Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

KỊCH BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA KỊCH BẢN TRONG SẢN XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.71 KB, 34 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
TIỂU LUẬN
KỊCH BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA KỊCH BẢN
TRONG SẢN XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. KỊCH BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA KỊCH BẢN TRONG SẢN
XUẤT TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “ thời đại ngày nay là thời đại của
báo hình và báo hình là mũi nhọn của các loại hình báo chí”. Truyền hình
chuyển tải thông tin tới công chúng bằng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh.
Truyền hình là phương tiện truyền thông có sức mạnh ảnh hưởng lớn và
có khả năng xoá bỏ ranh giới về khoảng cách về không gian và thời gian,
tạo ra hiệu quả cảm thụ thông tin bằng hình tượng trực quan sinh động.
Sức mạnh của truyền hình được phát huy trong tất cả các lĩnh vực như:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Tuy nhiên ngày nay truyền hình đang
phải đối mặt với những thách thức to lớn. Số người xem truyền hình giảm
đi do chia sẻ với nhiều loại hình báo chí khác. Nhiều cuộc khảo sát cho
thấy khán giả thiếu ý thức ràng buộc vào nhiều vấn đề mà họ xem trong
các chương trình truyền hình. Phóng viên than vãn thiếu kỹ năng nghề
nghiệp, họ nói nhiều và phỏng vấn không có trọng tâm, bài viết cẩu thả và
ít coi trọng khả năng kể chuyện của hình ảnh.
Kịch bản truyền hình khó hay dễ? Quả thực để xây dựng một kịch
bản sát với thực tế, đảm bảo tác phẩm truyền hình khi diễn ra hấp dẫn,
sinh động đòi hỏi người phóng viên không chỉ có những tưởng tượng, sắp
đặt lời bình theo một tư duy lô gích hợp lý mà còn cần có một hình ảnh
phù hợp đi kèm. Hai yếu tố âm thanh, hình ảnh phải luôn đi kèm trong


một kịch bản truyền hình và vì thế công việc của phóng viên vất vả, bận
rộn hơn và phức tạp hơn khi làm một đề cương cho một tác phẩm phát
thanh hay báo in.
Tất cả chúng ta là học trò trên con đường tiếng tới hoàn thiện- và
chúng ta luôn là học trò. Không bao giờ là muộn khi nhìn lại những thói
quen cũ có lẽ là thói quen xấu và để tạo những thói quen tốt mới. Một
trong những vấn đề rất khó là định nghĩa thế nào là một kịch bản hoàn
hảo, kịch bản dự phòng, kịch bản sơ lược, kịch bản chi tiết....các khái
niệm này có thể rành mạch ra được không hay giữa chúng có sự đan xen.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vài vai trò của kịch bản nằm ở đâu trong kết quả của một tác phẩm truyền
hình. Chất lượng của kịch bản có vai trò quyết định đến thành công của
một chương trình truyền hình? Điều đó mỗi người có một đánh giá khác
nhau tuy nhiên dù nhận định ở phương diện nào đi chăng nữa thì vị trí của
kịch bản trong quy trình sản xuất một chương trình truyền hình không bao
giờ mất đi. Nó là một khâu, một mắt xích, một bộ phận làm nên một tác
phẩm truyền hình. Vì thực ra kịch bản tốt sẽ là một xương sống cho người
phóng viên chủ động cũng như có phương án xử lý hợp lý các tình huống
bất ngờ có thể xảy ra nhất là các chương trình truyền hình trực tiếp.
Mỗi tác phẩm có một kịch bản riêng. Kịch bản của truyền hình
không chỉ đơn giản là kịch bản của ngôn từ mà còn phải kết hợp chặt chẽ
với đặc trưng cơ bản của của truyền hình là hình ảnh và âm thanh. Khi tạo
dựng một kịch bản truyền hình người phóng viên vừa là người đưa ra câu
hỏi đồng thời phải vừa trả lời được câu hỏi đó. Và kịch bản phải đảm bảo
sự rõ ràng, dễ hiểu, khâu nối được cả người quay phim, người đạo diễn
hình đến các nhân vật tham gia vào chương trình, tạo thành một êkíp nhịp
nhàng, ăn ý.
Kịch bản truyền hình được xem như một bản thiết kế của một công
trình xây dựng nhưng nó lại phải luôn được thay đổi cho phù hợp với đời

sống luôn luôn thay đổi, luôn luôn phát sinh phát triển. Nhiệm vụ của
người làm kịch bản ngoài tìm tòi, sáng tạo làm sao cho phương thức thể
hiện tác phẩm sinh động còn có nhiệm vụ dự báo dự kiến cái sắp xảy ra
trong một tương lai gần, người thật, việc thật. Và dù có thay đổi như thế
nào cũng vẫn phải giữ lại cái căn cốt, bản chất của vấn đề, nội dung, kế
hoạch đã đề ra. Sự thay đổi đó là một sự bổ sung làm cho tác phẩm thêm
sinh động, hấp dẫn và đáp ứng được tính thời sự nóng bỏng và không làm
mất đi tính tư tương của tác phẩm, không làm đảo lộn, mất đi ý tưởng đã
dự tính, dự báo.
Dựa vào kịch bản đã lên sẵn người phóng viên căn cứ chủ yếu vào
đó để thu thập tài liệu cho phù hợp với nội dung. Kịch bản giúp người
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phóng viên thực hiện tác phẩm không bị lan man, sa đà vào một khía cạnh
nào đó quá mà bám sát được nội dung, chủ đề của tác phẩm.
Kịch bản là một bản nhắc việc cực kỳ chi tiết, hữu hiệu, giúp người
phóng viên biết mình phải là gì trong những giây tiếp theo. Đồng thời
kịch bản là một tấm gương soi chiếu xem chi tiết nào, hình ảnh nào phù
hợp hay không phù hợp với tư duy lôgích của tác phẩm.
Kịch bản chính là một vị nhạc trưởng chỉ huy cho cả giàn nhạc.
Giàn nhạc có càng nhiều người tham gia, với càng nhiều cung bậc càng
cần sự chỉ huy tài tình.
II. ĐỂ CÓ MỘT KỊCH BẢN HAY, SÁT VỚI THỰC TẾ
Một kịch bản hay, hấp dẫn trước hết phải là một kịch bản sát với
thực tế và muốn kịch bản sát với thực tế đòi hỏi người phóng viên phải có
sự tìm tòi, khảo sát, tham khảo. Bạn là một người giỏi phỏng vấn hay
được làm việc với nhà quay phim tài ba, hay có kỹ năng viết bài tuyệt
vời- tất cả những điều đó sẽ không được phát huy đúng nơi đúng chỗ khi
bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng và đúng hơn là không có sự khảo sát.
Thiếu tìm hiểu, kháo sát, tham khảo kỹ chúng ta không có nhiều sự lựa

chọn và không thể định rõ căn cốt của nội dung, tư tưởng.
Khi bắt đầu với một kịch bản ở bất kỳ nội dung nào bạn cũng có thể
đặt những câu hỏi sau:
Kịch bản có phù hợp không?
Kịch bản có độc đáo không?
Có gây được cảm xúc không?
Có ảnh hưởng tới công chúng không?
Họ có quan tâm không?
Họ có nói tới, nhắc tới chuyện đó không?
Có phù hợp với mục đích của chương trình hoặc của nội dung, chủ
đề tuyên truyền không?
Có thể làm được không? (đã có nguồn nào để làm? có tiếp cận được
không? Có đủ thời gian không? Có đủ tài chính không?...)
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong quá trình khảo sát để xây dựng kịch bản nhất thiết phải lưu ý
hai điều: Không giả định quá nhiều và kiểm tra lại mọi thứ. Khảo sát
trước khi làm kịch bản cũng là một cách lấy thông tin từ các mối quan hệ.
Đây không phải là những dịp chứng tỏ mình thạo nội dung tới đâu và bạn
càng tỏ ra ít hiểu biết hơn thì bạn càng có cơ hội đánh giá đúng khả năng
của người trả lời phỏng vấn và giải quyết vấn đề một cách đơn giản
Do đặc thù của truyền hình nên khi khảo sát trước khi xây dựng
kịch bản cần phải khảo sát cả hình ảnh. Chúng ta cần hình ảnh hoá các ý
tưởng chính và lập kế hoạch quay phim. Song song với việc thu thập
thông tin bạn cũng phải thấy được hình ảnh. Máy quay sẽ ghi cái hình gì?
Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn đề kia? Làm thế nào để
minh hoạ thái độ của người tham gia vào chương trình. Trong một kịch
bản ngoài nội dung về âm thanh những ý tưởng về hình ảnh mô tả câu
chuyện cần được nắm vững chắc. Làm như thế sẽ dễ dàng giúp cả phóng
viên lẫn quay phim phát triển kỹ năng hình hoá sự vật.

Bạn phải luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy gì/ quay được cái gì? Nghĩ
xem nơi diễn ra câu chuyện trông nó như thế nào? Có âm thanh nào nổi
bật? (Vì âm thanh giúp gợi mở hình ảnh!) Tâm trạng của mọi người tham
gia chương trình/tác phẩm truyền hình đó ra sao, không khí xung quanh
thế nào? Yêu cầu người cung cấp thông tin “vẽ một bức tranh” về câu
chuyện sẽ diễn ra.
Kết cấu của một kịch bản truyền hình là một trong những nguyên
nhân quan trọng tác phẩm truyền hình đó có được hay như ý muốn. Kịch
bản giúp tác giả có thể ghép nối các chi tiết hắc búa lại với nhau tạo ra
điểm thắt nút, cởi nút của một tác phẩm truyền hình. Nhìn trên kịch bản
phần nào giúp tác giả ghép nối có hiệu quả. Ghép nối càng đơn giản càng
hiệu quả vì hầu hết diễn biến của một chương trình truyền hình đều có thể
dự đoán được trước. Nguyên tắc vĩnh cửu của người rao hàng trong những
ngày hội là trước tiên phải đưa được khách hàng vào lều của mình. Sau đó
thông tin mà họ cần biết được truyền đạt một cách đơn giản nhất . Bối
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cảnh chính là nơi tác phẩm truyền hình diễn ra sống và chết ở đó. Nếu
phần này quá sơ sài thì các phần tiếp theo lại trở lên khó hiểu. Nếu quá
chú trọng, quá sâu vào bối cảnh, người xem sẽ chuyển sang kênh khác.
Một kịch bản tốt phải bộc lộ được những xung đột trong nội dung
của tác phẩm ngay từ nội dung của kịch bản.
Hãy để hình ảnh kể lại điều bạn muốn nói. Và bước đầu tiên để có
được những hình ảnh biết nói, những hình ảnh trung tâm của câu chuyện
người tạo dựng kịch bản phải viết ít lời bình và tiếp tục câu chuyện.
Trong thực tế kịch bản của các chương trình quay tại trường quay,
không phát trực tiếp thì kịch bản ít bị phá vỡ, người phóng viên có thể tin
tưởng dựa hoàn toàn vào kịch bản đã tạo dựng để triển khai một chương
trình của mình. Còn với những chương trình làm ngoài trời thì việc xây
dựng các kịch bản chính, kịch bản dự báo đi kèm là một yêu cầu cần thiết

giúp người phóng viên xử lý tốt các tình huống khách quan, bất khả kháng
có thể xảy ra.
III. MỘT SỐ KỊCH BẢN ĐÃ ĐƯỢC ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM SỬ DỤNG
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH: NGƯỜI CỦA CÔNG CHÚNG
NHÀ VĂN ĐỖ BÍCH THUÝ
Chỉ đạo nội dung: Đặng Thái Văn
Chịu trách nhiệm sản xuất: Bích Phượng
Kịch bản: Hoàng Hạnh
Đạo diễn: Hồng Việt
Dẫn chương trình: Thuỳ Anh
Nội dung: các phóng sự
1/ Tìm về nguyên mẫu của tiếng đàn môi sau bờ rào đá
2/ Đời thường bình dị của một nhà văn trẻ
3/ Ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế
4/ Trích đoạn phim “ Chuyện của Pao”
5/ Trích đoạn kịch “Diễm 500 đô - la”
6/ Phóng sự về những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy
7/ Phóng sự về phong cảnh đẹp gắn với tuổi thơ của Đỗ Bích Thúy
Kết cấu nội dung: Phần 1: Bàn về tiếng đàn môi… và chuyện
của Pao.
Phần 2: Đỗ Bích Thúy – Nhà biên kịch
Phần 3: Đời thường
Hình ảnh Nội dung Ghi chú
1 Hình hiệu NCCC Nhạc hiệu
2 Generic Bắt cận các tác phẩm của nhà văn Đỗ
Bích Thuý
Hiện gương mặt của nhà văn cùng

dòng chữ: Nhà văn Đỗ Bích Thuý –
chỉ viết những gì đã chiêm nghiệm
3 MC dẫn đầu:
Chào mừng quý vị và các bạn
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đến với chương trình NCCC của
Truyền hình Cáp Việt Nam.
Thưa quý vị và các bạn! Có
một nữ nhà văn trẻ cứ âm thầm khẳng
định tên tuổi mình bằng những tác
phẩm đậm đà phong vị của một vùng
núi địa đầu đất nước: mảnh đất Hà
Giang nơi chị đã được sinh ra và lớn
lên. Cuộc sống, con người cùng với
những phong tục tập quán nơi đây cứ
lặng lẽ ngấm vào chị để rồi đến một
ngày tất cả oà ra trên từng trang viết,
cho ta thấy một vốn sống dồi dào đã
được tích luỹ và chắt lọc tự bao giờ.
Chị cũng là nữ nhà văn được
coi là một hiện tượng của văn học
Việt Nam trong năm 2005 với tập
truyện ngắn vừa được xuất bản
“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”. Tôi
xin được trân trọng giới thiệu nhà văn
Đỗ Bích Thuý.
4 Nhà văn Đỗ Bích Thuý bước ra
chào khán giả và về chỗ ngồi
5 MC trò

chuyện với nhà
văn
- Chúng ta sẽ bắt đầu từ sự kiện
tập truyện ngắn gần đây nhất của chị:
“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”, một
tập truyện có thể nói đã gây được
tiếng vang trên văn đàn trong năm
2005 và đầu năm 2006 này *(MC cầm
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tập truyện lên). Đó có phải là tất cả
những gì chị ấp ủ về quê hương vùng
cao của mình, giờ mới có dịp được
bày tỏ ra không?
- Tại sao chị lại lấy cái tên
“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” để đặt
cho tập truyện của mình mà không
phải là một cái tên nào khác
- Có thể thấy chị say sưa viết và
say sưa đưa người đọc khám phá vùng
đất rẻo cao nơi đã sinh thành ra chị.
Nhưng chị có nghĩ là đề tài về miền
núi không dễ được độc giả hồ hởi đón
nhận?
- Nhưng chị vẫn cứ viết, vẫn cứ
tâm huyết với cuộc sống và con người
nơi đây. Phải chăng còn vì một lý do
nào khác ngoài sự say mê, ngoài cái ý
thích được viết, được thể hiện vốn
sống của mình?

- Thông điệp mà chị gửi gắm
trong cả tập truyện “Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá” là gì?
6 MC dẫn: Thưa quý vị và các
bạn! Một điều rất vui đối với nhà văn
Đỗ Bích Thuý là tác phẩm “Tiếng đàn
môi sau bờ rào đá” của chị đã được
chuyển thể thành phim. Và sau đây,
xin mời quý vị và các bạn cùng theo
dõi một trích đoạn của bộ phim đó
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7 Trích đoạn phim “Chuyện của
Pao” (2’)
8 Trở lại
trường quay
MC: Hẳn quý vị và các bạn đã
nhận ra trích đoạn phim vừa rồi nằm
trong bộ phim nào đúng không ạ?
Vâng, đó chính là phim “Chuyện của
Pao”– bộ phim truyện nhựa đã giành
được tới 5 giải thưởng cao quý của
Hội điện ảnh Việt Nam trong Lễ trao
giải Cánh diều vàng vừa qua. Và cốt
truyện trong “Chuyện của Pao” chính
là được bắt nguồn từ “Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích
Thuý.
Chị đã xem bộ phim này chưa
ạ? Chị có hài lòng về nó không?

- Đạo diễn Quang Hải không
phải là người miền núi, vậy chị đã
phải làm thế nào để anh ấy cũng như
ekíp làm phim thể hiện được tất cả
những điều mà chỉ có bản thân chị
mới là người thông hiểu nhất?
9 Phỏng vấn vợ chồng đạo diễn
Quang Hải và một vài người trong
đoàn làm phim “Chuyện của Pao”
1
0
Trò chuyện
tại trường quay.
- Những thành công mà
“Chuyện của Pao” gặt hái được có
một phần không nhỏ công sức và tâm
huyết của chị, chị cảm thấy thế nào
khi biết chuyện của Pao giành được
nhiều giải thưởng như thế?
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vậy nhưng trong Lễ trao giải
Cánh diều vàng vừa qua, cái tên Đỗ
Bích Thuý đã không hề được nhắc
đến một lần nào. Chị có thấy chạnh
lòng không?
1
1
MC mời khán giả trong trường
quay hỏi nhà văn Đỗ Bích Thuý:

Em đọc báo thấy chị trả lời
phỏng vấn là chị đến với văn chương
hoàn toàn là do tình cờ, nghĩa là chị
không hề có ý định trở thành nhà văn
đúng không ạ?
Chị là một nhà văn trẻ, nhưng
đọc các tác phẩm của chị người ta
thấy rõ một người viết rất chững chạc
và vô cùng dày dặn về vốn sống. Vốn
sống đó đã được tích luỹ như thế nào?
Khi cầm bút, yếu tố gì chị đặt
lên hàng đầu: những điều người đọc
mong mỏi hay những điều chị thích?
Những câu chuyện trong “Tiếng
đàn môi sau bờ rào đá” có phải là một
phần tuổi thơ của chị?
1
2
MC dẫn: Thưa quý vị và các
bạn, để cảm nhận một cách sâu sắc
hơn về những câu chuyện trong
truyện kể của nhà văn Đỗ Bích Thuý
và cũng là để giải đáp câu hỏi của bạn
khán giả vừa rồi, xin mời quý vị và
các bạn theo dõi một phóng sự sau
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đây
1
3

Phóng sự: Tìm gặp lại những
nguyên mẫu trong “Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá” -
1
4
Trò chuyện tại
trường quay
MC: Qua phóng sự vừa rồi hẳn
quý vị khán giả đã hiểu được vì sao
nhà văn Đỗ Bích Thuý lại có thể viết
nhiều và viết hay về miền núi đến như
vậy.
Trong năm 2005 vừa qua, chị đã
cho ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tay
của mình “Bóng của cây sồi”, vẫn
tiếp tục đề tài miền núi, chị không sợ
sẽ lặp lại mình sao?
- Vậy những điều chị muốn nói
trong “Bóng của cây sồi” có gì mới
mẻ so với “Tiếng đàn môi sau bờ rào
đá”?
Tôi còn được biết hiện nay chị
đang là một nhà văn quân đội, một
thành viên của ngôi nhà số 4 Lý Nam
Đế đúng không ạ? Nhưng hình ảnh
người lính vẫn chưa thấy xuất hiện
trong các tác phẩm của chị, vì sao
vậy?
- Cha vốn là một pháo thủ Điện
Biên với rất nhiều câu chuyện về

chiến tranh mà ngay từ nhỏ cô con gái
Đỗ Bích Thuý đã được nghe kể lại, lại
được làm việc trong một môi trường
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuận lợi cho những trang viết về đề
tài người lính, chị vẫn thấy khó viết
thế sao?
- Hay phải chăng dưới bóng
những cây đa cây đề, dưới bóng của
những cây sồi, chị không thấy tự tin
khi khai thác mảng đề tài mà nhiều
người đang mong chờ ở chị?
- Thế mà nghe nói chị còn đang
ấp ủ một tiểu thuyết lịch sử về kháng
chiến chống Pháp, chị có nghĩ mình
đủ vốn để thực hiện được nó không?
- Vậy để cho ra đời một tác
phẩm thì điều gì là cần nhất đối với
một người viết như chị?
1
5
MC dẫn: Thưa quý vị và các
bạn! Đã bước đầu tạo được dấu ấn
riêng cho mình trên văn đàn, giờ đây,
Đỗ Bích Thuý còn muốn thử sức mình
trên một lĩnh vực mới, đó là sân khấu.
Kịch bản sân khấu đầu tay “Diễm 500
đô la” của chị đã được đón nhận và
đánh giá cao. Sau đây xin mời quý vị

và các bạn theo dõi một trích đoạn
của vở diễn này
1
6
Trích đoạn kịch “Diễm 500 đô
la”
1
7
Trò chuyện
tại trường quay
MC:
- Thưa chị Đỗ Bích Thúy, gần
đây có một hiện tượng là các nhà văn
đi viết kịch bản cho sân khấu và điện
13

×