Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huyền bí, li kỳ như Đảo Phục Sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.11 KB, 5 trang )

Huyền bí, li kỳ như Đảo Phục Sinh
Những di tích còn sót lại của một nền văn minh đã biến mất luôn thu hút niềm đam mê khám phá
của khách du lịch.
Đảo Phục Sinh, theo tiếng bản địa là Rapa Nui ("Đại Rapa") hoặc Isla de Pascua trong tiếng Tây
Ban Nha, là một hòn đảo ở phía Nam Thái Bình Dương thuộc Chile. Tọa lạc cách Chile lục địa
khoảng 3600 km về phía Tây và 2075 km Đông của đảo Pitcairn và là một trong những hòn đảo
cô lập nhất thế giới. Nó được gọi là đảo "Phục Sinh" vì đã được những người Hà Lan phát hiện
ra trong ngày Chủ Nhật Phục Sinh năm 1722.

Đảo này được tạo thành từ 3 núi lửa: Poike, Rano Kau và Terevaka. Đảo Phục Sinh rất nổi tiếng
với các moai - tượng người bằng đá đứng dọc theo bờ biển. Tượng trên đảo Phục Sinh có hình
dáng và kiểu cách đặc biệt. Mỗi tượng được tạc từ một tảng đá núi lửa nguyên khối.

Những bức tượng được khắc theo hình người, có hốc mắt, đôi tai dài, tay được khắc khép sát
người với các ngón tay dài. Tượng không có chân và kết thúc ở bụng. Đôi lúc, lưng tượng cũng
tạc bằng tác phẩm chạm nổi thấp, với nhiều đường thẳng, cong và xoắn ốc tượng trưng cho các
hoạ tiết hình xăm biểu thị địa vị xã hội.


Trong các bức tượng, không hề có hai bức giống hệt nhau. Vì vậy, người ta giả thiết rằng đây có
thể là chân dung của cá nhân, các bậc huynh trưởng trong bộ tộc. Phần chạm khắc sinh động nhất
là phần đầu: miệng, mũi, cằm nhô ra, và hai đường chân mày lồi. Phần ót nhìn chung dẹt, nhưng
đôi tai thon dài nổi bật ở cả hai bên.


Về kích thước, tượng trên đảo Phục Sinh có chiều cao thay đổi từ 2 m đến 10 m. Ban đầu, tượng
được đặt lên các tấm móng hành lễ (hiện còn khoảng 250-300 tấm), còn gọi là "ahu", vòng quanh
bờ biển của đảo. Tượng lớn nhất đặt thành công là tượng Paro nặng 82 tấn. Tượng lớn nhất trong
tất cả các tượng, tên là ElGigante (Người khổng lồ) dài 20 m, nặng khoảng 270 tấn, vẫn còn bỏ
lại tại mỏ đá Rano Raraku quarry. Mỏ đá này còn 394 tượng bỏ phế.



Theo một số giả thiết, tác giả của những bức tượng này là những người Polynesian (những người
làm chủ vùng biển Thái Bình Dương vào thời điểm này) thực hiện vào khoảng năm 1000-1100
sau Công Nguyên. Điều khiến nhiều chuyên gia thắc mắc là tại sao những người Polynesian lại
có được kỹ thuật đẽo đá tinh xảo và tại sao họ lại tạo ra được những bức tượng "vượt quá sức
người" như vậy.


Trong khi tình cờ phát hiện một bức tượng bị ngã mặt úp xuống đất, người ta phát hiện ra rằng
ngày xưa các hốc mắt được trang trí bằng san hô. Ngoài ra hiện nay còn sót lại khoảng 58 "khăn
vành" trên đầu tượng làm bằng xỉ núi lửa màu đỏ, cao khoảng 1,8 mét với đường kính lên đến
1,9 mét và nặng 11 tấn. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy được khoảng 25 "khăn vành" như vậy ở
nơi mà người Polynesian đang thực hiện chúng.


Các bức tượng nằm rải rác khắp đảo, dường như công trình này chưa được hoàn thành và đã bị
chấm dứt một cách vô cùng đột ngột. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng giả thuyết người
Polynesian tự ăn thịt nhau là được nhiều người đồng tình nhất.

×