Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài thuốc dành cho người viêm phế quản mạn tính potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.86 KB, 6 trang )

Bài thuốc dành cho người viêm phế quản mạn tính

Sang thu, khí trời bắt đầu se lạnh, nhất là vào lúc nửa
đêm gần sáng. Đây là khoảng thời gian các bệnh lý
đường hô hấp rất dễ phát sinh trong đó có viêm phế
quản mạn tính (VPQMT).
 Viêm phế quản
 Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi
Khi bị VPQMT, người ta thường chỉ chú ý vào việc
dùng thuốc mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc
biệt là việc sử dụng các thực phẩm và món ăn có giá
trị hỗ trợ phòng và chữa bệnh. Với quan điểm “dược
thực đồng nguyên” và “ chỉnh thể thi trị”, y học cổ
truyền đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm về
vấn đề này. ĐĐK xin được giới thiệu một số món ăn-
bài thuốc có giá trị phòng chống bệnh VPQMT.
Bài 1: Nhân sâm 10-15g, vịt 1 con (nặng chừng 700-
800g), rượu vang 2 thìa, gia vị vừa đủ. Vịt làm sạch
ướp rượu và gia vị, nhân sâm thái vụn cho vào trong
bụng vịt. Tất cả đem hầm nhừ, chia ăn trong vài
ngày. Công dụng: nhân sâm bổ phế khí, thịt vịt ích
phế âm, hai thứ phối hợp có khả năng kiện tỳ ích phế,
bổ huyết cường tim, nâng cao sức đề kháng của cơ
thể, rất thích hợp với người bị VPQMT thể khí âm
lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng mệt mỏi,
khó thở, ngại nói, dễ đổ mồ hôi cả ngày và đêm, họng
khô miệng khát, có cảm giác sốt nóng về chiều, lưỡi
đỏ ít rêu.
Bài 2: Phổi lợn 1 cái, tang bạch bì 30g, hạnh nhân
30g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn làm sạch thái miếng,
đem hầm nhừ cùng với tang bạch bì và hạnh nhân,


chế thêm gia vị, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: bổ phế, tiêu đàm, lợi thuỷ, chỉ khái, bình
suyễn. Dùng cho người bị VPQMT trong thời kỳ tiến
triển có sốt, ho nhiều, khạc đờm nhầy mủ.
Bài 3: Tang diệp (lá dâu) 10g, hạnh nhân 10g, sa sâm
5g, bối mẫu 3g, vỏ quả lê 15g. Tất cả thái vụn, hãm
với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng
được, pha thêm 10g đường phèn, uống thay trà trong
ngày. Công dụng: thanh phế , bổ phế, chỉ ho, trừ đàm.
Dùng thích hợp cho người bị VPQMT trong thời kỳ
tiến triển.
Bài 4: Hạnh nhân 100g, tử uyển 100g, ma hoàng sao
30g, tô tử 60g, mật ong 500g, đường đỏ 300g. Sắc kỹ
hạnh nhân, tử uyển, ma hoàng và tô tử 2 lần, mỗi lần
lấy nửa bát rồi hoà với mật ong và đường đỏ, đem
hấp cách thuỷ trong 2 giờ, để nguội, đựng trong lọ
thuỷ tinh kín dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng
1 thìa hoà với nước sôi uống thay trà. Công dụng: ôn
phế, trừ đàm, làm khoan khoái lồng ngực, dùng liên
tục trong mùa đông có tác dụng dự phòng các đợt tái
phát của VPQMT rất tốt.
Bài 5: Hạnh nhân 100g, hồ đào nhân 200g, lạc 200g.
Tất cả tán vụn, mỗi sáng dùng 20g đun sôi với 1 bát
nước nhỏ, đập 1 quả trứng gà, chế thêm một chút
đường phèn rồi uống. Công dụng: phù chính cố bản,
bổ phế thận, chỉ khái, bình suyễn.Dùng thích hợp cho
những người bị VPQMT thể phế thận đều hư biểu
hiện bằng các triệu chứng ho kéo dài, khó thở nhiều,
ngại nói, ngại vận động, lưng đau,gối mỏi, tay chân
lạnh, dễ bị cảm mạo.

Bài 6: Gà mái 1 con (nặng chừng 1kg ), hoàng kỳ sao
mật 50g, phòng phong 10g, phụ tử chế 10g, ma
hoàng sao mật 10g. Gà làm sạch, các vị thuốc thái
vụn gói trong túi vải rồi nhét vào bụng gà. Tất cả đem
hấp cách thuỷ trong 4 giờ, sau đó bỏ bã thuốc, chia ăn
trong 3-4 ngày. Công dụng: bổ thận ích phế, nâng cao
sức đề kháng và năng lực chống rét, dự phòng tích
cực các đợt tái phát của bệnh VPQMT. Mỗi tháng
nên làm từ 1-2 lần. Chú ý: phụ tử là vị thuốc có độc
nếu không bào chế đúng cách và dùng đúng liều
lượng, bởi vậy bài thuốc này cần có sự hướng dẫn
của thầy thuốc chuyên khoa và chọn mua phụ tử ở
các cơ sở đông dược đáng tin cậy.
Những món ăn- bài thuốc nêu trên, nhìn chung đều
khá đơn giản, dễ kiếm, dễ chế và dễ dùng. Vấn đề cốt
yếu là phải lựa chọn cho đúng thể bệnh và kiên trì
khi sử dụng. Đối với bệnh VPQMT nói riêng và các
bệnh lý mạn tính khác nói chung, việc phối hợp chặt
chẽ giữa dùng thuốc, tập luyện và ăn uống hợp lý bao
giờ cũng đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

×