Russ Giesy, 1992. Feet and leg problems in dairy cattle –
Florida Cooperative Extention Service.
11. Stanton T.L. J. Whittier, 2006. Urea and NPN for cattle and sheep –
Colorado State University








×