Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TIỀN, SÔNG HẬU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 16 trang )

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TIỀN, SÔNG HẬU


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sử dụng cầu tiêu trên sông, tập quán nuôi cá bằng phân người,
nhà sàn trên sông, ăn ở, lưu thông trên sông nước; gần đây nghề nuôi cá phát triển
nhanh, đặc biệt người nuôi cá bè dùng thịt cá băm nhuyễn cho cá ăn và thải thức ăn
thừa trực tiếp ra sông; ngoài ra cùng với việc sử dụng phổ biến thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp, tất cả yếu tố đó đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sông
Tiền, sông Hậu mà người dân lấy sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt hằng ngày ở
Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa
lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang về chất lượng
nước sông Tiền, sông Hậu vào tháng 6 và tháng 11 năm 2006 ở một số vùng dân cư
sống dọc theo ven sông của 3 tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ nhằm mục
đích xác định mức độ ô nhiễm hoá lý và vi sinh nước.
Kết quả: Kết quả xét nghiệm 40 mẫu nước cho thấy: Nhu cầu oxy hoá học
(COD) lúc triều thấp vượt quá giới hạn cho phép từ 1,1 – 6 lần. Nhu cầu oxy sinh hóa
sau 5 ngày (BOD
5
) vượt mức cho phép từ 1,5 – 10 lần. Mật độ coliform của nhánh
sông Hậu ở huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Quận Bình Thuỷ vượt mức cho phép từ 4,6 –
92 lần (Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 -1995, loại A)
(12)
.
Các kết quả ô nhiễm nước bề mặt nêu trên phần lớn là do chất thải sinh hoạt,
phân người và chất thải của nuôi thủy sản.
Kết luận: Các kết quả nghiên cứu và các yếu tố gây ảnh hưởng ô nhiễm nước
sinh hoạt giúp cho các cấp chính quyền, cơ quan Y tế xây dựng chương trình cải thiện
chất lượng nước và ngăn ngừa các bệnh truyền qua nước.


ABSTRACT
Background: The use of overhung latrines, habits of rearing fishes by human
excreta, houses on stilts, aquaculture, living in boats, transportation; recently, farm
fishing grows quickly, especially people raising fish in floating rafts uses tiny pieces
of fish meat to breed fish and the left over of this food is thrown directly to the river;
besides, popular use of pesticides in agriculture can affect directly to water quality of
Tien and Hau rivers that the local inhabitants collect to use for drinking and everyday
activities in Dong Thap, Vinh Long and Can Tho provinces.
Objectives: The study aims at describing and evaluating the water quality of
physico- chemical and bacteriological parameters of Tien and Hau rivers in Đong
Thap, Vinh Long and Can Tho provinces.
Method: A cross - sectional study on the water quality of Tien, Hau rivers in
June and November 2006 in some human communities living along river sides of
three provinces: Đong Thap, Vinh Long and Can Tho. The water quality was assessed
by Viet Nam Standard TCVN 5942 – 1995, the category A are applied to the surface
water using for source of domestic water supply with appropriate treatments.
Results: The laboratory results of 40 surface water samples showed that: The
Chemical Oxygen Demand (COD) was over the standard limit from 1.1 - 6 times.
The Biochemical Oxygen Demand after 5 days (BOD
5
) was over the standard limit
from 1.5 - 15 times. The level of coliform concentration of the branch in Hau river at
Thot Not, Co Đo townlet and Binh Thuy districts was over the standard limit from 4.6
- 92 times (According to Viet Nam Standard TCVN 5942 – 1995, the category A)
(12
).
The above results of surface water pollution were mainly due to solid wastes,
human excreta and wastes of raising fish.
Conclusion: The above results of the study and factors affecting quality of
surface water could help the authorities at all levels, health organs to establish

program to improve the quality of water and prevent water borne diseases.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc - UNICEF năm 1990 đã chỉ rõ, hằng năm
tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu
trẻ em bị tàn tật nặng là hậu quả của nhiễm bẩn nước, vệ sinh kém và ô nhiễm môi
trường.
(13)

Năm 2004 chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang về chất
lượng nước sông Tiền, sông Hậu vào tháng 6 và tháng 11 ở một số vùng dân cư ven
sông của 3 tỉnh Tiền Giang, An Giang và Cần Thơ nhằm mục đích xác định mức độ ô
nhiễm hoá lý và vi sinh nước.
Kết quả xét nghiệm 40 mẫu nước cho thấy: Nhu cầu oxy hoá học (COD) lúc
triều thấp vượt quá giới hạn cho phép từ 1,8 – 6 lần. Mật độ coliform lúc triều thấp
của nhánh sông Hậu ở huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Quận Bình Thuỷ vượt quá giới hạn
cho phép từ 11 - 22 lần. Mật độ coliform lúc triều thấp của nhánh sông Tiền ở Thị
trấn Cái Bè và cầu Cổ Cò, Cái Bè vượt quá giới hạn cho phép từ 11,4 - 18,6 lần (Theo
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 - 1995, loại A). Để tiếp tục thấy được hiện trạng
chất lượng nước của 2 khu vực sông Tiền, sông Hậu, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “
Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng
Tháp,Vĩnh Long và Cần Thơ năm 2006 ”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp mô tả cắt ngang lấy mẫu hai đợt vào tháng 6 và tháng 11 năm
2006, thời điểm triều cường (nước lớn) và triều thấp (nước ròng) trong ngày. Đối
tượng gồm 40 mẫu nước sông Tiền, sông Hậu ở Đồng Tháp,Vĩnh Long và Cần Thơ,
đây là ba tỉnh có hoạt động Nông nghiệp phát triển của vùng Đồng bằng Cửu long.
Trong đó: Đồng Tháp 12 mẫu, Vĩnh Long 16 mẫu và Cần Thơ 12 mẫu. Vị trí lấy mẫu
ở vùng Nông nghiệp trọng điểm; nơi tập trung đông dân cư sống ven sông và sử dụng
nước sông cho ăn uống sinh hoạt.
Bảng 1. Vị trí lấy mẫu nước

Stt
V
ị trí lấy mẫu

ớc sông Tiền, sông
Hậu
S

mẫu
1.

Sông Ti
ền, bến
phà Cao Lãnh, Th
ị trấn
Cao Lãnh, Đồng Tháp

4
2.

Kênh
Ủy ban
nhân dân huy
ện Thanh
Bình, Đồng Tháp
4
Stt
V
ị trí lấy mẫu


ớc sông Tiền, sông
Hậu
S

mẫu
3.

Kênh ch
ợ Thực
ph
ẩm Tam Nông, Thị
trấn Tràm Chim, Đ
ồng
Tháp
4
4.

Sông Tân Lư
ợc,
xã Tân An Th
ạnh,
Bình Minh, Vĩnh Long

4
5.

Sông Tân Lư
ợc,
ấp Tân Lộc, x
ã Tân

Lược, Bình M
inh,
Vĩnh Long
4
6.

Sông Ngãi T
ứ,
ấp An Phong, x
ã Ngãi
Tứ, Tam Bình, V
ĩnh
4
Stt
V
ị trí lấy mẫu

ớc sông Tiền, sông
Hậu
S

mẫu
Long
7.

R
ạch Ngọn Cả
Cơ, ấp Phú An, x
ã An
Phư

ớc, Mang Thít,
Vĩnh Long
4
8.

Sông Bình
Thủy, P. Long H
òa, Q.
Bình Thủy, Thành ph

Cần Thơ
4
9.

Sông Bình
Th
ủy, ấp Thới Thạnh
B, xã Th
ới Thạnh, Cờ
Đỏ, Cần Thơ
4
Stt
V
ị trí lấy mẫu

ớc sông Tiền, sông
Hậu
S

mẫu

10.

Sông Bình
Thủy, ấp Lợi 1, x
ã
Trung Nh
ất, Thốt Nốt,
Cần Thơ
4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 - 1995, nước mặt loại A có thể dùng
làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định). Chúng
tôi có nhận xét như sau:
Tại các điểm lấy mẫu, mật độ coliform của nước sông Tiền ở Vĩnh Long vượt
mức cho phép từ 1,1 - 8,6 lần và nước sông Tiền ở Đồng Tháp có mật độ coliform
vượt mức cho phép từ 2,2 – 4,8 lần. Đặc biệt, mật độ coliform của nước sông Hậu ở
Cần Thơ vượt mức cho phép từ 4,6 - 92 lần.
Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng: Trong tổng số 40 mẫu khảo sát, hàm lượng chất rắn
lơ lửng vượt quá giá trị giới hạn từ 1,5 - 6 lần.
Chỉ tiêu COD: Trong tổng số 40 mẫu khảo sát, hàm lượng COD vượt quá giá
trị giới hạn từ 1,1 – 6 lần.
Chỉ tiêu BOD
5
: Trong tổng số 40 mẫu khảo sát, hàm lượng BOD
5
vượt mức
cho phép từ 1,5 -10 lần.
Chỉ tiêu nitrit: Có 28 mẫu nước sông không đạt trong tổng số 40 mẫu khảo sát.
Hàm lượng nitrat của tổng số 40 mẫu đều đạt Tiêu chuẩn nước mặt loại A.
Asen và các kim loại nặng

 Asen, đồng và chì được phát hiện với hàm lượng nhỏ hơn giá trị giới hạn
theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 – 1995, nước mặt loại A.
 Không phát hiện thấy cadimi, kẽm và thủy ngân trong tổng số 40 mẫu khảo
sát.
Phenol và hóa chất Bảo vệ thực vật
Vào thời điểm lấy mẫu, không phát hiện thấy phenol, cũng không phát hiện
thấy hoá chất bảo vệ thực vật gốc clo hữu cơ và gốc photpho hữu cơ trong tổng số 40
mẫu khảo sát.
6 6 6 11 11 11
chợ Tân An Trung Nhất chợ Tân An Trung Nhất
Tam Nông Thạnh Tam Nông Thạnh
log 10

Coliform/100 ml

Tháng
Địa điểm
TCVN 5942 - 1995


Biểu đồ 1. Biểu diễn mật độ coliform của sông Tiền - sông Hậu tháng 6 và
tháng 11 năm 2006
COD
mg/l

Địa điểm
TCVN 5942 - 1995
Biểu đồ 2. Biểu diễn hàm lượng COD tại 8 điểm của sông Tiền sông Hậu
tháng 6 năm 2006
COD

mg/l
Địa điểm
TCVN 5942 - 1995

Biểu đồ 3. Biểu diễn hàm lượng COD tại 8 điểm của sông Tiền sông Hậu
tháng 11 năm 2006
6 6 6 11 11
11

Chợ Tân An Trung Nhất Chợ Tân An Trung Nhất
Tam Nông Thạnh Tam Nông Thạnh

BOD
5

mg/l

Tháng/Địa điểm
TCVN 5942 - 1995
Biểu đồ 4. Biểu diễn hàm lượng BOD
5
của sông Tiền – sông Hậu tháng 6 và
tháng 11 năm 2006
Nhận xét: Tại các điểm lấy mẫu trên biểu đồ, mật độ coliform và hàm
lượng COD, BOD
5
vượt mức giá trị giới hạn theo TCVN 5942 –1995, nước mặt
loại A.
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
Qua hai đợt khảo sát lấy mẫu nước ở khu vực sông Tiền, sông Hậu chúng tôi

có nhận định về hiện trạng chất lượng nước như sau:
Về mặt vi sinh
Nước sông tại các điểm khảo sát bị ô nhiễm phân động vật do mật độ coliform
vượt mức cho phép từ 1,1 – 92 lần. Đặc biệt tại khu vực sông Bình Thủy – Tp. Cần
Thơ, mật độ coliform vượt mức cho phép từ 4,6 – 92 lần theo TCVN 5942 – 1995
mức A.Trong khi đó, người dân ở ven sông nhánh còn sử dụng nước sông cho ăn
uống và sinh họat chiếm tỉ lệ từ 27 - 28% do giá thành nước máy đắt so với mức thu
nhập kinh tế của người nghèo. Mặc khác, do một số ấp ở vùng xa Thị xã chưa được
lắp đặt hệ thống dẫn nước máy đến tận nhà người dân. (Nguồn: TTYT DP. Cần Thơ,
TTYT DP. huyện Tam Bình, Mang Thít –Vĩnh Long).
Người dân ở ấp Phú An và Phú Hội - xã An Phước - huyện Mang Thít chưa
được cung cấp nước sạch, do vậy người dân ở đây sử dụng nước rạch Ngọn Cả Cơ
cho ăn uống và sinh họat.Trong khi nước rạch Ngọn Cả Cơ tại thời điểm lấy mẫu có
mật độ coliform vượt mức cho phép gấp 8,6 lần theo TCVN 5942 - 1995 nước mặt
loại A.
Về mặt hóa lý
Các chỉ tiêu COD và BOD
5
không đạt do nước sông tại các khu vực khảo sát
bị ô nhiễm hữu cơ.
Nước sông Tiền, sông Hậu tại các điểm lấy mẫu không đạt Tiêu chuẩn vệ sinh.
Nhà sàn trên sông, thải chất thải sinh hoạt xuống sông, nuôi trồng thủy sản thải thức
ăn thừa của cá ra sông là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nặng nguồn nước.
Do đời sống kinh tế của người dân còn thấp, trình độ học vấn còn hạn chế, ý
thức vệ sinh phòng bệnh chưa cao. Do đó, việc hợp tác giữa nhân viên Y tế và người
dân về việc cải tạo môi trường như: Thay thế cầu tiêu trên sông bằng loại cầu tiêu hợp
vệ sinh, không đi tiêu trên sông, nuôi trồng thủy sản không thải thức ăn thừa của cá ra
sông, không thải rác sinh hoạt xuống sông …. vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Các kết quả nghiên cứu nêu trên giúp cho các cơ quan Y tế và các cấp Chính
quyền xây dựng các chương trình cải thiện chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu.

KIẾN NGHỊ
Để đảm bảo vệ sinh nguồn nước ăn uống sinh hoạt cho nhân dân, chúng tôi
đưa ra một số biện pháp sau:
Cần tăng cường công tác giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường để người
dân ý thức được tác hại của việc đi tiêu trên sông gây nhiều bệnh đường ruột trong
nhân dân.
Đặc biệt, ở khu vực ấp Phú An, xã An Phước - huyện Mang Thít do chưa được
cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt; đề nghị Cơ quan Y tế địa phương vận
động người dân ăn chín uống nước đun sôi. Nước dùng trong sinh hoạt như: Rửa ly,
chén, rửa rau ăn sống và nước tắm cần được đánh phèn kết hợp với khử trùng bằng
Cloramin B.
Trước mắt cần thực hiện làm bờ kè để đảm bảo khoảng cách nhà ven sông,
ven kênh rạch nhằm tránh đi tiêu trực tiếp trên sông, kênh rạch.
Vận động người dân không đi tiêu trên sông, kênh rạch và được hỗ trợ kinh
phí để xây dựng các nhà tiêu hợp vệ sinh theo hướng dẫn của Y tế.

×