Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo: Chi Phí Gao Dịch và Khái Niệm Thông Tin Bất Cân Xứng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.31 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌCQUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Tiểu Luận:Môn Học Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Chủ Đề: CHI PHÍ GIAO DỊCH
VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
GVHD: Ths Hoàng Thọ Phú
Nhóm thực hiện: Nhóm Millionaire
1. Phạm Thị Hiền K094040679
2. Đỗ Duy Mười K094040707
3. Nguyễn T. Kim Oanh K094040723
4. Đặng Thị Minh Trang K094040763
5. Trần Anh Vũ K094040781
1
Tp Hồ Chí Minh8/3/2011
LỜI MỞ ĐẦU
Sự luân chuyển vốn trên thị trường tài chính có thể đi theo hai con đường ,con
đường trực tiếp và con đường gián tiếp .Quá trình tài chính gián tiếp có sự tham gia của
các trung gian tài chính được gọi là tài chính trung gian .Đây là con đường di chuyển vốn
chủ chốt từ người cho vay tới người vay trong nền kinh tế
Hoạt động trung gian tài chính mang lại lợi nhuận cho cả hai bên người vay và
người cho vay.Không có trung gian tài chính hoạt động tài chính không thể có lợi ích tron
vẹn.
Tại sao trung gian tài chính lại đóng vai trò quan trọng như vậy trong thị trường
tài chính .Chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này bằng các vấn đề chí phí giao dich và chênh lệch
thông tin trong thị trường tài chính .
Từ đó ,nhóm chúng tôi làm về vấn đề chi phí giao dịch và chênh lệch thông tin
bất cân xứng trên cơ sở nghiên cứu khái niệm,ảnh hưởng của nó lên cấu trúc tài chính…
Trong quá trình làm đề tài do lượng tài liệu có hạn nên nội dung đề tài có gì thiếu
xót mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


2
PHỤ LỤC
I. Chi phí giao dịch 5
1. Khái niệm chi phí giao dịch 5
2. Các hình thức của chi phí giao dịch 5
3. Xét chi phí giao dịch.chi phí giao dịch cao hay thấp? 6
4. Các yếu tố ảnh hưởng 7
5. Vai trò của chi phí giao dịch lên cấu trúc tài chính 8
6. Những biện pháp làm giảm chi phí giao dịch 9
II. Khái niệm thông tin bất cân xứng 9
1. Khái niệm thông tin bất cân xứng 9
2. Các hệ quả của thông tin bất cân xứng 10
3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng tới nhà đầu tư 14

4. Các giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng 14
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Công việc Thực hiện
3
Lập dàn ý Cả nhóm
Chi phí giao dịch Hiền, Oanh
Thông tin bất cân xứng Mười, Vũ
Thiết kế slide Trang, Vũ
I. Chi phí giao dịch.
1. Khái niệm chi phí giao dịch.
Chi phí giao dịch thời gian và tiền bạc chi vào các hoạt động giao dịch tài chính.
4
Thông thường, chi phí giao dịch xảy ra trong điều kiện một khi giao kèo đã thực hiện,
các đối tác phụ thuộc vào nhau, nỗ lực các bên nhằm mang lại lợi ích cho chính mình, và
không có khả năng lường trước lànhững ràng buộc hợp đồng hiệu quả để tính đến tất cả
các tình huống bất thường có thể xảy ra. Mỗi giao dịch này cũng làm tăng chi phí như

đàm phán thêm, trì hoãn hoặc ngưng trệ sản xuất.Từ đó, các nhà kinh tế học xem các chi
phí tổ chức và thực hiện các trao đổi là chi phí giao dịch.
2. Các hình thức của chi phí giao dịch.
Một cuộc trao đổi thông thường gồm có 3 bước:
+ Bước 1: Phải tìm được đối tác trao đổi. Hoặc tìm ai đó muốn mua những thứ bạn
muốn bán.Hoặc bán những thứ bạn đang tìm mua.
+ Bước 2: Các đối tác trao đổi phải đi đến một thoả thuận. Thoả thuận đạt được
thông qua những thương lượng thành công, có thể bao gồm cả việc soạn thảo bản hợp
đồng.
+ Bước 3: Thực thi thoả thuận đã được đặt ra. Thực thi thoả thuận bao gồm cả việc
giám sát thực hiện của các bên và trừng phạt đối với vi phạm hợp đồng.
Vì một cuộc trao đổi gồm có 3 bước nêncó thể chia ba bước nói trên của một vụ trao
đổi là 3 hình thức chi phí giao dịch tương ứng:
- Chi phí tìm kiếm.
- Chi phí mặc cả.
- Chi phí thực thi.
3. Xét chi phí giao dịch.chi phí giao dịch cao hay thấp?
Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì chi phí giao dịch cao và khi nào chi phí giao dịch thấp?
5
Để kết luận được điều này thì phải xét vấn đề bằng cách xét ba thành phần chi phí của
một cuộc trao đổi:
- Xét chi phí tìm kiếm: Chi phí tìm kiếm có khuynh hướng cao đối với hàng hoá hay dịch
vụ độc đáo, và thấp đối với hàng hoá hay dịch vụ đã được chuẩn hoá.
-Xét chi phí mặc cả:
+ Chi phí này thấp: trao đổi đơn giản, thông tin công khai.
+ Chi phí này cao: cuộc trao đổi phức tạp, thông tin về các giá trị và giải pháp có
tính riêng tư. Chi phí trao đổi thấp khi họ làm việc trực tiếp, ở gần nhau và ngược lại.
Những trường hợp thoả thuận liên quan đến 3 bên hay nhiều hơn 3 bên thường tốn kém
hơn, đặc biệt khi họ ở xa nhau. Cuối cùng, các bên muốn soạn thảo hợp đồng, và điều
này cũng tốn kém bởi vì nó phải dự kiến nhiều yếu tố bất ngờ có thể phát sinh làm thay

đổi giá trị trong thoả thuận.
- Xét chi phí thực thi: Nó phát sinh khi một hợp đồng cầnthời gian để hoàn thành. Một
hợp đồng không cần thờigian để hoàn thành thì cũng không có chi phí thực thi. Thí
dụ một cuộc trao đổi tức thì,trong đó tôi đưa cho bạn một đô la và bạn trao cho tôi
một quả dưa hấu. Đối với nhữngvụ giao dịch phức tạp, thì việc giám sát hành vi và
trừng phạt những vi phạm hợp đồngđòi hỏi phải tốn kém. Nói chung, chi phí thực thi
là thấp khi dễ nhận biết những vi phạmhợp đồng và ít tốn kém khi áp dụng biện pháp
trừng phạt.
Chi phí giao dịch bao gồm thời gian và chi phí đàm phán, soạn thảo, và thực thi các giao
dịch hay hợp đồng. Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội,
nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác. Vì vậy chi phí giao dịch sẽ bao gồm
hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định cũng như là chi
phí ngăn ngừa hành vi này.
Quá trình trao đổi thông thường phát sinh chi phí, nhờ một người làm việc nhà cũng
phát sinh nhiều chi phí liên quan, từ việc hỏi thăm người quen, đăng báo hoặc đến các
6
trung tâm giới thiệu việc làm, các chi phí này trong một số trường hợp có thể bỏ qua, điều
gì sẽ xảy ra nếu như người làm này hành động cơ hội? Một số trường hợp khác các chi
phí này lại rất lớn, người ra quyết định sẽ phải thận trọng hơn.Chi phí giao dịch lúc này
đóng vai trò như là một loại thuế cho giao dịch. Phạm vi của các chi phí này bao gồm tìm
kiếm thông tin, đàm phán, giao kết và thực thi hợp đồng, kiểm soát thành quả… các chi
phí này không trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất. Câu hỏi đặt ra là những yếu tố
nào gây ra và làm gia tăng chi phí giao dịch?
4. Các yếu tố ảnh hưởng.
Một cuộc trao đổi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.Những yếu tố này quyết định chi
phí của một cuộc trao đổi cao hay thấp
CÁC CHI PHÍ GIAO DỊCH THẤP HƠN CÁC CHI PHÍ GIAO DỊCH CAO HƠN
Hàng hoá, dịch vụ được chuẩn hoá Hàng hoá, dịch vụ độc đáo
Các quyền đơn giản, rõ ràng Các quyền phức tạp, không chắc chắn
Ít bên tham gia Nhiều bên tham gia

Các bên thân thiện Các bên thù nghịch
Các bên quen biết Các bên xa lạ
Hành vi hợp lý Hành vi vô lý
Trao đổi ngay lập tức Trao đổi bị trì hoãn
Không có điều xẩy ra bất ngờ Nhiều điều xẩy ra bất ngờ
Các chi phí giám sát thấp Các chi phí giám sát cao
Xử phạt ít tốn kèm Xử phạt tốn kém
5. Vai trò của chi phí giao dịch lên cấu trúc tài chính.
7
Do chi phí giao dịch lớn nên nhiều người có số tiền nhỏ,mà số tiền nhỏ lại mua
được rất ít cổ phiếu đồng thời chi phí để có thể mua những cổ phiếu đó lại rất lớn.Hoặc
do mệnh giá trái phiếu thường lớn nên với số tiền nhỏ không thể mua nổi. Nên những
người có số tiền nhỏ không giám tham gia thị trường tài chính.
Những người có tiền lớn muốn tham gia thi trường tài chính cũng gặp khó khăn vì
nếu danh mục đầu tư lớn thì sẽ làm chi phí giao dịch tăng lên.Nên với số tiền nhỏ thì sẽ
.có danh mục đầu tư hạn chế,điều này làm cho những nhà đầu tư nhỏ phải đối diện với rủi
ro thực sự.
Chính vì thế vai trò của những trung tâm tài chính là tiết kiệm chi phí giao dịch.Các
trung gian tài chính có thể giảm đáng kể chi phí giao dịch bởi vì họ đã phát triển các hoạt
động chuyên nghiệp để giảm thiểu chi phí.Với quy mô lớn, trung gian tài chính có thể sử
dụng ưu thế tiết kiệm từ quy mô – giảm chi phí giao dịch trên mỗi đồng tiền giao dịch do
quy mô lớn của mỗi hợp đồng.ví dụ, ngân hàng có đội ngũ chuyên gia của mình lập hợp
đồng cho vay với chi phí rẻ hơn.
6. Những biện pháp làm giảm chi phí giao dịch.
- Giảm thông tin bất cân xứng, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
- Thành lập các công ty tài chính
- Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch cao
II. Khái niệm thông tin bất cân xứng.
1. Khái niệm và sơ lược.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên

xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền
kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý
thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự
nhận giải Nobel kinh tế.
Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng
đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại.
8
Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch
của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém.
Thông tin bất cân xứng( Asymmetric information) là tình huống phát sinh
khi một bên không nhận biết đầy đủ về các đối tác của mình, dẫn đến những quyết
định không chính xác trong quá trình giao dịch. Điển hình là người bán biết nhiều
về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại.
Thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy
thông tin. Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá
thấp hoặc quá cao. Ví dụ: khi người mua không có những thông tin xác thực, đầy
đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là người
bán không có động lực để sản xuất hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng
thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường.
2. Các hệ quả của thông tin bất cân xứng
Sự tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức
a) Lựa chọn nghịch(Averse selection)
Lựa chọn nghịch hay lựa chọn bất lợi là kết quả của thông tin bị che đậy, nó
xảy ra trước khi thực hiện giao dịch hay nói cách khác trước khi ký hợp đồng.
Điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mong muốn là lợi nhuận, đối với
thịtrường chứng khoán lợi nhuận được thể hiện thông qua việc mua cổ phiếu giá
9
thấp bán với giá cao (lợi vốn) hoặc đạt được giá trị cổ tức (lợi tức) kỳ vọng mà nhà
đầu tư dự kiến. Nếu kết quả đầu tư của nhà đầu tư không hiệu quả tức nhà đầu tư
vi phạm những điều đã nói trên, thì ít nhiều đã tồn tại thông tin bất cân xứng trong

hoạt động đó và hệ quả của nó là chi phí lựa chọn bất lợi mà nhà đầu tư phải gánh
chịu.
Thông thường trong hoạt động mua bán, người bán là người nắm rõ thông
tin về sản phẩm của mình và dĩ nhiên khi đó chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do người
mua gánh chịu. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy công ty niêm yết luôn nắm
thế chủ động hơn so với nhà đầu tư.
 Ảnh hưởng của lựa chọn nghịch đến cấu trúc tài chính:
Nghiên cứu vấn đề “quả chanh” trên thị trường chứng khoán.Giả sử công ty
niêm yết biết rõ khả năng đạt được lợi nhuận kỳ vọng và mức giá bán hợp lý cổ
phiếu của mình. Tuy nhiên, do nhà đầu tư không thể đánh giá chính xác liệu đầu tư
vào một công ty mức rủi ro là cao hay thấp, cuối cùng, sẽ quyết định chỉ trả một
giá phản ánh mức độ trung bình chất lượng hoạt động của một công ty. Nếu công
ty hoạt động tốt, họ sẽ không chấp nhận bán cổ phiếu ở mức giá mà các nhà đầu tư
sẵn sàng trả. Và nhà đầu tư sẽ có nguy cơ chỉ vớ được những quả chanh trên thị
trường này.
Vậy vấn đề “quả chanh” đã ngăn cản thị trường chứng khoán trở thành
kênh hiệu quả luân chuyển vốn từ người tiết kiệm đến người đi vay.
 Cách giải quyết:
 Tự sản xuất và bán thông tin:
Có một số công ty có thể thu thập và đưa ra thông tin, nhữnh thông tin này
giúp phân biệt các công ty kinh doanh hiệu quả với công ty kinh doanh không hiêu
quả, sau đó bán nó cho những người mua chứng khoán. Các công ty này chuyên
tập hợp thông tin về tình trạng các bản quyết tóan của các công ty và về các hoạt
động đầu tư của họ, công bố các số liệu này và bán nó cho các người đặt mua. Ở
Mỹ, có một số công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực này như Standard &
Poor (S&P), Moody và Value Line…
 Giải quyết vấn đề “người trốn vé”:
Trên thị trường, còn rất nhiều nhà đầu tư nắm được thông tin chính xác mà
không cần phải tốn một khoản tiền mua thông tin từ các công ty bán thông tin của
10

mình, mà vẫn có những thông tin để đầu tư chính xác thông qua sự quan sát chặt
chẽ hành động của một nhà đầu tư nào đó đã mua những thông tin đó. Vậy là giải
pháp tự sản xuất và bán thông tin có rất nhiều trở ngại.
 Điều hành của nhà nước:
Vấn đề những người không mua mà vẫn có những thông tin quan trọng về
các công ty mà mình quan tâm đã ngăn cản thị trường tư nhân sản xuất đủ thông
tin để loại bỏ vấn đề thông tinbất tương xứng là loại thông tinđưa đến sự chọn lựa
đối nghịch. Vậy thì, chính phủ có thể tác động vào vấn đề này hay không? Một
giải pháp mà hầu hết chính phủ các nước đã thực hiện là khuyến khích các công ty
tiết lộ thông tin về bản thân họ, do đó mà các nhà đầu tư có thể nhận biết đâu là
công ty kinh doanh hiệu quả, đâu là công ty kinh doanh không hiệu quả. Tuy
nhiên, giải pháp này cũng có bất lợi, đó là để xem xét một công ty thì thông tinvề
doanh số, tài sản hay thu nhập của họ là chưa đủ.
 Sự trung gian tài chính:
Các trung gian tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ tín dụng có
thể đẩy mạnh dòng vốn tới những người có cơ hội đầu tư sinh lợi bất chấp vấn đề
thông tin không tương xứng.Họ đã làm như thế nào?
Các trung gian tài chính, như một ngân hàng, có thể coi là một chuyên gia
trong việc tạo thông tin về các công ty, do đó họ có thể thu vốn từ những người
gửi tiền và cho những công ty làm ăn tốt vay. Khi ngân hàng có thể thực hiện hầu
hết các món cho vay tới những công ty làm ăn tốt, nên ngân hàng có thể thu lợi
nhuận cao hơn do những món vay này so với lãi mà họ thanh toán cho những
người gửi tiền.
 Thế chấp và vốn chủ sở hữu:
Thế chấp – Lựa chọn nghịch tác động vào chức năng hoạt động của thị
trường tài chính khi người cho vay bị thiệt hại do người đi vay không có khả năng
thực hiện các khoản chi trả và phá sản. Thế chấp – khoản tài sản bù đắp cho người
11
cho vay trường hợp người đi vay phá sản – sẽ giảm bớt hậu quả của lựa chọn
nghịch bởi vì nó giảm bớt thiệt hại của người cho vay trong trường hợp người vay

phá sản.
Vốn chủ sở hữu – là hiệu số của tài sản công ty (tài sảnsở hữu của công ty
hay các khoản công ty cho vay) trừ đi nghĩa vụ (các khoản nợ) có thể thực hiện vai
trò như là khoản thế chấp.
b) Rủi ro đạo đức (Moral hazard):
Rủi ro đạo đức hay còn gọi la tâm lý ỷ lại là vấn đề do thông tin bất cân
xứng sau khi giao dịch diễn ra.
Với các hợp đồng vay ngân hàng hay bảo hiểm thì tâm lý ỷ lại phát sinh
từphía người đi vay hay đi mua bảo hiểm. Họ sử dụng tiền vay không đúng mục
đích hay do đã được bảo hiểm nên họ sẽ bất cẩn hơn so với trước khi mua bảo
hiểm. Ở thị trường chứng khoán, tâm lý ỷ lại phát sinh nếu như những người đại
diện điều hành công ty không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục đích. Do
tính chất của đầu tư trên thị trường là đầu tư gián tiếp nên việc quản lý, giám sát
vốn đầu tư của các nhà đầu tư phải thông qua một số người đại diện để điều hành
công ty.
Tâm lý ỷ lại sẽ gia tăng nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người đại
diện thấp. Vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì trách nhiệm
của họ không cao và sự thiệt hại trên phần vốn góp là thấp.Chính vì thế, hiện nay
tiêu chí đầu tiên để những cổ đông muốn là thành viên của Hội đồng quản trị thì
họ phải có một tỷ lệ vốn góp nhất định nào đó.
 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn chủ sở hữu và hợp đồng nợ:
Hợp đồng vốn, ví dụ cổ phiếu thường,là quyền được chia lợi nhuận và tài
sản của công ty. Hợp đồng vốn chứa đựng rủi ro về đạo đức, được thể hiện bởi vấn
đề “Ủy thác - Đại lý”.
Nhà quản lý là những đại lý chỉ nắm giữ một tỷ lệ nhỏ, các cổ đông còn lại
là những người ủy thác nắm giữ chủ yếu cổ phần của công ty.
Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và công việc quản lý công ty làm phát sinh
rủi ro đạo đức: Các nhà quản lý không sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mục
đích như đã cam kết với nhà đầu tư.
12

 Công cụ giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn chủ sở
hữu và hợp đồng nợ:
 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn chủ sở hữu:
- Sản xuất thông tin giám sát
- Điều hành Nhà nước để tăng lượng thông tin.
- Trung gian tài chính.
- Hợp đồng vay nợ.
 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ:
- Tài sản thế chấp và vốn tự có.
- Giám sát và hối thúc bằng các điều khoản hợp đồng.
- Trung gian tài chính.
3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng tới nhà đầu tư
 Lợi ích của một bên cao hơn lợi ích kỳ vọng của thị trường. Thông thường lợi ích
kỳ vọng khi đầu tư vào thị trường phải cao hơn lợi ích khi gửi tiền vào ngân hang,
vì đầu tư vào thị trường chứng khoán có rủi ro cao hơn. Vì vậy trong trường hợp
này nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty có giá thấp hơn giá được kỳ vọng,
khi đó khả năng đạt được lợi tức từ việc đầu tư cổ phiếu này sẽ cao hơn so với lợi
tức kỳ vọng.
 Chi phí kỳ vọng của bên bất lợi thông tin cao hơn chi phí kỳ vọng của thị trường:
ngược lại tác động trên, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty có giá cao
hơn giá kỳ vọng, khi đó khả năng đạt được lợi tức từ việc đầu tư cổ phiếu này sẽ
thấp hơn so với lợi tức kỳ vọng.
 Một bên đối tác có thể rời bỏ thị trường: Vì nhà đầu tư có ít thông tin nên chịu chi
phí kỳ vọng cao hơn chi phí kỳ vọng của thị trường, do đó các đối tượng này sẽ là
đối tượng rời bỏ thị trường trước tiên.
4. Các giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng
Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giải pháp
thường được áp dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế
phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ chế giám sát.
a) Phát tín hiệu

Thông thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về mình nhất nên họ
sẽ được lợi nhiều hơn trong giao dịch.Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không cho vay nếu
không biết rõ về khách hàng của mình.Thế nên người đi vay phải phát tín hiệu
rằng mình là người có khả năng trả được nợ tốt. Vấn đề phat tín hiệu trong trường
13
hợp này là: Uy tín của công ty, quy mô và danh tiếng của công ty, năng lực tài
chính…, ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu để người đi vay thực hiện
nhiệm vụ của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử lý tài sản, lãi suất cho
vay…
b) sàng lọc
Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thường áp dụng
hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay.
Đối với tổ chức bảo hiểm, cơ chế sàng lọc được thể hiện qua việc chỉ bảo hiểm
một phần, điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũng phải có trách
nhiệm một phần của mình trong sự cố bồi thường có thể xảy ra
Ở thị trường chứng khoán, ngoại trừ một số nhà đầu cơ, đa phần nhà đầu tư
mong muốn mình sẽ đầu tư vào những công ty có khả năng mang lại hiệu quả cao
và bền vững. Vì vậy cơ chế sang lọc đối với nhà đầu tư là đầu tư vào các công ty
co thông tin minh bạch, uy tín, làm ăn hiệu quả và co tiềm năng phát triển cao.
c) cơ chế giám sát
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm chống lại tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo
đức, bao gồm giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp:
- Giám sát trực tiếp: Nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát thông
tin, cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà
đầu tư muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.
- Giám sát gián tiếp: Thông qua các quy định của các nhà tổ chức thị trường các
công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà
đầu tư và nhà đầu tư cũng thông qua các quyền lợi được quy định mà có thể tiếp
cận, giám sát công ty niêm yết. Ngoài ra còn giám sát thị trường: căn cứ đánh giá
của thị trường.

Tài liệu tham khảo:
1. Các Nguyên Lý Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trường Tài Chính- Nguyễn Văn
Luân
14
2. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright kinh tế học về Chi Phí Giao Dịch
3.
4.
giao.html
5.
6.
15

×