Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BỆNH PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234 KB, 36 trang )

BỆNH PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI

TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm những đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
phình động mạch chủ (đmc) bụng dưới động mạch (đm) thận ở người Việt
Nam để phát hiện những yếu tố liên quan chủ yếu đến sự hình thành, phát
triển túi phình ở người Việt Nam, qua đó có kế họach theo dõi, điều trị thích
hợp, tránh biến chứng .
Phương pháp: điều tra tiền cứu cắt ngang từ 1/10/2005 đến 15/7/2007
những bệnh nhân (bn) phát hiện phình đmc bụng dưới đm thận nhập bệnh
viện Bình Dân, có mổ hay không mổ, thu thập những dữ liệu về tuổi, giới,
nghề, nơi cư trú, tiền sử… các triệu chứng lâm sàng, các kết quả sinh hóa
máu, X quang, siêu âm, CT scan… Phân tích số liệu trên để tìm những yếu
tố đặc biệt liên quan đến bệnh từ đó có những khuyến cáo thích hợp cho việc
theo dõi, điều trị.
Kết quả: có 141 bn, 81 bn điều trị không mổ (57,4%) và 60 bn được mổ sửa
túi phình (42,6%). tỉ lệ nam/nữ 4/1, tuổi trung bình 74,1( 42-92), hầu hết
không mập (BMI trung bình 18). Cư trú tại thành thị gần bằng nông thôn
(53,2%, 46,8%). Lao động chân tay gấp 4 lần lao động trí óc (77,9%,
18,43%). Cao huyết áp đm 68%, hút thuốc lá nhiều 56%, bệnh mạch vành
51%. Khi khám 95% trường hợp (th) sờ được khối u bụng với dấu Debaky
(+) chiếm 93%, 47,5% bn đau khối u bụng, 28,3% có tổn thương mạch máu
hạ chi. Xét nghiệm cho thấy 49,6% có rối lọan Lipid máu, 19,1 % rối lọan
chức năng thận, 13,5% có tiểu đường. Trên 90% bn có bất thường trên ECG,
79,3% bn có hình ảnh thiếu máu cơ tim trên siêu âm tim. Siêu âm Doppler
cho thấy 90% th túi phình hình thoi, 4,25% hình túi, vỡ 13,46%, 81,6% có
xơ vữa thành mạch, 7,8% viêm dày thành mạch, tách vách 7,8%. MSCTA
cho kết quả khá khác biệt với siêu âm Dopper với 95,3% phình hình thoi,
4,7% hình túi, vỡ hay dọa vỡ 16,51%, phình viêm 14,96%, 3,93% có nhiều
hơn 1 túi phình trên đmc.
Kết luận: Phình đmc bụng dưới đm thận là bệnh lý của người cao tuổi, nam


mắc bệnh nhiều hơn nữ. Điều kiện sống, lao động, thể trạng rất ít liên quan
đến sự hình thành, phát triển túi phình. Phần lớn bệnh nhân có cao huyết áp
đm, thiếu máu cơ tim, hút thuốc lá nhiều. Hầu hết sờ thấy khối phình. Rối
lọan Lipid máu, xơ vữa đm, có liên hệ mật thiết đến hình thành và phát triển
túi phình. MSCTA có tái tạo 3 chiều vẫn là hình ảnh tốt nhất hiện tại để
đánh giá trong bệnh lý phình đmc bụng dưới đm thận.
ABSTRACT
Objective: to find clinical, para-clinical, epidemic particularities of
infrarenal AAA of Vietnamese, therefore detected main factors relationship
with creation & development Aneurysm, we can rely on this study to
monitor, therapy as well as avoid complication.
Method: This study is prospective, cross-sectional. We chose all patients
with infrarenal AAA who were operated or not on admitted to Binh Dan
Hospital from 01/10/2005 to 15/07/2007, collected data for age, sex,
occupation, place, history and clinical sign, para- clinical, X-ray,
ultrasound, CT-scan To analyze data find concerned factors this disease
from that point give the fit-recommendations for monitoring and AAA
therapy.
Result: Group study was 141 patients, 81 patients treated no surgery and 60
patients were operated. Rate of sex: male:female = 4:1, mid-age 74.1 (42-
92), BMI is 18. Lived in urban the same rural (53.2%, 46.8%). Manual labor
was 4 times more than intellectual work. (77.9%, 18.43%). High blood
pressure was 68%, smoking was 56%, and coronary disease was 51%. 95%
cases feeling tumor in abdomen with debaky (+) sign was 93% and 47.5%
patients with pain. 28.3% patients have lower limbs ischemia. Blood test
shown that 49.6% patients disordered lipid, 19.1% patients have renal
insufficiency, 13,5% with diabetes. Over 90% patients was abnormal ECG,
79.3% patients have myocardic ischemia on Doppler US. The colour
Doppler US detected 90% patients with fusi-form aneurysm, 4.25% patients
with saccili-form, ruptured AAA 13.46%, etheromatous arteries 81,6%, and

inflammatory arteries 7.8%, dissecting of aortic wall 7.8%. The MSCTA
detected quite different images: 95.3% fusi-form, 4.7% saccili-form,
ruptured AAA 16.51%, inflammatory arteries 14.96%, 3.93% patients have
more one aneurysm.
Conclusion: Infrarenal AAA was older disease. Rate male was sick more
than female. Living condition, labor, and habitués were a little relation to
create and develop aneurysm. Most patients have arterial hypertension,
myocardic ischemia, and smoking. Almost patients have an abdominal
pulsative mass. Disordered lipidemia, atherosclerosis, have a relationship
with creation and development of AAA. MSCTA is the best present
technique assess infrarenal AAA.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phình đmc bụng dưới đm thận thường gặp ở người cao tuổi và có liên
hệ với xơ vữa thành mạch. Diễn tiến tự nhiên là túi phình sẽ lớn dần dẫn đến
vỡ. Vỡ túi phình đmc là biến chứng (BC) trầm trọng, gây tử vong (TV) cao
vì sốc mất máu cấp tính. Những bn này thường không được quản lý, theo dõi
và điều trị dự phòng
(5, 20, 22)
.
Tại bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh, thống kê cho thấy tỉ lệ TV
khi mổ cấp cứu phình ĐMC bụng dưới ĐM thận vỡ hay dọa vỡ cao trên
50%, chưa kể những BN TV ở nhà, trên đường đến bệnh viện và ở phòng
cấp cứu trước mổ. Ngược lại, những BN được mổ kế hoạch, TV chỉ dưới
5%.
Để có thể điều trị bệnh kịp thời cần tìm ra các yếu tố liên quan tạo thuận lợi
cho bệnh phình ĐMC bụng dưới ĐM thận hình thành, phát triển và vỡ để
phòng ngừa. Ở Việt Nam, có một vài nghiên cúu bước đầu về dịch tể học và
những đặc điểm của bệnh phình ĐMC bụng nhưng chưa đầy đủ
(5, 22)
. Vì vậy

chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu sâu vấn đề dịch tễ của bệnh phình ĐMC
bụng dưới ĐM thận.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN bị phình
ĐMC bụng dưới ĐM thận.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra tiền cứu cắt ngang từ ngày 1/10/2005 đến 15/7/2007 những bệnh
nhân phát hiện bị bệnh phình ĐMC bụng dưới ĐM thận nhập bệnh viện
Bình Dân, có mổ hay không mổ, về dịch tễ học: tuổi, giới, nghề…; về xét
nghiệm: sinh hóa máu: lipid, urê, creatinin…; về hình ảnh: SA Doppler màu
ĐMC bụng và các nhánh, ĐM cảnh, ĐM thận, ĐM vành, ĐM hạ chi; MSCT
ĐMC bụng và các nhánh. Từ các kết quả trên tìm các đặc điểm bệnh phình
ĐMC bụng dưới ĐM thận, các yếu tố liên quan để có thể phần nào phòng
ngừa, phát hiện bệnh, nhưng chủ yếu để theo dõi diễn tiến và chỉ định điều
trị thích hợp.
TỔNG QUAN
Dịch tễ học
Trên thế giới, phình ĐMC bụng ở dưới ĐM thận là phình ĐMC thường gặp
nhất
(8,10,12,13,19)
. Ở nước ta cũng vậy
(22)
.
Theo định nghĩa, phình ĐMC bụng là một đoạn ĐMC bụng dãn lớn ít nhất
50% đường kính ĐMC bình thường ngay trên túi phình của người đó. Vì
đường kính (ĐK) ĐMC bụng lớn dần theo tuổi và rất khác biệt giữa nam và
nữ nên trong thực tế, ở các nước phương Tây, khi ĐK đoạn ĐMC dãn >
30mm thì gọi là phình.
Thành mạch dãn rộng do sự thoái hóa mạn tính thành mạch, thường do xơ
vữa, làm cho thành mạch giảm dần tính đàn hồi, không đáp ứng nhịp nhàng

với áp lực thay đổi trong lòng mạch khi tim hoạt động dẫn tới nơi dãn ngày
càng rộng hơn. Kích thước túi phình thường tăng chậm trong nhiều năm rồi
thình lình lớn nhanh và vỡ ra
(6,16)
.
Bệnh thường liên quan với tuổi, giới, gia đình; nhiễm trùng, xơ vữa, tăng
hoạt động men protease trong thành mạch, rối loạn tổng hợp sợi collagen và
fibrillin
(6,16)
.
Ở các nước công nghiệp, tỷ lệ phình ĐMC bụng ở người cao tuổi là 2%. Các
nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phình ĐMC bụng tăng rõ qua mỗi thập kỷ, một
phần là do tuổi thọ tăng và phần khác là do phương tiện chẩn đoán hình ảnh
ngày càng tốt hơn
(1,16)
.
Bệnh thường xảy ra ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ là từ 3/1 đến 8/1, nhưng từ 70
tuổi trở lên thì nam nữ gần như nhau
(21)
.
Yếu tố gia đình của bệnh phình ĐMC đã được xác định rõ
(21)
: di truyền và
liên hệ với giới tính. Phình ĐMC bụng dưới ĐM thận ở giới nữ hầu như luôn
có tiền căn gia đình. Nguy cơ của những thành viên thế hệ sau gấp 11.6 lần
hơn thành viên thế hệ trước có cùng giới và tuổi. Vì vậy, nên tầm soát bằng
SA cho những thành viên nữ trong gia đình BN phình ĐMC bụng. Ở nữ
giới, phình ĐMC gia đình có khuynh hướng xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn
(21)
.

Xơ vữa thành mạch là nguyên nhân chính gây phình ĐMC bụng. Xơ vữa
thành mạch cũng là bệnh chung cho cả hệ thống ĐM, thường gây hẹp các
ĐM trung bình và nhỏ. Vì thế khi phát hiện phình ĐMC bụng, có thể có
nhiều tổn thương ở các ĐM khác, hoặc chưa hoặc đã gây ra triệu chứng như
ĐM vành là từ 33% đến 68%, ĐM các chi dưới là 25%, ĐM cảnh là 20%,
ĐM thận là 15%
(8)
.
Hình 1: Phình ĐMC hình thoi
Hình 2: Phình ĐMC lớn
Các yếu tố thuận lợi làm cho phình ĐMC bụng phát triển nhanh và vỡ là cao
HA, đặc biệt là cao HA tâm trương. hút nhiều thuốc lá và bệnh phổi tắc
nghẽn. Điều này được chứng minh trong các nghiên cứu giải phẫu tử thi ở
người cao HA và hút thuốc lá, tỷ lệ phình ĐMC bụng chưa vỡ là từ 38% đến
60% và vỡ là 75%
(8)
.
Phình ĐMC đoạn dưới ĐM thận thường gặp nhất, chiếm hơn 80% các TH
phình ĐMC. Nhiều nghiên cứu về sự hình thành và phát triển túi phình
ĐMC đoạn dưới ĐM thận cho thấy: 1- Đoạn ĐMC này có ít lớp mô-tế bào
đàn hồi (elastic lamellae) so với các đoạn ĐMC phía trên, 2- Thành mạch
đoạn nầy ít máu nuôi (vasa vasorum) lại thường bị xơ vữa nên đàn hồi kém,
3- Huyết động học tác động lên thành mạch mạnh hơn ở các đoạn trên, vì
đoạn ĐMC này không có mạch nhánh lớn và dòng chảy dội lại khi vấp phải
chỗ chia đôi ĐM chậu, 4- Đoạn ĐMC này di động nhiều hơn so với đoạn
trên.
Dạng phình ĐMC bụng dưới ĐM thận điển hình là hình thoi, thường phát
triển ngay dưới ĐM thận kéo dài đến chỗ chia đôi của ĐMC- chậu (hình
Hình 1, Hình 2).
Diễn tiến túi phình

Trong quá trình phát triển, qua nhiều năm, túi phình không gây ra triệu
chứng cho đến khi đủ lớn mới có triệu chứng. Đau là triệu chứng thường
gặp. Đau nhiều, liên tục ở vùng túi phình là triệu chứng báo hiệu túi phình
sắp vỡ. Hai BC quan trọng khác của túi phình là tắc lòng túi phình do huyết
khối và tắc xa do cục huyết khối trên thành túi phình tách ra, trôi theo dòng
máu đến các ĐM chi dưới gây hoại tử chi, nếu không cứu chữa kịp thời.
Hình 3: Phình ĐMC vỡ (cắt ngang)
Nguy cơ vỡ phụ thuộc trực tiếp vào kích thước của túi phình (Hình 3). Ở các
nước phương Tây, vỡ túi phình là diễn tiến tự nhiên của những túi phình có
ĐK >60mm
(8,10,19)
. Khi đường kính túi phình > 50mm, nguy cơ vỡ hàng năm
là từ 20 đến 40%. Ở Mỹ tử vong do vỡ phình ĐMC bụng hàng năm là
15.000 người
(14)
.
Nguy cơ vỡ phình ĐMC bụng dưới ĐM thận / ĐK túi phình
(7, 9, 10)

Kích thước túi
phình
Nguy cơ vỡ trong
5 năm
< 50mm 2%
50 – 59mm 25%
60 – 69mm 35%
> 69mm 75%
Túi phình ĐMC dưới ĐM thận lớn dần theo thời gian. Trung bình mỗi năm,
túi phình ĐMC dưới ĐM thận lớn thêm 5mm ĐK
(4,11)

, túi phình càng lớn thì
tốc độ lớn càng nhanh. Phình có thể lớn nhanh bất thường phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như HA tâm trương cao, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc
nghẽn, suy tim nặng và lớn tuổi. Vì vậy, nếu túi phình lớn nhanh (> 5mm/
năm), đau bụng (sắp vỡ), gây BC tại chỗ (hẹp, nghẹt, rò) hay gây BC xa (tắc
mạch hạ chi) thì nên chuẩn bị PT.
Lâm sàng và định bệnh
Ở nhóm BN được khám bệnh định kỳ, đa số phình ĐMC dưới ĐM thận
(75%) được phát hiện khi chưa có triệu chứng như thấy hay sờ được một
khối u bụng đập theo nhịp tim không đau, SA thấy được túi phình.
Khám lâm sàng cẩn thận vẫn là phương pháp chẩn đoán chính trong phần
lớn TH phình ĐMC bụng dưới ĐM thận. Túi phình ĐMC bụng dưới ĐM
thận thường sờ thấy quanh rốn. Theo De Bakey, nếu bờ trên túi phình sờ
được ở dưới bờ sườn, túi phình ĐMC chắc hẳn nằm dưới ĐM thận. Ở những
BN ốm, đặc biệt ở những người cột sống ưỡn, có thể sờ thấy ĐMC, dễ nhầm
với ĐMC bị phình, ĐMC ngoằn ngoèo lệch trái, di động được là những tính
chất giúp phân biệt với túi phình ĐMC. Túi phình ĐMC cũng có thể nằm
lệch sang phải hay trái đường giữa bụng. Sờ túi phình sẽ có cảm giác một
khối u co dãn theo chiều ngang đập theo nhịp tim (đập mạch). Kích thước túi
phình có thể ước lượng được khi sờ, ở những BN ốm. Ở những BN mập khi
túi phình sờ được thì thường lớn hơn 60mm.
Túi phình đau thường gặp do có máu đông chen vào thành mạch và 1 mảng
của lớp trong thành mạch (intima) hay cả lớp giữa (media) tách ra, lớp ngoài
(adventice) bung lớn, khiến cho khối phình có hình ảnh không đều (hình
MSCT tái tạo 3 chiều cho thấy túi phình hình thoi vách không đều), sẽ là
nguy cơ sắp vỡ.
Túi phình lớn có thể chèn ép hỗng tràng hay tá tràng gây nghẹt ruột cao. Định
bệnh nhờ chụp hình bụng đứng không sửa soạn và siêu âm bụng.
Túi phình viêm thường gây đau bụng và đau lưng âm ỉ, mơ hồ ở 2/3 trường
hợp. BN còn có các triệu chứng mệt mỏi, mất ký, chán ăn, tốc độ máu lắng

cao trong ¾ BN. Chèn ép các tạng do mô xơ viêm quanh túi phình có thể
xảy ra với tá tràng, tĩnh mạch chủ dưới và niệu quản.
Hình 4: Siêu âm phình ĐMC
Hình 5: Siêu âm phình ĐMC vỡ
SA, đặc biệt là SA Doppler, là phương tiện chẩn đoán hình ảnh (Hình 4,
Hình 5) đơn giản, an toàn, rẻ tiền, được xử dụng trước tiên để chẩn đoán và
để theo dõi túi phình ĐMC dưới ĐM thận. SA tốt còn được dùng để đánh
giá dòng chảy các ĐM thận, ĐM các tạng và ĐM chậu-đùi. Tuy nhiên SA
không cho thầy đầy đủ thông tin về đoạn ĐMC cạnh thận và trên thận, cũng
như túi phình ĐMC dưới ĐM thận ở những BN mập hay ở những BN có
nhiều hơi trong ruột non.
Hình 6: Hình MSCT thẳng
Hình 7: Hình MSCT chếch
CT có cản quang có thể cung cấp chính xác những đặc điểm của toàn bộ
ĐMC. Những phần mềm CT xoắn và nhất là MSCT (Hình 6, Hình 7) giúp
tái tạo hình ảnh 3 chiều của túi phình và của ĐMC. Độ chính xác của CT
không bị ảnh hưởng bởi hơi trong ruột, tình trạng béo phì. CT cung cấp
thông tin chính xác về đặc điểm, độ dày của thành mạch, vị trí của các ĐM
thận và ĐM chậu để dự kiến vị trí cắt - ghép. CT đặc biệt hữu ích khi khảo
sát tình trạng vỡ, tách vách, lòng mạch, mô chung quanh (viêm, máu nằm
ngoài lòng ĐMC). CT còn được dùng trong giai đoạn hậu phẫu để phát hiện,
đánh giá các BC nghi ngờ của mạch ghép. Chống chỉ định CT có cản quang
ở người bị suy thận và người bị dị ứng với thuốc cản quang có iodine.
MRI (Hình 8) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn SA và CT. Hình ảnh 3 chiều
cho phép quan sát lòng túi phình, các cấu trúc giải phẫu bên ngoài theo 4
hướng nhìn khác nhau, cho phép bác sĩ PT thấy được chỗ hẹp, ĐM thận và
mối liên hệ với cấu trúc quanh ĐM. Tuy nhiên khảo sát ĐMC bằng MRI
cũng có những hạn chế như khi chưa có phần mềm hỗ trợ thích hợp, tốn
kém, hạn chế kỹ thuật ở BN mập hay ở BN có đặt máy tạo nhịp tim. Cho
nên, MRI chỉ nên sử dụng thay cho CT có cản quang hay chụp hình ĐMC

xóa nền (DSA) ở những BN bị dị ứng thuốc cản quang hay BN bị suy thận
nặng.
Chụp hình ĐM, nhất là DSA (Hình 9) tuy không cho biết chính xác kích
thước cũng như có phình ĐMC hay không nhưng khá hữu ích khi khảo sát
đặc điểm giải phẫu của ĐMC, đặc biệt là các ĐM thận, ĐM tạng và ĐM tuỷ
sống. Trước kia, khi chưa có CT xoắn hay MSCT, chụp hình ĐMC để biết
những chi tiết cần thiết của ĐMC và các nhánh trước khi PT là cần thiết. Vì
chụp hình ĐMC có thể gây BC như tách vách, thuyên tắc ĐM ở chỗ luồn
kim nên không có chỉ định đại trà. Ngày nay MSCT 64 có phần mềm, tái tạo
3 chiều có thể cho thấy gần toàn bộ các mạch nhánh lớn nhỏ, kể cá các tuần
hoàn bàng hệ và các chỗ rò trong các khối u mạch máu. Do đó, có thể chỉ
dùng MSCT có cản quang là đủ để định bệnh và đủ để chỉ định điều trị và
PT (trừ TH suy thận thì phải dùng MRI).
Hình 8: Hình ảnh MRI
Hình 9: Hình chụp DSA
ECG thường qui không đủ để đánh giá bệnh tim tiềm ẩn. Chụp ĐM vành tốn
kém và có thể gây BC, không phải là phương pháp tầm soát thích hợp cho
những BN không triệu chứng. SA tim lúc nghỉ bỏ sót nhiều BN bị bệnh
mạch vành tiềm ẩn và không phát hiện được đa số TH mất khả năng bù trừ
của tim. SA tim kích thích bằng dobutamine hay xạ hình cơ tim bằng
dipyridamole-thallium giúp phát hiện bệnh mạch vành tốt hơn. SA tim kích
thích bằng dobutamine có thể khảo sát những thay đổi cử động thành cơ tim
bằng cách tăng liều dobutamine, xạ hình tim bằng dipyridamole-thallium
thường được sử dụng trước mổ rộng rãi hơn để đánh giá nguy cơ bệnh cơ
tim. Kết quả xạ hình dựa trên vùng bắt đồng vị phóng xạ chọn lọc. Bình
thường, đồng vị phóng xạ được hấp thu đều khắp cơ tim, vùng nhồi máu cũ
(sẹo) không bắt đồng vị phóng xạ, kể cả ở thời điểm chậm, vùng cơ tim
thiếu máu còn khả năng sống, bắt đồng vị phóng xạ chậm do có sự phân
phối lại máu.
Mới đây Eagles và CS đưa ra 5 yếu tố nguy cơ tim sau mổ: (1) BN > 70 tuổi;

(2) BN có tiền sử nhồi máu cơ tim với sóng Q rõ trên ECG; (3) BN bị tiểu
đường; (4) BN bị CHF, (5) BN có cơn đau thắt ngực. Các yếu tố trên cho
biết hẹp-nghẹt mạch vành ở những bệnh nhân này cao và phải chụp hình
mạch vành để điều trị mạch vành cùng lúc hay trước khi mổ cắt-ghép ĐMC
bụng.
Bệnh suy tim ứ máu, bệnh van tim, nếu EF > 60% thì có thể mổ ghép phình
ĐMC bụng an toàn, nhưng nếu EF thấp hơn thì cần điều trị bệnh tim trước
hay thay đổi kỹ thuật mổ và kỷ thuật vô cảm.
Có thể tiên lượng nguy cơ tim sau mổ qua hoạt động hằng ngày của BN,
được đánh giá theo DAI (Duke Activity Index): đơn vị tính là MET. 1 MET
= Oxy tiêu thụ ở 1 người nam 40 tuổi, 70 kg khi nghỉ. Nếu BN tiêu thụ oxy
< 4 MET thì nguy cơ tim sau mổ rất cao.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Tổng cộng có 141 bệnh nhân (Trích ngang 81 BN chưa mổ và 60 BN đã
mổ):
Bảng 1
Chỉ định điều trị BN Tỉ lệ %
ĐT nội khoa-theo dõi

81 57,4
ĐT ngoại khoa 60 42,6
Tổng 141
Phái
Bảng 2
Phái Nam Nữ Tổng
Số bn 112 29 141
Tỷ lệ % 79,4 20,6
Tuổi
Bảng 3
Tuổi BN Tỉ lệ %

Tuổi BN Tỉ lệ %
< 50 5 3,5
50-59 6 4,3
60-69 32 22,7
70-79 71 50,4
80-89 25 17,7
> 89 2 1,4
Tổng 141 100
Tuổi trung bình: 74,1, đa số tập trung trong độ tuổi 60-80. Nam bị phình
ĐMC bụng nhiều hơn nữ 4 lần (Nam= 79,4%, nữ = 20,6%). Hầu hết không
mập (Cân nặng trung bình 56kg, BMI trung bình: 18).
Cư trú
Bảng 4
Cư trú BN Tỉ lệ %
TP HCM 75 53,2
Các tỉnh 66 46,8
Tổng 141 100
Cư trú TP Hồ Chí Minh: 53,2%, các tỉnh: 46,8%.
Nghề
Bảng 5
Nghề BN Tỉ lệ
%
Lao động chân tay 112 77,94
Lao động trí óc 26 18,43
Không lao động
(thương tật)
3 2,12
Tổng số 141 100
Đa số là nam lao động chân tay, mức sống thấp đã nghỉ do tuổi cao, sức yếu.
Số lao động trí óc đa số ở thành thị, hầu hết đã nghỉ hưu.

Tiền căn
Bảng 6
Tiền căn BN Tỉ lệ %

Cao HA 96 68
Hút thuốc lá nhiều 79 56
Bệnh mạch vành 72 51
NMCT cấp 2 1,4
Đã đặt stent mạch
vành
6 4,3
Lao phổi cũ và mới 9 6,4
Đoạn chi/ vết thương 1 0,7
Đoạn chi/tắc mạch 1 0,7
Tắc ĐM 2 chân 1 0,7
Suy tủy 1 0,7
Di chứng TBMMN 2 1,4
Đa số bị cao HA nhưng chỉ hơn 50% được điều trị và theo dõi. Hút thuốc lá
nhiều chiếm hơn 50% các trường hợp. Ngoài ra bệnh mạch vành và bệnh
phổi chiếm một tỉ lệ rất đáng kể trong tiền căn.
Lý do nhập viện
Bảng 7
Lý do nhập viện chính BN Tỉ lệ
%
Khối u bụng đau 67 47,5
Đau bụng quanh tốn
hay đau lưng
54 38,2
Đi đau cách hồi 4 2,8
Đau chân 4 2,8

Mệt, suy mòn 7 4,9
Tiểu máu 2 1,4
Bí tiểu 1 0,7
Táo bón 1 0,7
Tiêu phân đen 1 0,7
Tổng 141 100
47,5% bệnh nhân nhập viện là do khối u bụng đau, 14% là do phát hiện tình
cờ khi khám những bệnh khác cho thấy bệnh phình ĐMC bụng dưới ĐM
thận chưa được phát hiện và quản lý tốt, bệnh nhân đến bệnh viện điều trị
khi đã có biến chứng.
Lâm sàng
Khối u bụng
Bảng 8
U bụng BN Tỉ lệ %

Thấy được 104 73,75
Sờ được 134 95
De Bakey (+) 132 93,6
U tại rốn 51 36,17
U lệch trái 74 52,48
U lệch phải 16 22,56
2-3 khối u 18 25,38
Đau trên hay quanh u 31 21,98
B
ụng căng, phản ứng,
không rõ u
8 5,67
Hầu hết BN có khối u bụng sờ được với dấu hiệu De Bakey (+)
Bệnh mạch máu phụ thuộc
Bảng 9

Dấu hiệu BN Tỉ lệ %

Thiếu máu chi dưới nặng

11 7,8
Mạch bẹn 2 bên (-) 7 5
Mạch nhượng (-) 17 12
Mạch bàn, cổ chân (-) 40 28,3
Có 28,3% có tổn thương mạch máu hạ chi đi kèm nên trước mổ cần khám kỹ
mạch bẹn, mạch nhượng và mạch cổ, bàn chân. Nếu mạch không rõ nên cho
chụp MSCTA hay DSA các ĐM từ chậu xuống bàn chân để có chỉ định mổ
sớm với các phương pháp phẫu thuật thích hợp.
Bệnh kết hợp
Bảng 10
Bệnh kết hợp hiện mắc BN

T
ỉ lệ
%
B
ệnh van tim, rung nhĩ, tăng
áp phổi
63 44,6
Bệnh phổi (vi
êm mãn,
COPD, lao, ung thư)
12 8,5
Suy thận 22 15,6
Tiết niệu khác (Sỏi, u) 4 2,8
Bệnh tuyến ti

êu hoá lành tính
(viêm, lao, tăng áp TM
cửa…)
10 7
U tuyến tiêu hoá 4 2,8
Bệnh ống ti
êu hoá lành tính
(viêm loét, lao, túi ngách)
6 10
Bệnh ống tiêu hoá ác tính 2 1,4
Suy tuỷ 1 0,7
Bệnh kết hợp hiện mắc BN

T
ỉ lệ
%
Tiểu đường 15 10,6
Thiếu máu mãn tính 17 12
Tiểu cầu < 70.000 2 1,4
Các bệnh nền quan trọng như tim, đặc biệt là suy tin ứ máu, bệnh phổi, đặc
biệt là COPD, suy thận, tiểu đường chiếm một tỉ lệ quan trọng, cần điều trị
trước khi mổ ghép ĐMC bụng kế hoạch hầu giảm tỉ lệ BC và TV sau mổ.
Đặc điểm xét nghiệm
Sinh hoá máu
Bảng 11
Sinh hoá máu Số
BN
%
VDRL + 2 1,4
RL lipid máu (Cholesterol,

Triglycerid, HDL, LDL)
70 49,6

Creatinine >100 27 19,1

Đường > 8 19 13,5

Hct < 30% 18 12,8

Bạch cầu>10.000 18 17
Rối loạn chuyển hoá các thành phần lipid máu
Bảng 12
Các thành ph
ần lipid
máu bất thường
Số BN

%
Cholesterol > 4.9mmol/l 63 44,7
Triglycerid > 1.7mmol/l 73 51,7
HDL < 0.9mmol/l 19 13,4
LDL > 4mmol/l 78 55,3
Xét nghiệm cho thấy, đa số có rối loạn chuyển hoá lipid, trên 50%, đặc biệt
là rối lọan các thành phần lipid chính gây xơ vữa ĐM, nguyên nhân dẫn đến
cao huyết áp và các bệnh mạch vành, mạch thận, mạch cảnh. Ngoài ra suy
thận và tiểu đường cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Thiếu máu và bạch cầu
cao, đa số là do một số túi phình bị vỡ, đang chảy máu.

×