Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THỂ TÍCH PHỔI Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.67 KB, 12 trang )

THỂ TÍCH PHỔI Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

TÓM TẮT
Mở đầu: Để tìm những chỉ số chức năng hô hấp có thể phản ánh mức độ
khó thở, chúng tôi khảo sát liên quan giữa mức độ khó thở với các thể tích
phổi trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD Việt Nam.
Mục tiêu: Tìm ra các thể thể tích phổi ở bệnh nhân COPD có mối liên quan
với độ khó thở với ý nghĩa thống kê.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả. Đo phế thân ký cho 55 bệnh
nhân COPD để ghi nhận các thể tích phổi: dung tích hít vào (IC), khí cặn
(RV), dung tích cặn chức năng (FRC), tổng dung lượng phổi (TLC), thương
số IC/TLC và kháng trở đường dẫn khí (Raw). Tìm mối liên hệ giữa các chỉ
số trên và mức độ khó thở đo bằng bảng câu hỏi của Hội đồng nghiên cứu Y
khoa MRC.
Kết quả: Trong 6 chỉ số khảo sát, chỉ có mối liên hệ giữa IC/TLC và độ khó
thở BMRC là có ý nghĩa thống kê.
ABSTRACTS
Background: In order to determine which parameters of lung volumes are
able to reflect the serverity of dyspnea we investigate their relationship in
ChronicObstructive Pulmonary disease
Objective:Find out parameter of lung volumes which has the relationship
with the severity of dyspnea with statistically significance.
Methods: Prospective, descriptive. The lung volumes of 55 COPD patients
were meanned by the Plethysmographic method. Their inspiratory capacity
(IC), Residual volume (RV), Functional residual capacity (FRC), total lung
capacity (TLC), the ratio of IC/TLC and Resistantce of the airway (Raw)
were recorded. The relationship between these parameters and the severity
of dyspnea, calculated by the medical research council MRC questionaire,
were investigated.
Conclusion: Among 6 investigated parameters, there was only the
relationship between IC/TLC and the severity of dyspnea MRC having the


statistically significance.
ĐặT VấN Đề
Do bị giới hạn luồng khí, đặc biệt là vì hiện tượng xẹp đường thở động học
xảy ra trong kỳ thở ra ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),
khí bị nhốt lại trong phế nang gây tình trạng bẫy khí
(5)
.
Tình trạng bẫy khí làm căng phồng lồng ngực, đặt cơ hô hấp vào một chiều
dài bất lợi cho việc thực hiện công hô hấp,vì vậy cơ thể phải mất nhiều năng
lượng hơn cho một công hô hấp nhất định, góp phần quan trong vào việc
khó thở của bệnh nhân.
Phổi căng phồng chủ yếu là do gia tăng khí cặn (RV), vì vậy dung tích hít
vào (IC) giảm trong khi tổng dung lượng phổi gia tăng (TLC)


Chỉ số hô hấp sự thay đổi chính trong COPD là thể tích thở ra gắng sức trong giây
đầu (FEV1) lại tương quan yếu với độ khó thở. Vì vậy, một số tác giả đã đề nghị
chỉ số IC/TLC đo được bằng phế thân ký, vốn thể hiện gián tiếp tình trạng bẫy khí
như là một chỉ số khách quan, cụ thể giúp theo dõi tình trạng khó thở của bệnh
nhân
(4)
.
Bên cạnh đó,phế thân ký còn đo trực tiếp các thể tích phổi khác,liên quan
đến các biến đổi trong COPD như khí cặn, khí cặn cơ năng, nên chúng tôi
cũng sẽ tìm hiểu mối tương quan giữa các thể tích phổi này với độ khó thở
của bệnh nhân COPD ở lần khám đầu tiên.
Tại Việt Nam, chúng tôi chưa đọc được y văn nào có liên quan đến vấn đề
này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
Thiết kế nghiên cứu

Tiền cứu mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân BPTNMT từ giai đoạn II đến khám và điều trị, có khả năng đo
phế thân ký tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh từ tháng 6/2006
-6/2007.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân chống chỉ định đo Phế thân ký hoặc không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiến hành
Bệnh nhân được chụp Xquang phổi thẳng trước khi đo Phế thân ký.
Bệnh nhân được cân đo và thực hiện làm phế thân ký có thể thử thuốc giãn
phế quản theo tiêu chuẩn của Hội hô hấp Châu Âu và Hội đồng lồng ngực
Hoa Kỳ năm 2005
(1)
Máy phế thân ký của hãng Viasyss Hoa Kỳ đáp ứng
đúng các tiêu chuẩn quốc tế
(1)
.
Các thể tích phổi sau đây được ghi nhận
. Dung tích sống (Vital Capacity: VC)
. Dung tích sống gắng sức (Forced Vital Capacity: FVC)
. Dung tích hít vào (Inspiratory Capacity: IC)
. Khí cặn (Residual Volume: RV)
. Khí cặn chức năng (Functional Residual Capacity: FRC)
. Tổng dung lượng phổi (Total Lung capacity: TLC)
. Kháng trở đường dẫn khí (Resistance of the Airway: Raw)
Bệnh nhân sẻ được ghi nhận độ khó thở theo hội đồng nghiên cứuY khoa
MRC
(7)
.

. Độ 0: chỉ khó thở khi làm nặng.
. Độ 1: khó thở khi đi vội trên đường bằng phẳng hay đi lên dốc thấp.
. Độ 2: Đi chậm hơn người cùng tuổi dù đi trên đường bằng phẳng với tốc
độ của mình.
. Độ 3: Phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 90m hay vài phút trên đường bằng
phẳng.
. Độ 4: Không thể ra khỏi nhà vì khó thở hay khó thở khi thay quần áo.
- Giai đoạn COPD phân bậc
Thu thập số liệu và thống kê: dùng phần mềm SPSS 14.0.
KếT QUả
Nghiên cứu với cỡ mẫu là 55 bệnh nhân.
Nam chiếm 87% (45 bệnh nhân), nữ chiếm 13% (7 bệnh nhân).
Độ tuổi trung bình: 63 tuổi ± 11,97
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn COPD
Giai đo
ạn
COPD
1 2 3 4
N
0 6 24 25
phần trăm % 0 11 44 45
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo bậc khó thở MRC
B
ậc khó
thở
0 1 2 3 4
n 11 21 20 3
% 20 38 36 6
Bảng 3: Trị số thể tích phổi và kháng lực đường thở của bệnh nhân COPD
N Trung

bình
SD
IC 52 1.7 0.67
RV 55 3.1 1.23
FRC 55 4.3 1.07
TLC 55 6.3 1.3
Raw 55 5.0 2.66
IC/TLC 52 0.266 9.41
FVC 55 3.05 0.92
VC 55 3.18 0.88
Bảng 5: Trị số trung bình của các trị số phế thân ký phân theo giai đoạn
COPD
Giai
đoạn

IC RV

FRC

TLC

IC/TLC

Raw

1
2 2.07

2.57


3.80

6.12

0.33 3.78

3 1.84

2.65

3.92

6.12

0.29 4.12

4 1.7 3.12

4.33

6.33

0.27 5.09

Bảng 6: Trị số trung bình của các trị số phế thân ký phân theo mức độ khó
thở BMRC
BMRC

IC RV


FRC

TLCIC/TLC

Raw

1 2.08

2.56

3.82

6.37

0.32 3.61

2 1.76

3.00

4.13

6.14

0.28 5.12

3 1.55

3.40


4.73

6.55

0.18 6.70

4 1.06

3.12

4.33

6.33

0.27 5.09

Bảng 7: Tương quan giữa độ khó thở BMRC và các thể tích phổi

BÀN LUẬN
Bệnh nhân COPD trong nghiên cứu này có tỷ lệ nam giới (87%) rất cao hơn
nữ giới (13%) cũng như các tác giả Việt Nam khác đã nhận xét
(2,8)
phản ánh
tình trạng hút thuốc lá chủ yếu là nam giới tại Việt Nam. Theo thống kê của
Bộ Y tế, tỷ lệ nam hút thuốc lá là 51,3% so với 2% của nữ giới.
Tuy nhiên GOLD 2006 cũng đề cập tới 2 nguy cơ khác của COPD là khói từ
chất đốt sinh khói và ô nhiễm khói, bụi độc tại nơi làm việc
(5)
.


Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 63 tuổi cho thấy bệnh nhân COPD đến
khám rất muộn. Điều này cũng phản ánh sự phân bố bệnh nhân theo giai
đoạn COPD không có bệnh nhân nào ở giai đoạn 1 mà chủ yếu ở giai đoạn 3
và 4 (89%). Tuy nhiên cũng có thể có yếu tố gây nhiễu là các bệnh nhân có
Xquang phổi gợi ý khí phế thủng và có khả năng kinh tế sẽ được chỉ định
làm Phế thân ký nhiều hơn.
Phân bố bệnh nhân theo bậc khó thở của Hội đồng nghiên cứu y khoa
(MRC)
(7)
từ bậc 0 đến bậc 4 cho thấy không có bệnh nhân nào ở bậc 0 (chỉ
có khó thở khi làm nặng) mà chủ yếu ở bậc 2 và 3 (74%). Khi phân phối chỉ
số các thể tích phổi và kháng lực đường thở theo giai đoạn COPD (bảng 5)
ta thấy có sự sụt giảm của dung tích hít vào (IC) và tỷ lệ của dung tích hít
vào (IC) trên tổng dung lượng phổi IC/TLC. Hai chỉ số này hiện nay đang
được các nhà khoa học quan tâm vì liên quan chặt chẽ đến sự khó thở và khả
năng gắng sức của bệnh nhân
(4)
bên cạnh chỉ số Borge 2). Ngược lại, do tình
trạng bẫy khí, các thể tích khí cặn (RV), dung tích cặn cơ năng (FRC), tổng
dung lượng phổi (TLC) đều tăng theo giai đoạn của COPD vốn dựa trên thể
tích thở ra gắng sức trong giây đầu (FEV1).
Kháng lực đường thở (Raw) là một chỉ số trực tiếp đo kháng lực đường thở.
Bảng 5 cho ta thấy Raw tăng dần theo giai đoạn của COPD. COPD càng
nặng sức cản đường dẫn khí càng tăng. Khi phân bố các thể tích phổi và
kháng lực đường thở theo mức độ khó thở MRC, thì sự tăng, giảm thuận
chiều như trên chỉ còn thấy ở chỉ số dung tích hít vào (IC). Dung tích hít vào
giảm dần khi COPD càng nặng. Tuy nhiên khi phân tích mối liên quan bằng
phương pháp Anova (Bảng 7) thì chỉ có tỷ lệ IC/TLC có liên hệ với mức độ
khó thở MRC có ý nghĩa thống kê (p=0,038). Điều này đã được nhiều nhà
khoa học đồng thuận

(5)
.

Độ khó thở là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng cuốc sống của bệnh
nhân
(6,8)
, nên chỉ số thăm dò chức năng về mặt thể tích phổi IC/TLC vốn có mối
tương quan có ý nghĩa thống kê với mức độ khó thở sẽ được dùng đánh giá một
cách khách quan diễn tiến và hiệu quả các biện pháp điều trị cho bệnh nhân
COPD.
KếT LUậN
Ngày nay đối với các bệnh lý mạn tính không thể chữa dứt như COPD,
người ta quan tâm hơn về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, độ khó thở,
khả năng vận động. Trong đó độ khó thở là mối quan tâm lớn nhất của bệnh
nhân, vì vậy có nhiều chỉ số đáng giá mức độ khó thở như MRC, thang điểm
Borg …Tuy nhiên các chỉ số này vẫn ít nhiều chủ quan nên việc tìm kiếm
một chỉ số khách quan bằng chức năng hô hấp vẫn là mục tiêu của nhiều tác
giả.
Nghiên cứu này đã cho thấy tỷ số dung tích hít vào trên tổng dung lượng
phổi IC/TLC có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với độ khó thở của
bệnh nhân phân theo MRC. Đây là chỉ số duy nhất trong các thể tích phổi và
kháng lực đường thở đo bằng phế thân ký có mối tương quan này.
Tuy nhiên chỉ số này có giữ được mối tương quan theo diễn biến của độ khó thở
theo thời gian hay không thì vẫn còn cần các nghiên cứu tiếp.

×