Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.69 KB, 7 trang )
Nội soi khớp vai:
Một tiến bộ trong điều trị các
bệnh lý khớp vai
Điều trị trật khớp vai qua nội soi.
Trước đây, khi nói đến nội soi nói chung và nội soi khớp nói riêng
nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là một phong trào, một kiểu quảng cáo.
Nhưng đến nay thì nội soi đã thật sự trở thành một phương pháp điều trị đem
lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Mổ nội soi khớp vai tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Những năm 1990, ngành chỉnh hình chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của
phẫu thuật nội soi khớp vai, mở đầu cho hàng loạt những nghiên cứu sâu về các
bệnh lý của khớp vai. Cũng như nội soi khớp gối, nội soi khớp vai cũng dùng 1
ống soi có gắn camera và nguồn sáng lạnh, để chuyển hình ảnh lên màn hình ti-vi
và cho phép phẫu thuật viên quan sát các ngóc ngách của khớp vai vốn dĩ khá
phức tạp về cấu trúc. Cho phép các bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý đi kèm với nhau
hơn. Cho đến hiện tại, nội soi khớp vai đã được áp dụng cho các bệnh lý sau của
khớp vai:
Trật khớp vai tái hồi
Đây là tình trạng trật khớp vai nhiều
lần sau lần trật đầu tiên. Bệnh nhân có thể chỉ
có cảm giác đau vùng vai khi làm việc dạng
tay và xoay tay ra ngoài, hay nặng hơn là có thể tự làm trật khớp vai của mình và
tự nắn lại. Ban đầu loại tổn thương này được mổ mở để gắn 1 cục xương làm nút
chặn không cho chỏm xương cánh tay trật ra, hoặc khâu bao khớp sụn viền. Dần
dần các tác giả đã áp dụng kỹ thuật khâu qua nội soi và đã đạt được kết quả hết
sức khả quan, mặc dù phải trải qua 1 thời gian khá dài để hoàn thiện dụng cụ và kỹ
thuật khâu. Tuy vậy, các phương pháp mổ mở vẫn còn tác dụng, nhất là phương
pháp lấy cục xương làm nút chặn, vì chi phí cuộc mổ rẻ hơn và là cứu cánh khi nội
soi thất bại.