Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

10 sai lầm của cha mẹ khi giáo dục trẻ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.21 KB, 9 trang )

10 sai lầm của cha mẹ khi giáo dục trẻ
Dùng roi vọt răn dạy, so sánh con
với các bạn đồng trang lứa, cấm đoán mà không nói rõ cho
con hiểu hành động sai, kiệm lời khen khi trẻ làm điều tốt ,
cách giáo dục này được các chuyên gia lâm lý khuyến cáo
là phản tác dụng.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
- Ứng dụng Tâm lý và Truyền thông cộng đồng, TP HCM
nhìn nhận, vấn đề giáo dục trẻ trong xã hội hiện đại khó
hơn ngày xưa rất nhiều. Nếu như trước đây ông bà ta vẫn
áp dụng kiểu răn dạy "thương cho roi cho vọt" hoặc "cha
mẹ đặt đâu con ngồi đó" thì ngày này quan điểm này không
còn phù hợp.
"Bởi trẻ con ngày xưa chỉ quanh quẩn trong nhà, không có
nhiều cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài. Còn thế hệ trẻ
bây giờ thì khác, ngoài gia đình ra, chúng có nhiều mối
quan hệ bạn bè cũng như nhiều cơ hội tiếp cận với thông
tin từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế càng ngày các em càng
có xu hướng muốn tự khẳng định cái tôi độc lập của mình.
Vì thế dạy con nên người, cha mẹ cần phải học hỏi tích lũy
kiến thức về tâm lý từng lứa tuổi, nhất là giai đoạn dậy thì,
cha mẹ cần xem trẻ như một người bạn. Mọi phương pháp
giáo dục cần dựa trên thái độ tôn trọng và tình yêu thương",
bà Linh khẳng định.
Quá cưng chiều hoặc quá khắt nghe trong việc giáo dục trẻ,
cả hai khuynh hướng này đều không mang lại hiệu quả mà
theo bà Linh, cha mẹ cần biết dung hòa chúng mới mong
giáo dục con cái nên người. Chia sẻ với VnExpress.net, bà
Linh chỉ ra 10 lỗi sau đây mà phụ huynh thường mắc phải
trong cách răn dạy con:
1. Cho rằng "Thương cho roi cho vọt":


Thật vậy, đòn roi làm cho trẻ bị tổn thương về thể xác cũng
như tinh thần, làm phá vỡ tình cảm gia đình và mối tương
quan giữa cha mẹ, con cái. Hệ quả của nó làm cho trẻ trở
nên lỳ lợm, vô cảm, thậm chí có khuynh hướng bạo lực về
sau. Một số các em còn lại thì tỏ ra chai lì với hình phạt,
sống bất cần nên dễ bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo. Mặc dù nhiều
phụ huynh tâm sự, họ không muốn dùng hình phạt này
song vẫn làm khi bị kích động giận dữ hoặc cảm thấy bất
lực.
Theo bà Linh, trẻ bị đánh mắng nhiều về lâu dài sẽ dần bị
mất đi sự tự tin, độc lập trong suy nghĩ cũng như khả năng
sáng tạo. "Sử dụng biện pháp trừng phạt dường như chỉ làm
cho trẻ sợ, có thể lúc đó chúng thực hiện công việc cha mẹ
giao nhưng trong tâm trí vẫn ngấm ngầm một thái độ chống
đối", bà Linh nhìn nhận.
Vì thế, thay vì la mắng đánh đập, cha mẹ nên bình tĩnh lắng
nghe nỗi niềm, quan điểm nhìn nhận của trẻ. Nếu chúng
làm sai thì cần chỉ bảo, giải thích cụ thể cho trẻ hiểu điều gì
đang xảy ra, để từ đó trẻ ý thức được việc mình làm là sai
trái và cố gắng sửa chữa. Hoặc cũng có thể áp dụng một
biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng không gây tổn thương mà
khiến trẻ nhớ lâu thì hiệu quả hơn một trận "mưa" roi.
2. Cưng chiều con thái quá:
Lan đã 16 tuổi nhưng vẫn chưa biết tự gấp chăn mền mỗi
khi ngủ dậy, thậm chí việc thay hoặc giặt quần áo cũng một
tay mẹ làm. Ngày nào cũng vậy, bà Thủy (mẹ của Lan) cặm
cụi lau nhà, rửa chén trong khi cô con gái thì vô tư ngồi
nghe nhạc, xem phim mặc cho mẹ nài nỉ phụ giúp. Những
lúc ấy bà Thủy mới thấy hối hận về cách dạy con của mình.
Thạc sĩ Giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Chuyên viên tư vấn

trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, để con cái trưởng
thành và tập sống có trách nhiệm, biết quan tâm đến người
khác hơn, cha mẹ hãy dạy con tính tự lập ngay từ khi bắt
đầu lên 3 tuổi. Người lớn có thể hướng dẫn, làm mẫu hoặc
cùng với con làm việc chứ không nên làm hộ những việc
mà con có thể làm được.
3. So sánh với một người khác hoặc bêu riếu trẻ trước
mặt mọi người:
Những lời chì chiết như: "dốt như bò, lười biếng, đồ ăn hại,
đồ vô dụng, mày không bằng thằng con bà Năm" sẽ khiến
trẻ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Phụ huynh cần hiểu
rằng, trẻ cũng có lòng tự trọng như người lớn và không
thích bị người khác bêu xấu, nhất là cha mẹ mình là người
thân thiết nhất. Những lời nói chì chiết, so sánh sẽ làm tổn
thương lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng không còn
kính trọng bố mẹ. Đôi khi người lớn chỉ vì đùa giỡn nói
những lời này nhưng lại lặp đi lặp lại khiến trẻ hiểu rằng
chúng đúng là vô dụng, hư hỏng như thế và trở nên trầm
cảm, không muốn vươn lên học hành, làm việc phụ giúp
cha mẹ.
4. Cha mẹ luôn nói "cấm" mà không chỉ ra lỗi của con:
Khi phát hiện con xem phim "mát", cha mẹ thường mắng
chửi rồi cấm không cho con dùng máy vi tính. Song người
lớn không hề biết rằng, trẻ hoàn toàn có thể đến tiệm
Internet để xem. Thái độ giáo dục này thường gặp ở người
Việt Nam, khi mà các bậc bề trên chỉ biết la chửi, đánh đập
con, chứ không dùng lời lẽ, phân tích phải trái cho đám trẻ
thấu hiểu bởi vẫn xem chúng là "trẻ ranh không biết gì".
Bà Linh cho rằng, trẻ con bây giờ rất thông minh vì thế cha
mẹ nên hướng dẫn, chỉ ra cho chúng hiểu điều tốt, xấu hoặc

nên hay không nên làm bằng những trải nghiệm của mình.
Ngược lại không nên chỉ ngăn cản, cấm đoán bởi như thế
chỉ tạo điều kiện cho con nói dối, luồn lách.
5. Thiếu quan tâm đến đời sống, tình cảm của trẻ:
Vì cơm áo gạo tiền, các bậc làm cha mẹ trong xã hội ngày
nay dường như ít quan tâm đến con cái mình, họ thậm chí
không biết chúng làm gì, ở đâu, bởi việc này có người giúp
việc, tài xế riêng đảm đương. Mọi liên lạc giữa cha mẹ, con
cái chỉ qua email và điện thoại mà ít khi nhìn thấy mặt
nhau. Song khi có chuyện bất trắc xảy ra, phụ huynh
thường khắc khe, xét nét, quy chụp là do lỗi của con trẻ
khiến các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Theo bà Linh, giữa thế hệ, tuổi tác của cha mẹ và con cái
có rất nhiều điều khác biệt về văn hóa, tư tưởng, quan niệm
sống Vì thế đòi hỏi cha mẹ phải dành nhiều thời gian quan
tâm, chăm sóc hỏi han con hơn để mỗi khi thấy trẻ con thay
đổi gì về tâm lý, thể trạng, người lớn sẽ có mặt kịp thời để
can thiệp, giúp trẻ vượt qua khó khăn đang gặp phải trước
khi mọi sự trở nên quá muộn.
6. Dạy con nghe lời một cách máy móc:
Chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên chán học hoặc tự tử
vì không theo nổi trường mà cha mẹ ép buộc, bà Mỹ Linh
cho rằng, cha mẹ đôi khi vì cái tôi hoặc danh vọng mà bắt
con phải làm theo lựa chọn của mình dẫn đến những hệ lụy
đáng thương cho tương lai sau này của trẻ.
Vì thế bà cho rằng, trong cách giáo dục và hướng nghiệp
của cha mẹ chỉ nên hướng dẫn, gợi mở cho con hiểu những
điều được, mất, tốt xấu chứ không nên áp đặt "con phải thế
này, con phải thế kia" để rồi sau này các em lớn lên sẽ mất
đi khả năng độc lập trong suy nghĩ, chỉ nhắm mắt làm theo

lời cha mẹ. Đến khi sự việc không thành các em trở nên
thất vọng, chán chường, thậm chí hành động dại dột hủy
hoại bản thân. "Sau khi góp ý, cha mẹ hãy để trẻ tự do lựa
chọn cái gì chúng yêu thích và cam kết chịu trách nhiệm về
quyết định của mình. Dẫu cho quyết định đó có sai lầm thì
cũng là bài học giúp đứa con trưởng thành hơn", bà Linh
nói.
7. Kiệm lời khen:
Cũng như người lớn, trẻ cần được tôn trọng và sự động
viên khi làm tốt một công việc gì đó. Tuy nhiên, đa phần
cha mẹ chỉ chăm chăm mắng chửi những lúc trẻ làm sai mà
ít khen khi chúng làm điều tốt. Điều này khiến trẻ cảm thấy
không được trân trọng và lần sau không muốn làm việc tốt
đó nữa.
8. "Chụp mũ" con:
Nhiều em học sinh kể với chuyên gia tâm lý rằng, chỉ cần
các em vô tình làm bể một chiếc ly, cái chén là y như rằng
cứ lần sau có đồ đạc gì đổ vỡ ngay lập tức cha mẹ sẽ quy
tội ngay cho em. Bà Linh nhìn nhận, chính thái độ "để
bụng" này của cha mẹ sẽ làm cho trẻ sợ sệt, lo lắng, mất tự
tin vì cho rằng mình hậu đậu, vô dụng. Hệ quả của nó có
thể dẫn đến chứng trầm cảm nơi trẻ.
9. Cha "đánh trống xuôi" mẹ "thổi kèn ngược" khi răn
dạy con:
Anh Hùng vừa lên tiếng dạy con trai không được đi chơi
khuya, vợ lại xen vào "ông biết gì mà dạy nó, bản thân ông
cũng đi đấy thôi". Nhiều lần như thế khiến bé Ly trở nên
coi thường người cha và không vâng lời mỗi khi anh Hùng
lên tiếng dạy dỗ.
Theo bà Linh, khi chỉnh sửa tật xấu cho con, đòi hỏi phải

có sự thống nhất, cộng tác giữa cha mẹ. "Thái độ đối xử
của người lớn với nhau có vai trò rất lớn quyết định thái độ
và tình cảm của trẻ nhỏ. Ở đây, để con chừa bỏ tật xấu cũng
đòi hỏi người lớn cần làm gương", bà nói.
10. Coi trẻ là một "người lớn thu nhỏ":
Khi xem con trẻ như một người trưởng thành, cha mẹ
thường chỉ tập trung phê bình mà không tận tình hướng dẫn
trẻ em biết đâu là đúng sai, đồng thời không không chỉ rõ
cho con biết hành vi mới để thay thế.
Hệ lụy của não trạng này sẽ khiến cha mẹ thất vọng khi
thấy trẻ vụng về, mau quên, hay tái phạm lỗi cũ khiến mọi
người khó chung sống hòa thuận với nhau. Hiểu được vấn
đề này, cha mẹ cần tấm gương sáng cho con và tận tình chỉ
dạy từng chi tiết nhỏ để con tiếp thu và đừng ngại lặp đi lại
nhiều lần.
Theo VnExpress

×