Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quá trình bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại BVHN part2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.89 KB, 7 trang )


8
nguồn phí thu được để thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết có hiệu
quả nhất. Phí thu được từ các đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tất yếu sẽ
có phần đóng góp trong đó. Vì vậy, có thể nói bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
góp phần đề phòng, hạn chế tổn thất, mang lại sự an toàn cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.
1.1.2.3. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh góp phần tăng thu cho ngân sách
Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển
Cũng như nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác nói riêng và những loại hình kinh
doanh dịch vụ khác nói chung, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh góp phần tăng
thu cho ngân sách Nhà nước, đặc biệt tăng nguồn thu từ ngoại tệ cho Nhà
nước. Một phần nguồn phí thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm này hàng năm
được đóng góp vào ngân sách Nhà nước để sử dụng vào các mục đích chính
trị, xã hội. Ngoài ra, một phần phí thu được tạm thời nhàn rỗi từ các hợp đồng
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đã tạo ra lượng vốn lớn để phát triển nền kinh
tế thông qua việc đầu tư.
Tất cả những gì đã nêu trên là minh chứng rõ ràng và đầy đủ cho sự cần thiết
của việc tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN
KINH DOANH
1.2.1. Đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh "bảo hiểm cho các tổn thất mất giảm thu nhập
thực tế và tiềm năng cũng như các phụ phí phát sinh từ hậu quả của tổn thất
vật chất" [3,5/7]. Do vậy, nó có một số các đặc điểm riêng biệt so với các loại
bảo hiểm khác như sau:
- Đặc điểm về đối tượng bảo hiểm:

9
Khi có một rủi ro xảy ra, ví dụ một vụ hoả hoạn, gây thiệt hại tài sản, người
được bảo hiểm sẽ được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm tài sản (cụ thể là đơn bảo


hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt). Với số tiền bảo hiểm nhận được, người
được bảo hiểm có thể có đủ khả năng khôi phục lại cơ sở hạ tầng, mua lại các
thiết bị, máy móc, phục vụ cho việc sử dụng như trước khi xảy ra rủi ro.
Tuy vậy, nếu như số tài sản bị thiệt hại đang được sử dụng cho mục đích sản
xuất kinh doanh thì nhà kinh doanh sẽ phải chịu cả những thiệt hại về mặt
kinh doanh như mất lợi nhuận, mất khả năng kinh doanh trong một thời gian
nhất định. Hơn thế nữa, anh ta phải chịu những chi phí như chi phí thuê nhà
xưởng, chi phí trả lương cho công nhân viên, lãi suất ngân hàng, mặc dù
không thực hiện sản xuất kinh doanh hoặc những chi phí thuê nhà xưởng,
máy móc tạm để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong thời gian sửa chữa, phục
hồi cơ sở sản xuất. Nói cách khác, tuỳ vào mức độ thiệt hại gây ra mà công
việc kinh doanh bình thường của người được bảo hiểm sẽ bị ngưng trệ hoặc
giảm sút. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ minh hoạ sau đây:
Hình dưới đây miêu tả tổn thất về doanh thu có thể xảy ra sau một vụ cháy
nghiêm trọng. Cần chú ý rằng doanh thu (số tiền doanh nghiệp thu được) sẽ
chỉ trở lại bình thường sau 9 tháng kể từ khi có vụ cháy xảy ra cho dù công
việc xây dựng lại chỉ mất 3 tháng. Trường hợp này xảy ra do nguyên nhân
một số khách hàng không chắc chắn được liệu công ty có tiếp tục kinh doanh
nữa hay không và nếu khách hàng có thể dễ dàng tìm ra những hãng cung cấp
thay thế thì thời gian hồi phục kinh doanh sẽ bị kéo dài. Khác hẳn với thiệt hại
vật chất, thiệt hại mà nhà kinh doanh phải gánh chịu trong trường hợp bị
ngừng trệ kinh doanh là rất trừu tượng và được cụ thể hoá vào thời điểm trong
tương lai khi mà doanh nghiệp của người được bảo hiểm trở lại tình trạng vốn
có như trước khi tổn thất xảy ra. Nói tóm lại, đối tượng của bảo hiểm gián
đoạn kinh doanh là đối tượng vô hình.

10








(Nguồn: Hình 4.1 - [17, 112])
Trong biểu đồ trên, người ta đã giả định một doanh thu tĩnh song trong thực
tế, rất nhiều ngành nghề biến động theo mùa và tất nhiên cần phải xem xét
yếu tố này khi giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Vì vậy, trong đơn bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh thường nêu rõ công thức sẽ được sử dụng khi giải quyết
bồi thường tổn thất.
- Đặc điểm về giai đoạn bồi thường:
Một đặc trưng cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là người được bảo
hiểm được chọn một "giai đoạn bồi thường". Đó là giai đoạn mà theo tính
toán của người được bảo hiểm sẽ đủ để người đó khôi phục lại kinh doanh,
hoàn toàn khôi phục lại khả năng hoạt động và doanh thu kể cả khi đã xảy ra
vụ hoả hoạn nghiêm trọng nhất. Người được bảo hiểm sẽ chọn "giai đoạn bồi
thường" tối đa, có thể là 12 tháng, 18 tháng, , và "giai đoạn bồi thường" sẽ
được đưa vào hợp đồng bảo hiểm. "Giai đoạn bồi thường" tối đa phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
"+Thời gian để sửa chữa, xây dựng lại tài sản bị thiệt hại. Thời gian này được
tính bao gồm cả thời gian thiết kế, lên kế hoạch và cả thời gian xin các loại
giấy phép.
Cháy
T12

T3

T6

T9


T12
Thời kỳ
xây dựng lại
Doanh thu


11
+ Thời gian thay thế máy móc, nguyên vật liệu. Việc đánh giá chính xác
khoảng thời gian này là rất quan trọng và phụ thuộc vào loại máy móc,
nguyên vật liệu. Nếu như doanh nghiệp sử dụng các máy móc, nguyên vật
liệu phải nhập khẩu hoặc loại đặc biệt thì việc ổn định tình hình kinh doanh
trong một thời gian ngắn là hết sức khó khăn.
+ Thời gian cần thiết để khôi phục năng suất và tính hiệu quả kinh doanh trở
về bình thường như trước khi xảy ra tổn thất, bao gồm cả thời gian để giành
lại những khách hàng đã mất." [5, 6].
- Đặc điểm về tổn thất vật chất:
Điều kiện tiên quyết để người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường theo
đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là "tại thời điểm xảy ra tổn thất, các thiệt
hại của các tài sản của người được bảo hiểm tại địa điểm được bảo hiểm phải
được bảo vệ bởi một đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất" [2, 1]. Điều kiện này
được biết đến trong ngành bảo hiểm thế giới như "qui định tổn thất vật chất"
(material damage provisio). Qui định này có nghĩa là trước khi giải quyết
khiếu nại gián đoạn kinh doanh, phải có một khiếu nại theo đơn thiệt hại vật
chất đã được thanh toán bồi thường hay trách nhiệm theo đơn bảo hiểm đó đã
được chấp nhận. Vì vậy, thông thường bảo hiểm gián đoạn kinh doanh chỉ là
đơn bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo hiểm của một đơn bảo hiểm vật chất. Rủi
ro trong đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, trừ những trường hợp loại trừ,
phải trùng khớp với rủi ro trong đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất.
1.2.2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm nói chung và trong hợp

đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói riêng
1.2.2.1 . Hợp đồng bảo hiểm
1.2.2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm

12
"Hợp đồng bảo hiểm là một thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm" [6,16].
Như vậy, đứng trên góc độ pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm thực chất là một
hợp đồng kinh tế trong đó một bên đồng ý bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho
bên kia khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với điều kiện bên kia chấp nhận đóng phí
bảo hiểm. Theo hợp đồng bảo hiểm, mối quan hệ nhất định giữa hai bên ràng
buộc với nhau bởi hai vấn đề cơ bản: bồi thường và nộp phí bảo hiểm.
1.2.2.1.2. Điều kiện pháp lý áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm
Có hai loại điều kiện được áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm, đó là:
 Điều kiện ngầm định
 Điều kiện rõ ràng
a) Điều kiện ngầm định
Trong thực tế, có những điều kiện ngầm định không được thể hiện bằng văn
bản nhưng hai bên phải luôn tuân thủ trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Quyền lợi được bảo hiểm: Trong luật bảo hiểm Anh và nhiều nước, trong đó
có Việt Nam có qui định về quyền lợi được bảo hiểm. Theo đó, để có đủ năng
lực pháp lý tham gia vào hợp đồng bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm
phải là người có quyền lợi khi đối tượng bảo hiểm đó bị thiệt hại. Điều đó có
nghĩa là đối tượng bảo hiểm, đặc biệt là tài sản phải thuộc quyền sử dụng hay
quản lý hợp pháp của các cơ quan doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức thuộc
mọi thành phần kinh tế trong xã hội và họ chính là người tham gia bảo hiểm.
- Tín nhiệm tuyệt đối: Điều kiện "tín nhiệm tuyệt đối" được áp dụng trong
quan hệ bảo hiểm giữa người bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm.


13
Điều đó có nghĩa là người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm kê khai
trung thực, đầy đủ và chính xác giá trị tài sản hoặc là tình trạng sức khoẻ,
trong phạm vi kiến thức và sự hiểu biết của họ khi người bảo hiểm yêu cầu.
Những thông tin này là cơ sở để người bảo hiểm có chấp nhận bảo hiểm cho
đối tượng bảo hiểm hay không. Người tham gia bảo hiểm không được thực
hiện bất cứ hành vi man trá hay gian dối nào trong thời gian hiệu lực cuả hợp
đồng nhằm trục lợi. Việc tuân thủ đúng nguyên tắc này đóng vai trò quan
trọng trong việc giao dịch bảo hiểm.
-Bồi thường: Khi có sự cố rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây thiệt hại cho
người được bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường theo đúng qui
định của hợp đồng. Hiện nay có ba hình thức bồi thường được sử dụng:
+ Thanh toán bằng tiền mặt. Đây chính là hình thức phổ biến nhất. Công ty
bảo hiểm xác định giá trị tổn thất thực tế bằng tiền và thực hiện bồi thường
cho khách hàng.
+ Sửa chữa đối với loại tài sản bị tổn thất còn khả năng sửa chữa.
+ Thay thế hay phục hồi, phương pháp này thường được áp dụng trong trường
hợp tổn thất toàn bộ.
Đó là các điều kiện ngầm định được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm. Hai
điều kiện đầu được coi là hai điều kiện quan trọng phải được thực hiện trước
khi hình thành hợp đồng. Trong trường hợp những điều kiện này không được
tuân thủ, tính hợp lệ của toàn bộ hợp đồng sẽ không được đảm bảo.
b) Những điều kiện rõ ràng
Cùng với việc thực hiện những điều kiện ngầm định, giữa người bảo hiểm và
người được bảo hiểm cũng có những "điều kiện rõ ràng" được qui định bằng
văn bản trong hợp đồng bảo hiểm buộc hai bên cùng phải tôn trọng thực hiện.

14
Các điều kiện đó sẽ được xem xét một cách cụ thể trong phần tiếp theo của

hợp đồng bảo hiểm.
1.2.2.1.3.Kết cấu và nội dung của hợp đồng bảo hiểm
* Đơn yêu cầu bảo hiểm:
Đơn yêu cầu bảo hiểm là hình thức phổ biến nhất để công ty bảo hiểm có thể
nhận được các thông tin liên quan tới rủi ro sẽ được bảo hiểm. Đối với hầu hết
các loại bảo hiểm, người yêu cầu bảo hiểm sẽ điền vào đơn yêu cầu bảo hiểm
và nộp cho công ty bảo hiểm. Các đơn này có thể do công ty bảo hiểm gốc
hoặc môi giới bảo hiểm hay trung gian bảo hiểm cung cấp.
Trong hầu hết các đơn bảo hiểm thường có những câu hỏi chung như sau:
 Tên, địa chỉ của người yêu cầu bảo hiểm (nếu bảo hiểm liên quan đến cá
nhân có thể có câu hỏi liên quan đ
ến nghề nghiệp, tuổi tác).
 Thời gian yêu cầu bảo hiểm.
 Ngành nghề kinh doanh.
 Cơ sở tính phí bảo hiểm (đồ đạc, nhà cửa, bảng lương, doanh thu, )
Bên cạnh đó cũng có những câu hỏi liên quan đến các rủi ro cụ thể. Nói cách
khác, một đơn yêu cầu bảo hiểm sẽ chứa đựng các câu hỏi chung và riêng, và
tất cả các câu hỏi đó đều có giá trị đối với công ty bảo hiểm.
Đơn yêu cầu bảo hiểm chính là cơ sở của hợp đồng bảo hiểm và là một phần
không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm.
* Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm:
Sau khi đơn yêu cầu bảo hiểm được trình bày hợp lý và công ty bảo hiểm
chấp nhận đơn đó, công ty bảo hiểm sẽ cấp cho người được bảo hiểm đơn bảo
hiểm kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm. Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận
bảo hiểm là bằng chứng về việc xác lập hợp đồng, trong đó bao gồm mọi chi

×