Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quá trình bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại BVHN part5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 7 trang )


29
trưởng và hiệu quả, ngoài việc củng cố, hoàn thiện, tiếp tục phát triển các
nghiệp vụ truyền thống có doanh thu cao, Bảo Việt Hà Nội đã và đang tìm
cách phát triển các nghiệp vụ khó khai thác như bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh sau cháy.
2.2. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH TRIỂN
KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH TẠI
BẢO VIỆT HÀ NỘI
2.2.1. Những thuận lợi cơ bản
Khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Việt Nam
đã thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Có thể nói đây là sự "cởi trói" tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho
các đơn vị phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để mở rộng và thúc đẩy
sản xuất phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc VI được đánh giá là sự kiện làm
"hồi sinh" nền kinh tế xã hội Việt Nam, một bước ngoặt của công cuộc đổi
mới toàn diện đưa đất nước từ chỗ bế tắc dần dần đi vào thế ổn định và khởi
sắc. Từ đó đến nay, Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát
triển kinh tế xã hội như giữ vững nền kinh tế tăng trưởng và ổn định, khống
chế chỉ số lạm phát ở mức vừa phải, tăng đầu tư trong nước và nước ngoài,
tăng thu nhập doanh nghiệp, nâng cao đời sống người dân về kinh tế cũng như
về văn hoá xã hội, Điều kiện kinh tế, xã hội càng phát triển, người dân
không còn chỉ lo nghĩ đến cái ăn, cái mặc mà họ đã nghĩ xa hơn, đó là làm sao
để có cuộc sống ổn định. Đây chính là nền tảng cho ngành bảo hiểm Việt
Nam phát triển.
Trong vài năm gần đây, trên thế giới xảy ra không biết bao nhiêu biến động cả
về kinh tế lẫn chính trị, ảnh hưởng đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia,

30
đặc biệt là các nước phát triển cao như Nhật, Hàn quốc, Thái Lan,


Argentina, Đặc biệt vụ khủng bố xảy ra trên nước Mỹ vào ngày 11/9/2001
đã làm cho kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới lao đao và năm 2001
được đánh giá là một năm u tối trong lịch sử kinh tế thế giới. Trong bối cảnh
như vậy, Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn giữ được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong vài năm qua, năm 2001 tốc độ tăng trưởng kinh tế
của nước ta là hơn 6%. Hơn nữa, đầu năm 2002, Việt Nam đã nhận danh hiệu
"Thủ đô Hà Nội - thành phố an ninh nhất thế giới" do UNESCO công nhận.
Điều đó khẳng định rằng trong khi nền kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến
động phức tạp, rối ren thì Việt Nam vẫn là quốc gia có nền kinh tế, chính trị
ổn định, tạo môi trường an toàn thu hút đầu tư. Tất cả những điều đó đã tạo cơ
hội thuận lợi cho ngành bảo hiểm nước nhà phát triển, từ việc khai thác tới
việc sử dụng tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư. Đặc biệt, khi đầu tư phát
triển thì nhu cầu bảo toàn vốn kinh doanh càng được chú trọng và điều đó tạo
cơ sở vững chắc cho bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, do thực hiện xoá bỏ nhanh chóng cơ chế tập trung bao cấp, đổi
mới cơ chế quản lý, thực hiện giao vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, làm
cho việc bảo toàn và phát triển vốn trở nên rất khó khăn và nặng nề. Đặc biệt
với Thông tư 82/TCLN ngày 31/12/1991 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số
332/HĐBT của Bộ Tài chính hướng dẫn "Nhà nước sẽ không cho ghi giảm
vốn trong trường hợp tài sản bị tổn thất do những rủi ro mà các công ty bảo
hiểm trong nước đã triển khai hoặc những loại hình tương tự". Chính vì vậy,
các doanh nghiệp đã thấy được yêu cầu cấp thiết phải mua bảo hiểm để tạo
nguồn bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra nhằm đảm bảo khả năng ổn
định kinh doanh. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, với mục tiêu giúp các
doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, chắc chắn sẽ nhanh chóng tìm

31
được chỗ đứng của mình nếu công ty bảo hiểm biết khai thác triệt để nghiệp
vụ này trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay.
Hơn nữa, việc ra đời Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 cùng các Nghị định,

Thông tư nhằm cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm
đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm được thực hiện qui củ hơn, tránh
được nhiều hiện tượng tiêu cực trong hoạt động bảo hiểm như trước. Đặc biệt
với việc Bộ Tài chính thông qua Thông tư số 71/2001/TT-BC ngày 28/8/2001
qui định tỉ lệ chi hoa hồng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm chỉ trong hạn mức
cho phép đã tránh tình trạng nổi cộm trong hoạt động bảo hiểm trước đây, đó
là hiện tượng trả hoa hồng cao quá mức dẫn đến nguy cơ không đảm bảo hiệu
quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Nói cách khác, sự ra đời của Luật
kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra một môi trường
pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảo hiểm.
Ngoài ra, cùng với sự trưởng thành của công ty qua nhiều năm hoạt động
trong thị trường cạnh tranh, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã có nhiều cơ hội
để tự hoàn thiện chuyên môn cũng như phong cách làm việc nhằm đáp ứng xu
thế phát triển chung. Bảo Việt Hà Nội trong những năm đổi mới, song song
với việc đào tạo lại cán bộ, đã và đang tuyển dụng đội ngũ cán bộ giỏi
chuyên môn, nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Chủ trương phát triển nhân tố
con người của Bảo Việt Hà Nội có thể được coi là một chủ trương hoàn toàn
đúng đắn trong tình hình hiện nay giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm
tiến những bước xa hơn.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng thị trường bảo hiểm Việt Nam rất
có nhiều tiềm năng phát triển. Đây là cơ hội tốt nhất cho công ty Bảo hiểm Hà
Nội triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm của mình trên địa bàn thủ đô, một
trung tâm kinh tế quan trọng nhất của đất nước, và các khu vực lân cận. Kinh
tế và hoạt động kinh doanh càng phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty

32
phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm chưa mấy phổ biến, trong đó có bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh.
Mặc dù có những thuận lợi như vừa đề cập ở trên, nhưng nhìn chung ngành
bảo hiểm nước ta cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn.

2.2.2. Những khó khăn trước mắt và lâu dài
Kinh tế nước ta tuy có nhiều dấu hiệu đáng mừng trong những năm qua
nhưng do điểm xuất phát của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
là một nước nghèo, trình độ dân trí không cao, ý thức người dân còn rất kém
lại vấp phải những mặt trái của kinh tế thị trường nên đã gặp không ít khó
khăn trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành bảo hiểm
nói riêng. Việc chuyển đổi cơ chế đã làm cho nhiều doanh nghiệp không thích
ứng kịp thời với sự thay đổi, lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, không có hiệu
quả, dẫn đến phá sản, tạo gánh nặng cho một nền kinh tế đang yếu kém. Hơn
thế, khi chuyển sang cơ chế mới, lãnh đạo một số đơn vị, xí nghiệp do mang
nặng tư tưởng bao cấp cũ, họ chưa thấy rõ được trách nhiệm phải bảo toàn
vốn tốt nhất bằng con đường tham gia bảo hiểm. Một số đơn vị kinh doanh
khác thì mặc dù đã nhận thức rõ được những khó khăn, phức tạp trong việc
bảo toàn đồng vốn kinh doanh của mình sao cho an toàn nhất nhưng họ lại
không có những hiểu biết nhất định về việc kinh doanh bảo hiểm và họ cảm
thấy bi quan, không tin tưởng vào hoạt động của các công ty bảo hiểm nên chỉ
tham gia một cách dè dặt hoặc không dám tham gia bảo hiểm.
Mặt khác, về phía công ty bảo hiểm, do bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau
cháy là một nghiệp vụ mới, công việc xác định chính xác số tiền bảo hiểm,
giá trị bảo hiểm, số tiền thiệt hại về lợi nhuận gộp là rất khó khăn, nên trong
quá trình khai thác rất khó cho cán bộ bảo hiểm giải thích cho khách hàng
hiểu và tin tưởng vào loại hình bảo hiểm này. Thêm vào đó, tuy công ty bảo

33
hiểm Hà Nội có một đội ngũ cán bộ khá đông đảo nhưng trình độ chuyên môn
lại không cao so với các công ty bảo hiểm khác. Điều này đã được minh
chứng rất rõ trong nhiều vụ nhân viên tư vấn sai cho khách hàng mua nhầm
loại bảo hiểm đã gây khó khăn cho công tác bồi thường khi xảy ra tổn thất,
gây nghi ngờ cho khách hàng. Đối với bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thì vấn
đề còn khó khăn hơn rất nhiều vì tính trừu tượng thể hiện trong loại bảo hiểm

này cao hơn rất nhiều so với các loại bảo hiểm khác.
Một khó khăn nữa phải kể đến là hoạt động bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
sau cháy ra đời đúng thời kỳ Chính phủ mới ban hành Nghị định 100/CP ngày
18/12/1993 và tiếp sau đó là Nghị định 74/CP ngày 14/6/1997 cho phép
nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp nước
ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền của
Bảo Việt. Vì vậy, nghiệp vụ này từ khi mới ra đời đã phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Hơn nữa, hầu hết
các hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh mà Bảo Việt Hà Nội kí được từ
trước tới nay đều khai thác được từ đối tác liên quan đến nước ngoài là chủ
yếu. Các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã và đang
giành giật số khách hàng này về phía họ bằng lợi thế về ngôn ngữ, bề dày
kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính khổng lồ của các công ty bảo hiểm
đó. Điều đó đặt ra thách thức lớn cho Bảo Việt Hà Nội cần phải đổi mới tư
duy, cung cách phục vụ khách hàng tốt hơn thì mới có khả năng cạnh tranh
trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm đầy tiềm năng như nghiệp vụ bảo
hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy.
2.3. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI

34
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, công ty Bảo Việt Hà Nội triển khai
hoạt động của mình trên tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm theo các khâu truyền
thống như sau:
 Khâu khai thác
 Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
 Khâu giám định và bồi thường
 Khâu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Cả bốn khâu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, chỉ cần
một khâu nào đó hoạt động kém hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cả

quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chính vì vậy, để có thể tìm ra biện
pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của một nghiệp vụ nào đó, nhất
thiết chúng ta phải phân tích từng khâu hoạt động của nghiệp vụ đó. Trong
phần này, thực trạng triển khai từng khâu của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
tại Bảo Việt Hà Nội sẽ được xem xét một cách cụ thể.
2.3.1. Công tác khai thác bảo hiểm
Trên thực tế, nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được coi là một
nghiệp vụ bảo hiểm mới tại Bảo Việt Hà Nội. Loại hình nghiệp vụ này từ
ngày triển khai cho tới nay tại Bảo Việt Hà Nội hầu như chỉ có các doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp lớn
chuyên kinh doanh khách sạn tham gia. Còn đại đa số các cơ quan, doanh
nghiệp chỉ tham gia bảo hiểm cháy và dừng lại ở đó. Vì thế mà số đơn bảo
hiểm đã cấp và số phí bảo hiểm thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này so với
các nghiệp vụ bảo hiểm khác còn rất khiêm tốn. Chúng ta có thể thấy rõ thực
trạng đó qua bảng số liệu sau:
Bảng Kết quả khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

35
2: sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội thời gian 1998-2001
Đơn vị : triệu đồng
Năm

Số
đơ
n
BH
cấp

Số tiền bảo hiểm Doanh thu phí
Doanh thu phí từ

hợp đồng kí với
doanh nghiệp
trong nước
S
ố tiền
Tăng giảm
so với năm
trước
Số
tiền

Tăng giảm
so với
năm trước
Số
tiền

Tăng giảm
so với năm
trước
Số
tuyệt
đối
Tỉ
lệ
%
Số
tuyệt
đối
Tỉ

lệ
%
Số
tuyệt
đối
Tỉ lệ
%
1998

30

266.000

_

_

399

_

_

_

_

_

1999


42

336.700

70.700

26,
6

505

106

26,
6

24

_

_

2000

51

433.300

96.600


28,
7

650

145

28,
7

38

14

58,3

2001

76

597.000

163.70
0

37,
8

895


245

37,
8

23

-15

-
39,0

Tổn
g
199

1.633.0
00

_

_

2.44
9

_

_


85

_

_

Nguồn: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp - Bảo Việt Hà Nội
Qua bảng trên, ta thấy số hợp đồng kí kết cũng như doanh thu phí từ nghiệp
vụ này quả là quá khiêm tốn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng kết quả đó

×