Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.22 KB, 3 trang )

Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
Đừng bao giờ cười nhạo hay tỏ ra bực bội với bé. Hãy để con nói ra
nỗi sợ hãi của bản thân và giúp con khắc phục nỗi sợ hãi đó.
- Người lớn không nên giúp trẻ trốn chạy nỗi sợ hãi bằng cách để
con ngủ cùng mình. Nếu làm như vậy con sẽ không thể vượt qua
được. Cách tốt nhất là bạn hãy để con nằm ngủ tại phòng của bé và
bạn hãy cùng nằm bé một lúc để trấn an cho tới khi con ngủ thiếp đi.
- Có thể giúp bé loại bỏ nỗi sợ bằng cách bảo bé vẽ ra giấy hình thù
các nỗi sợ ấy (một con ma cà rồng, một tên ác quỷ hay một mụ phù
thủy ) rồi xé tan nó ra. Cũng có thể cho bé vẽ những nhân vật có
sức mạnh phi thường (siêu nhân, người nhện ) rồi treo trong phòng
để giúp bé đẩy lùi các thế lực độc ác.
- Tuyệt đối không nên làm con phải xẩu hổ bằng cách mang nỗi sợ
hãi của trẻ ra để cười nhạo. Nếu bạn làm vậy, bé sẽ bị tổn thương và
nghiêm trọng hơn, nỗi sợ này có thể bị dồn nén dẫn đến chứng tự kỷ
hoặc rối loạn tâm thần.
- Hãy thừa nhận sự sợ hãi của bé. Bạn có thể an ủi và tuyệt đối
không nên phủ nhận cảm xúc của con vì điều đó khiến bé cảm thấy
lạc lõng và cô đơn hơn. Lâu dần, bé sẽ không dám nói ra sự sợ hãi
của mình.
- Kiên nhẫn với trẻ. Bạn hãy hướng dẫn từ từ và lặp đi lặp lại khi bé
sợ hãi một thứ gì đó. Hãy giúp bé cảm thấy thật thoải mái và đưa bé
vào một nơi an toàn, nếu có thể.
Giúp bé tự tin hơn
Các nhà nghiên cứu về tâm lý trẻ em cho rằng việc bé nhát gan và
hay sợ hãi là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Chính vì thế mà việc bồi
dưỡng khả năng để giúp bé tự tin hơn là vô cùng quan trọng.
Đầu tiên, hãy tạo cho bé điều kiện và cơ hội để có thể tiếp xúc nhiều
hơn với môi trường xung quanh. Các bậc cha mẹ thường can thiệp
quá sâu vào cuộc sống của bé, và luôn cho rằng "bé không thể làm
gì". Chính điều này đã khiến bạn luôn bao bọc con và làm cho bé có


ít hơn những kinh nghiệm và sự tự tin về cuộc sống ở bên ngoài.
Thậm chí ngay cả trong các mối quan hệ bạn bè, bé cũng luôn là
người bị động.
Hãy để con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Đưa bé cùng
tham dự các bữa tiệc hay gặp gỡ bạn bè cùng lứa cũng là một gợi ý
hay để trẻ bạo dạn hơn.
Ngoài ra, môi trường xung quanh mà bé tham gia giao tiếp cũng là
nhân tố vô cùng quan trọng. Cha mẹ cũng nên tùy thời điểm và hoàn
cảnh mới để bé tự do chơi đùa cùng bạn bè bằng tuổi hoặc lớn hơn.
Khi chơi với những đứa trẻ lớn tuổi hơn mình, bé cần phải có những
nguyên tắc riêng.
Việc bạn cho bé thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao cũng
là rất tốt. Bởi nó giúp có dịp thể hiện khả năng cũng như sống hết
mình. Hơn nữa, luyện tập thể thao còn giúp bé có thể có được sức
khỏe tốt và loại bỏ sự thiếu tự tin.
Cha mẹ phải thực sự gương mẫu trước con cái. Phụ huynh
phải là người biết tiêu tiền với những hóa đơn thanh toán
cần thiết. Đồng thời, ý thức về chuyện tiết kiệm. Bạn sẽ thấy
bé là bản sao trong cách chi tiêu và ý thức về tiền bạc giống
cha mẹ.

×