Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM - Ga Diễn Châu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.73 KB, 4 trang )

LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT
NAM


Ga Diễn Châu


Ngày 5 tháng 10 năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có quyết định phê
duyệt quy hoạch thị trấn Diễn Châu nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An. Đây là một thị
trấn có đường bộ nối liền với các huyện miền núi phía tây Nghệ An và nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào anh em thông qua quốc lộ 7 bằng cửa khẩu quốc tế
Nậm Cắn. Trước đây, đường sắt đi qua huyện Diễn Châu có chiều dài 28 km và 4
ga Yên Lý, Chợ Sy, Diễn Châu (thời Pháp gọi là Ga Đò Đao) và Ga Mỹ Lý. Qua
năm tháng chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hệ thống
nhà ga, đường sắt Thanh - Nghệ bị tàn phá nặng nề. Hòa bình lập lại, trong quá
trình khôi phục các nhà ga, Ga Diễn Châu bị lãng quên cho đến ngày nay.

Hành trình khôi phục lại Ga Diễn Châu
Ngày 27-2-1995, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có công văn số
347/CV-UB gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Liên hiệp
Đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) về việc xin khôi
phục lại Ga Diễn Châu. Sau khi cân nhắc và tính toán ngày 10-9-1996, Tổng giám
đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam Đoàn Văn Xê đã có bút phê “đồng ý cho khôi
phục lại Ga Diễn Châu ở vị trí thuận lợi”. Trên cơ sở đề xuất của Liên hiệp Đường
sắt Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận
tải Lê Ngọc Hoàn đã thay mặt Bộ trưởng ký văn bản 2724/KHĐT ngày 25-10-
1996 duyệt dự án khả thi đến năm 2000 trong đó chấp thuận mở mới 4 ga Diễn
Châu, Đồng Chuối, Hoàn Lão, Yên Trung. Cho đến nay, 3 trong số 4 ga kể trên đã
được xây dựng và đưa vào khai thác, trừ Ga Diễn Châu.

Tám năm sau ngày được quy hoạch, bộ mặt của thị trấn Diễn Châu đã có nhiều đổi


thay. Đường quốc lộ 7 nối từ Ga Diễn Châu (cũ) đến ngã ba trung tâm thị trấn dài
2 km đã được mở rộng. Tuyến đường bộ nối từ km 0 (quốc lộ 7) xuống khu du
lịch biển Diễn Thành - Cửa Hiền, nối với các cụm di tích lịch sử đền thờ An
Dương Vương, Hồ Xuân Hương đã hoàn tất. Với đà phát triển kinh tế, du lịch và
dịch vụ như hiện nay, không bao lâu nữa, thị trấn Diễn Châu sẽ được nâng cấp
thành thị xã. Trong khi đó 7 huyện phía tây Nghệ An gồm Yên Thành, Đô Lương,
Anh Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tân Kỳ với dân số hơn 1 triệu
người đã và đang trông chờ vào sự xuất hiện một nhà ga đường sắt đúng tầm vóc ở
ngay bên cạnh quốc lộ 7. Trong tương lai không xa, hàng hóa từ Việt Nam qua
Lào và ngược lại sẽ ngày càng thông thương. Trong quy hoạch phát triển tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2005-2010, thị trấn Diễn Châu đóng một vai trò rất quan trọng,
xếp thứ 2 sau thành phố Vinh. Được xác định là trung tâm kinh tế của bắc Nghệ
An với những quy hoạch mở, Diễn Châu có khả năng sẽ trở thành tỉnh lỵ của
Nghệ An nếu như thành phố Vinh hội tụ điều kiện tách ra, trở thành đô thị loại 1.

Chính vì thế, ngày 21-8-2003, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn
Thế Trung đã tiếp tục có công văn số 3451/UB-CN về việc khôi phục, đầu tư, xây
dựng lại Ga Diễn Châu. Công văn ghi rõ: “Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An kính đề
nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam xem xét và khôi phục lại, đầu tư xây dựng Ga Diễn Châu trong năm
2003 và 2004”. Được biết, mới đây Bộ Giao thông vận tải đã đưa kế hoạch xây
dựng Ga Diễn Châu vào kế hoạch năm 2005, nhưng sau đó do có khó khăn về
nguồn vốn nên Bộ điều chỉnh chuyển thời điểm triển khai sang năm sau.

Quy mô nhà ga
Rõ ràng, việc xây dựng nhà ga mới Diễn Châu phải đáp ứng được các nhu cầu đi
lại của nhân dân cũng như phục vụ cho việc phát triển kinh tế của vùng. Theo ông
Trần Kim Thành, Giám đốc Xí nghiệp Vận tải đường sắt Nghệ Tĩnh: Nhà ga được
xây mới trong tương lai, trước mắt nên đặt từ 5-7 đường ga, quy mô như ga hạng
2, tàu Thống Nhất có đỗ để giảm tải cho Ga Vinh, có bãi hóa trường và đường xếp

dỡ, quy hoạch trong tương lai có thể nâng cấp thành ga loại 1…

Trao đổi với ông Cao Đức Vĩnh, Bí thư Huyện ủy Diễn Châu, ông cho biết: địa
phương đã dành sẵn khu đất trống phía nam đường 7 để ngành đường sắt triển
khai xây dựng nhà ga, huyện sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam để có thể khởi công xây dựng trong thời gian sớm nhất. Thực
tế, trong các chuyến làm việc với tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), Uỷ ban nhân dân tỉnh
Nghệ An đã sớm giới thiệu về một đầu mối giao thông đường sắt nằm ở phía bắc
Nghệ An - Ga Diễn Châu để các đối tác nước bạn tính toán và có thể phối hợp với
các doanh nghiệp Việt Nam trong làm ăn kinh tế.

Đầu tháng 7-2005, ông Nguyễn Hồng Trường – Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh Nghệ An trong buổi gặp gỡ với các đồng chí lãnh đạo Tổng công ty Đường
sắt Việt Nam đã tiếp tục đề cập lại vấn đề này. Tổng giám đốc Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng đã ủng hộ kiến nghị này của địa phương
và hứa sẽ đề nghị lên Bộ Giao thông vận tải để Bộ xem xét sớm đầu tư xây dựng
Ga Diễn Châu, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của người dân tỉnh Nghệ An và ngành
đường sắt. Hy vọng rằng Ga Diễn Châu sẽ được xây dựng trong thời gian sớm
nhất.

Ga Bắc Hồng
Xã Bắc Hồng đứng trong đội hình hơn 20 xã của một vùng đất giàu truyền thống
lịch sử và cách mạng - huyện Đông Anh (Hà Nội). Tư liệu cho hay: Bắc Hồng
trước đây thuộc tỉnh Phúc Yên. Từ năm 1961, trên địa bàn huyện Đông Anh có hai
xã Nam Hồng và Bắc Hồng đều thuộc Hà Nội.

Tên xã hiện nay - xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân - gồm ba làng cũ: Chu Lão, Mỹ Nội, Thụy Hà. Thời
xưa, nguyên là hai xã Chu Lão, Thụy Hà và thôn Mỹ Nội, xã Sơn Du, Tổng Đông
Đô, huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên.


Ga Bắc Hồng đứng trên địa bàn xã Bắc Hồng. Đây là nhà ga đứng cuối cùng kể từ
phía Nam lên phía Bắc của vành đai ĐS Thủ đô Hà Nội. Tìm hiểu thêm về “tiểu
sử” của vùng đất anh hùng này đối với CBCNV nhà ga và hành khách lên, xuống
ga này cũng như những ai yêu mến Đông Anh và Hà Nội là điều rất bổ ích, lý thú.

Làng Chu Lão thời xưa - trước năm 1945 - gồm bốn thôn: Bến Trũng, tên nôm là
làng Bến; Phú Liễn, tên nôm là Làng Cân; Quan ấm tên nôm là làng Sò; Thượng
Phúc, tên nôm là Hương. Các làng xưa ấy sau gọi là thôn, còn thôn Mỹ Nội có tên
nôm là làng Nội.

Với người thời đại mới bây giờ, mỗi khi nhắc đến tên nôm của làng xưa, ai cũng
cảm nhận sự bồi hồi, bâng khuâng mỗi khi nhắc đến những cái tên như Sò, Bến
hoặc như La, Ngòi, Ghềnh, Lão Những tên ngày xưa ấy đọng lại trong tiếng
trống hội, trong tích chèo, trong tấm áo tứ thân, trong những cây gậy trúc các bô
lão tóc bạc phơ đủng đỉnh bước vào sân đình.

Các thôn thuộc xã Bắc Hồng thờ hơn mười vị thần thành hoàng, trong đó có nhiều
vị từng góp công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như Thánh Gióng thời vua
Hùng, như Đức thánh Linh Lang thời Lý. Sông có Hà Bá, làng có thành hoàng,
nếp xưa vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay, dẫu Bắc Hồng “Đội hình hàng dọc,
hàng ngang; Đi trên đường mới và đang bước dồn”.

Bắc Hồng là ga xép trên đường vành đai của một thủ đô được tôn vinh là “Thành
phố Anh hùng”, là “Thành phố vì hòa bình”, là “Cái nôi của nghìn năm văn hiến”.
Là ga xép, nên khách đi tàu không đông và không ồn ã như các phiên chợ quê.
Dẫu vậy, so với những năm trước thì bây giờ hành khách có phần tăng hơn. Đến
với ga này, hành khách yên tâm về sự đón tiếp, về sự phục vụ. Ga là một tổ ấm,
một “điểm hồng”. Một mình đứng đấy mà vui chứ không rơi vào cảnh đơn lẻ,
buồn tênh như câu thơ tôi bỗng nhớ đã đọc ở đâu đó của một thời xa: “Ga quê

đứng đó chơi vơi; Đêm mưa rả rích buồn ơi là buồn ”.

Năm 1947, Bắc Hồng là điểm tập kết của Trung đoàn Thủ đô sau cái đêm rét thấu
xương rời khỏi Hà Nội, qua sông Hồng - cuộc rút lui được gọi là “Thần kỳ” của
một đơn vị chủ lực từng quần nhau với giặc Pháp 60 ngày đêm trên địa bàn Liên
khu I rực lửa. Thời ấy, tình quân dân gắn bó như keo sơn. Các anh hành quân lên
Việt Bắc, dân làng nhớ mãi: “Dấu chân ngày ấy đâu rồi; Một thời oanh liệt, một
thời nhớ thương”.

Bây giờ thì tiếng còi tàu đi vào nỗi nhớ. Vùng quê nào có nhà ga, ấy là vùng quê
có một nét phồn thịnh, khởi sắc. Ga vốn là bến đỗ và cũng là nơi đưa tiễn bạn bè,
người thân lên đường. “Ga này đứng ở quê em; Nghe hồi còi vọng lại thêm nhớ
người ” Bắc Hồng - một ga vành đai, tuổi còn trẻ và sức đang đầy
Ga Phò Trạch
Trên con đường thiên lý Bắc- Nam, cái tên thị trấn Phong Thu đã trở nên quen
thuộc với nhiều người bởi nó gắn liền với thương hiệu "làng cơm Phò Trạch" nổi
tiếng. Nhiều du khách đến đây đã thốt lên "Đẹp, đẹp thật!" khi ngắm nhìn nhà ga
nhỏ với vườn cây cảnh đẹp nép mình dưới bóng cây xanh. Tách biệt với tuyến
quốc lộ 1A là hệ thống đường ga, tường rào, không những tạo nên không gian trải
dài thoáng đẹp mà còn là biểu tượng công nghiệp tại trung tâm huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trưởng ga, kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng cho biết: năm 2000
là thời điểm bùng nổ cư dân xung quanh khu vực ga, có đến cả gần chục đường
ngang dân sinh trong phạm vi ga; ngay cả một đoạn ke ga cũng biến thành đường
đi, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu, cũng đã có những tai nạn thương
tâm xảy ra Nhà ga đã nhiều lần lên ủy ban thị trấn, lên huyện để phối hợp lập lại
trật tự, lập kế hoạch xin đầu tư xây dựng hệ thống tường rào phân cách nhà ga với
quốc lộ 1A, xây dựng hóa trường và tường rào bãi hóa trường nên đã xóa đi đường
ngang ngõ tắt, CBCNV lên ban đã yên tâm cầm cờ đón tàu. Mặc dù là ga nhỏ dọc
đường, phòng ốc nhỏ bé nhưng hệ thống biểu bảng, thiết bị sản xuất đã được bài
trí khoa học. Những bằng khen tại phòng giao ban đã nói lên sự nỗ lực phấn đấu

của CBCNV mà đặc biệt là sự phối hợp giữa công đoàn, chuyên môn trong xây
dựng đơn vị. Từ năm 2000-2006, đơn vị luôn đạt danh hiệu Chính quy - Văn hóa -
An toàn xuất sắc; nhiều năm liền được Công đoàn ĐSVN tặng bằng khen phong
trào thi đua xây dựng Chính quy - Văn hóa - An toàn hệ ga tàu. Về thành tích hoạt
động công đoàn, Xí nghiệp VTĐS Quảng Trị - Thừa Thiên đề nghị cấp trên khen
thưởng đơn vị 3 năm liền đạt danh hiệu Chính quy - Văn hóa - An toàn xuất sắc.
Ga đã được bổ sung vào hệ thống ga hàng hóa với các mặt hàng xếp, dỡ chủ lực
như cát, phân bón các loại góp phần tăng doanh thu cho ngành.




×