Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chuẩn đầu ra ngành kĩ thuật máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.11 KB, 2 trang )

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CHUẨN ĐẦU RA
Ngành: Kỹ thuật máy tính

Bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa Công nghệ thông tin công bố mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu
ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học Kỹ thuật máy tính như sau:
1. Mục tiêu
Chương trình đào tạo đại học ngành Kỹ thuật máy tính hướng tới mục tiêu đào tạo nhân lực
chuyên sâu về kỹ thuật máy tính, đáp ứng các yêu cầu sau:
 Sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình trên các thiết bị nhưJava, C/C++.
 Có hiểu biết nhất định về điện tử, cơ điện tử và thiết bị giao tiếp với máy tính.
 Có khả năng phát triển ứng dụng trên các thiết bị, xây dựng hệ thống nhúng cơ bản
 Am hiểu một số hệ điều hành trên một số thiết bị thông dụng khác.
 Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề.
 Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành.
 Biết cách tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý đáp ứng được yêu cầu làm việc với cường
độ cao, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
2. Nội dung
a. Tên ngành đào tạo
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering - CE)
b. Trình độ đào tạo
Đại học
c. Yêu cầu về kiến thức
Về kiến thức chung và cơ bản: Sinh viên được trang bị kiến thức chung và cơ bản theo
quy định chung của Trường Đại học Lạc Hồng cho các khối tự nhiên.
Về kiến thức cơ sở ngành:
 Những kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông như:
cơ sở toán trong tin học, tư duy logic về lập trình và một số ngôn ngữ lập trình cơ


bản, cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
 Những kiến thức hỗ trợ khác như: khái niệm về cơ sở dữ liệu, cách thức thiết kế
một cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, mạng máy tính cơ bản,
cách thức phát triển một ứng dụng trên máy tính.
Về kiến thức chuyên ngành:
 Những kiến thức về điện tử phục vụ cho việc giao tiếp giữa máy tính và thiết bị
 Kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm nhúng
d. Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng:
 Phân tích, thiết kế, và xây dựng ứng dụng trên các loại thiết bị.
 Xây dựng ứng dụng nhỏ, linh hoạt.
Kỹ năng mềm:
 Có khả năng làm việc theo nhóm
 Sử dụng các phương tiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để
trao đổi, quản lý, điều hành
DỰ THẢO
 Trình độ Tiếng Anh tương đương chuẩn TOEIC 400 theo quy định chung của
Nhà trường
e. Yêu cầu về thái độ
 Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp.
 Có kỷ luật lao động, tác phong chuyên nghiệp.
 Luôn luôn học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
f. Vị trí làm việc sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc với các vị trí sau đây:
 Lập trình viên để xây dựng ứng dụng giao tiếp giữa thiết bị và máy tính
 Nhà cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ điện tử, tự động
hóa.
 Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy những môn học liên quan đến kỹ thuật máy tính tại
các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
g. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

 Học cao học để lấy bằng thạc sĩ. Nếu có công trình nghiên cứu có giá trị có thể
trở thành nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và
đào tạo
h. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
 Chứng chỉ Oracle Java : OCP-Java SE5/6 (exam 1Z0-851, 1Z0-853) hoặc OCP-
Java SE7 (mã exam 1Z0-803, 1Z0-804), hoặc Oracle Java: OCP-Java ME 1
MAD
 Chương trình đào tạo của chứng chỉ SW (Kỹ sư Thiết kế và Phát triển phần mềm
theo chuẩn Nhật Bản).

TRƯỞNG BỘ MÔN

×