Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.75 KB, 22 trang )

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 5

Thiên hai mƣơi lăm: BẢO MỆNH TOÀN HÌNH LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Trời che đất chở, muôn vật đều đủ, không gì qúi bằng người, người nhờ cái khí của
trời đất để sinh, và cái tiết của bốn mùa để thành. Trên từ quân vương, dưới đến chúng
thứ, ai cũng muốn giữ cho được toàn vẹn thân hình. Nhưng đã có hình, thời phải có
bệnh, nếu không kịp chữa, bệnh sẽ sâu vào xương tủy. Ta lấy làm lo, muốn dùng châm
để trừ tật bệnh. Vậy phương pháp nên như thế nào?
Kỳ Bá thưa rằng:
Nghĩ như muối, vì vị nóù mặn, nên khí của nóù thường ẩm ướt ra ngoài, dây đàn sắp
đứt, tiếng nóù phải rè, Cây héo thì lá nóù phải úa. Có ở bên trong, tất phải hiện ra bên
ngoài. Ở con người cũng vậy, bệnh đã quá lâu, sẽ phát chứng nấc (ọe) tức là 6 Phủ đã
bị hoại, bì nhục bị thương, huyết khi hóa đen. Đến lúc đó, dù có độc dược, uống vào vô
ích, dù có đoản châm, thích cũng không được.
Hoàng Đế nóùi:
Ta nghĩ đến mà đau lòng, trong Tâm bối rối mà bệnh không thay đổi lại quá người
mắc bệnh. Vậy làm thế nào cho khỏi đau đớn ấy.
Kỳ Bá thưa rằng:
Người sinh ra ở đất, gửi mệnh ở trời, trời đất hợp khí, nên gọi là người [4]. Người
theo đúng được bốn mùa, trời đất sẽ như cha, mẹ, người thấu hiểu được muôn vật, sẽ
cũng như là con trời [5]. Trời có hai khí Âm Dương, người có 12 tiết (tức 12 kinh mạch),
trời có hàn thử, người có hư thực, nếu kinh lý được sự biến hóa của Âm Dương, không
trái với bốn mùa, và biết rõ sự lưu hành vận chuyển của 12 tiết Sẽ là bực thánh trí,
còn ai lừa dối được nữa [6]. Nếu nhận rõ được sự biến của tám gió, sự “Thắng” của
năm hành, và xuất được cái số hư thực, để xuất, nhập, bổ tả, thời dù hơi thở hút rất
nhỏ, cũng có thể như trông thấy ở trước mắt [7].
Hoàng Đế hỏi:
Người sinh ra có hình, không lìa khỏi Âm Dương.Trời đất hợp khí, chia làm chín dã,
tách làm bốn mùa. Nguyệt có thiếu thừa, Nhật có dài ngắn, muôn vật đều đến, tính
không thể siết, hư, thực, thở, hút, điều trị nhường nào? Xin cho biết rõ [8].


Kỳ Bá thưa rằng:
Mộc gặp Kim sẽ héo, Hỏa gặp Thủy sẽ diệt, Thổ gặp Mộc sẽ đạt (điều đạt, xơ tiết).
Kim gặp Hỏa sẽ khuyết. Thủy gặp Thổ sẽ tuyệt. Muôn vật đều thế, nói không thể hết
[9].
Về phép châm, có thể nêu rõ cho ai nấy đều biết là có 5 phép chính.
Một là trị thần (tức là bảo thủ tinh thần)
Hai là dưỡng thân (tức là bảo thủ thân hình)
Ba là biết rõ cái châm giả của độc dược.
Bốn là phép chế châm thạch nhỏ hay lớn.
Năm là biết chẩn rõ phủ, tàng, khi, huyết [10].
Năm phép trên này lập ra, có thứ nên trước, có thứ nên sau. Về đời này chỉ biết hư
thời làm cho thực, mãn thời làm cho tiết, thế mà thôi. Nếu biết bắt chước trời đất, theo
ứng rồi sẽ động, thời sẽ chóng như vang theo tiếng, như bóng theo hình, độc vãng, độc
lại, qủi thần không lường [12].
Hoàng Đế nóùi:
Xin cho biết phương pháp [12].
Kỳ Bá thưa rằng:
Phàm phép thích, phải trị thần trước [13]. Năm tàng đã định rõ chín hậu đã đầy đủ
Bấy giờ mới dùng đến châm. Trong khi dùng châm, phải hết sức tồn thần, không nên
quá lạm, không nên bội vàng, trong tàng phủ ngoài cân mạch, phải ứng khớp với nhau,
đừng chú trọng về hình. Có như thế mới có thể dùng châm để thích cho người [15].
Người có “hư, thực” năm chứng “hư” chớ gần, năm chứng “thực” chớ xa, đến lúc
nên thích, phải nhanh như không kịp chớp mắt [15]. Cầm châm phải vững, cất tay phải
đều. Yên tĩnh, chú ý vào châm. Chờ xem khí đến thế nào, lúc sắp dùng châm vững như
gương nóû, lúc châm kim xuống nhanh như phóng tên [17].
Hoàng Đế hỏi:
Thế nào là hư? Thế nào là thực? [17]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thích vào người khí hư, phải đợi cho khí đến thực (khí có thực rồi mới có thể thích),
thích vào tà khí thực, phải đợi cho khí tiết ra thành hư [18].

Khi kinh khí đã dẫn đến, phải giữ ngay chớ bỏ lỡ, dù sâu, dù nóâng, chí phải chuyên
nhất, tuyệt nhất không động cặp đến một vật gì ở bên ngoài, phải chú ý, đừng sơ xuất
[19].
Thiên hai mƣơi sáu: BÁT CHÍNH THẦN MINH LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Về việc dùng châm phải có phương pháp và chuẩn tắc, xin cho biết rõ [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp thích, phải chờ ở nhật, nguyệt, tinh, thần và cái khí “bát chính” (tức
gió của tám phương). Khi khí đã định rồi sẽ thích [2]. Gặp những ngày ấm áp sáng sủa,
thời huyết dịch điều hòa mà vệ khí nóåi ra bên ngoài, thời huyết ngừng trệ mà vệ khí
chìm vào bên trong [3]. Khi nguyệt mới sinh (trăng nón) thời huyết khí mới tinh (khiết)
vệ khí mới hành. Khi nguyệt đầy, huyết khí thực, cơ nhục bền chặt, khí nguyệt khuyết,
thời cơ nhục giảm sút, kinh lạc hư, vệ khí tán, chỉ còn hình ở lại. Đó là nhân thiên thời
để điều hòa khí huyết [4].
Bởi vậy, trời rét đừng thích, trời ấm khí huyết không ngưng trệ, lúc trăng nón chớ tả,
lúc trăng đầy chớ bổ, lúc trăng khuyết chớ trị. Cần phải theo đúng thiên thời để điều khí
huyết [5]. Nhận thứ tự của trời, và cái thời hư, thực, để thi hành việc thích [6]. Cho nên
nóùi: lúc trăng nón chớ tả, e âm khí của Tàng sẽ bị hư, lúc trăng đầy chớ bổ, e huyết
khí càng thêm đầy ràn, nếu để cho “lạc” còn có huyết ứ lại, đó là đã thực lại làm cho
thêm thực, tức là “trùng thực”. Lúc trăng khuyết mà trị, đó làm loạn kinh mạch, âm
dương lẫn lộn, chân với tà không phân biệt, chìm lăn và ngừng trệ, ngoài hư trong loạn,
bệnh tà do đó càng tăng tiến [6].
Hoàng Đế hỏi:
Tinh thần bát chính để “hậu: gì? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tinh thần cốt để ghi sự vận hành của nhật, nguyệt, Bát chính cốt để “hậu” cái hư tà
của tám phương. Bốn mùa cốt để chia cái khí của Xuân, Hạ, Thu, Đông, để điều hòa
cho nóù quân bình, và xa lách cái hư tà bát chính đừng để mắc phải [8].
Đương lúc khí ở con người hư, lại gặp hư tà của trời, hai “hư” cùng “cảm” lẫn nhau,
sẽ suốt tới xương, và làm thương tới năm Tàng Lương công cứu ngay, đừng để cho

bị thương. Cho nên nóùi: những ngày “thiên kỵ” cần phải biết rõ (1) [9].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết thế nào là “bắt chước đời xưa”? [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bắt chước đời xưa, tức là bắt chước ở Châm kinh. Ngoài đó lại còn phải nghiệm về
sau này, biết ngày nào hàn hay ôn, nguyệt bao giờ hư hay thịnh, để “hậu” xem khí phù,
trầm thế nào, rồi mới thi hành phép điều trị, sẽ được hiệu nghiệm ngay. Vì thế nên
lương công khác hẳn mọi người, trong rõ từ vô hình, nghe tỏ từ vô thanh, thật là thần
tình, ít ai bì kịp [11].
Hư tà tức là cái khí của “bát chính”. Chính tà là do sự nhọc mệt, mình thoát mồ hôi,
tấu lý mở rộng, gặp phải hư phong, nóù phạm vào người nhẹ nhàng Những trường
hợp đó, người ta chỉ có thể biết được tính, nào ai còn trông thấy hình [12].
Bực Thượng công chữa bệnh ngay từ lúc mới nảy mầm, trước phải biết cái khí của
ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho khỏi gây thành bệnh lớn [13].
Còn kẻ Hạ công thời chi cứu chữa khi bệnh đã thành, khí thế đã bại, có hiểu biết gì
đến sự trái ngược của ba bộ chín hậu đâu [14].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ phương pháp bổ, tả [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tả phải dùng “phương” (tức là đương), dùng ngay vào lúc khí “đương thịnh), lúc
nguyệt đương đầy, lúc nhật đương ôn, và lúc khí ở con người đương thịnh, đúng vào
lúc hơi đương hút vào, liền cắm châm vào, chờ lúc thở ra từ từ rút châm có như thế,
khí mới thịnh mà dẫn hành được [16].
Bổ phải dùng “viên” (1) viên tức là chuyển di là lưu hành [17].
Thích đã trúng vào Vinh, lại phải chờ lúc hút vào để xoay chuyên mũi châm [18].
Cho nên muốn nuôi thần khí tất phải biết rõ thân hình con người gầy hay béo, vinh
vệ khí huyết thịnh hay suy. Mới có thể dùng châm được trúng [19].
Thiên hai mƣơi bảy: LY HỢP CHÂN TÀ LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết tà khí ở kinh, gây nên bệnh thế nào, và nên thích như sao? [1]

Kỳ Bá thưa rằng:
Thánh nhân đặt ra độ số, tất ứng với trời đất. Trời có Tú độ (độ đi của sao) đất có
kinh thủy (các giòng sông), người có kinh mạch [2].
Trời đất ôn hòa thời kinh thủy yên tĩnh, trời rét đất nứt, thời kinh thủy ngừng trệ, trời
thử đất nhiệât, thời kinh thủy tràn lan, gió bão bốc to, thời sóng nước dồn cao Tà khí
phạm vào mạch ở con người cũng vậy [3]. Hàn thời huyết ngừng trệ, thử, thời khí lỏng
loãng [4]. Tà nhân hư mà phạm vào, cũng như kinh thủy bị gió thổi giạt [5]. Động mạch
của Kinh, lúc đến cũng cồn lên, khí đi trong mạch thời đều đều trôi chảy [6].
Khí dẫn đến Thốn khẩu, lúc đại, lúc tiểu, đại là tà khí đến, tiểu thời vô sự [7].
Lúc lưu hành không có nơi nhất định, lúc ở Âm, lúc ở Dương không thể chia rõ độ số
[8].
Theo tà ở vào bộ phận nào để xét, ba bộ, chín hậu cho đúng, nếu vụt thấy tà khi ở
bộ phận nào, kíp chặn ngay đi, đừng để lây láng [9].
Lúc hút vào thời dùng châm, đừng để khí nghịch [10].
Yên lặng để châm thong thả, đừng để tà khí tán bố. Tới khi một hút vào nữa, lại xoay
chuyển châm, đó là muốn chờ được khí [11].
Chờ lúc thở ra, sẽ rút châm, thở ra hết, châm rút ra hết, tà khí cũng ra hết, nên gọi là
Tả [12]
Hoàng Đế hỏi:
Bất túc thời bổ, bổ như thế nào? [13]
Kỳ Bá thưa rằng:
Trước phải dùng tay vuốt lên huyệt định châm, miết mạnh tay xuống cho khí tan, đẩy
lên đẩy xuống cho huyết lưu thông, đập mạnh lên cho bệnh nhân chú ý, rồi “bấu” (cấu)
lấy da lôi cao lên, tức thời hạ châm Sau khi hạ châm, để yên cho khí lưu thông Khi
khí đã đến, đừng để biến chuyển. Chờ hút dẫn châm, khí không tiết ra, rút châm vít
huyệt, để khí khỏi kiệt. Như thế gọi là bổ [14].
Hoàng Đế hỏi:
Phép hậu khí như thế nào? [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khi tà khí lìa khỏi lạc để vào kinh, ký túc ở trong huyết mạch, khí hàn ôn chưa hợp

nhau, lúc đó tà khí sẽ cuộn lên, lúc lại lúc đi, nên không có nơi nhất định. Cho nên cần
phải ngay từ lúc tà khí nóù mới lại án cho nóù ngưng lại, rồi thừa thế mà thích ngay.
Đừng đón tả vào lúc tà khí đương thịnh [16].
Chân khí tức là kinh khí, khi kinh khí đã quá hư, thời cũng không nên tả bỏ tà khí
giữa lúc đương thịnh [17].
Nếu “hậu” tà khí không tinh, khi đại khí đã quá rồi mới tả, thời chân khí sẽ thoái,
thoát thời không thể hồi phục, do đó tà khí lại đến, bệnh càng tăng tiến [18].
Vậy cần phải tả ngay lúc tà khí mới đến. nếu hoặc sớm quá, hoặc muộn quá, thời khí
huyết đã đến hết, bệnh ấy không thể hạ được nữa [19].
Hoàng Đế hỏi: Bổ với tả, nên dùng phép nào trước? [20]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phép công tà, thích bớt bỏ huyết cho tà khí tiết ra, rồi sau mới bổ chân khí. Nhưng
đó thuộc về tân tà, nên mới thích như vậy, bệnh sẽ khỏi ngay [21].
Hoàng Đế hỏi:
Nếu chân khí với tà khí đã trộn lẫn, không còn nóåi cuộn lên nữa, thời làm thế nào?
[22]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phải xét rõ thịnh suy của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho quân bình, xét rõ sự
“tương thất, tương giảm” của tả, hữu, trên, dưới và bệnh ở Tàng nào, để định đoạt sự
sống chết [23].
Nếu không biết được ba bộ, thời không biết được âm dương, không phân được trời
đất. Phải lấy đất để “hậu” đất, trời để “hậu” trời người để hậu người. Rồi điều hòa trung
phủ (vị) để ấn định ba bộ [24].
Vậy nếu thích mà không biết bệnh mạch về ba bộ, chín hậu ở nơi nào, dù có sự thái
quá hay bất cập cũng không sao ngăn ngừa được [25].
Thiên hai mƣơi tám: THÔNG BÌNH HƢ THỰC LUẬN
Hoàng đế hỏi:
Sao gọi là hư thực? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tà khí thịnh gọi là thực, tinh khí đoạt gọi là hư. [2]

Hoàng Đế hỏi:
Bệnh tình hư thực như thế nào? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí hư tức là Phế hư [4].
Phàm khí nghịch thời chân lạnh [5].
Nếu gặp thời sinh vượng của nóù thời sống, đúng vào thời khắc của nóù thời khắc
của nóù thời chết. Các tàng khác đều theo một thông lệ như vậy [6].
Hoàng Đế hỏi:
Sao gọi là trùng thực? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tỉ như, bệnh đại nhiệt, khí nhiệt, mạch mãn, gọi là trùng thực [8].
Hoàng Đế hỏi:
Kinh, Lạc đều thực nên điều trị thế nào? [9]
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh, Lạc đều thực, tức là Thốn mạch cấp mà xích hoãn. Đều nên dùng châm để
thích. Vậy hoạt là thuận, mà sắc là nghịch [10].
Phàm hư thực đều theo vật loại trước. Cho nên hễ năm tàng, xương thịt đều hoạt lợi,
thời có thể sống lâu [11].
Hoàng Đế hỏi:
Lạc khí bất túc, kinh khí hữu dư, thời như thế nào? [12]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu lạc khí bất túc, kinh khí hữu dư, thời Thốn khẩu nhiệt mà Xích hàn. Thu, Đông là
thuận Xuân, Hạ là nghịch, nên theo kinh để điều trị [13] .
Hoàng Đế hỏi:
Kinh hư, Lạc mãn thời như thế nào? [14]
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh hư, Lạc mãn thời Xích bộ nhiệt mãn mà Thốn khẩu hàn sắc [15].
Hoàng Đế hỏi:
Trị chứng ấy như thế nào? [16]
Kỳ Bá thưa rằng:

Lạc mãn, Kinh hư thời cứu ở Âm mà thích ở Dương, Kinh mãn, lạc hư thời thích ở
Âm mà cứu ở Dương [17].
Hoàng Đế hỏi:
Thế nào Trùng hư? [18]
Kỳ Bá thưa rằng: [19]
Mạch khí, Thốn hư, Xích hư thời gọi là Trùng hư.
Hoàng Đế hỏi:
Nên điều trị như thế nào? [20]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh thuộc khí hư, nói năng bợt bạt. Nếu xích hư, thời bước đi lò dò [21].
Phàm mạch hư, không giống với mạch Âm hư. Vậy nếu hoạt thời sống, sắc thời chết
[22].
Hoàng Đế hỏi:
Hàn khí bốc lên mạnh, mạch mãn mà thực, thời như sao? [23]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thực mà hoạt, thời sống, thực mà nghịch, thời chết [24].
Mạch thực và mãn, tay chân lạnh, đầu nóng, thời như thế nào? [25]
Kỳ Bá thưa rằng:
Gặp mùa Xuân mùa Thu, thời sống, gặp mùa Đông mùa Hạ thời chết. Nếu mạch phù
sắc, mà mình lại nhiệt, sẽ chết [26].
Hoàng Đế hỏi:
Thân hình đều mãn (phù thũng), thời như thế nào? [26]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thân hình đều mãn, mạch cấp, đại và kiên, Xích bộ lại sắc không tương ứng. Như
vậy, thuận thời sống, nghịch thời chết [28].
Hoàng Đế hỏi:
Như thế là thế nào? [29]
Kỳ Bá nói:
Tay chân ấm, là thuận, tay chân lạnh là nghịch [30].
Hoàng Đế hỏi:

Đàn bà nuôi con, mắc bệnh nhiệt, mạch lại “tiểu” thời thế nào? [31].
Kỳ Bá thưa rằng:
Tay chân nóng thời sống, lạnh thời chết [32].
Hoàng Đế hỏi:
Đàn Bà nuôi con, trúng phong nhiệt, thở suyễn, rụt vai, mạch như thế nào? [33]
Kỳ Bá rằng:
Thở suyễn, rụt vai, mạch sẽ đại thực. Nếu hoãn thời sống, cấp thời chết [34].
Hoàng Đế hỏi:
Trường tích (đại tiện nát), tiện ra huyết, như thế nào? [35]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mình nóng thời chết, mát thời sống? [36]
Hoàng Đế hỏi:
Trường tích, ra lẫn bọt trắng, như thế nào? [37]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch Trầm thời sống, Phù thời chết [38].
Hoàng Đế hỏi:
Trường tích mà ra lẫn mủ và máu thời thế nào? [39]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch tuyệt thời chết, hoạt đại thời sống [40].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng trường tích, mình không nóng, mạch không tuyệt, thời như sao? [41]
Kỳ Bá thưa rằng:
Nếu mạch hoạt, đại thời sống, sắc thời chết. Nên theo từng Tàng để dự đoán ngày
chết [42].
Hoàng Đế hỏi:
Mạch “điên tật” (bệnh Điên, tựa kinh giản) như thế nào? [43]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch bựt lên Đại, và Hoạt, lâu ngày tự khỏi, nếu mạch tiểu, kiên và cấp, sẽ chết [44].
Hoàng Đế hỏi:
Điên tật, mạch hư, thực thế nào? [45]

Kỳ Bá thưa rằng:
Hư, thời có thể chữa khỏi, thực thời chết [46].
Hoàng Đế hỏi:
Về chứng “Tiểu đản” (mình nóng mà thân thể hao mòn), hư thực thế nào? [47]
Kỳ Bá thưa rằng:
Mạch thực và đại, bệnh dù lâu, có thể chữa, mạch huyền, nếu tiểu viêm và kiên, dù
lâu cũng không thể chữa [48].
Hoàng Đế nói:
Hình độ, cốt độ, mạch độ, cân độ, có thể biết được.
Mùa Xuân nên kíp trị kinh lạc, mùa Hạ nên kíp trị kinh du, mùa Thu nên kíp trị sáu
phủ, mùa Đông thuộc về thời bế tắc.
* Nên dùng thuốc uống mà ít dùng châm thạch.
* Đối với chứng ung thư (mụn, nhọt) thời bất cứ mùa nào, phải dùng châm thạch
ngay [49].
Về chứng ung, thủ thái âm bàng tạng hội (Thủ thái âm bàng hội, khi hội, Anh mạch,
thưởng đốt, chưa định không rõ chỗ nào để tay vào không có cảm giác lúc có lúc
không, nên thích huyệt Tam hối thuộc kinh với huyệt (Anh mạch, mỗi huyệt hai lần)
[50].
Ung phát ra ở gần nách, thích kích Túc Thiếu dương, năm lần thích mà nhiệt không
dứt, thích Thủ Tâm chủ ba lần, và thích ở kinh lạc thuộc Thủ Thái âm, nơi đại cốt, ba
lần [51].
Ung phát ra quá chóng, cân nhuyễn, đau ran ở trong bắp thịt, mồ hôi ở Phế toát ra
không dứt, bào khí kém sút, nên thích kinh du [52].
Về phúc bộ não, án tay vào không dằn được xuống, nên thích ở kinh, lạch Thủ Thái
dương là mốc của vị Trung Quản Vị mạc. Huyệt thiếu âm du, cách đường xương sống
ba tấc rưỡi, dùng châm tròn và sắc [53].
Hoắc loạn, thích huyệt Du bàng 5 lần, thích Túc Dương minh thượng bàng 3 lần
[54].
Kinh giản, kinh mạch ngũ. Về bệnh giản, kinh, thích năm mạch, châm Thủ Thái âm
năm lần, Thái dương kinh 5 lần, thích cạnh Kinh lạc thủ Thiếu chi nhánh âm một lần,

Túc Dương minh một lần, cách trên “xương khoai” châm 3 nóát trên mắt cá chân năm
tấc 3 châm[55].
Phàm trị các chứng Tiêu đản, bị ngã hoặc bị đánh, thiên khô, nuy huyết, khí mãn,
phát nghịch. Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều
chất cao lương mà sinh ra [56].
Nếu gặp chứng cách tắc bế tuyệt, trên dưới không thông, là do bạo ưu mà gây nên
[57].
Nếu bạo quyết mà điếc, thiên tắc không thông, do khí ở bên trong “bách” này gây
nên [58].
Nếu không do các bệnh ở trong ngoài hoặc trúng phong, mà gầy còm yếu ớt, đó là
do khí huyết không lưu thông, nếu chân đi khó khăn, là do phong thấp gây nên [59].
Các chứng Hoàng đản, bạo thống, điên, quyết, cuồng do khí “nghịch” đã lâu mà
sinh ra, năm Tàng không quân bình, do sáu phủ vít lấp mà sinh ra [60].
Đầu nhức, tai ù, chín khiêu không lợi do Trường Vị sinh ra [61].
Thiên hai mƣơi chín: THÁI ÂM DƢƠNG MINH
Hoàng Đế hỏi:
Thái Âm, Dương minh làm biểu lý, cùng là mạch của Tỳ, Vị. Đến lúc sinh bệnh lại
khác nhau, là vì sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Âm dương khác vị, thay đổi nhau thực hư, thay đổi nhau thuận nghịch, hoặc do bên
trong phát ra, hoặc do bên ngoài phạm vào Nơi phát sinh khác nhau nên bệnh danh
cũng khác [2].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết cái chỗ khác thế nào? [3]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương thuộc thiên khí, chủ về bên ngoài, âm thực địa khí chủ về bên trong [4].
Dương đạo thời thực, âm đạo thời hư [5]. Nếu do tặc phong hư tà phạm vào, thời
dương, nếu do ăn uống không chừng mực, khỏi cư không điều độ, thời âm chịu đựng
[6].
Dương chịu đựng thời vào sáu Phủ, âm chịu đựng thời vào năm Tàng [7].

Vào sáu Phủ thời mình nóùng, thường không thể nằm, hơi thở gấp và khó khăn [8].
Vào năm Tàng thời đầy nghẽn, bế tắc, ở dưới thành chứng, xôn tiết, lâu thành
Trướng tích [9].
“Hậu” chủ về về thiện khí, “Yết” chủ về địa khí [10].
Dương chịu đựng phong khí, Âm chịu đựng thấp khí [11].
Âm khí từ chân dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống theo cách tay đến đầu ngón tay.
Dương khí do từ nay dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống đến chân. Cho nên nóùi: bệnh
thuộc dương, dẫn lên bộ phận trên, lâu rồi quay trở xuống, bệnh thuộc âm, dẫn xuống
bộ phận dưới, lâu rồi quặt trở lên [12].
Cho nên, bị thương vì phong, bộ phận trên mắc trước, bị thương vì thấp, bộ phận
dưới mắc trước [13].
Hoàng Đế hỏi:
Tỳ mắc bệnh mà tứ chi không cử động được, là vì sao? [14]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tứ chi đều nhờ khí ở Vị, mà không thể tự dẫn đến kinh, phải nhờ Tỳ mới dẫn đến
được. Giờ Tỳ mắc bệnh, không thể vì Vị dẫn tân dịch, tứ chi không được nhờ khí của
thủy cốc, khí do đó kém sút, đường mạch không thông, cân, cốt, cơ, nhục đều không
có khí để thấm nhuần, nên không cử động được [15].
Hoàng Đế hỏi:
Tỳ không chủ về mùa nào, là vì sao? [16]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tỳ thuộc Thổ, chủ về trung ương, thường do bốn mùa để phân tưởng về bốn Tàng,
mỗi Tàng đều ký trị mưới tám ngày, nên không riêng chủ về mùa nào [17].
Tỳ, thường được tiếp xúc trước cái tinh khí của Vị, “thổ”, sinh ra muôn vật mà bắt
chước sự biến hóa của trời đất, nên trên dưới tới khắp cả đầu và chân, mà không
chuyên chủ một mùa nào [18].
Hoàng Đế hỏi:
Tỳ với Vị, chỉ nhờ lượt da vàng (mạc) để cùng liền với nhau, thế mà lại vì Vị dẫn hành
được tân dịch, là vì sao? [19]
Kỳ Bá thưa rằng:

Túc Thái âm thuộc về Tam âm, mạch của nóù suốt từ Vị, liền sang Tỳ, chằng lên
họng (ách), cho nên Thái âm mới hành khi tới cả tam âm [20].
Dương minh thuộc biểu, nóù là cáo bể của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là Tam
dương. Tàng và Phu đều nhận kinh mạch của mình để tiếp thụ khi ở Dương minh, vì
thế nên mới có thể vì Vị dẫn hành tân dịch [21].
Thiên ba mƣơi: DƢƠNG MINH MẠCH GIẢI
Hoàng Đế hỏi:
Túc Dương minh mạch mắc bệnh, ghét người với lửa, nghe tiếng gỗ thời giật mình
sợ hãi Chuông trống không sợ, mà lại sợ tiếng gỗ, là vì sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương minh tức là Vị mạch. Vị thuộc thổ, nghe tiếng gỗ thời sợ hãi đó là vì thổ ghét
mộc [2].
Sao lại ghét lửa? [3]
Dương minh chủ về nhục, mạch của nóù huyết khí đều thịnh, tà khí phạm vào thời
nhiệt, nhiệt quá nên ghét lửa [4].
Sao lại ghét người? [5]
Dương minh quyết thời suyễn mà uất, vì uất nên ghét người [6].
Hoặc có người suyễn mà chết, lại có người suyễn mà sống, là vì sao? [7].
Quyết nghịch, chứng liền với Tàng thời chết, liền với Kinh thời chết (Mạch của Thái
âm, vòng quanh Vị, Lạc của Dương minh thông với Tâm. Như nhiệt tà quyết nghịch ở
trên, phạm vào kinh mạch của Tâm, Phế, gây nên chứng suyễn, uất thời sống; nếu
phạm thẳng vào Tâm, Phế thời chết) [8].
Hoàng Đế hỏi:
Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặc có khi không
ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóùc nhà. Những nơi leo trèo đó, đều không
phải những nơi lúc vô bệnh có thể lên được. Thế mà giờ ốm, lại lên được, là vì sao? [9]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tứ chi là cái gốc của mọi dương khí. Dương khí thịnh thời tứ chi “thực”, vì “thực nên
mới lên được nơi cao” [10].
Cởi bỏ áo là vì sao? [11]

Nhiệt quá ở mình, nên cởi bỏ áo để chạy [12].
Nóùi càn chửi bậy, không kể gì thân sơ, là vì sao? [13]
Vì dương thịnh nên sinh ra nóùi bậy chửi càn, không kể thân sơ, mà không muốn
ăn, vì không muốn ăn nên chạy càn (1) [14].
Thiên ba mƣơi mốt :NHIỆT BỆNH
Hoàng Đế hỏi:
Phàm nhiệt bệnh, phần nhiều cùng một loại với Thương hàn. Hoặc có người khỏi,
hoặc có người chết, phần nhiều ở trong vòng 6,7 ngày, người khỏi đều từ mười ngày
trở lên, là vì sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Cự dương (tức Thái dương Bàng quang), là một nơi tụ hội của mọi khí dương. Mạch
của nóù liền với Phong phủ, cho nên nóù chủ khí cho Chư dương [2]. Người ta phạm
phải hàn tà, sẽ phát bệnh nhiệt. Nhiệt dù nặng, cũng không chết. Nếu “lưỡng cảm” về
hàn mà mắc bệnh, thời khó sống [3].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ ràng:
Kỳ Bá thưa rằng:
Thương hàn, ngày thứ nhất, cự dương phải chịu. Cho nên gây chứng đầu và cổ
nhức đau, yêu tóch (ngang lưng và đường xương sống) cứng đờ [4].
Sang ngày thứ hai, kinh Dương mình phải chịu, Dương minh chủ về nhục, mạch của
nóù qua mũi chằng lên mắt, cho nên gây nên chứng mình nóùng, mắt đau, và mũi khô,
không nằm được [5].
Sáng ngày thứ ba, kinh Thiếu dương phải chịu, Thiếu dương chủ về Đởm, mạch của
nóù vòng qua sườn, chằng lên tai, nên chứng Hung hiếp đau mà tai điếc [6].
Vì kinh, lạch của ba kinh Dương đều mắc bệnh, mà chưa phạm vào tới Tàng, nên có
thể phát hãn cho khỏi [7].
Sang ngày thứ tư, kinh Thái âm phải chịu. Mạch của kinh này truyền khắp trong Vị,
chằng lên cuống họng, cho nên gây nên chứng bụng đầy mà cổ khô [8].
Sang ngày thứ năm, kinh Thiếu âm phải chịu. Mạch của kinh này vòng qua Âm khí,
mà chằng lên Can, cho nên gây chứng phiền mãn và Nang xúc (Thận nang co rúm lại)

[9].
Sáng ngày thứ sáu, kinh quyết âm phải chịu. Mạch của kinh này vòng qua Âm khí,
mà chằng lên Can, cho nên gây chứng phiền mãn và Nang xúc (Thận nang co rúm lại)
[10].
Tam, Tam Dương, năm Tàng, sáu Phu đều mắc bệnh, vinh vệ không lưu hành, năm
Tàng không giao thông, thời sẽ chết [11].
Nếu không “lưỡng cảm” vì hàn, qua ngày thứ bảy, bệnh ở Cự dương sẽ giảm,
chứng nhức đầu hơi bớt, qua ngày thứ tám, bệnh ở Dương minh sẽ giảm, mình nóùng
hơi bớt, qua ngày thứ chín, bệnh ở kinh Thiếu dương giảm, tai điếc hơi nghe tiếng, qua
ngày thứ mười, bệnh ở kinh Thái âm giảm, bụng xẹp xuống như cũ, nên đã nghĩ đến
sự uống ăn, qua ngày thứ mười một, bệnh ở kinh Thiếu âm giảm, chứng khát khỏi và
bụng khỏi đầy, qua ngày thứ mười hai, bệnh ở kinh quyết âm giảm, Thận nang nở ra,
Thiếu phúc lép lại, đại khi tiết ra hết, rồi các chứng khỏi dần [12].
Hoàng Đế hỏi:
Về phương pháp điều trị, nên thế nào? [13]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phép điều trị, cần phải làm cho Tàng mạch lưu thông, bệnh sẽ bớt dần [14].
Hoàng Đế hỏi:
Chứng nhiệt đã khỏi, mà có khi lại còn sót, không dứt hẳn, là vì sao? [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Sở dĩ còn sót, không dứt hẳn, đó là vì lúc đương nóùng nhiều, mà cố gượng ăn
uống, nên mới sót lại như vậy. Vì lúc bệnh đã giảm, nhiệt chưa dứt hẳn, nhân cốc khi
áp bách, hai thứ “nhiệt” hợp lại, nên mới phát bệnh [16].
Nên điều trị thế nào? [17]
Xét rõ sự hư thực, điều hòa sự thuận nghịch, sẽ khiến cho khỏi được [18].
Nhiệt bệnh nên kiêng cấm gì? [19]
Nhiệt bệnh mới khỏi, ăn thịt thời bệnh lại hồi phục. Do đó phải cấm [20].
Về bệnh “lưỡng cảm”, vì hàn, mạch, ứng với bệnh hình như thế nào? [21].
Sở dĩ gọi “lưỡng cảm”, ngày thứ nhất, Thái dương với Thiếu âm đều mắc bệnh, thời
có những chứng, đầu nhức, miệng khô, và phiền, mãn. Ngày thứ hai: Dương minh với

Thái âm đều mắc bệnh, thời có những chứng, bụng đầy, mình nóùng, không muốn ăn,
nóùi mê lảm nhảm [22].
Ngày thứ ba, Thiếu dương với quyết âm đều mắc bệnh, thời có những chứng: tai
điếc, nang xúc mà quyết, không thể nhỏ được một giọt nước vào miệng, bất tỉnh nhân
sự Tới ngày thứ sáu sẽ chết [23].
Hoàng Đế hỏi:
Năm Tàng đã thương , sáu Phủ không thông, vinh vệ không dẫn hành Bệnh như
vậy, ba ngày đã chết, là vì sao? [24]
Kỳ Bá thưa rằng:
Dương minh, là một thứ mạch đứng đầu, của mười hai kinh, huyết khí đều thịnh, giờ
Vị khí tuyệt, nên bất tỉnh nhân sự, và chết [25].
Phàm mắc bệnh thương hàn mà lại xoay sang “bệnh Oân”, đó là vì bệnh phát sinh
trước ngày Hạ chí, thời là bệnh Oân, nếu bệnh phát sinh sau ngày Hạ chí, là bệnh Thử.
Bệnh Thử nên để cho có mồ hôi, thử tà sẽ cùng mồ hôi mà tiết ra, đừng hãm mồ hôi lại
[26].
Thiên ba mƣơi hai: THÍCH NHIỆT
Can mắc bệnh nhiệt, tiểu tiện vàng trước, bụng đau, hay nằm, mình nóng [1]. Nhiệt
tranh với hàn, thời nói cuồng và kinh “hiếp” mãn và đau, tay chân vật vã (táo), không
thể nằm yên [2]. Gặp ngày Canh, Tân xung thêm, gặp ngày Giáp, Aát mồ hôi ra nhiều
[3]. Nếu khi nghịch, thời chết, ngay từ ngày Canh Tân [4].
Nên thích ở kinh Túc Quyết âm và Thiếu dương [5]. Nếu khí nghịch thời đầu nhức
choáng váng, vì mạch xung lên đầu [6].
Tâm mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên có ý như không vui, vài ngày sau mới phát nhiệt [7].
Nếu hàn tranh với nhiệt, thời bỗng Tâm thống, phiền, muộn, hay ọe, đầu nhức, mặt đỏ,
không có mồ hôi [8]. Gặp ngày Nhâm, Qúi nặng thêm, gặp ngày Bính, Đinh thời mồ hôi
toát ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày Nhâm, Qúi [9].
Nên thích ở kinh Thủ Thiếu âm và Thái dương, Tỳ mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên đầu
nặng, dưới má đau. Tâm phiền, sắc mặt xanh muốn ọe, mình nóng [10]. Nếu hàn với
nhiệt tranh, thời yếu đau không thể cúi ngửa, phúc mãn và tiết tả, hai quai hàm đau
[11].

Gặp ngày giáp, Aát nặng thêm, ngày Mậu, Kỷ mồ hôi toát ra nhiều. Nếu khí nghịch
thời chết ngay từ ngày Giáp, Aát [12].
Thích ở kinh Túc Thái âm và Dương minh [13].Phế mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên ngoài
da ghê rợn và quyết, đứng các chân lông ghét phong hàn, lưỡi vàng, mình nóng [14].
Hàn với nhiệt tranh thời thở suyễn và ho, đau chạy khắp hung, và lưng, khó thở đầu
nhức không thể chịu được, mồ hôi toát ra rồi lại rét [15]. Gặp ngày Bính, Đinh nặng
thêm, gặp ngày Canh, Tân, mồ hôi ra nhiều. Nếu khí nghịch thời chết ngay từ ngày
Bính, Đinh [16].
Thích ở kinh Thủ Thái âm, Dương minh, huyết ra bằng hạt đậu, khỏi ngay [17].
Thận mắc bệnh nhiệt, thoạt tiên yếu đau, xương ống chân mỏi nhức, khát nhiều,
uống nước luôn, mình nhiệt [18]. Hàn với nhiệt tranh thời cổ đau mà cứng, xương ống
chân lạnh và mỏi nhức dưới bàn chân nóng, không muốn nói [19]. Nếu khí nghịch thời
cổ đau, đầu nhức ê ẩm [20]. Gặp ngày Mậu, Kỷ nặng thêm, gặp ngày Nhâm, Qúi thoát
nhiều mồ hôi, nếu khí nghịch, sẽ chết ngay từ ngày Mậu, Kỷ [21].
Thích ở kinh Túc Thiếu âm, Thái dương [22].
Phàm gặp ngày “sở thắng” thời mồ hôi ra. (Ngày bản khi vượng, gọi là sở thắng)
[23].
Can mắc bệnh nhiệt, má bên tả đỏ trước, tâm mắc bệnh nhiệt, sắc mặt đỏ trước,
Phế mắc bệnh nhiệt, má bên hữu đỏ trước. Thận mắc bệnh nhiệt, mép đỏ trước [24].
Khi bệnh chưa phát, thấy hiện sắc đỏ thời thích ngay, thế gọi là “Trị vị bệnh” [25].
Bệnh nhiệt phát ra ở bộ vị (mặt), đến kỳ thời khởi (như Can bệnh nhiệt, má bên tả đỏ
trước, gặp ngày Giáp Aát, mồ hôi ra nhiều mà khỏi v.v) [26].
Nếu thích để cho bệnh khí quay nghịch lại thuận, ba lần “Chu” (tức qua ba lượt) sẽ
khỏi. Nếu lại nghịch, tức “trùng nghịch” sẽ chết [27].
Phàm các chứng nên ra mồ hôi, gặp ngày “sở thắng” mồ hôi sẽ ra nhiều [28].
Phàm chữa bệnh nhiệt, trước cho uống nước lạnh, rồi mới thích, lại phải cho mặc áo
lạnh, ở nơi lạnh, toàn thân lạnh rồi mới thôi [29].
30) Phàm bệnh nhiệt, trước hung, hiếp đau, tay chân vật vã, thích Túc Thiếu dương,
bổ Túc Thái âm. Nếu bệnh nặng, phải thích 59 huyệt. khâm khư, đôn bạch, đại đô [30].
31) Bệnh nhiệt, thoạt tiên đau ở cánh tay, thích Thủ Dương minh, Thái âm, mồ hôi ra,

sẽ thôi. Thương dương, liệt khuyết [31].
Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ở đầu, thích huyệt Thái dương ở thái dương cổ, mồ hôi ra
sẽ thôi. Thiên trụ [32].
Bệnh nhiệt, thoạt tiên phát ra ở ống chân, thích Túc Dương minh, mồ hôi ra sẽ thôi
[33].
Bệnh nhiệt, thoạt tiên minh nặng, xương đau, tai điếc, hay nhắm mắt, Thích Túc
Thiếu âm, nếu bệnh nặng, phải thích 50 huyệt [34].
Bệnh nhiệt, thoát tiên, chóng mặt mà nhiệt, Hung, Hiếp mãn, thích Túc Thiếu âm,
Thiếâu dương. Dũng tuyền, Nhiên cốc, Túc khiếm âm, Địa vũ hội [35].
Mạch sắc của Thái dương “vinh” lên xương gò má, đó là bệnh nhiệt. Nếu chưa kịp
lan sang bộ khác, hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi”, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi.
Nếu cùng với mạch sắc của quyết âm cùng phát hiện, chẳng qua ba ngày sẽ chết [36].
Mạch sắc của Thiếu dương “vinh” lên trước má đó là bệnh nhiệt. Nếu chửa kịp lan
sang bộ khác hãy nói: “hãy để cho có mồ hôi, đợi đến ngày “sở thắng” sẽ khỏi. Nếu
cùng với mạch sắc của Thiếu âm cùng phát hiệu, chẳng qua ba ngày sẽ chết [37].
Khí huyệt của nhiệt bệnh, khoảng dưới xương sống đốt thứ ba, chủ về Hung trung
nhiệt, khoảng đốt thứ tư, chủ về Cách trung nhiệt, khoảng đốt thứ sáu, chủ về Tỳ nhiệt,
khoảng đốt thứ bảy, chủ về Thận nhiệt [38].
Nếu muốn lấy Vinh, nên lấy ở trên đốt thứ mười bốn, tức Câu cốt, và chỗ lõm ở đốt
thứ ba trên xương cổ [39].
Sắc hiện ở dưới má, ngược lên gò má, là chứng tiết tả, ngày xuống dưới Nha sa là
chứng Phúc mãn, làn ra sau xương gò má là chứng hiếp thống, nếu đau ở má là đau ở
Cách [40]
Thiên ba mƣơi ba: BÌNH NHIỆT BỆNH LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh ôn, mồ hôi ra rồi, lại phát nhiệt mà mạch “táo, tật”, không vì mồ
hôi đã ra mà giảm bớt, nói cuồng, không ăn được Đó là bệnh gì [1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Bệnh đó tên là “Âm, Dương giao”. Giao như thế sẽ chết (vì chính không thắng tà) [2].
Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết rõ nguyên nhân [3].
Kỳ Bá thưa rằng:
Người ta sở dĩ có mồ hôi, đều sinh ra ở cốc khí, cốc khí sở dĩ sinh ra được là nhờ ở
tinh khí. Giờ tà khí với chính khí giao tranh ở nơi xương thịt, nên mới có mồ hôi là tạ bại
mà tinh thắng. Tinh đã thắng thời nên ăn được và không còn nóng nữa [4].
Vì làm nên nhiệt, là Tà khí, làm ra mồ hôi là tinh khí. Giờ mồ hôi ra rồi mà lại nóng,
thế là tà thắng, không ăn được thời tinh không sinh ra được nữa. Bệnh sẽ cứ lưu lãi,
mà tính mệnh cũng khôn toàn [5].
Vả ở Nhiệt luận đã nói: “mồ hôi đã ra mà mạch còn táo thịnh, thời chết” Giờ mạch
không cùng mồ hôi ứng nhau, thế là không thắng được bệnh còn sống sao được. Nói
cuồng là mất trí, mất trí cũng chết. Giờ thấy ba triệu chứng chết, không một triệu chứng
nào sống Bệnh dù có bớt sau rồi tất cũng chết [6].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc bệnh mình nóng, mồ hôi ra, và phiền, mãn, chứng phiền, mãn không
vì hãn ra mà giải Như thế gọi là bệnh gì? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Hãn ra mà mình nhiệt là Phong, hãn ra mà phiền, mãn vẫn không giải là quyết. Bệnh
đó gọi là Phong quyết [8].
Hoàng Đế hỏi:
Nguyên nhân vì sao? [9]
Kỳ Bá thưa rằng:
Cự dương chủ về khí, cho nên bị tà trước. Thiếu âm với Cự dương cũng là làm biểu
lý. Gặp nhiệt thời ngược theo lên, vì theo lên nên thành quyết [10].
Điều trị thế nào?
“Biểu, Lý” đều thích, và cho uống thêm thuốc nước [11].
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh “lao phong” như thế nào? (Làm lụng khó nhọc, hãn ra, gặp gió mà phát bệnh,
gọi là lao phong) [12].
Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng lao phong phát sinh từ dưới Phế, chứng trạng của nó cổ cứng, đau, và mắt

mờ. Nước miếng nhỏ ra như nước mũi, ố phong và rét run [13]
Điều trị thế nào?
Vì thủy tà ràn lên, không cúi ngửa được. Phải làm cho thống lợi tiểu tiện, để sự cúi
ngửa được dễ dàng. Người khí ở Cự dương mạnh, ba ngày khỏi, người trung niên năm
ngày khỏi, người già, bảy ngày khỏi, (bà năm, bảy đều thuộc về Dương số). Nếu ho
ra như nước mũi sắc xanh vàng, tựa như mủ, hoặc tròn như viên đạn, khạc ở trong
miệng ra Hoặc ra cả ở mũi. Những cái đó không ra được, sẽ làm thương Phế.
Thương Phế thời chết [15].
Hoàng Đế hỏi:
Có người mắc chứng Thận phong mặt và “xương khoai” chân sưng “ụ lên, nó làm
nghẽn ở cổ, nói ra cũng khó. Có nên thích chăng? [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Người khí hư không nên thích. Không nên thích mà cứ thích, sau năm ngày, khí tất
lại nghịch [16].
Điều trị như thế nào? [17]
Tà khí đến, tất chính khí ít, thỉnh thoảng nhiệt. Thỉnh thoảng nhiệt từ trong Hung. Bối
dẫn lên đầu, hãn ra, tay nhiệt, miệng khô, khát quá, tiểu tiện vàng, dưới mắt sưng,
trong bụng sôi, mình nặng nề, đi lại khó khăn, nguyệt sự không xuống, phiền mà không
ăn được, không thể nằm ngửa, nằm ngửa thời ho. Bệnh đó gọi là Phong thủy. Đã bàn
rõ ở trong Thích pháp (tức Thủy huyệt luận) [19].
Xin cho biết rõ manh mối [19].
Tà phạm tới được, tất bởi chính hư. Âm hư, Dương tất phạm tới Cho nên “thiểu
khí, thỉnh thoảng nóng và hãn ra, tiểu tiện vàng” do thiếu phúc có nhiệt: “không thể nằm
ngửa”, do trong Vị không hòa, “nằm ngửa thời ho”, vì thủy nghịch bách lên Phế phàm
các chứng thuộc về thủy, thời thũng ở dưới mắt trước [20]
Vì sao? [21]
Thủy thuộc Âm, phía dưới mật cũng thuộc Âm. “Phúc” (bụng) là nơi chính cư của
Chí âm. Vì thủy ở trong phúc, nên phía dưới mắt thũng, vì chân khí nghịch lên, nên
miệng đắng, lưỡi khô, nằm không thể nằm, nếu nằm ngửa thời ho ra nước trong [22].
Các bệnh về thủy, cũng không thể nằm, vì nằm thời kinh và khái, trong bụng sôi, vì gốc

bệnh do tự Vị, bách lên Tỳ thời phiền và không ăn được, vì nó bị nghẽn cách ở Vị quản,
mình nặng nề và thũng khó đi lại, vì mạch của Vị dẫn xuống cả chân, nguyệt thủy
không xuống, vì bào mạch bị vít, Bào mạch thuộc Tâm mà chằng vào trong Bào, giờ
chân khí phách lên Phế, khiến Tâmkhí không thông xuống được, mới gây nên chứng
trạng như vậy [23].

×