Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔITRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MÀNG PHỔI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.38 KB, 16 trang )

ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI
TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MÀNG PHỔI
Đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi là một thủ thuật ngoại khoa làm thoát dịch
và khí ra khỏi khoang màng phổi nhằm phục hồi tình trạng áp suất âm trong khoang
màng phổi. Trong bài tổng quan này, chúng tôi trình bày một số chỉ định và ứng dụng
của phương pháp đặt ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị các trường hợp bệnh lý
màng phổi.
CHỈ ĐỊNH ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI
Tràn khí màng phổi
- Tràn khí màng phổi áp lực sau khi đã được giảm bớt áp lực bằng chọc hút
khí bằng kim trước đó.
- Tràn khí màng phổi tái phát hoặc kéo dài sau khi chọc hút khí đơn giản thất
bại.
- Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát lượng nhiều ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
- Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân đang thở máy.
- Tràn khí màng phổi nhiễm trùng
- Tràn khí màng phổi toàn bộ.
Tràn mủ màng phổi và tràn dịch màng phổi cạnh viêm phổi biến chứng
với các biểu hiện của dịch màng phổi:
- Dịch mủ
- Glucose < 40 mg%
- pH < 7,20
- Phát hiện vi khuẩn trên nhuộm Gram
Tràn máu màng phổi tiến triển
Tràn dịch màng phổi ác tính, tái lập nhanh
Tràn dịch màng phổi dưỡng chấp
Tràn khí – tràn máu màng phổi sau chấn thương
Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật lồng ngực (sau nội soi lồng ngực hoặc sau
phẫu thuật mở lồng ngực)
Dò phế quản – màng phổi
MỘT SỐ ỨNG DỤNG ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI


Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi được chia thành tràn khí màng phổi tự phát và tràn khí
màng phổi do chấn thương (bao gồm cả chấn thương gây ra do can thiệp thủ thuật y
khoa).
Tràn khí màng phổi tự phát
Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra mà không do nguyên nhân chấn thương
trước đó hoặc do một nguyên nhân bệnh lý rõ ràng ở phổi. Tràn khí màng phổi tự
phát được phân thành 2 loại: nguyên phát (không có phát hiện tổn thương bệnh lý
phổi trên lâm sàng) và thứ phát (có tổn thương bệnh lý phổi cơ bản, thường gặp bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính).
Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi tự phát chưa được thống nhất. Điều trị tràn
khí màng phổi tự phát của Hiệp hội các Bác sĩ lồng ngực Mỹ (American College of
Chest Physicians, ACCP) bao gồm nghỉ ngơi tuyệt đối; chọc hút khí đơn giản; đặt
ống dẫn lưu màng phổi; và can thiệp phẫu thuật (bao gồm nội soi lồng ngực và mở
lồng ngực). Đặt ống dẫn lưu màng phổi đóng một vai trò quan trọng trong điều trị tràn
khí màng phổi tự phát, trong khi vai trò chọc hút khí đơn giản bị giảm xuống.
Đặt ống dẫn lưu màng phổi được chỉ định đối với bệnh nhân tràn khí màng
phổi tự phát, nguyên phát không ổn định (phổi xẹp  3 cm) hoặc bất kỳ tràn khí màng
phổi tự phát, thứ phát không ổn định.
Bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, nguyên phát (không có nguy cơ lỗ dò
khí lớn) thích hợp cho đặt ống dẫn lưu màng phổi với catheter có đường kính trong
nhỏ (≤ 14 F) hoặc ống dẫn lưu loại 16 – 22 F.
Đối với bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, thứ phát có tổn thương bệnh lý
phổi cơ bản, không ổn định, có thể có nguy cơ lỗ dò khí lớn hoặc có thể phải thông
khí cơ học thì dùng ống dẫn lưu loại 24 – 32 F. Ngược lại, đối với bệnh nhân tràn khí
màng phổi tự phát thứ phát ổn định, không có nguy cơ lỗ dò khí lớn hoặc không có
thông khí cơ học thì dùng ống dẫn lưu loại 16 – 22 F, nếu bệnh nhân được đánh giá
cẩn thận có thể dùng ống dẫn lưu nhỏ hơn (≤ 14 F).
Theo hướng dẫn của ACCP, hầu hết bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát
được đặt ống dẫn lưu màng phổi thì nên gắn với bình dẫn lưu kín có van nước, rồi nối

hoặc không nối với hệ thống máy hút khí. Nếu phổi không nở ra lại hoàn toàn một
cách nhanh chóng thì nên kết hợp gắn với hệ thống máy hút khí liên tục. Van
Heimlich có thể được dùng kết hợp thay cho dụng cụ van nước ở những bệnh nhân
tràn khí màng phổi tự phát ổn định được chọn lựa cẩn thận, mặc dù theo khuyến cáo
của các chuyên gia ACCP thì dụng cụ van nước là lựa chọn tốt hơn dành cho hầu hết
bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, thứ phát.
Một khi ống dẫn lưu màng phổi đã được đặt, có thể tiến hành làm dày dính
màng phổi để ngăn ngừa tràn khí màng phổi tái phát. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân
tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, nội soi lồng ngực điều trị là một biện pháp
can thiệp ngăn ngừa tái phát được ưa chuộng hơn sau khi tràn khí màng phổi lần thứ
hai xảy ra. Làm dày dính màng phổi trực tiếp qua ống dẫn lưu màng phổi có thể được
chấp nhận ở những bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát từ chối phẫu
thuật và những bệnh nhân có nhiều nguy cơ tai biến do phẫu thuật (chẳng hạn như
xuất huyết nội). Tác nhân thường gây dày dính màng phổi là Doxycycline hoặc talc.
Ngăn ngừa tái phát bằng nội soi lồng ngực điều trị được chỉ định cho những
bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, thứ phát sau tràn khí màng phổi lần thứ nhất.
Gây dày dính màng phổi trực tiếp qua ống dẫn lưu màng phổi có thể được sử dụng
trong một số trường hợp nhất định dựa trên tình trạng chống chỉ định với phẫu thuật
của bệnh nhân, tham khảo điều trị, và tiên lượng bệnh lý phổi cơ bản xấu. Cũng như
đối với tràn khí màng phổi tự phát, nguyên phát. Doxycycline hoặc talc là tác nhân
thường gây dày dính màng phổi ở những bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, thứ
phát.
Tràn khí màng phổi do chấn thương
Tràn khí màng phổi được xếp hàng thứ hai sau gãy xương sườn như là biểu
hiện thường gặp nhất của tổn thương ngực do chấn thương (chiếm 40 – 50% trường
hợp chấn thương ngực).
Nhiều trường hợp tràn khí màng phổi bị che khuất (không phát hiện trên X-
quang phổi ban đầu nhưng được phát hiện bởi những hình ảnh hỗ trợ) có thể xảy
ra ở 50% bệnh nhân chấn thương.
Gần 20% trường hợp chấn thương ngực hoặc đa chấn thương có tràn máu

màng phổi đi kèm, không phát hiện được qua X quang phổi nhưng lại được phát hiện
qua CT scan ngực.
Nói chung, nên điều trị tràn khí màng phổi do chấn thương bằng cách đặt ống
dẫn lưu màng phổi. Ống dẫn lưu màng phổi thực hiện hai mục đích loại bỏ khí và
máu ra khỏi khoang màng phổi, đồng thời giúp theo dõi lượng máu mất như là một
yếu tố quan trọng quyết định phẫu thuật can thiệp khẩn cấp. Trong những trường hợp
này, ống dẫn lưu màng phổi được sử dụng phải có kích thước lớn (loại 28 – 32F,
thậm chí có thể dùng loại 36F).
Điều trị bảo tồn (nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, mà không cần đặt ống dẫn lưu) có
thể thành công đối với bệnh nhân tràn khí màng phổi do chấn thương nếu được đánh
giá cẩn thận, đặc biệt ở những trường hợp không có chỉ định thông khí cơ học với áp
lực dương.
Tràn khí màng phổi do can thiệp y khoa:
Có rất nhiều nguyên nhân can thiệp y khoa khác nhau gây tràn khí màng phổi.
Những nguyên nhân thường gặp nhất là chọc hút sinh thiết bằng kim xuyên thành
ngực, sinh thiết xuyên thành phế quản qua nội soi, chọc dò màng phổi, sinh thiết
màng phổi, đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn.
Điều trị tràn khí màng phổi do can thiệp y khoa hoàn toàn khác nhau, tùy theo
mức độ tràn khí màng phổi:
- Đối với bệnh nhân tràn khí màng phổi dưới 15% thể tích nửa lồng ngực,
không có biểu hiện triệu chứng và không có thông khí cơ học thì cho nghỉ ngơi tuyệt
đối và cung cấp oxy.
- Đối với bệnh nhân tràn khí màng phổi nhiều hơn trên 15% thể tích nửa lồng
ngực và có biểu hiện triệu chứng thì chọc hút khí đơn giản.
- Đối với bệnh nhân có bằng chứng khí phế thũng bị tràn khí màng phổi do
can thiệp y khoa thì có chỉ định đặt ống dẫn lưu nhiều hơn là không có bằng chứng
(27% so với 9%). Những bệnh nhân tràn khí màng phổi thứ phát do can thiệp y khoa
có thông khí cơ học áp lực dương có thể gây tràn khí màng phổi áp lực và có khả
năng hình thành lỗ dò phế quản-màng phổi lớn, do đó nên đặt ống dẫn lưu màng phổi
loại lớn.

Tràn mủ màng phổi và tràn dịch màng phổi cạnh viêm phổi
Chưa có phương pháp điều trị thống nhất đối với những trường hợp tràn mủ
màng phổi và tràn dịch màng phổi cạnh viêm phổi. Theo quan điểm trước đây,
tràn mủ màng phổi và tràn dịch màng phổi cạnh viêm phổi có biểu hiện pH dịch
màng phổi < 7,20; đường < 40 mg%; LDH > 200 IU; hoặc xác định vi khuẩn qua
nhuộm Gram hoặc cấy; hoặc có sự hiện diện của mủ là có chỉ định điều trị dẫn lưu
màng phổi. Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới của ACCP, tràn mủ màng phổi và tràn
dịch màng phổi cạnh viêm phổi được chia thành 4 nhóm từ mức độ nhẹ đến nặng:
Nhóm 1
Bao gồm trường hợp có mức độ tràn dịch màng phổi tự do rất ít (< 10 mm với
X-quang phổi chụp thẳng vuông góc với thành ngực ở tư thế nằm nghiêng bên) với
cấy, nhuộm gram và pH dịch màng phổi thì không biết.
Nhóm 2
Bao gồm trường hợp có mức độ tràn dịch màng phổi tự do từ ít đến trung bình
(> 10 mm và ít hơn 1/2 của nửa lồng ngực với X-quang phổi chụp thẳng vuông góc
với thành ngực ở tư thế nằm nghiêng bên), nhuộm Gram và cấy vi khuẩn âm tính, pH
dịch màng phổi  7,20.
Nhóm 3
Bao gồm trường hợp có mức độ tràn dịch màng phổi tự do nhiều (bằng hoặc
lớn hơn 1/2 của nửa lồng ngực với X-quang phổi chụp thẳng vuông góc với thành
ngực ở tư thế nằm nghiêng bên), tràn dịch màng phổi khu trú, hoặc tràn dịch với
màng phổi thành dày (86 – 100% trong tràn mủ màng phổi và 56% trong tràn dịch
màng phổi cạnh viêm phổi); cấy và nhuộm Gram có vi khuẩn, pH dịch màng phổi <
7,20.
Nhóm 4
Bao gồm trường hợp tràn mủ màng phổi cùng với đầy đủ đặc tính của nhóm 3.
Những bệnh nhân thuộc nhóm 1 và 2 thì có thể không cần dẫn lưu màng
phổi bằng ống dẫn lưu màng phổi hay bất cứ phương tiện dẫn lưu nào khác.
Những bệnh nhân thuộc nhóm 3 và 4 thì cần phải dẫn lưu màng phổi. Chọc dò
màng phổi điều trị hoặc đặt ống dẫn lưu màng phổi đơn thuần là không đủ đối với

bệnh nhân này. Tuy nhiên, xử trí chọc dò màng phổi điều trị hoặc đặt ống dẫn lưu
màng phổi như là một bước chuyển tiếp trước khi áp dụng một phương pháp dẫn
lưu tiếp theo có thể thành công ở một số bệnh nhân, đây là biện pháp ngăn ngừa
hơn là can thiệp. Điều trị bệnh nhân thuộc nhóm 3 và 4 có thể áp dụng biện pháp
ly giải fibrin trực tiếp qua ống dẫn lưu màng phổi, phẫu thuật qua nội soi lồng
ngực với sự hỗ trợ của truyền hình (Video-assisted thoracic surgery, VATS), và
phẫu thuật mở lồng ngực.
Khi lâm sàng gợi ý đến tràn dịch màng phổi cạnh viêm phổi, nên chụp X-
quang phổi thẳng vuông góc với thành ngực ở tư thế nằm nghiêng bên để đánh giá
mức độ lượng dịch tự do hoặc khu trú. Siêu âm và CT scan là các phương tiện hỗ
trợ chẩn đoán cho X-quang phổi và xác định chính xác tình trạng lan rộng của
bệnh lý màng phổi và giúp hướng chọc dò màng phổi chẩn đoán và dẫn lưu màng
phổi.
Ống dẫn lưu loại 10F hoặc 12F cũng đủ để dẫn lưu dịch màng phổi thanh tơ
huyết. Trong trường hợp dịch mủ hoặc máu thì sử dụng ống dẫn lưu loại từ 14F đến
28F hoặc lớn hơn. Nên tiến hành bơm rửa khoang màng phổi 2 lần mỗi ngày bằng
nước muối sinh lý vô trùng qua ống dẫn lưu màng phổi. Đáp ứng với điều trị được
đánh giá qua biểu hiện của dịch thoát ra khỏi ống dẫn lưu, nhiệt độ, và bạch cầu
máu ngoại biên. X-quang phổi và siêu âm kiểm tra dùng để đánh giá tiến triển của
điều trị. Ống dẫn lưu được rút bỏ khi lượng dịch màng phổi thoát ra dưới 10
ml/ngày, triệu chứng lâm sàng và X-quang phổi cải thiện tốt. Thời gian trung bình
đặt ống dẫn lưu là 5 – 10 ngày.
Ở những bệnh nhân tràn mủ màng phổi đóng vách hoặc khu trú có thể tiến
hành điều trị ly giải fibrin (fibrinolytic therapy), có thể dùng streptokinase hoặc
urokinase để làm tăng lượng dịch, mủ thoát ra ngoài qua ống dẫn lưu. Cách thực
hiện: dùng urokinase liều 80.000 – 100.000 đơn vị pha với 100 ml nước muối sinh
lý vô trùng bơm vào khoang màng phổi qua ống dẫn lưu, sau đó kẹp ống dẫn lưu
trong vài giờ trước khi tháo dịch ra. Phương pháp này có thể hỗ trợ trong điều trị
tràn mủ khu trú và giúp tránh nội soi lồng ngực hoặc dẫn lưu màng phổi hở.
Tràn dịch màng phổi triệu chứng tái phát

Mặc dù đặt ống dẫn lưu màng phổi kết hợp với làm dày dính màng phổi bằng
hóa chất được chỉ định đối với những trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính có triệu
chứng tái phát, nhằm ngăn cản tái lập dịch nhanh, nhưng phương pháp điều trị này
cũng có thể được dùng đối với những trường hợp tràn dịch màng phổi lành tính đã
được chọn lựa.
Tràn dịch màng phổi lành tính
Trong trường hợp tràn dịch màng phổi lành tính tái phát nhiều lần, gây biểu
hiện triệu chứng có ý nghĩa, thì có thể xem xét đến vấn đề điều trị ngăn cản tái lập
dịch. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị căn nguyên của tràn dịch màng phổi
lành tính, thì một trong các phương pháp có thể tiến hành ngăn cản tái lập dịch là làm
dày dính màng phổi bằng hóa chất qua nội soi lồng ngực hoặc qua ống dẫn lưu màng
phổi.
Làm dày dính màng phổi bằng hóa chất qua ống dẫn lưu màng phổi ngăn cản
thành công sự tái lập dịch ở những trường hợp tràn dịch màng phổi dịch thấm và dịch
tiết không ác tính. Phương pháp làm dày dính màng phổi bằng talc (97%) đã chứng tỏ
thành công nhiều hơn các chất làm dày dính màng phổi không chuyên biệt khác kết
hợp lại (60%) trong điều trị các trường hợp tràn dịch màng phổi lành tính. Tỉ lệ thành
công của phương pháp bơm talc làm dày dính màng phổi qua ống dẫn lưu đối với các
trường hợp tràn dịch màng phổi lành tính do suy tim sung huyết (100%); xơ gan cổ
chướng (89%); lupus ban đỏ hệ thống (100%); tràn dịch dưỡng chấp (lành tính gây ra
do lymphangioleomyomatosis) (95%); hội chứng móng vàng (100%); hội chứng thận
hư (100%); và các nguyên nhân không rõ khác (100%). Tuy nhiên, điều quan trọng là
các tràn dịch này có thể chỉ lành tính trong căn nguyên của chúng. Theo Glazer và
cộng sự, 4 trường hợp tràn dịch màng phổi lành tính trong số 16 bệnh nhân (25%) (1
trường hợp suy tim sung huyết, 1 trường hợp xơ gan cổ chướng, 1 trường hợp tràn
dịch dưỡng chấp và 1 trường hợp tràn dịch không rõ chẩn đoán) tử vong trong 2 – 4
tháng sau làm dày dính màng phổi bằng hóa chất.
Tràn dịch màng phổi ác tính
Theo hướng dẫn của Hiệp hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS) và Hiệp hội lồng ngực
Anh (BTS) về vai trò đặt ống dẫn lưu trong điều trị tràn dịch màng phổi ác tính, gần

như tất cả các u tân sinh đều có ảnh hưởng đến màng phổi. Trong đó, nguyên nhân
gây tràn dịch màng phổi ác tính do ung thư phổi chiếm 1/3 trường hợp. Đa số các
trường hợp thường có biểu hiện khó thở và đau ngực, hướng xử trí chủ yếu là điều trị
triệu chứng trong các điều trị tạm thời.
Chọc dò màng phổi điều trị giúp tháo bớt dịch màng phổi ra ngoài, phổi tái
giãn nở (với điều kiện là phổi không bị “nhốt”, hoặc có sang thương u nội phế quản)
làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Nếu tràn dịch màng phổi nhanh chóng tái lập thì chỉ
định điều trị tạm thời lại được đặt ra. Tuy nhiên, nếu khó thở không giảm hoặc phổi
không tái giản nở, thì có thể phổi bị “nhốt” hoặc có sang thương u nội phế quản,
phương pháp làm dày dính màng phổi bằng hóa chất qua ống dẫn lưu màng phổi sẽ
có khả năng bị thất bại.
Lựa chọn điều trị đối với tràn dịch màng phổi ác tính, tái phát bao gồm chọc
dò màng phổi. Điều trị có thể được lặp đi lặp lại nhằm giúp làm giảm triệu chứng và
tránh nhập viện của bệnh nhân hết còn khả năng chữa trị. Lượng dịch hút tháo ra sẽ
được theo dõi bởi các triệu chứng của bệnh nhân (như ho, đau ngực) và nên hút tối đa
1 – 1,5 lít cho mỗi lần hút. Chọc hút đơn giản và đặt ống dẫn lưu mà không làm dày
dính màng phổi bằng hóa chất cho tỉ lệ tái phát cao và có một số nguy cơ tràn khí
màng phổi do thủ thuật và tràn mủ màng phổi. Ngoài ra, phương pháp này cũng vẫn
có thể chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với đặt ống dẫn lưu và làm dày dính màng
phổi bằng hóa chất trước đó. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát của chọc dò màng phổi điều trị
trong vòng 1 tháng là 100% sau lần chọc dò đầu tiên.
Làm dày dính màng phổi bằng hóa chất trực tiếp qua nội soi lồng ngực hoặc
ống dẫn lưu màng phổi là những lựa chọn hỗ trợ thêm (phương pháp làm dày dính
màng phổi sẽ được trình bày chi tiết trong phần khác). Việc lựa chọn tùy thuộc từng
nơi có hay không có dụng cụ nội soi lồng ngực và các thủ thuật viên có kinh nghiệm.
Làm dày dính màng phổi bằng bơm dung dịch talc trực tiếp qua ống dẫn lưu màng
phổi và phun bột talc qua nội soi lồng ngực có tỉ lệ thành công tương đương nhau
khoảng 91% trong điều trị tràn dịch màng phổi ác tính.
Làm dày dính màng phổi bằng hoá chất trực tiếp qua ống dẫn lưu màng
phổi theo quy ước thường sử dụng ống dẫn lưu loại lớn (24 – 32F) hoặc lớn hơn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy vẫn có thể sử dụng ống dẫn lưu loại nhỏ
hơn (10 – 14F) vẫn cho tỉ lệ thành công tương tự. Ngoài ra, sử dụng ống dẫn lưu
loại nhỏ dễ đặt và làm bệnh nhân ít khó chịu hơn ống dẫn lưu loại lớn. Do đó,
ATS và BTS khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng ống dẫn lưu loại nhỏ (10 – 14F)
dùng để dẫn lưu màng phổi và làm dày dính màng phổi trong điều trị tràn dịch
màng phổi ác tính.
Theo ATS và BTS, các hóa chất sẵn có dùng làm dày dính màng phổi có tỉ lệ
thành công nhiều nhất theo thứ tự là: Tetracycline (55 – 65%); Doxycycline (65 –
76%); Bleomycin (60 – 80%); Talc (85 – 97%). Trong đó, Bleomycin (60 – 80UI) có
giá thành đắt hơn so với các hóa chất khác (Liều dùng và giá từng hóa chất được
trình bày ở một phần khác).
Chọc dò màng phổi điều trị, đặt ống dẫn lưu màng phổi và bơm talc làm dày
dính màng phổi đều là những điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Điều quan trọng là
tiếp tục điều trị hệ thống, đặc biệt là tràn dịch màng phổi ác tính còn đáp ứng với hóa
trị ung thư (ung thư vú, ung thư tế bào nhỏ, và lymphôm).
Tràn máu màng phổi
Tràn máu màng phổi có thể do chấn thương, do can thiệp y khoa, hoặc tự phát.
Tràn máu màng phổi được định nghĩa khi hematocrit dịch màng phổi  50%
hematocrit của máu ngoại biên. Cần phân biệt rõ ràng tràn máu màng phổi
(hemothorax) và tràn dịch màng phổi dạng máu (bloody effusion). Dẫn lưu tràn máu
màng phổi là cần thiết để hạn chế các biến chứng tiềm ẩn bao gồm nhiễm trùng màng
phổi (tràn mủ màng phổi) (chiếm 1 – 5% trường hợp), máu cục trong khoang màng
phổi (3%), tràn dịch sau khi rút bỏ ống dẫn lưu (13%), và xơ hóa màng phổi (< 1%).
Có mối liên quan giữa tràn khí màng phổi do chấn thương. Theo Trupka và
cộng sự, 20% tràn máu màng phổi cũng như 26% tràn khí màng phổi ở những bệnh
nhân bị chấn thương ngực kín không được phát hiện bằng X-quang phổi thường qui
nhưng được phát hiện bằng CT scan ngực. Do đó, tác giả khuyến cáo đối bệnh nhân
chấn thương ngực kín cần chụp CT scan ngực trước tiên nhằm chẩn đoán sớm, chính
xác hơn và hạn chế chẩn đoán sai của X-quang phổi (nhất là các tràn máu màng phổi
lượng ít dưới 500 ml). Đồng thời, CT scan ngực giúp chỉ định dẫn lưu tràn máu màng

phổi sớm nhằm hạn chế các biến chứng muộn như xơ hóa màng phổi.
Tràn máu màng phổi cần được chú ý trong những trường hợp chấn thương
ngực do can thiệp thủ thuật, đặc biệt sau phẫu thuật lồng ngực hoặc sau đặt catheter
động tĩnh mạch trung tâm. Tràn máu màng phổi có thể xuất hiện đối bên với bên
được thủ thuật. Ngoài ra, mặc dù hiếm gặp, nhưng cần chú ý đến rối loạn đông máu
có thể gây tràn máu màng phổi xảy ra trong tuần đầu tiên của điều trị thuyên tắc phổi;
hoặc những trường hợp tràn máu màng phổi không do chấn thương có thể xảy ra
trong bệnh lý màng phổi ác tính.
Đặt ống dẫn lưu màng phổi nên được chỉ định đối với tất cả những trường hợp
tràn máu màng phổi này. Đặt ống dẫn lưu màng phổi có tác dụng:
- Loại bỏ máu ra khỏi khoang màng phổi cũng như có thể theo dõi lượng máu
mất là bằng chứng của can thiệp phẫu thuật.
- Điều trị luôn tràn khí màng phổi đi kèm (nếu có).
- Hạn chế nhiễm trùng màng phổi hoặc xơ hóa màng phổi sau đó.
Trong tràn máu màng phổi thường dùng ống dẫn lưu loại lớn (28 – 32F) vì bản
chất nhờn và dễ đông của máu.
Trong trường hợp đặt ống dẫn lưu không giải quyết triệt để tràn máu màng
phổi cần chú ý đến các biện pháp can thiệp chẩn đoán và điều trị khác như nội soi
lồng ngực và phẫu thuật mở lồng ngực. Điều quan trọng là thời điểm quyết định và
chỉ định can thiệp phẫu thuật đối với tràn máu màng phổi do chấn thương thay đổi
khác nhau tùy theo từng tình trạng bệnh nhân. Ngày nay, phẫu thuật nội soi lồng
ngực với sự hỗ trợ của truyền hình (VATS) được chỉ định sớm đối với những
trường hợp tràn máu màng phổi do chấn thương không cải thiện sau 72 giờ đặt
ống dẫn màng phổi đã giúp làm giảm thời gian nằm viện, viện phí và thời gian đặt
ống dẫn lưu.

×