ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
ẢNH CHỦ ĐẠO TRÊN TRANG NHẤT BÁO IN
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong ngành in, ảnh báo
chí đã trở thành một phương tiện chuyển tải thông tin hiệu quả trên báo in. Sự biến
chuyển đó đã mở ra một cuộc cách mạng về ảnh báo chí trong dòng chảy truyền
thông thế giới.
Lúc đầu, ảnh được sử dụng trên báo chí như “Một hình thức tài liệu sống
thay cho tranh minh hoạ”[4, 26]. Ngày nay, ảnh báo chí là một thể loại độc lập với
đặc trưng thông tin bằng ảnh, được sử dụng rộng rãi và ổn định trên tất cả các báo
in.
Trong thời đại phát triển thông tin đại chúng như ngày nay, độc giả không
còn bỏ thời gian đọc từ đầu đến cuối tờ báo để tiếp nhận thông tin theo cách truyền
thống. Vì vậy, ảnh báo chí được sử dụng như một vũ khí xung kích hàng đầu đáp
ứng nhu cầu “xem nhanh, hiểu nhanh” của báo chí hiện đại. Ảnh đã trở thành một
yếu tố quyết định để đánh giá chất lượng của một tác phẩm báo in.
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang
nhất của báo in qua việc khảo sát hai tờ báo ngày tiêu biểu của báo chí Việt Nam
là Thanh Niên và Tuổi Trẻ.
Xu hướng làm báo hiện đại đặt ra vấn đề: những tiêu chuẩn nào làm nên một
tờ báo đẹp. Một tờ báo đẹp khi nó đảm bảo tính thông tin và tính thẩm mỹ, trong
đó, tính thông tin là tính trội. Trên cơ sở đảm bảo hai yếu tố này, mỗi tờ báo còn
phải nỗ lực tạo lập cho mình một bản sắc riêng trong cả nội dung và hình thức của
tờ báo.
Xu hướng này càng khẳng định tầm quan trọng của trang nhất mỗi tờ báo để
xác lập chỗ đứng trong giới truyền thông và độc giả. Một tờ báo in có chuyên
nghiệp và đậm bản sắc hay không còn tuỳ thuộc vào cách thiết kế trang nhất của tờ
báo đó.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những gì quan trọng nhất của tờ báo đều được đưa lên trang nhất. Điểm
nhấn của trang nhất hầu hết là một tấm ảnh chủ đạo. Bức ảnh đó không chỉ là bộ
mặt mà còn chứa đựng tinh thần của cả số báo. Nhìn vào ảnh chủ đạo ở trang nhất,
độc giả sẽ biết được thông tin quan trọng nhất ngày hôm đó là gì.
Vĩ những lẽ trên, việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang nhất của báo chí
hiện đại luôn là bài toán khó cho các toà soạn báo trong quá trình xây dựng chỗ
đứng cho tờ báo của mình trong lòng độc giả và giới truyền thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát ảnh chủ đạo trên trang nhất của hai tờ báo ngày ở Việt Nam,
từ đó rút ra những đặc điểm trong việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang nhất của báo
Việt Nam hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay nguồn tài liệu về ảnh báo chí không nhiều, và chưa có một giáo
trình chính thức nào về ảnh báo chí. Trong phòng tư liệu của khoa báo chí trường
đại học KHXH& NV, Học Viện Báo Chí, số lượng luận văn, đề tài nghiên cứu
khoa học của sinh viên về ảnh báo chí rất hạn chế. Riêng đề tài khảo sát ảnh chủ
đạo trên trang nhất của báo Thanh niên và Tuổi trẻ thì chưa có.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào khảo sát việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang nhất của
hai tờ báo ngày ở việt nam : Thanh Niên và Tuổi Trẻ, trong thời gian từ tháng
11/2005 đến tháng 2/2006.
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận về thể loại báo chí, ảnh báo chí, ảnh
chủ đạo.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh,
từ đó rút ra nhận xét ưu điểm và nhược điểm việc sử dụng ảnh chủ đạo trên trang
nhất báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng
2/2006.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục thì nội dung đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ảnh báo chí và ảnh chủ đạo
Chương 2: Khảo sát ảnh chủ đạo và nhận xét
Chương 3: Kiến nghị nâng cao chất lượng ảnh chủ đạo
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH BÁO CHÍ
1.1. Ảnh báo chí
1.1.1. Vài nét về lịch sử ảnh báo chí
Cho đến giữa thế kỉ XIX ở phương Tây vẫn còn phổ biến loại hình tranh báo
chí. Những hoạ sĩ có vai trò như phóng viên báo chí luôn có mặt ở hiện trường để
ghi nhận sự kiện hoặc nhân vật bằng những kí hoạ có tính chất phác thảo sau đó tự
mình hoặc có những chuyên viên bằng những nét bút sắt chi tiết hoàn chỉnh thành
những bức tranh rất hiện thực tựa hồ ảnh chụp rồi khắc in.
Ngày 1/7/1839, trong cuộc họp của viện hàn lâm Arago báo cáo nhóm các
nhà khoa học nghiên cứu về phát minh phương pháp dùng ánh sáng tác động vào
tấm bạc ở trong hộp tối. Ngày hôm đó trở thành ngày lịch sử của ngành nhiếp ảnh.
Ngày 4/3/1880, trên tờ Daily-graphic xuất bản ở Newyork xuất hiện bức ảnh
báo chí có sắc độ trung gian giống như ảnh thật. Đến năm 1881, GeorgMeisenbach
tìm ra phương pháp in thì nhiếp ảnh được sử dụng trên báo chí như một hình thức
thông tin mới. Từ đó những bức ảnh báo chí đầu tiên bắt đầu được xuất hiện trên
những tạp chí ảnh như: Look, Lye (Mỹ); Match, Marrie-claire (Pháp) v.v..
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và truyền thông thế giới, ảnh báo
chí dần dần trở thành một thể loại độc lập có đặc trưng: “Đưa tin bằng ảnh, tường
thuật lại sự kiện bằng ảnh tiến tới bình luận, phân tích cũng được ảnh hoá một phần
hay toàn bộ”. Chính sự gắn bó mật thiết giữa nhiếp ảnh và báo chí mà “Trong tâm
trí nhiều người chiếc máy ảnh chứ không phải cây bút đã trở thành biểu tượng của
người phóng viên”[3, 7].
Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu vào năm 1869, khi cụ Đặng Huy Trứ
mở hiệu ảnh đầu tiên với tên gọi Cảm Hiếu Đường”. Nhiếp ảnh có ba rường cột
lớn, đó là: ảnh sáng tác, ảnh dịch vụ và ảnh báo chí. Trong đó ảnh báo chí ra đời
muộn nhất. “Nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh và Lê Đình Ngữ là những người tiên phong
đưa nền nhiếp ảnh tài tử vào lĩnh vực báo chí.”[7, 7] Chính những biến động lịch sử
to lớn ở Việt Nam đã thúc đẩy sự ra đời một loại hình sáng tạo bằng ánh sáng, đã
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được huy động vào mặt trận thông tin tuyên truyền như một vũ khí sắc bén. Từ đó
tạo ra một ngành ảnh đặc thù: ảnh báo chí.
1.1.2. Khái niệm ảnh báo chí
Không phải tất cả các tác phẩm ảnh xuất hiện trên báo đều là ảnh báo chí.
“Ảnh có ba mục đích: thông tin, minh hoạ, và trang trí”[8, 6]. Ảnh minh hoạ và
trang trí dù vẫn xuất hiện trên báo, nhưng nó mang giá trị thông tin nên không được
gọi là ảnh báo chí.
“Ảnh báo chí bao gồm ảnh tin và ảnh phóng sự, có mục đích thông tin sự
kiện, đối tượng thể hiện là đề tài thời sự, phương pháp thể hiện là phương pháp
phóng sự, giá trị thẩm mĩ được đẻ ra từ một khoảnh khắc điển hình chứ không phải
được bài trí theo kiểu sáng tác.”[8, 6]
Về khái niệm ảnh báo chí, tổ chức World press photo đưa ra định nghĩa:
“Những tác phẩm báo chí bao gồm ảnh đơn, bộ ảnh có tính năng kể chuyện. Nghĩa
là có tính truyền tải thông tin sinh động thuộc loại hình ảnh được đăng tải mỗi ngày
trên báo in, bao gồm những đề tài được mọi người quan tâm, những tư liệu thời sự
hoặc những biến cố, sự kiện đột xuất bất ngờ. Giá trị báo chí, truyền tải thông tin sẽ
được ưu tiên đánh giá trước tính nghệ thuật của bức ảnh.” [20, 6]
Trong cuốn “Ảnh báo chí” của Brian Horton thì đưa ra định nghĩa: “Tường
thuật bằng chiếc máy ảnh, tóm giữ một thoáng chốc điển hình để cho mọi người
cùng chiêm ngưỡng. Cái khoảnh khắc quyết định đó là ảnh báo chí.”[3, 39]
Ảnh báo chí gồm hai loại: ảnh tin và ảnh phóng sự. Mỗi ngày báo chí nước ta
sử dụng một số lượng rất lớn ảnh báo chí có lẽ là lớn nhất trong các cơ quan có nhu
cầu sử dụng về ảnh, cả số lượng, đề tài và thể loại. Số ảnh dùng nhiều nhưng phổ
biến nhất trên ảnh báo chí là “Ảnh minh hoạ theo tin bài, chiếm tới 80%”[8, 6].
Loại ảnh này không có giá trị khi đứng độc lập mà theo tin bài để tăng tính thuyết
phục cho thông tin được thể hiện bằng ngôn ngữ viết.
Về bố cục thì ảnh báo chí bao gồm hai phần: ảnh và chú thích ảnh. Trong đó
ảnh là nội dung thông tin về nhân vật, sự kiện có trong bức ảnh. Chú thích ảnh là
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“lời của ảnh”, bổ sung lượng thông tin chưa có trong bức ảnh. Với hình ảnh chân
thực và sinh động làm rường cột, cộng với lời chú thích mang đầy đủ thông tin sẽ
đáp ứng hai yêu cầu của độc giả: nội dung thông tin xác thực, tin cậy và cảm xúc
nghệ thuật đậm đà. Hai yếu tố này luôn gắn bó với nhau thành một thể hữu cơ làm
nên một tác phẩm ảnh báo chí hoàn hảo.
Ảnh báo chí là một mẩu tin về một sự kiện được viết bằng ngôn ngữ ánh
sáng có đầy đủ thông tin sự kiện (5w, 1h) như một tin, bài trên báo. Người xem ảnh
qua đó phát hiện, nhận được thông tin về cuộc sống. Vì vậy bức ảnh càng nóng hổi,
liên quan đến nhiều số phận, nhiều độc giả thì càng có giá trị về tính thông tin thời
sự.
“Bức ảnh báo chí nhiều khi không phải là bức ảnh đẹp nhất mà phải là ảnh
chứa nhiều thông tin nhất”[9, 48]. Cũng chính vì thế mà có nhiều nhà nhiếp ảnh
chụp những bức ảnh nghệ thuật rất đẹp nhưng họ không phải là nhà báo và tác
phẩm ấy cũng không phải là ảnh báo chí. Điều đó có nghĩa là không phải cứ là tác
phẩm nhiếp ảnh thì là ảnh báo chí và được sử dụng trên báo chí.
1.1.3. Các tiêu chí sử dụng ảnh báo chí
Trong Báo chí thuỷ điển, nhà báo- nhà nhiếp ảnh Hoài Linh đã đưa ra 3
nguyên tắc sử dụng ảnh trên báo chí.
a) Giá trị thông tin.
Nhà nhiếp ảnh Bùi Đình Khôi nói: “Một trong những chức năng quan trọng
của báo chí là cung cấp thông tin, ảnh báo chí cũng không nằm ngoài chức năng
thông tin cuả báo chí. Vì vậy ảnh báo chí phải là ảnh mang lượng thông tin mới đến
cho công chúng.”[10, 53]
Tính chất thông tin của ảnh cũng giống như tin bài trên báo chí, có nghĩa là:
nó phải mang tính thời sự đem đến cho độc giả “cái gì mới?” Ảnh báo chí có thể là
một trận bão, một cuộc họp, một môi trường lao động cũng có khi là chân dung
một nguyên thuỷ quốc gia hay một con người lao động bình thường…và có khi chỉ
là một ảnh hoặc một tập hợp nhiều ảnh.v.v.. Như vậy trong ảnh báo chí chủ đề,
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường hợp, địa điểm có thể khác nhau nhưng tính chất, mục đích luôn như nhau:
thông tin, tường thuật, đưa cảnh tượng, sự kiện đến với độc giả mặc dù họ ở xa
không được chứng kiến tận mắt.
Phóng viên ảnh (AP) Clif Schiappa nói: “Trách nhiệm hàng đầu của chúng
tôi là thông tin”[3, 44]. Muốn như vậy thì người phóng viên ảnh khi đứng trước sự
kiện phải là một nhà báo sau đó mới là một nhà nhiếp ảnh, vì “Chiếc máy ảnh của
người phóng viên luôn là đôi mắt của người đọc, người xem, nhiệm vụ của người
phóng viên là phải đưa họ đến đó.” [3, 22]
Ảnh báo chí muốn có hàm lượng thông tin cao thì trước hết đó phải là bức
ảnh nói về những “người thật, việc thật” trong cuộc sống. Vì vậy một nguyên tắc
của người phóng viên khi chụp ảnh là tường thuật lại toàn bộ sự kiện, nhân vật ở
điều kiện tự nhiên nhất không được thêm thắt, sắp đặt theo ý đồ của cá nhân. Ảnh
báo chí muốn thuyết phục được độc giả thì nó phải là bức ảnh phản ánh hiện thực,
một nửa chiếc bánh mì vẫn được gọi là chiếc bánh mì nhưng một nửa sự thật thì
không bao giờ là sự thật theo đúng nghĩa của nó nữa. Vì vậy khi nói đến tính chân
thực của ảnh báo chí, biên tập ảnh Ed White đã đúc kết một câu rất hay: “Là nhà
báo bạn phải kể cho người đọc những gì đang xảy ra, là một phóng viên ảnh bạn
phải cho người xem thấy những gì đang xảy ra.”[3, 50]
Trong nhiếp ảnh một nguyên tắc mà người hoạ sĩ có thể làm mà ngươì phóng
viên ảnh không được phép đó là không được can thiệp vào sự việc. Vì ảnh báo chí
không phải là ảnh minh hoạ, nó phải thẳng thắn, chân thực, củ thể, rõ ràng và dễ
hiểu. Có thể chụp ảnh báo chí một cách nghệ thuật nhưng không bao giờ được thay
đổi, chế tác nội dung của bức ảnh bằng bất cứ một hình thức nào. Nhà nhiếp ảnh
Mĩ Steve Nordup nhấn mạnh: “Khi bạn chụp một bức ảnh báo chí cũng tương tự
như bạn cầm một tấm gương cho mọi người xem. bức ảnh đó không được phép biến
dạng mà phải trong sáng đúng thực tế”[15, 4]. Sự thật luôn đi liền với sự thuyết
phục, ảnh báo chí không có yếu tố đó thì không có sức mạnh thông tin và phản ánh
cũng đồng nghĩa là không giữ được lòng tin của độc giả.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b) Sức sống của tấm ảnh
Một bức ảnh báo chí chỉ thông tin chân thực thôi thì chưa đủ. Vì suy cho
cùng gốc rễ của ảnh báo chí là nghệ thuật về cái đẹp và người phóng viên ảnh cũng
là một nghệ sĩ. Theo giảng viên Miagrondahl, thì “Ảnh báo chí là một từ mang chất
thơ, là nghệ sĩ nhiếp ảnh bạn phải viết bằng ánh sáng và trái tim mình”[2, 256].
Viết bằng cả trái tim có nghĩa là cảm nhận sự kiện, nhân vật bằng cả trái tim đập
dồn đúng khoẳnh khắc phù hợp. Đứng trước một trận bão người phóng viên không
chỉ ghi được mức độ dữ dội của nó mà còn ghi được sự tàn phá, nỗi đau thương về
tinh thần của con người. Đứng trước cảnh lao động người phóng viên không chỉ thu
đựơc sự nhọc nhằn, vất vả mà còn phải ghi được sự hăng say, cần mẫn của những
người lao động.v.v..
Những bức ảnh như thế sẽ làm cho độc giả bị hút mắt vào không chỉ đó là
một bức ảnh sống động và chân thực mà người xem cảm nhận một xúc cảm mãnh
kiệt từ “những gì đằng sau bức ảnh” mà không cần chứng kiến, không có mỗi liên
hệ nào về huyết thống, quê hương cũng như không gian văn hoá, địa lí hay một lời
thuyết minh nào, thì bức ảnh đó có sức sống về thông tin sự kiện và cảm xúc nghệ
thuật.
Sức sống của ảnh chỉ được quyết định khi phóng viên ảnh ghi được khoẳnh
khắc điển hình, bấm máy khi sự kiện, nhân vật lên đến cao trào của tình tiết và cảm
xúc. Điều đó có nghĩa là: một bức ảnh ghi được sự kiện nóng hổi lại trong một
khoẳnh khắc nghệ thuật thì bức ảnh đó có sức mạnh tác động hơn bất cứ một ngôn
ngữ truyền cảm nào.
Trưởng ban tổ chức nhiếp ảnh ở Nhật, Kentarosakai khẳng định: “Trong các
cuộc thi ảnh quốc tế, chất lượng ảnh được chộn ngày càng theo xu hướng đề cao
khoẳnh khắc bấm hình đúng lúc – một đặc trưng riêng của nghệ thuật nhiếp ảnh
trong thế giới tạo hình.” [11, 54]
Vậy “khoẳnh khắc đúng lúc” có làm ảnh báo chí giống ảnh nghệ thuật
không? Cả thực tiễn và và lí luận đều cho rằng: ảnh báo chí không phải là ảnh nghệ
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuật. Báo chí đào tạo người phóng viên ảnh chứ không phải là nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Vì vậy yếu tố thông tin chính là bản chất của ảnh báo chí còn tính nghệ thuật chỉ là
thứ yếu. Nói như vậy không có nghĩa là ảnh báo chí không cần có tính nghệ thuật.
Ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật rất mong manh, “Ảnh báo chí dùng
phương pháp phóng sự bằng tư duy thông tin vì vậy yêu cầu tính thông tin cao. Còn
ảnh nghệ thuật dùng phương pháp nghệ thuât bằng tư duy sáng tạo nên yêu cầu tính
hình tựơng.”[12, 56]
Tuy khác về bản chất và hình thức biểu hiện nhưng một tấm ảnh báo chí có
thông tin cao lại ghi lại qua trình vận động phát hiện được bản chất sự kiện lại được
chụp với góc nhìn nghệ thuật, thu được “khoảnh khắc điển hình” thì giá trị thông
tin và thẩm mĩ càng cao, sức sống của bức ảnh càng lâu bền. “Ngày nay thế giới
quan tâm đến ảnh nghệ thuật được tạo ra bởi phương pháp phóng sự , có nghĩa là
ảnh báo chí được nâng lên thành ảnh nghệ thuật”[12, 57]. Như vậy ảnh thời sự rất
cần tính nghệ thuật để nâng cao hiệu quả thông tin nhưng đó phải là thứ nghệ thuật
được đẻ ra từ tài năng lựa chọn điển hình của người cầm máy.
c) Có ý nghĩa và phù hợp với nội dung
Đã là ảnh báo chí thì phải cung cấp thông tin để bổ sung cho tin, bài được
đăng trên báo. Bức ảnh báo chí là sự hướng dẫn đầu tiên đưa độc giả đến với thông
điệp mà tác giả muốn truyền đạt. Khi cầm tờ báo trên tay, kênh giao tiếp đầu tiên
giữa báo chí và độc giả là ảnh báo chí sau đó mới là tin, bài. Qui tắc đó bắt buộc
ảnh báo chí phải phù hợp và liên quan đến nội dung tin, bài.
Một bức ảnh không ăn nhập với tin bài thì cho dù có gắn cho nó một dòng
chú thích thì cũng không bổ sung thêm được thông tin gì cho tin, bài vì đó chỉ là
cách chữa cháy rất vụng về cho cách minh hoạ vụng về không đúng với đặc trưng
ảnh báo chí. Những bức ảnh “nhạt chất báo chí” như vậy sẽ làm cho độc giả nhàm
chán như đọc từ đầu đến cuối một tin, bài mà vẫn không nhận được thông tin nào.
Vì vậy, ảnh báo chí luôn phải là ảnh chủ đề bao quát thông tin mà tin, bài cập nhật.
Nếu không bức ảnh đó không những không hoàn thành nhiệm vụ thông tin của
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mình mà còn gây tâm lí khó hiểu, bối rối cho độc giả làm giảm tính thẩm mĩ mà
tính thông tin cho tác phẩm báo chí.
Là một phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động qui mô toàn xã hội,
ảnh báo chí tham gia tìm tòi phát hiện những con người, phương pháp hợp lí nhằm
giải quyết vấn đề thực tiễn. Là một loại hình truyền thông mang trong mình những
đặc trưng chung của báo chí: chân thực, đại chúng, thời sự, và là sản phẩm của nền
kĩ nghệ, sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật .v.v., thì ảnh báo chí cũng có những
đặc trưng riêng mang tính đặc thù: tính tài liệu chân thực và tính thẩm mĩ cao. Đặc
trưng đó làm ảnh báo chí có những ưu thế đặc thù mà không một loại hình thông tin
nào có được: phản ánh hiện thức bằng hình thức nghệ thuật có tính thời sự và thẩm
mĩ cao.
1.2. Ảnh chủ đạo trên trang nhất
1.2.1. Vài nét về trang nhất của tờ báo
Ngày nay, giữa các hình thức truyền thông có cạnh tranh rất lớn về tính
nhanh nhạy truyền tải thông tin. Yêu cầu “ xem nhanh, hiểu nhanh” của độc giả
buộc báo in phải tìm lời giải đáp trong việc sử dụng triệt để ảnh báo chí vào quá
trình làm layout (trình bày báo) theo cách hiện đại, để tìm ra một hình thức tối ưu
giúp cho độc giả tiếp nhận thông tin một cách khoa học và nhanh nhất.
Một trong những yêu cầu của việc trình bày báo là phải thiết kế được trang
nhất giàu thông tin và gây ấn tượng. Trang nhất chính là bộ mặt của tờ báo đó, là
kênh thông tin giao tiếp đầu tiên giữa độc giả và tờ báo. Đó không chỉ là tinh thần
chung của tổng thể tờ báo, chứa đựng những thông tin chính quan trọng nhất mà
còn là “mặt tiền” thể hiện “nhan sắc thẩm mĩ” và “ bản sắc riêng của mỗi tờ báo”.
Vì vậy có thể đó là trang quan trọng nhất của tờ báo thể hiện tiêu chuẩn để so sánh,
đánh giá chất lượng tờ báo này với tờ báo khác trong lòng độc giả.
Qui tắc làm báo hiện đại bắt buộc mỗi tờ báo, trang báo, bài báo bắt buộc
phải có một điểm nhấn. Điểm nhấn trên tờ báo, trang báo, bài báo được qui định
bởi yếu tố: ảnh to và ần tựơng, tít lớn và vị trí được ưu tiên trên mảng báo. Điểm
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhấn của một số báo chính là ảnh chủ đạo của bài đinh nằm ở vị trí trung tâm trên
trang nhất của tờ báo đó. Thông qua ảnh chủ đạo độc giả sẽ biết được thông tin
quan trọng nhất của ngày hôm đó là gì?
Khái niệm ảnh chủ đạo
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu qui trình đọc của viện Poynter 1990 chúng tôi
đưa ra khái niệm về ảnh chủ đạo như sau: Ảnh chủ đạo là ảnh có kích thước lớn
hơn đáng kể so với các bức ảnh khác có vị trí trung tâm trên trang nhất, chứa đựng
thông tin quan trọng nhất của số báo ngày hôm đó.
Không ai mua báo chỉ để ngắm, hay đọc một cách ngẫu nhiên mà họ cần
thông tin hiệu quả. Muốn độc giả bị thuyết phục người trình bày báo nắm được
nguyên tắc làm báo hiện đại và tâm lí tiếp nhận thông tin của độc giả.
Dự án EyeTrack ontheNews (viện Poynter 1990) đã nghiên cứu về cách thức
đọc báo của công chúng đưa ra một qui trình đọc có tính phổ biến: ảnh chú
thích ảnh tít sapo text (nội dung). Dựa vào qui trình đọc này, người trình
bày báo có thể thiết kế trang báo theo các hình thức khác nhau: từ trên xuống, thuận
kim đồng hồ, ngược kim đồng hồ.
Qua qui trình đọc này có thể thấy rằng: ảnh luôn là yếu tố đầu tiên hút mắt
độc giả khi cầm tờ báo, và là tín hiệu đầu tiên trong việc cung cấp thông tin cho độc
giả. Vì vậy một bức ảnh đủ lớn, ấn tượng ở vị trí trung tâm trên trang nhất không
chỉ cho độc giả biết thông tin chủ đề của tờ báo mà còn là yếu tố quyết định xem
độc giả có đọc tiếp tin, bài cũng như bị thuyết phục lựa chọn mua tờ báo đó hay
không?
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện trong đó ảnh lớn và ấn tượng nhất sẽ là câu
chuyện chủ đạo của tờ báo. Yếu tố chủ đạo sẽ bao trùm và chi phối các yếu tố khác
trong cùng một trang và là tinh thần của một bố cục, một tờ báo. Vì vậy, nếu trang
báo “Không có yếu tố chủ đạo thì nó sẽ trở nên lộn xộn và việc độc giả không bao
giờ muốn đọc một tờ báo hỗn độn là điều đương nhiên”[5, 95]. Việc sử dụng ảnh
chủ đạo trong trình bày báo cũng vậy chỉ cần có bất cứ sự thay đổi thiếu logic nào
12