Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương giao tiếp văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.91 KB, 6 trang )



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
(INTERCULTURAL COMMUNICATION)
MSMH: TT203DV01
(Phiên bản: ngày 20 tháng 07 năm 2011)

A. Quy cách môn học (Course specification)
1. Tên môn học: Giao tiếp liên văn hóa
2. Mã số môn học: TT203DV01
3. Trong đó:
 Lý thuyết : 28 tiết
 Bài tập : 14 tiết
 Thực hành : 00 tiết
4. Số tín chỉ : 3
5. Số tiết tự học : 60 tiết

B. Liên hệ với môn học khác
Sinh viên đã học qua môn Kỹ năng giao tiếp sẽ có nền tảng để tiếp nhận môn học này
dễ dàng hơn.

C. Tóm tắt nội dung môn học (Course description)
Văn hóa có liên hệ mật thiết với công việc kinh doanh thông qua giao tiếp, ứng xử.
Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của biên giới vật lý ngày càng bị thu hẹp khiến cho việc giao
tiếp trong đời sống nói chung và trong công việc nói riêng trở thành giao tiếp liên văn hóa.
Thực tế đã chứng minh rằng các quyết định trong công việc nếu không xem xét đến yếu tố
liên văn hóa thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc thực hiện và thường đi đến
thất bại nếu quyết định đó vẫn không điều chỉnh cho phù hợp với yếu tố văn hóa.
Môn học cung cấp một cách tiếp cận với những nền văn hóa xa lạ, giúp người học thay
đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có


hiệu quả hơn trong công việc. Cách tiếp cận này kết hợp thế mạnh của 2 lĩnh vực: giao tiếp
liên văn hóa (intercultural communication)- đặt nền tảng trên các lý thuyết về tâm lý học và
các lĩnh vực liên quan- và kinh doanh quốc tế (international business).

D. Mục tiêu của môn học (Course objectives)
Môn học Giao tiếp liên văn hóa nhằm vào các mục tiêu sau:
1. Giúp sinh viên nhận ra tầm quan trọng của yếu tố văn hóa được thể hiện trong giao tiếp
liên văn hóa ở môi trường kinh doanh đa văn hóa ngày hôm nay.
2. Cung cấp kiến thức về Các phạm trù của văn hóa, Phi ngôn ngữ trong các nền văn hóa,
Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi của con người... để sinh viên xây dựng cho bản
thân độ nhạy bén văn hóa (Cultural Intelligence Quotient = CQ) như một năng lực
(competence) bắt buộc trong môi trường làm việc toàn cầu (global workplace) ngày nay,
bên cạnh chỉ số thông minh (IQ: intelligence quotient) và chỉ số cảm xúc (EQ: Emotional
quotient).
3. Ứng dụng các hiểu biết đó vào một số trường hợp cụ thể là văn hóa Việt Nam, văn hóa
Hoa Kỳ và văn hóa Pháp.

E. Kết quả đạt được sau khi học môn này (Learning outcomes)
Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể làm được những việc sau đây:
1. Giải thích, phân tích và đánh giá được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong giao tiếp ở
nơi làm việc, với con người thuộc các nền văn hóa khác nhau
2. Phân tích và chọn lựa phương cách ứng xử từ lý thuyêt về: Xã hội coi trọng Chủ nghĩa cá
nhân hay Chủ nghĩa tập thể, Xã hội phân cấp hay xã hội bình đẳng, xã hội cứng nhắc hay
xã hội mềm mỏng, Xã hội né tránh rủi ro hay xã hội chấp nhận và đương đương đầu với
rủi ro, Ứng xử với thời gian, để tìm hiểu một nền văn hóa của một đất nước trên thế giới.
3. Phân tích tính chất và sự phong phú của ngôn ngữ không lời, đặc biệt trong giao tiếp liên
văn hóa
4. Phân tích mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa ở nơi làm việc
5. Phân tích nguyên nhân của “Sốc văn hóa” và chọn lưạ phương thức để giảm thiểu hậu quả
của nó

6. So sánh các tính chất đặc trưng của văn hóa Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật và Pháp.

F. Phương thức tiến hành môn học (How to study this course?)
Trong cùng một buổi học, giảng viên kết hợp uyển chuyển và hợp lý giữa lý thuyết và thực
hành.
 Giảng lý thuyết: giúp sinh viên tóm tắt được những khái niệm mới. Giảng viên giảng
bài bằng tiếng Việt, một số thuât ngữ nền tảng được giới thiệu thêm bằng tiếng Anh.
Giảng viên có thể dùng các phương pháp sư phạm sau đây:
o Phân tích tình huống (case studies)
o Lý luận quy nạp: đi từ các tình huống riêng rẻ để rút ra các nhận xét khái quát,
các “quy tắc” chung
o Lý luận diễn dịch: đi từ các quy tắc chung, nhận định khái quát đến việc áp dụng
vào các tình huống cụ thể

 Thực hành: Trong giờ thực hành, sinh viên sẽ tập phân tích và áp dụng những điều đã
học và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của nhóm hay cá nhân. Sinh viên sẽ được
cho các bài tập để sinh viên làm tại lớp hay chuẩn bị ở nhà.
o Làm việc cá nhân: việc ghi chép bài giảng trên lớp, đọc sách và tài liệu học tập,
tìm kiếm tài liệu tham khảo, ôn lại bài học, làm các bài tập cá nhân, vân vân,
đều là những yêu cầu thiết yếu đối với bản thân từng sinh viên để học tập tốt
môn này
o Làm việc nhóm: thảo luận nhóm trong giờ học và ngoài giờ học là một nét đặc
thù về phương pháp học tập môn Giao tiếp liên văn hóa.

 Sinh viên được khuyến khích phát triển khả năng tự học: đọc các sách tham khảo
ghi trong đề cương, tham khảo thêm tài liệu trong sách báo và Internet; ngoài ra sinh
viên có thể nộp bài tự luận (làm trên giấy hay email) cho giảng viên đánh giá

 Sinh viên được khuyến khích phát huy óc quan sát, tư duy phê phán-phản biện,
óc sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm khi học và thực hành các đề tài nhóm qua các

hình thức đóng vai, thuyết trình, đề án nhóm cuối khóa học.

 Trang thiết bị: để tạo điều kiện làm việc nhóm hiệu quả, phòng học lý tưởng được
trang bị các bàn ghế rời để có thể xếp lại thành một nhóm nhỏ. Máy chiếu và micro hỗ
trợ đặc biệt cho việc học.

G. Tài liệu học tập
1. Tài liệu bắt buộc
 Đề cương môn học (trên website của ĐH Hoa Sen)
 Các bài giảng tóm tắt (thông qua email)
 Các tài liệu bổ sung
 Các bài tập theo yêu cầu của giảng viên

2. Tài liệu tham khảo
 Althen, Gary (Phạm Thị Thiên Tứ b.d.), Phong cách Mỹ: Cẩm nang dành cho doanh
nhân, du học sinh, khách du lịch (Biên dịch từ cuốn American Ways: A guide for
foreigners in the United States), Nxb. Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 2006
 Axtell, Roger E. (Y Nhã LST biên dịch), Cử chỉ: Những điều nên làm và nên tránh
trong ngôn ngữ cử chỉ khắp thế giới (Biên dịch từ cuốn Gestures: The Do's and Taboos
of Body Language Around the World) Tái bản lần 2, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2003
 Caiger J.G., Mason R.H.P. (Nguyễn Văn Sỹ b.d.), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Lao động,
2008
 Dương Ngọc Dũng, Chuyên luận Nhật Bản học, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh,
2008
 Eiichi Aoki (Nguyễn Kiên Trường b.d.), Nhật Bản- Đất Nước và con người, Nxb văn
học, 2006
 Hữu Ngọc, Phác thảo chân dung văn hóa Pháp, Nxb Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh,
2006
 Lưu Ngọc Trinh, Kinh tế Nhật Bản- Những bước thăng trầm trong lịch sử, Nxb. Thống
kê, 2006

 Norio Tamaki, Yukichi Fukuzawa- Tinh thần doanh nghiệp của nước Nhật hiện đại,
Nxb Trẻ, 2008
 Potvin, Claude & Stedman, Nicholas, Dos & Don’ts in Vietnam, Amarin Printing &
Publishing Public Company Limited, Thailand, 2005
 Thomas, David C. & Inkson, Kerr, Cultural Intelligence, Berrett-Koehler Publishers,
San Francisco, 2004
 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, In lần thứ tư, Nhà xuất bản tổng
hợp Tp Hồ Chí Minh, 2004
 Varner, Iris & Beamer, Linda, Intercultural Communication in the Global Workplace,
3
rd
Ed., McGraw-Hill/Irwin, New York, 2005

H. Đánh giá kết quả học tập môn này (assessment)
Thành
phần
Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số
Thời điểm
Bài tập lớp
Phân bố trong
mỗi buổi học
Cá nhân hoặc theo nhóm 10%
Trong suốt tiến
trình học
Kiểm tra 1 60 phút Case- study (Điển cứu)
20%

Tuần 8

Kiểm tra 2
10-15
phút/nhóm

Đóng vai. SV thực hiện theo
nhóm
30%

Tuần 10

Thi 30 phút/nhóm Thuyết trình
40%

Trong suốt tiến
trình học
Tổng: 100%
* Ghi chú: Sinh viên không được công nhận điểm khi vắng quá 30%/tổng số tiết tham dự
lớp học.
Các chi tiết liên quan đến các hình thức đánh giá
1- Bài tập
Sinh viên sẽ được tích lũy điểm trong quá trình tiến hành các bài giảng trong toàn thời
gian học hỏi môn học này thông qua việc phát biểu, làm bài tập…

2- Kiểm tra giữa kỳ: Điển cứu
Mỗi sinh viên sẽ được cho một số tình huống được gặp trong môi trường làm việc đa
văn hóa và được yêu cầu phân tích tình huống này dưới góc độ giao tiếp liên văn hóa. Sinh
viên có thể được yêu cầu đưa ra một số lời khuyên để việc giao tiếp hiệu quả hơn. Bài làm này
thực hiện trong 45 phút, chiếm 30% tổng số điểm của môn học.

3- Kiểm tra 2: Đóng vai

Các sinh viên sẽ đóng vai trong một tình huống giao tiếp liên văn hóa. Sinh viên sẽ xây
dựng kịch bản xoay quanh vấn đề giao tiếp liên văn hóa và quay video clip với thời lượng
trung bình 10 phút/ nhóm, chiếm 30% tổng số điểm của môn học

4- Kiểm tra cuối kỳ : thuyết trình
Các sinh viên sẽ được chia thành nhóm, khoảng 4-5 người, để chọn và thuyết trình
trước lớp: đề tài có thể chọn theo một trong 5 phạm trù lớn của bài học, hoặc nói về giao tiếp
phi ngôn ngữ. Thời gian cho mỗi nhóm thuyết trình khoảng 30 phút. Bài này chiếm 30% tổng
số điểm của môn học.
I. Phân công giảng dạy
 Giảng viên điều phối
Họ và tên: ThS. Nguyễn Minh Hưng
Địa chỉ: F201- Đại học Hoa Sen – Lô 10 - Công viên Phần mềm Quang Trung
Điện thoại: 08 54370158 (số nội bộ: 180)
Email:
Lịch tiếp sinh viên: Công bố đầu học kỳ tại văn phòng Chương trình Giáo dục tổng quát

J. Kế hoạch giảng dạy


Tuần Nội dung Đánh giá
1
Giới thiệu đề cương
Bài 1- Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
 Một vài ví dụ thực tiễn
 Ngôi làng toàn cầu và vấn đề văn hóa
 Các cách thức vượt qua sự khác biệt văn hóa

2
Bài 2- Văn hóa và giao tiếp

Tổng quan về tác động của văn hóa lên tiến trình giao tiếp
 Tầm quan trọng của việc học hỏi văn hóa
 Hiểu biết văn hóa
 Cách đáp trả lại các nền văn hóa khác

3
Bài 2- Văn hóa và giao tiếp (tt)

4
Bài 3- Sốc văn hóa

5
Bài 4A- Các giá trị văn hóa đối lập nhau

6
Bài 4B- Các giá trị văn hóa đối lập nhau (tt)

7
Bài 5A – Giao tiếp phi ngôn ngữ

8
Kiểm tra giữa kỳ
Điển cứu
9
Bài 5B – Giao tiếp phi ngôn ngữ

10
Kiểm tra 2
Đóng vai
11

Bài 6- Tìm hiểu văn hóa Việt Nam
 Thuyết trình của sinh viên (theo nhóm)
 Điều nên làm và không nên làm trong văn hóa Việt
Nam dưới cái nhìn của người nước ngoài (tham khảo
và bình luận)

12
Bài 6- Tìm hiểu văn hóa Việt Nam trong kinh doanh

13
Bài 7- Tìm hiểu văn hóa Hoa Kỳ

14
Bài 8- Tìm hiểu văn hóa Nhật

15
Bài 9- Tìm hiểu văn hóa Pháp

×