Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.41 KB, 2 trang )

NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
1. Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên
tắc từ dưới lên, trong đó dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất.
Cơ sở lập kế hoạch đầu tư => Bộ, ngành, địa phương => Bộ kế hoạch đầu tư
tổng hợp, phân tích, lựa chọn phương án tối ưu, hình thành kế hoạch chung của
cả nước.
• Sự cần thiết:
 Đảm bảo sự cân đối chung của toàn bộ nền kinh tế, giữa các
ngành, các địa phương vá cơ sở
 Khai thác các thế mạnh trong ngành, vùng và của các cơ sở
 Tăng cường tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình
Tăng cường phân quyền làm cho kế hoạch gần với thực tế.
• Thực tế của Việt Nam
 Cam kết mạnh mẽ ở cấp trung ương song thiếu động lực thực hiên
ở cấp cơ sở
Nhằm tăng cường phi tập trung hoá một cách hiệu quả, Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực để cải tổ quá trình lập kế hoạch. Công văn chính phủ số
2215 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký, và chỉ thị 33 do Phó thủ
tướng ký đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn để áp dụng các phương
pháp lập kế hoạch mới. Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xẫ hội (2006 – 2010)
coi lập kế hoạch phi tập trung là một phần của “cơ chế làm việc hiệu
quả”: “Phải thiết lập ngay một khung thể chế và pháp lý tạo điều kiện cho
việc phân công công việc và phân cấp quản lý một cách rõ ràng, chuẩn
hoá quy trình lập kế hoạch và khung thời gian lập kế hoạch cho mọi kế
hoạch cũng như đảm bảo sự nhất quán và tính liên kết giữa các kế hoạch”
(Chính phủ Việt Nam, 2006).
Trái ngược với những nố lực của chính phủ trong việc đẩy mạnh phân cấp
phân quyền (mặc dù hiện tại hơn 50% ngân sách đang được quản lý ở các
cấp cơ sở), vẫn còn thiếu những quy định cụ thể để thực hiện quy trình
lập ngân sách từ dưới lên. Các quyết định liên quan đến kế hoạch và ngân
sách thường do trung ương chỉ đạo, và thường có rất nhiều các bộ ngành


trung ương cùng tham gia vào việc ra quyết định và phân bổ ngân sách
của địa phương. Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được sự
đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, đã quy định rằng tất cả các tỉnh phải
trích một lỷ lệ nhất định ngân sách của tỉnh cho lĩnh vực nông nghiệp mà
bỏ qua thực trạng cụ thể của từng địa phương. Cộng thêm với áp lực tuân
thủ khung hướng dẫn kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền
địa phương thật sự có ít quyền chủ động để lên kế hoạch và ngân sách
dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương mình.
 Khó khăn về nguồn lực
Khó khăn về nhân lực: Thiếu cán bộ lập kế hoạch là một việc làm phổ
biến ở cấp cơ sở. Hiện nay ở nhiều địa phương không có cán bộ chuyên
trách phụ trách công tác lập kế hoạch tại cấp xã. Kế hoạch phát triển của
xã thường là do cán bộ từ một bộ phận nào đó xây dựng chẳng hạn như
cán bộ địa chính xã, hay cán bộ hành chính của uỷ ban nhân dân xã, có
khi là kế toán xã. Các cán bộ ở huyện, tỉnh thiếu năng lực trong việc lập
dự án
2. Kế hoạch nhà nước cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp.
Trong đó kế hoạch định hướng của nhà nước là kế hoạch chủ yếu.
• Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước chỉ đối với các hoạt động đầu tư
sử dụng nguồn vốn do nhà nước quản lí đặc biệt là các công trình đầu tư
quan trọng, then chốt có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế, văn
hóa, an ninh quốc phòng…
• Đối với các nguồn vốn khác, nhà nước quản lý đầu tư chủ yếu bằng phát
luật bằng các biện pháp khuyến khích hay hạn chế bằng cơ chế thị
trường, bằng đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để quan hệ thị trường và lợi
ích vật chất.
• Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này
Phù hợp cơ chế kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN
Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, phân bổ hợp lí nguồn lực

khan hiếm một cách hiệu quả.
• Thực tiễn ở Việt Nam
Trước nhưng năm đổi mới, nền kinh tế nước ta dựa trên cơ chế kế hoach
hóa tập trung bao cấp, chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất phân
phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ sẽ quyết định sản xuất ra cái gì,
sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai, coi nhẹ việc quản lí bằng kế
hoạch định hướng, không khuyến khích được các nguồn vốn tư nhân và
vốn nước ngoài, làm kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao, mất cung
cầu thị trường (năm 1980 phải nhập khẩu 1,576 triệu tấn gạo)

×