Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ thống bậc thang thuỷ điện trên sông Mê Kong 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.15 KB, 5 trang )

Hệ thống bậc thang thuỷ điện trên sông Mê Kong
1



Mùa khô hạn tàn khốc

Trong tuần qua, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều
năm khoảng 0,1m, trong khi xâm nhập mặn sâu vào khoảng 30-40 km.
Tại thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn đã xâm nhập sâu vào các xã Tân Tiến,
Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Độ mặn đo được ngày 26.2 từ 3,1 - 5 phần ngàn, dự báo
trong những ngày tới gặp triều cường nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội ô thị xã
Vị Thanh và nồng độ có thể lên tới từ 6 - 8 phần ngàn.
Tại Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền trên 35 km buộc cơ quan
chức năng phải đóng sớm cống Vàm Giồng ngăn mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh
này đang lo ngại nước mặn sẽ đe dọa trên 6.000 ha lúa đông xuân thuộc dự án
ngọt hóa Gò Công. Tại Bến Tre, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền trên 23
km. Xâm mặn kéo theo tình trạng thiếu nước ngọt ở các xã ven biển như Thạnh
Phước, Thừa Đức, Thới Thuận (huyện Bình Đại). Ông Ngô Văn Thử, Chủ tịch
UBND xã Thạnh Phước cho biết, sau Tết hơn 10.400 nhân khẩu trong xã phải đi
đổi hay mua nước ngọt với giá 2.000 đồng/40 lít về sử dụng. Dự báo từ nay đến
tháng 5.2010, nước ngọt càng thiếu trầm trọng trong mùa hanh khô kéo dài.
Tại Cần Thơ, xâm mặn đã lấn sâu vào huyện Vĩnh Thạnh. Tại An Giang, nhiều
kênh nội đồng gần như trơ đáy; người dân vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên phải đi
mua nước sạch với giá 2.000 đồng/30 lít. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-
PTNT H.Tri Tôn cho biết huyện đang triển khai dự án nạo vét 14 tuyến kênh nội
đồng, 5 công trình cấp nước với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng nhằm cung cấp
nước sạch, nước tưới tiêu ruộng đồng.

Mê Kông đang bị “sát thương”
Sông Mê Kông chảy qua ĐBSCL với chiều dài khoảng 225 km, cung cấp nước và


tôm cá dồi dào. Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3
nước/vụ; bình quân mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ
m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác
khoảng 2,6 triệu tấn cá trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đối với dân nghèo và nhà nông,
sông Mê Kông là nguồn sống trời cho… Thế nhưng, nguồn sống ấy đang bị “sát
thương” bởi hàng loạt đập thủy điện xây trên thượng nguồn sông.



Khô hạn đang đe dọa ĐBSCL

Tại diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mê Kông” diễn ra ngày 3.2 ở
TP Cần Thơ, các nhà khoa học đã tỏ ra lo ngại: Mê Kông là dòng sông lớn trên thế
giới, tôm cá phong phú tạo sinh kế trực tiếp cho hơn 60 triệu người ở khu vực hạ
lưu sông, thế nhưng dòng sông đang chết dần bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có
các đập thủy điện.
Giới khoa học nhận định lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm chỉ còn 2/3 so
với những thập kỷ trước do bị các đập thủy điện ở thượng nguồn ngăn lại. Lượng
nước sông Mê Kông giảm sút kéo theo hàng loạt tác hại khôn lường như thiếu
nước vào mùa khô và nguy cơ xâm mặn đe dọa từng ngày. Tiến sĩ Chu Thái
Hoành, cán bộ Viện Nghiên cứu tài nguyên nước quốc tế (IWMI) nhận định các
đập thủy điện sẽ giữ đến 16% trong tổng lưu lượng nước 475 tỉ m3/năm, ảnh
hưởng 50% tổng lượng nước sông Mê Kông.



Bản đồ lưu vực sông Mê Kông (Nguồn: Ủy ban sông Mê Kông VN)
Theo thống kê của Liên minh bảo vệ sông Mê Kông, có 16 đập thủy điện đã và
đang xây dựng cùng hàng trăm dự án chằng chịt trên các nhánh chính và rẽ làm
thay đổi dòng chảy, ngăn chặn các loài cá di cư đẻ trứng, giảm lượng phù sa hằng

năm. Chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi năm vào mùa lũ sông Mê
Kông cung cấp 100 - 200 triệu tấn phù sa.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước, cho rằng nguồn phù sa
giảm sút nên người trồng lúa ở VN phải tăng chi phí cho phân bón và giá lúa sẽ
tăng lên. Còn tiến sĩ Carl Middleton (Tổ chức Sông ngòi quốc tế Mỹ) ước tính
việc xây dựng các đập trên sông Mê Kông sẽ làm mất đi 700.000 - 1,6 triệu tấn
thủy sản/năm. Các nhà khoa học đúc kết tổng thiệt hại về thủy sản, nông sản có
thể lớn hơn tổng lợi nhuận mà các nước thu được do việc xây đập thủy điện.
Theo tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học
Hòa An - Đại học Cần Thơ, việc xây các đập thủy điện đã kéo theo nhiều tác động
như lũ về muộn hơn nhưng kết thúc sớm hơn. Tiến sĩ Ni cho rằng ngày xưa lũ lên
từ từ, tôm cá theo nước lũ đẻ trứng sinh sôi nhưng nay lũ rút nhanh phá vỡ quy
luật khiến tôm cá sinh sản theo không kịp con nước, phù sa theo đó cũng bị thất
thoát trôi ra biển, trôi vào kênh rạch không vào ruộng đồng. Tiến sĩ Ni cho rằng
việc các đập thủy điện thượng nguồn trữ nước không cho biết lúc nào xả nước lúc
nào không càng gây khó khăn trong mùa khô hạn.

×