Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỀ ĐAY MẠN TÍNH VÀ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.77 KB, 54 trang )

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỀ ĐAY MẠN TÍNH
VÀ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG


TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa mề đay mãn tính và nhiễm ký sinh
trùng
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Kết quả và kết luận: Khảo sát 90 bệnh nhân nhóm mề đay mãn tính và 49
người bình thường không bị mề đay (nhóm chứng), tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng
(Strongyloides, Toxocara và Gnathostoma) ở nhóm mề đay mãn tính là 100% và ở
nhóm chứng là 28,6%. Đồng thời đánh giá phác đồ điều trị bệnh nhân mề đay mãn
tính có nhiễm ký sinh trùng và nhận thấy nhóm được điều trị bằng kháng histamin
và albendazole có hiệu quả điều trị cao nhất.
ABSTRACT
Objectives: Assessing the relationship between chronic urticaria and
parasitic infection.
Methods: cross – sectional, clinical trials with control group.
Results and conclusions: The studies of 90 patients having chronic urticaria
and 49 normal individuals(control group), show a prevalence rate in chronic
urticaria group over normal group as 100 % over 28.6% respectively.
Concurrently, assessing the treatment guide for chronic urticaria patients due to
parasitic infection, and finding the highest effect in the treatment by histamin and
albendazole.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tại, số bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM
với chẩn đoán mề đay chiếm tỉ lệ khá cao, trong khi đó, việc tìm ra nguyên nhân
để điều trị triệt để cho bệnh nhân là một việc làm hết sức khó khăn.

Một trong những nguyên nhân gây dị ứng có thể kể là do ký sinh trùng.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt


tạo thuận lợi cho mầm bệnh ký sinh trùng phát triển. Các nghiên cứu trong nước
cho thấy tỷ lệ nhiễm một số loại ký sinh trùng chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là
nhiễm Strongyloides, Toxocara, Gnathostoma [8]. Nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng và các biểu hiện dị
ứng, trong đó chủ yếu là bệnh mề đay mãn tính[1, 2, 4, 5, 7, 9] .
Hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối liên quan giữa
mề đay mãn tính và nhiễm ký sinh trùng. Với sự kết hợp Viện-Trường, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Đánh giá mối liên quan giữa bệnh mề đay mãn tính và
nhiễm ký sinh trùng” để lưu ý các thầy thuốc lâm sàng quan tâm, để bệnh được
chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lược sử một số bệnh ký sinh trùng thường gặp có thể gây biểu hiện da mãn
tính
Bệnh do giun lươn[6]
Tác nhân gây bệnh là Strongyloides stercoralis, người bị nhiễm khi tiếp xúc
với đất ô nhiễm, phân chứa ấu trùng giai đoạn 2 sống tự do xâm nhập vào da.
Ngoài con đường thông thường, giun lươn có thể theo đường máu xâm nhập các
cơ quan khác nhau của cơ thể. Tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng trong cơ thể,
bệnh nhân sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau ở những cơ quan tương ứng.
Trong trường hợp này, ấu trùng ít khi được phát hiện trong phân. Do vậy phải
chẩn đoán phải dựa vào huyết thanh miễn dịch.
Về biểu hiện ở da, giun lươn có thể gây hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài
da, mề đay không đặc hiệu, hồng ban trên da
Bệnh giun đũa chó mèo lạc chủ[8]
Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa chó) và Toxocara cati (giun
đũa mèo). Bệnh gây ra do sự di chuyển giai đoạn ấu trùng của giun đũa chó ở
nhiều cơ quan khác nhau. Người là ký chủ ngẫu nhiên, nhiễm do nuốt trứng có ấu
trùng giai đoạn 3 của Toxocara spp. Au trùng xâm nhập thành ruột và được
chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ký sinh trùng
không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành, vì vậy ở những người bị
nhiễm không bao giờ tìm thấy trứng trong phân. Việc chẩn đoán dựa chủ yếu vào

huyết thanh miễn dịch.
Thể ngoài da có thể biểu hiện bằng nổi cục u duới da, nổi mề đay, sưng phù
một vùng da.
Bệnh do Gnathostoma spp [8]
Gây bệnh ở nguời thừơng gặp nhất là Gnathostoma spinigerum, giun
trưởng thành sống trong dạ dày của những động vật ăn thịt (mèo, chó, hổ, báo ).
Người là ký chủ ngẫu nhiên bị nhiễm khi ăn thịt ký chủ trung gian bị nhiễm có
chứa ấu trùng. Khi ấu trùng định vị ở mô dưới da gây phù và viêm, trên da có thể
xuất hiện hồng ban, ngứa, sờ cứng. Chẩn đoán xác định là khi bắt được ấu trùng
bò ra ngoài da hay bắt bằng cách rạch da. Tuy nhiên hiếm gặp, đa số chẩn đoán
dựa vào thanh miễn dịch.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá mối liên quan giữa bệnh mề đay mãn tính và nhiễm ký sinh trùng
Mục tiêu chuyên biệt
-Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở nhóm mề đay mãn tính và nhóm
chứng
- Xác định mối liên quan giữa bệnh mề đay và nhiễm ký sinh trùng
- Xác định phác đồ điều trị và đánh giá sơ bộ kết quả điều trị
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu đuợc tiến hành từ tháng 05/2004 đến tháng 12/2004
tại Khoa Khám Dich Vụ-Bệnh Viện Da Liễu TP. HCM
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Là tất cả bệnh nhân mề đay mãn tính (trên 6 tuần) đến khám tại Khoa
Khám Dịch Vụ-Bệnh Viện Da Liễu TP.HCM.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
*Nhóm bệnh
-Bệnh nhân có biểu hiện mề đay mãn tính ( trên 6 tuần)

-Có kết quả huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng
-Bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị và theo dõi được kết quả điều trị
-Thu nhập được thông tin dựa theo bảng câu hỏi có cấu trúc đã soạn sẵn
-Đồng ý tham gia nghiên cứu
*Nhóm chứng:
Là những nhân viên y tế công tác tại bệnh viện Da liễu có các tiêu chuẩn
sau:
-Không có biểu hiện mề đay mãn tính
-Có kết quả huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.
-Thu thập được thông tin đầy đủ
-Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
-Không có kết quả huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng
-Không thu thập được thông tin
-Không đồng ý tham gia nghiên cứu
-Trẻ em dưới 15 tuổi
-Phụ nữ có thai và cho con bú
Phương pháp tiến hành
Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ được:
-Phỏng vấn theo bảng câu hỏi có cấu trúc đã được soạn sẵn
-Khám lâm sàng, ghi nhận những biểu hiện trên da
-Làm xét nghiệm:
+ Xét nghiệm thường quy: công thức máu, chú ý tỷ lệ bạch cầu ái
toan, tốc độ lắng máu( được thực hiện tại BV Da Liễu TP.HCM)
+Xét nghiệm chuyên biệt: huyết thanh chuẩn đoán ký sinh trùng
làm tại bộ môn Ký sinh –Vi nấm của TT Đào Tạo & Bồi Dưỡng CBYT TP. HCM.
- Điều trị và theo dõi sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 3 tháng. Sau 3
tháng sẽ làm lại huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.
Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng
Trên một nhóm chứng gồm những bệnh nhân không có biểu hiện mề đay

mãn tính.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số bệnh nhân
139 trường hợp
Nhóm mề đay

Nhóm chứng
90

49
Giới
23 nam (25,55%); 67 nữ (74.44%).
Tuổi
Tuổi

15-20

21-30

31-40

41-50

51-60

>60
Số BN

05


31

24

19

10

01
Tỷ lệ(%)

6,4

34,4

26,7

21,1

11,1

1,1
Nơi cư trú


TP,HCM

Tỉnh
Số BN


73

17
Tỷ lệ(%)

81,1

18,9
Bệnh sử: thời gian mắc bệnh
Thời gian

> 6 tuần 6 tháng

6 tháng-1năm

1-2 năm

> 2năm
Số BN

63

13

08

16
Tỷ lệ (%)

70


14,4

8,9

17,7
Kết quả xét nghiệm thường quy
Công thức máu: chỉ số bạch cầu ái toan
Trị số BC ái toan

0-5%

6-10%

11-15%

>16%
Số Bn

72

14

02

02
Tốc độ lắng máu (TĐLM)
- Tăng cao (>20mm trong giờ đầu): 24 trường hợp.
- Giá trị thấp nhất của TĐLM giờ đầu: 8mm
- Giá trị cao nhất của TĐLM giờ đầu: 55mm

Kết quả huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng trên bệnh nhân mề đay
Chúng tôi thực hiện huyết thanh chẩn đoán đối với Strongyloides,
Toxocara, và Gnathostoma vì đây là những ký sinh trùng gây nhiễm với tỉ lệ cao
và thường có biểu hiện ngoài da.
Tất cả 90 bệnh nhân mề đay mãn tính đều có kết quả huyết thanh chẩn đoán
ký sinh trùng dương tính.
- 41 trường hợp nhiễm 1 loại ký sinh trùng (45,5%).
- 36 trường hợp nhiễm 2 loại ký sinh trùng (40%).
- 13 trường hợp nhiễm 3 loại ký sinh trùng (14,4%).
Nhiễm 1 lọai ký sinh trùng: 41 trường hợp
Tên KST

Strongyloides

Toxocara

Gnathostoma
41 trường hợp

39

01

01
Tỷ lệ(%)

95,1

2,4


2,4
Nhiễm 2 lọai ký sinh trùng: 36 trường hợp
Tên KST

Strongyloides+ Toxocara

Strongyloides+ Gnathostoma

Toxocara+ Gnathostoma
Số BN

28

07

01
Tỷ lệ (%)

77,8

19,4

2,8
Trường hợp nhiễm 3 lọai ký sinh trùng: 13 trường hợp
Như vậy, chúng ta nhận thấy tỷ lệ nhiễm Strongyloides là cao nhất 87 cas
(96.7%), kế đến là Toxocara 43 ca (47.8%) và cuối cùng là Gnathostoma 22 cas
(24.4%).
Kết quả huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng trên nhóm chứng
Chúng tôi đã thực hiện huyết thanh chẩn đóan ký sinh trùng trên một nhóm
chứng gồm 49 bệnh nhân không có biểu hiện mãn tính, kết quả như sau:

Kết quả

Huyết thanh chẩn đoán (+)

Huyết thanh chẩn đoán (-)


Strongyloides

Toxocara

35
13

01
28,57%

71,42%
Vậy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở nhóm chứng là 28.52 % so với nhóm bệnh
là 100%
So sánh kết quả huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng trên nhóm mề đay và
nhóm chứng:


Nhóm mề đay

Nhóm chứng

Tổng
Huyết thanh chẩn đoán (+)


90

14

104
Huyết thanh chẩn đoán (-)

0

35

35
Tổng

90

49

139
Fisher’s exact test với p <0.05. RR= 3,5 (2,25<R<5,45)
Như vậy bệnh nhóm mề đay có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao gấp 3,5 lần
nhóm không nổi mề đay.
Điều trị
Những bệnh nhân có kết quả huyết thanh chẩn đoán dương tính được chọn
ngẫu nhiên vào 2 nhóm điều trị:
Nhóm điều trị ký sinh trùng đơn thuần
Dùng Albendazole 400 mg, 2 lần mồi ngày x 21 ngày, có 29 trường hợp
29 TH


Sau 1 tuần

Sau 2 tuần

Sau 3 tuần
KQ điều trị

Giảm ít

Giảm TB

Giảm nhiều

Giảm ít

Giảm TB

Giảm nhiều

Giảm ít

Giảm TB

Giảm nhiều
08

15

06


02

×