Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bí quyết vượt qua thời khủng hoảng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.75 KB, 4 trang )

Bí quyết vượt qua thời khủng hoảng
Kinh tế suy thoái, đối tác không đáng tin cậy hay quá trình tái cơ cấu ngành trong
cơn khủng hoảng đều là những yếu tố thử thách năng lực kinh doanh của doanh
nhân. Để đưa doanh nghiệp sống sót vượt qua thời kỳ khó khăn, đòi hỏi ở doanh
nhân một ý chí sắt đá và tinh thần không bao giờ bỏ cuộc. Nhưng trong một thị
trường toàn cầu “tàn nhẫn” và thay đổi nhanh chóng ngày nay, để đứng vững
trước những sóng gió thì chỉ tinh thần của người chiến thắng là không đủ. Dưới
đây là những lời khuyên giúp các doanh nhân lèo lái con thuyền của mình vượt
qua thời kỳ khủng hoảng:
Nhận diện thách thức và cơ hội
“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” – xác định rõ đâu là thách thức, đâu là
cơ hội cũng đồng nghĩa với việc bạn nhận diện đâu là kẻ thù, đâu là đồng minh của
mình trong trận chiến chống lại khủng hoảng. Cho dù những vấn đề mà bạn gặp
phải rắc rối, phức tạp đến đâu, cho dù trở ngại không chỉ dừng ở khó khăn của
riêng doanh nghiệp bạn mà còn là vấn đề của cả nền kinh tế, bạn hãy vững tin rằng
trong thách thức bao giờ cũng ẩn chứa nhũng cơ hội vàng. Ngay cả khi không nhìn
thấy cơ hội trong thách thức thì bạn hãy tự tạo ra cơ hội cho mình.
Để đơn giản hóa vấn đề, hãy luôn ghi nhớ hai điều sau đây khi quyết định làm sao
để đưa doanh nghiệp của bạn vượt qua khó khăn:
1. Cái gì mang lại doanh thu cho doanh nghiệp hiện tại?-đó chính là cơ hội
của bạn.
2. Cái gì kéo doanh nghiệp của bạn đi xuống?-đó chính là thách thức của
bạn.
3. Hãy cố gắng mở rộng cơ hội và hạn chế, thu hẹp thách thức.
4. Hãy nhìn vào đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, đặt mình vào địa vị
của khách hàng, lắng nghe ý kiến và quan sát hành động của họ bạn sẽ hiểu
những gì họ đang suy nghĩ và đưa ra giải pháp giải quyết những "rào cản"
ngăn khách hàng của bạn ra quyết định mua hàng. Với những khách hàng
gặp khó khăn về ngân quỹ eo hẹp do giá gas tăng, tiền điện tăng, giá lương
thực thực phẩm ở mức cao , giải pháp của một doanh nghiệp cung cấp hàng
tiêu dùng có thể là những phiếu giảm giá, chương trình ưu tiên dành cho


khách hàng trung thành Hãy suy nghĩ điều gì bạn có thể làm để khách
hàng người quyết định sự thắng bại của bạn - thực sự trở thành những đồng
minh của mình, trước khi họ trở thành đồng minh của doanh nghiệp đối thủ.
5. Lập kế hoạch hành động
6. Sau khi đã xác định được các thách thức và cơ hội, bạn hãy bắt tay vào xây
dựng kế hoạch để doanh nghiệp của mình không chỉ sống sót qua giai đoạn
khủng hoảng mà còn có thể tiếp tục phát triển. Việc đầu tiên cần làm là xem
xét lại kế hoạch kinh doanh. Hãy kiểm tra lại ngân sách và các thói quen thu
chi. Bạn phải biết rõ cần làm những gì, chi phí bao nhiêu để doanh nghiệp
của mình đạt được những mục tiêu dã đề ra trong thời kỳ khủng hoảng này.
Ngay khi đã điều chỉnh được kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình
mới, bạn cần lên cho mình kế hoạch hành động chi tiết và thực hiện nó càng
sớm càng tốt. Vượt qua thách thức và khai thác tối đa mỗi cơ hội đã dược
xác định chính là mục tiêu của bạn lúc này. Hãy đảm bảo rằng các mục tiêu
phải rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể, có thể đo đếm được kết quả và quan trọng nhất
là phải khả thi. Kế hoạch hành động của bạn sẽ bao gồm danh sách các mục
tiêu và những việc cần làm để đạt được từng mục tiêu. Tất cả đều phải được
sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Nếu bạn buộc phải bỏ đi một vài mục tiêu vì
không thể thực hiện được do không đủ tiền, thời gian, năng lực thì hãy
nhìn nhận một cách tích cực. Làm vậy sẽ giúp kế hoạch hành động của bạn
có trọng điểm hơn và biết đâu bạn sẽ tìm được giải pháp thay thế hay hơn và
hiệu quả hơn rất nhiều.
7. Khi lập kế hoạch hành động, bạn hãy nhớ tránh hai sai lầm sau đây mà rất
nhiều người hay mắc phải:
8. Cả nghĩ-bạn hãy suy nghĩ nhưng đừng quá cả nghĩ, cân nhắc lo lắng quá
nhiều. Thay vì hành động để đánh bại kẻ thù, bạn sẽ làm cho mình mệt mỏi
và tự đầu hàng trước khi thực sự cầm vũ khí.
9. Trì hoãn-nếu chờ đợi quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội và cuối cùng, thách thức
sẽ hạ bạn đo ván. Nếu có quá nhiều việc phải làm, hãy chia nhỏ thành nhiều
bước khác nhau.

10. Hành động
11. Bây giờ, bạn đã có một bức tranh rõ ràng hơn về những nguyên nhân gây tác
động tiêu cực tới doanh nghiệp (kẻ thù của bạn) và bạn cũng đã sắp xếp các
mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và liệt kê danh mục những việc cần phải làm
(chiến lược của bạn). Giờ là lúc bạn cần phải hành động để đưa doanh
nghiệp của mình qua được giai đoạn khó khăn.
12. Trong quá trình hành động, hãy luôn đánh giá xem mức độ ưu tiên và những
việc cần làm mà bạn đưa ra đã hợp lý chưa. Nếu một trong những mục tiêu
của bạn là điều chỉnh lại cơ cấu giá, việc đầu tiên là phải tính toán xem bạn
cần giảm bao nhiêu để kích cầu hoặc cần tăng bao nhiêu để cải thiện doanh
thu. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện khảo sát xem khách hàng có sẵn sàng
trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ và sản phẩm của bạn hay không, nếu có thì họ
sẵn sàng trả thêm bao nhiêu. Đôi khi, những việc cần làm để đạt mục tiêu
này cũng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu khác. Hãy biết vận dụng khả năng
linh hoạt của mình để kết hợp các mục tiêu với nhau một cách khoa học.
Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian và công sức. Bạn cũng
cần thường xuyên theo sát tiến độ thực hiện kế hoạch hành động. Gạch bỏ
những mục tiêu đã hoàn thành. Đối với những mục tiêu chưa đạt được, có
thể xem xét điều chỉnh hoặc ít nhất, cũng - rút ra bài học xem điều gì cần
tránh trong tương lai. Hãy ghi nhớ rằng, trong một chu kỳ kinh tế, sau - suy
thoái bao giờ cũng là giai đoạn phục hồi và - hưng thịnh. Giai đoạn khủng
hoảng không kéo dài mãi nhưng nó sẽ thực sự là cơn ác mộng kéo dài khi
bạn xung trận với một tinh thần tiêu cực, với vũ khí nghèo nàn và một chiến
lược tồi.
13. Nguồn: Thế giới Doanh nhân

×