Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu 10 sai lầm của người quản lý mới doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.06 KB, 2 trang )

10 sai lầm của người quản lý mới
Quản lý chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Một cuộc thăm dò gần đây cho hay,
khoảng 50% các nhà quản lý không được đào tạo trước khi bắt đầu công việc. Bạn vừa
được thăng chức trong một bộ phận, chắc hẳn bạn đang vui mừng nhưng không khỏi lo
lắng, hoang mang.
Biết được 10 sai lầm mà những nhà quản lý mới thường
mắc phải sẽ giúp bạn không "đi vào vết xe đổ".
1. Nghĩ rằng mình biết mọi thứ
Nếu bạn vừa được thăng tiến vào vị trí quản lý sản xuất, bạn có thể nghĩ rằng bạn biết tất cả mọi
thứ liên quan đến sản xuất. Thậm chí cho dù điều đó đúng hoặc không, bạn chắc chắn không biết
tất cả về phần quan trọng nhất của công việc mới, đó là quản lý mọi người. Lắng nghe những
người xung quanh. Hỏi ý kiến của họ khi thích hợp. Luôn cởi mở.
2. Chỉ cho người khác ai là người chịu trách nhiệm
Chắc chắn mọi người trong nhóm đều biết ai là quản lý mới. Bạn không phải thể hiện mình là
sếp. Tuy nhiên, bạn phải chứng tỏ rằng, bạn sẽ tạo ra những khác biệt tích cực.
3. Thay đổi mọi thứ
Đừng tái tạo lại vòng quay. Chỉ vì cách thực hiện công việc không phải là cách bạn sẽ làm, không
có nghĩa là nó sai. Hãy biết cách phân biệt sự "khác biệt" và "sai lầm".
4. Sợ làm việc gì đó
Có thể bạn không đề nghị để được thăng tiến. Có thể bạn không chắc bạn sẽ làm được công
việc. Đừng để điều đó ngăn bạn khỏi việc phát huy tối đa khả năng của mình. Các bậc quản lý
cấp cao sẽ không đặt bạn vào vị trí hiện tại nếu họ không tin rằng bạn có thể đảm đương được
nó.
5. Không dành thời gian để làm quen với mọi người
Có thể bạn đã làm việc với những người này rất lâu rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn
biết về họ. Hãy tìm hiểu những điều làm họ thích thú, cách động viên họ, những lo ngại họ gặp
phải. Tìm hiểu họ như những cá nhân, bởi vì đó là cách duy nhất bạn có thể quản lý họ hiệu quả.
6. Không dành thời gian với cấp trên
Bạn nghĩ rằng, chính ông ta/bà ta mới thăng chức cho bạn, chắc chắn ông ta/bà ta hiểu bạn bận
rộn thế nào và sẽ không lấy mất thời gian của bạn? Sai rồi. Công việc của bạn, giống như trước
khi bạn trở thành quản lý, là giúp đỡ cấp trên. Hãy chắc rằng bạn sẽ thời gian gặp gỡ với người


đó để vừa cung cấp thông tin, vừa nhận sự hướng dẫn và đào tạo.
7. Không lo lắng về các vấn đề hoặc các nhân viên có vấn đề
Bạn không thể né tránh vấn đề hoặc hy vọng chúng sẽ tự biến mất. Khi điều gì đó xảy ra, công
việc của bạn là chỉ ra giải pháp tốt nhất và thực hiện nó. Điều đó không có nghĩa là bạn không hỏi
ý kiến hoặc sự trợ giúp của những người khác, nhưng nó có nghĩa là bạn là người phải nhìn ra
vấn đề và quan tâm đến nó.
8. Không có tình cảm
Chỉ vì bạn là sếp không có nghĩa bạn không phải là một người bình thường, rằng bạn không thể
cười, không thể thể hiện cảm xúc hoặc mắc phải những thiếu sót.
9. Không bảo vệ nhân viên
Nhân viên trong nhóm của bạn sẽ chịu áp lực từ mọi hướng. Những bộ phận khác có thể muốn
đổi lỗi cho bạn vì những vấn đề chung. Cấp trên có thể muốn chất đống các công việc không có
gì thú vị vào bộ phận của bạn. Các chuyên gia nhân sự có thể cho rằng công việc trong lĩnh vực
của bạn được trả quá cao. Việc của bạn là phải đứng về phía nhân viên của mình và chắc chắn
rằng họ được đối xử công bằng. Họ sẽ trung thành với bạn.
10. Né tránh trách nhiệm
Dù muốn hay không, khi là sếp mới, bạn phải chịu trách nhiệm cho mọi việc xảy ra trong bộ phận
của bạn, dù bạn có làm nó hoặc có biết về nó hay không. Mọi điều mà nhân viên trong bộ phận
của bạn làm, hoặc không làm, đều là trách nhiệm của bạn. Bạn phải truyền đạt với họ để họ
không bị bất ngờ, nhưng cũng chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm. Trách nhiệm đi đôi với quyền
lực.
Nguyệt Ánh
Theo About

×