Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ứng phó với câu hỏi về mức lương mong muốn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.04 KB, 4 trang )

Ứng phó với câu hỏi về mức lương mong muốn
Có đôi khi quảng cáo tuyển dụng yêu cầu bạn phải nói rõ về mức lương mong
muốn khi nộp đơn xin ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều người tìm việc lại cảm thấy
không được thoải mái khi phải trình bày về điều này trước khi họ được sắp xếp
một cuộc hẹn phỏng vấn.

Dưới đây là một vài “mệnh lệnh” đặc trưng và ý nghĩa thực sự của nó:
Sếp muốn bạn thuyết trình tại công ty về vấn đề quản lý. Và sếp nói: “Hãy nghĩ
rộng ra đi”
Ý của sếp: Những đề xuất của anh thật ngốc, nhưng anh biết không, tôi thậm chí
còn chẳng có ý tưởng nào khá hơn. Vậy nên anh hãy đưa ra một ý tưởng khác đột
phá hơn đi, trước khi tôi nghĩ anh sắp mất việc rồi đấy. Sau khi anh nảy ra những
sáng kiến “Ơ-rê-ka”, tôi sẽ biến chúng thành của mình vì sau cùng thì tôi vẫn luôn
là sếp”.

Một ngày sếp bỗng nói: “Tôi sẽ làm việc tại nhà”
Ý của sếp: “Ngày hôm nay tôi sẽ không đến công ty bởi vì tôi là sếp mà. Đó là một
trong những đặc quyền của tôi. Tôi làm việc khi tôi có hứng.
Nhưng đừng vội lấy đó làm mừng, bằng email, thông báo trên messenger, và điện
thoại - tôi vẫn sẽ quản lý anh cả ngày đấy. Tôi cũng sẽ nhắc nhở anh về nhiệm vụ
của mình. Và anh hãy quên chuyện kéo dài bữa ăn trưa của mình đi bởi tôi sẽ chỉ
giao việc khẩn cấp vào đúng thời điểm thích hợp”.

Chiều thứ 6, sếp đến bên cửa và đưa cho bạn một số tài liệu. Sếp nói: “Tôi cần anh
hoàn thành việc này trong hôm nay, nếu cần trợ giúp thì gọi cho tôi”.
Ý của sếp: Tôi là sếp, vì vậy tôi sẽ về nhà để thưởng thức bữa tối cùng vợ con. Đó
là lý do vì sao tôi giao cho anh một đống công việc (thực chất là công việc của tôi)
vào ngày cuối tuần. Anh có thể ngồi dí ở văn phòng cả đêm vì tất cả những điều tôi
bận tâm. Chỉ cần chắc chắn rằng công việc sẽ hoàn thành. Nếu anh không làm
xong, tôi hi vọng anh biết khoản tiền lương của mình sẽ rất phập phù!
Tái bút: Đừng gọi cho tôi để cầu cứu. Nếu anh làm thế, tôi sẽ để điện thoại chế độ


rung.

Bạn muốn nhận được những lời đánh giá. Sếp nói: “Tôi sẽ đảm bảo mọi người đều
được thăng tiến”.
Ý của sếp: Khi tôi đạt đến vị trí nhà quản lý hàng đầu chuyên thảo luận về những
đánh giá của anh, tôi sẽ đưa ra lời nhận xét về anh. Thậm chí tôi sẽ thương lượng
bởi vì tôi biết anh làm việc chăm đến mức nào. Nhưng tôi đảm bảo rằng anh biết
nhóm của chúng ta được phân công một ngân sách. Nếu lương của tôi đang bị đe
dọa, thì thực sự không còn nghi ngờ gì về cuộc thương lượng. Tiền lương của tôi là
tất cả những gì tôi thực sự quan tâm đến.

Bạn yêu cầu được nghỉ một tuần. Sếp nói: “Có rất nhiều việc nhưng tôi sẽ cho bạn
nghỉ phép đợt này”.
Ý của sếp: Được, tôi đồng ý, nhưng tôi sẽ phạt anh vì chuyện này. Tôi sẽ khiến anh
phải làm việc thêm giờ và cho rằng đó là phần việc của anh. Tôi cũng gửi thư đen
cho anh yêu cầu làm việc cá nhân cho tôi (tất nhiên không liên quan gì đến quan hệ
tình dục). Anh thấy đấy, nghỉ phép có nghĩa là: anh hại tôi, cũng là hại chính anh.
Anh có nhiều việc cần hoàn thành và tôi sẽ rất cảm kích vì điều đó . Anh nói hay
làm điều mà tôi không thích thì anh phải xin lỗi.

Bạn sắp phải sắp xếp đồ đạc và nghỉ phép trong ngày hôm đó. Sếp nói: “Chỉ mất 5
phút để làm việc này”.
Ý của sếp: Tôi chỉ muốn anh làm việc này trước khi đi. Tôi biết đó không phải việc
của anh và sẽ mất ít nhất một tiếng rưỡi, nhưng nếu tôi nói thẳng ra như thế thì anh
sẽ quắc mắt lên và thề nguyền gì đó sau lưng tôi. Vì vậy tôi muốn “chơi” anh với
ý nghĩ rằng đó không phải là thỏa thuận gì cả; chỉ là một thiên vị nho nhỏ, dù thế
nào anh vẫn nợ tôi. Hãy nhớ rằng tôi đã đồng ý cho anh nghỉ
phép.
Theo Dân Trí


×