Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

7 cách vượt qua nỗi sợ thất bại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.75 KB, 5 trang )

7 cách vượt qua nỗi sợ thất bại
Sợ thất bại có lẽ là yếu tố mạnh nhất kìm hãm mọi người bên dưới khả
năng của họ. Trong một thế giới đầy những bất ổn, một nền kinh tế phức
tạp, và vô số điều không may có thể xảy ra với bất cứ ai, thật dễ thấy tại
sao phần lớn mọi người có xu hướng chọn cái gì đó an toàn.

Nhưng bản thân việc tránh rủi ro vẫn có rủi ro. Nếu bạn không bao giờ
dám thất bại, mức trần thành công của bạn sẽ rất thấp. Phần lớn mọi
người đánh giá thấp giá trị và khả năng hổi phục từ thất bại của mình,
khiến họ bỏ qua những cơ hội giá trị. Trong suốt lịch sử, khả năng thất
bại nặng nề và thất bại thường xuyên là một dấu hiệu của những thành
công vĩ đại
Các chiến lược sau đây sẽ giúp bạn đánh giá rủi ro và phần thưởng một
cách đúng đắn nhờ đó có thể vượt qua nỗi sợ thất bại.
1. Xem xét tốn kém của những cơ hội bị bỏ lỡ – Rủi ro lớn nhất mà
mọi người cân nhắc sai là những lợi ích họ đánh mất khi tránh những cơ
hội “rủi ro cao/phần thưởng lớn”. Trong hướng dẫn của mình về lập kế
hoạch cho sự nghiệp, Marc Andreesen – nhà sáng lập của Netscape đã
so sánh một sự nghiệp được quản lý tốt với một quỹ đầu tư đa dạng. Một
sự nghiệp lý tưởng gồm rất nhiều cơ hội việc làm (một số rủi ro, một số
an toàn). Những cơ hội này cùng nhau tạo nên một sự nghiệp tương đối
an toàn với khả năng thăng tiến cao. Chấp nhận những cơ hội rủi ro cao
là cần thiết vì chúng đem lại phần thưởng lớn nhất:
Vấn đề là nếu không chấp nhận rủi ro, bạn không thể khai thác bất kì cơ
hội nào. Bạn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc một chút và tĩnh
lặng, nhưng bạn không thể tạo ra cái gì đó mới, và bạn không thể tạo nên
dấu ấn của mình trên thế giới này.
2. Nghiên cứu các khả năng – Điều chưa biết là nguồn gốc chính tạo ra
nỗi sợ hãi. Khi bạn không biết đang phải đối mặt với điều gì, những hậu
quả có thể xảy ra dường như tổi tệ hơn so với bản thân chúng. Hãy vượt
qua nỗi sợ bằng cách thấu hiểu nó. Nghiên cứu tất cả các khả năng có


thể (cả tốt và xấu) để bạn thực sự hiểu được sự rủi ro của thất bại và lợi
ích của thành công. Phân tích các kết quả này sẽ giúp bạn nhìn rõ nỗi sợ
thất bại và có được quyết định hợp lí.

3. Hãy xem xét cả những tình huống xấu nhất – Một trong những câu
hỏi có tác động mạnh nhất do Tim Ferris trong chương trình 4 hour
workweek đưa ra là: Nếu bạn theo đuổi những giấc mơ của mình và ngã,
hoàn cảnh tồi tệ nhất, bạn cần bao lâu để hồi phục? Câu trả lời có thể là
ít hơn bạn mong đợi. Tìm một công việc khác ít hơn bạn mong đợi? Nỗi
sợ vài tháng khó khăn có đủ mạnh để giữ bạn ở lại trong hoàn cảnh bình
thường mãi không?
4. Hãy hiểu lợi ích của thất bại – Như Emerson đã nói, cuộc sống là
một chuỗi những thử nghiệm, thử càng nhiều bạn sẽ làm càng tốt hơn.
Mỗi thất bại là một khó khăn trong thử nghiệm và là một cơ hội để phát
triển. Thậm chí kể cả khi thất bại tiêu tốn của bạn rất nhiều tiền bạc thì
lợi ích giáo dục thu được có thể vượt xa những gì đã mất. Thay vì làm
việc cho một công ty lớn, làm việc cho một công ty mới hoạt động có
thể bị xem là mạo hiểm nhưng theo Paul Graham, “Những nhà quản lí ở
các công ty lớn thích thuê những người đã bắt đầu với những công ty
nhỏ và thất bại hơn là những người dùng cùng khoảng thời gian đó để
làm việc cho những công ty lớn.” Phải chang kinh nghiệm ở các công ty
lớn không an toàn hay không đáng giá như bạn nghĩ?
5. Tạo một kế hoạch đối phó với những điều bất lợi – Một cách khác
để vượt qua nỗi lo sợ thất bại là giảm thiểu những điều bất lợi. Hãy hạn
chế rủi ro của bạn bằng cách tạo ra kế hoạch xử lí những điều bất ngờ.
Thậm chí ngay cả khi lựa chọn ban đầu thất bại, bạn vẫn có thể duy trì
tình trạng cũ với một kế hoạch dự trữ tốt. Dám thất bại không có nghĩa
là bạn phải mạo hiểm đánh mất tất cả. Nếu bạn quản lí rủi ro một cách
thông minh, bạn có thể nắm bắt lợi ích từ những cơ hội rủi ro cao trong
khi tự mình rời khỏi mạng lưới an toàn.

6. Hãy hành động – Cách tốt nhất để giảm sợ hãi và xây dựng tính tự
tin là hành động. Ngay khi bạn hành động, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm
và tri thức. Lần thực hiện đẩu tiên, mọi thứ đều là điều khó nhất. Điều
đó giống với việc nhảy từ mỏm đá xuống một cái hồ – sau khi nhảy một
lần, bạn sẽ thấy nước thật an toàn và những lần sau thật dễ dàng. Hãy bắt
đầu với những bước nhỏ và xây dựng lòng tự tin của bạn cho đến khi
bạn có thể kiểm soát cảm giác sợ thất bại.

7. Hãy đốt thuyền – Khi những đội quân Hy Lạp cổ vượt biển để tiến
hành trận chiến, điều đầu tiên họ làm sau khi vào bờ là đốt các chiến
thuyền, làm họ bị mắc kẹt. Với việc không còn đường quay trở về quê
hương ngoài chiến thắng, quyết tâm của quân sĩ được nâng cao. Khi
thành công và thất bại là những lựa chọn duy nhất, bạn không có lựa
chọn nào ngoài việc phải đi tiếp.
Nếu bạn có một mục tiêu, nhưng sợ cam kết phải thực hiện, hãy tự buộc
mình phải hành động bằng cách đốt cháy những con thuyền. Hãy đăng
kí trước một kì thi trước nếu bạn muốn quay trở lại trường học. Hãy đặt
hạn cuối cùng cho việc chuyển đến một thành phố mới trong khi chưa kí
hợp đồng thuê nhà. Nỗi sợ thất bại sẽ biến mất khi bạn nhận ra nó không
thể cứu giúp mình.
Nguồn: Internet

×