Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

10 thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 10 trang )

10 thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều
Trứng muối, gan động vật hay thậm chí cả sữa chua,
chocolate là những loại thực phẩm một số bé rất
thích ăn, nhưng ăn nhiều có thật sự tốt không?

1. Trứng muối và sự phát triển của trẻ

Trứng muối có vị rất lạ và đặc biệt, vì thế nhiều bé rất
thích ăn. Nhiều bà mẹ cho rằng trứng muối được chế
biến từ trứng gà, vừa có dinh dưỡng vừa có mùi vị
đặc biệt, vì thế thường xuyên cho trẻ ăn trong bữa ăn
hàng ngày của trẻ. Nhưng trứng muối lại không tốt
nếu bé ăn quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến sức
khỏe và sự phát triển của bé.

Nguyên nhân là trong quá trình chế biến trứng muối
phải sử dụng một lượng chì nhất định, trong khi chì
có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa
và quá trình tạo máu. Đặc biệt, bé còn rất mẫn cảm
với chì, tỷ lệ hấp thu chì cao hơn rất nhiều so với
người lớn. Não bộ và hệ thần kinh của bé còn chưa
phát triển một cách đầy đủ, nên càng dễ bị tổn
thương, do đó gây ảnh hưởng lớn đến trí lực của bé.

2. Gan động vật và độc tố tiềm ẩn

Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng phong phú,
có thể bổ sung sắt và vitamin A, vì thế nhiều bà mẹ
hay cho trẻ ăn gan động vật trong bữa ăn của bé.
Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy gan có hàm lượng
dinh dưỡng phong phú, nhưng cũng chính là "bộ


máy giải độc" lớn nhất trong cơ thể, vì thế hàm lượng
độc tố cũng như lượng khí thể hóa học trong gan
cũng rất cao. Do đó bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng
gan vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức
khỏe bé. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong gan
động vật nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng có
thể dẫn đễn một số bệnh khác.

3. Sữa chua và chứng đau dạ dày

Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt, vì thế trẻ thường
rất thích. Tuy nhiên ăn sữa chua quá nhiều có thể dẫn
đến đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa
bình thường trong cơ thể. Hơn nữa không nên cho bé
ăn sữa chua quá sớm (dưới 1 tuổi) vì đường ruột của
bé dưới 1 tuổi còn rất non nớt, nếu bé ăn có thể gặp
vấn đề về đường ruột.

4. Rau chân vịt và sự phát triển của xương

Các bà mẹ thường cho rằng rau chân vịt có hàm
lượng sắt lớn, là loại rau xanh tốt nhất để bổ sung
máu cho bé, vì thế thường cho bé ăn hàng ngày. Các
nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra rằng, thực tế lượng
sắt có trong rau chân vịt không nhiều đến vậy, thậm
chí còn thấp hơn lượng sắt có trong rau cải xanh, cải
trắng và cần tây.

Hơn nữa, lượng axit khá cao trong rau chân vịt khi
được hấp thụ vào cơ thể, sẽ hòa tan canxi trong dạ

dày, vì thế nếu ăn quá nhiều rau chân vịt, bé sẽ rất dễ
bị thiếu canxi, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hấp
thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển xương và
răng của trẻ.

5. Thực phẩm có tính axit và chứng cô độc

Thực phẩm có tính axit không phải là chỉ là thực
phẩm có vị chua mà còn là các loại thịt, trứng và
đường. Những thực phẩm này thường được cho là rất
bổ dưỡng nhưng khi ăn nhiều, qua quá trình trao đổi
chất trong cơ thể sẽ làm cho huyết mạch cũng có tính
axit.

Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ hình thành
nên thể chất mang tính axit, khiến các vi chất tham
gia vào sự phát triển của não bộ và duy trì chức năng
sinh lý như canxi, kali, magie tiêu hao, ảnh hưởng tới
tâm trạng, làm cho bé mắc chứng bệnh cô độc.

Giải pháp: Điều chỉnh cơ cấu 3 bữa ăn, giảm tỉ lệ
thức ăn có protein, chất béo, chất đường; tăng thêm
thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, hoa quả, làm
cho độ kiềm axit trong máu trở lại cân bằng, giúp giải
thoát bé khỏi chứng cô độc.

6. Các loại bột và bệnh cận thị

Rất nhiều ông bố bà mẹ thường xuyên cho bé ăn bột
gạo, bột mỳ. Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn chất

bột nghiền quá nhỏ trong một thời gian dài sẽ rất tới
thiếu hụt sinh tố B, ảnh hưởng đến sự phát triển của
hệ thần kinh. Ngoài ra, do mất quá nhiều Cr
(Chromium) mà ảnh hưởng đối với phát triển thị lực,
một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị.

Cr là một loại hormone quan trọng trong cơ thể, nếu
không đủ sẽ làm tính linh hoạt của insulin giảm đi,
khả năng điều tiết đường trong máu giảm, gây ra
bệnh cận thị.

Giải pháp: Mỗi ngày cơ thể cần 50-200mg nguyên tố
Cr từ thức ăn trong khi các thực phẩm tinh chế như
bột gạo, bột mỳ đã bị hao hụt tới 80% Cr. Vì vậy, nên
cho bé ăn thức ăn nấu từ gạo nguyên hạt (nấu chín rồi
xay nhỏ) để đảm bảo đủ chất.

7. Cafe, trà và chứng thấp bé

Trong cafe, trà có chứa rất nhiều cafein mà cafein lại
gây ra trở ngại cho phát triển xương cốt của bé.
Những đứa bé thường xuyên uống cafe, ăn kẹo bánh
làm từ cafe thì sẽ có nguy cơ bị "lùn". Các bậc phụ
huynh không nên xem nhẹ chuyện này.

Giải pháp: Thường xuyên cho bé uống nước lọc hoặc
nước hoa quả tự nhiên, nên ít tiếp xúc hoặc không
tiếp xúc với cafe.

8. Chocolate và chứng đái dầm


Chocolate được chứng minh là có rất nhiều chức
năng bảo vệ sức khoẻ (bảo vệ tim, phòng chống ung
thư, giảm béo, tạo hưng phấn) vì thế được nhiều
chuyên gia dinh dưỡng gợi ý nên dùng. Chính vì vậy,
chủ đề chocolate dinh dưỡng dần dần "nóng" lên và
trở thành một loại thực phẩm thời thượng. Tuy nhiên,
bé nên hạn chế sử dụng chocolate, nếu không sẽ dễ
gây ra chứng đái dầm.

Cơ thể bé còn non nên việc ăn nhiều chocolate sẽ làm
cho bàng bàng quang phình to, cơ bàng quang trở nên
thô ráp, xuất hiện hiện tượng co thắt không chủ động.
Đồng thời chocolate cũng làm bé ngủ sâu khiến khi
trong bọng đái đầy nước tiểu thì không thể tỉnh dậy
kịp, lâu dần thành bệnh đái dầm.

Giải pháp: Nên ít cho bé ăn và uống chocolate, đặc
biệt là trước lúc đi ngủ.

9. Cá khô và răng đốm vàng

Cá khô được chế biến từ cá biển, không chỉ giàu dinh
dưỡng (protein, canxi, phốt pho) mà còn rất thơm
ngon. Tuy nhiên, theo thực nghiệm, hàm lượng flour
trong cá cao gấp 2.400 lần so với thịt bò, thịt dê, thịt
lợn và gấp 4.800 lần so với rau xanh, hoa quả.

Trúng độc flour mãn tính trước tiên sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển răng của bé, làm cho răng không bóng,

mặt răng xuất hiện những nốt đen, hoa văn, răng
chuyển màu vàng, gây nên bệnh răng đen vàng. Một
khi đã hình thành nên răng đốm vàng flour thì không
có cách nào để "khôi phục".

Giải pháp: Có thể làm đồ ăn vặt ở giữa hai bữa ăn,
tuyệt đối không nên làm thức ăn "kháng chiến trường
kỳ" cho bé.

10. Đồ lạnh và bệnh lồng ruột

Mỗi khi hè đến, tiết trời nóng bức không ít bé nằng
nặc đòi uống đồ lạnh nhưng đường ruột của bé rất
mỏng, khả năng cố định lại kém, mỗi khi bị đồ lạnh
kích thích, rất dễ gây ra co thắt ở cơ bàng quang
đường ruột và đẩy mạnh co bóp, từ đó gây ra bệnh
lồng ruột và đường ruột tắc nghẽn, thậm chí gây nguy
hại đến tính mạng.

Giải pháp: Nên ít cho bé ăn uống đồ lạnh, đặc biệt là
bé dưới 2 tuổi càng cần phải hạn chế, nước có ga
tuyệt đối nên tránh, kem cũng chỉ thỉnh thoảng được
ăn vài miếng và không nên ăn trước bữa ăn, ăn sau
bữa ăn 1 tiếng là thích hợp nhất.

Đồ uống hoặc thức ăn vừa mới lấy từ tủ lạnh ra nên
để ở nhiệt độ phòng một lúc mới nên cho bé ăn.

×