Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

hoạch định chương trình marketing năm 2007 cho một sản phẩm ở công ty may việt tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.92 KB, 37 trang )

Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó các doanh nghiệp có thể tồn tại và
đứng vững trên thị trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực hiện
nghĩa vụ đóng góp với Nhà Nước. Muốn giải quyết các vấn đề này doanh nghiệp phải
nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để từ đó xác định hướng sản xuất cho phù hợp,
đồng thời doanh nghiệp có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, trong điều
kiện nền kinh tế bước vào hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển cần phải chủ động tham gia cạnh tranh quyết liệt ở cả thị trường trong
nước cũng như thị trường quốc tế. Để làm được điều đó các doanh nghiệp không có sự
lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng nhận thức lý thuyết, thực hành Marketing
vào kinh doanh.
Marketing có một vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Nó có một chức năng
rất quan trọng là chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường.
Chức năng của Marketing cùng với các chức năng như: chức năng quản lý sản xuất,
chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý nhân lực đảm bảo cho doanh nghiệp
tồn tại và phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào nếu chúng đều hoạt động tốt.
Marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp vào việc trả lời hai câu hỏi trước khi
họ phải lựa chọn phương châm hành động cho doanh nghiệp của mình. Một là, thị
trường liệu có cần hết, mua hết số sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra không? Hai là,
liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán người tiêu dùng có tiền mua hay không? Khi trả
lời được hai câu hỏi đó thì mối quan hệ nối doanh nghiệp với thị trường đã được giải
quyết thỏa đáng, doanh nghiệp đã được kết nối với thị trường trước khi bắt tay vào sản
xuất một sản phẩm cụ thể. Điểu này có nghĩa là nhờ hoạt động Marketing trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm mà các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo
hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm
chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh.
Do vai trò quan trọng của Marketing trong đời sống và trong kinh doanh, môn học
Marketing đã được các nhà kinh tế học nghiên cứu, phân tích và là cơ sở cho chương
trình giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường trung học chuyên


nghiệp trên cả nước. Để giúp cho Sinh viên có sự so sánh, đánh giá giữa lý thuyết học
ở trường với thực tế hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp thì việc tìm hiểu thu
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:1
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
thập, tổng hợp đánh giá và phương án hình thành hoạt đông đó là việc làm hết sức
quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu học tập, việc làm thiết kế
môn học chính là phần thực hành tốt để giúp các sinh viên có thể tiếp cận hơn với thực
tiễn đang diễn ra.
Nhiệm vụ thiết kế môn học là: “ Hoạch định chương trình Marketing năm 2007 cho
một sản phẩm ở công ty may Việt Tiến”.
Bài thiết kế được chia làm 4 chương:
Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty May Việt Tiến trong những
năm qua.
Chương II: Xác định nhu cầu và quy mô của thị trường từ 2007-2010 cho các sản
phẩm của công ty May Việt Tiến.
Chương III: Hoạch định chiến lược Marketing đối với sản phẩm Áo sơ mi thường của
công ty May Việt Tiến.
Chương IV: Hoạch định chương trình Marketing cho sản phẩm Áo sơ mi thường của
công ty May Việt Tiến.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:2
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI
Tiền thân của công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công
ty”. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – Một doanh nhân
người Hoa làm Giám đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1.513 m
2
với 65 máy
may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, nhà

nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý( nay là Bộ
công nghiệp).
Tháng 5/1977 được Bộ công nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên
thành xí nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại
hoàn toàn. Tuy thế, từ sự trợ giúp của các đơn vị bạn, cộng với long hăng say gắn bó
với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt
động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được
Bộ công nghiệp công nhận nâng lên thành công ty May Việt Tiến. Sau đó lại được Bộ
Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là
Viet Tien Garment import – export company viết tắt là VTEC.
Vào ngày 24/03/1993 công ty được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh
nghiệp số 214/CNN/TCLĐ.
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là Liên hiệp sản xuất – xuất nhập
khẩu may. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ công nghiệp, cần phải có một
Tổng công ty dệt may là trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ
mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các
chính sách, pháp luật … Chính vì thế, ngày 29/04/1995 Tổng công ty May Việt Tiến ra
đời.
Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/05/2003 của chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ doanh nghiệp. Căn cứ văn bản sô
7599/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2006 của văn phòng chính phủ về việc tổ chức lại
công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số
28/TĐDM-TCLĐ ngày 09/01/2007 và đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.
Theo đề nghị của vụ trưởng vụ tổ chức – Cán bộ quyết định: Thành lập Tổng công ty
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:3
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May
Việt Nam.
Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm

trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Tên tiếng Việt: Tổng công ty May Việt Tiến.
Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien garment import-export corporation.
Tên viết tắt: VTEC.
Trụ sở giao dịch: 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 84-8-8640800
Fax: 84-8-8645085-8654867
LOGO:
1.1.2. CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH.
Sản xuất quần áo các loại
Dịch vụ xuất nhập khẩu trực tiếp, vận chuyển giao nhận hàng hóa
Kinh doanh dịch vụ nguyên phụ liệu ngành may
Kinh doanh máy móc thiết bị ngành may công nghiệp
Cung cấp máy in, Photocopy, thiết bị máy tính và chiếu sang
Cung cấp thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính
Cung cấp điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn
Cung cấp hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng ( dân dụng và công nghiệp).
1.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1.2.1. THỊ TRƯỜNG ĐANG BÁN SẢN PHẨM.
Các sản phẩm của công ty May Việt Tiến được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.
Thị trường nước ngoài tiêu biểu là: Mỹ chiếm 36,778% tổng giá trị hàng xuất khẩu,
EU là 17,199%, ASEAN là 9,299% …
Thị trường trong nước: Sản phẩm của công ty May Việt tiến được tiêu thụ rộng rãi trên
khắp thị trường Việt Nam. Nó được bán ở các Cửa hàng của Việt Tiến, Hệ thống siêu
thị, Hệ thống đại lý ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tiêu biểu là các cửa hàng, siêu thị
và các đại lý ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:4
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Tại Hà Nội: sản phẩm của công ty được bán ở các Quận như: Quận Hoàn Kiếm, Quận
Ba Đình, Quận Đống Đa, Quận Cầu Giấy, Quận Tây Hồ, Quận Thanh Xuân, Quận Hai

Bà Trưng, Quận Long Biên, Quận Hoàng Mai,Quận Sóc Sơn, Quận Đông Anh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở tất cả các Quận từ
Quận 1 đến Quận 12 và các Quận như: Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Gò
Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Thủ Đức và Huyện Củ Chi.
Tại Hải Phòng: sản phẩm của công ty được bày bán ở Quận Lê Chân, Quận Ngô
Quyền, Huyện Thủy Nguyên và Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu May Hải Phòng.
Tại Quảng Ninh: Sản phẩm được tiêu thụ ở Thành Phố Hạ Long, Quảng Yên, Uông
Bí, Mạo Khê, Móng Cái, Cẩm Phả,…
1.2.2. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
Công ty May Việt Tiến là công ty May hàng đầu ở Việt Nam, doanh số mỗi năm thu
được là rất cao. Các sản phẩm đều có chất lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay các công ty May khác
đang trên đà phát triển, vì thế sự cạnh tranh của các công ty này sẽ là một khó khăn lớn
cho công ty. Các đối thủ trong nước tiêu biểu là Công ty May Hai, Công ty May Nhà
Bè, Công ty May Mười và các công ty liên doanh khác. Mặt khác Việt Nam đã gia
nhập WTO, mặc dù các sản phẩm của công ty đã đáp ứng cơ bản được cơ bản nhu cầu
trong nước và tăng cường xuất khẩu nhưng chưa phong phú về chủng loại và mẫu mã
sản phẩm, chất lượng còn thua kém nhiều sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là những sản
phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia,…Việc này đòi hỏi công ty
phải tăng cường cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm. Điều
này đỏi công ty phải có một khoản đầu tư hợp lý. Có như thế thì công ty mới có thể
đứng vững trên thị trường hội nhập hiện nay.
1.2.3. CÁC ĐỐI TÁC.
Hiện nay, công ty có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc; ngoài ra có các nhà máy liên
doanh trong nước bao gồm các đơn vị sản xuất quần áo may mặc sẵn sau: Công ty may
Việt Thịnh, Công ty may Việt Hưng, Công ty may Vĩnh Tiến, Công ty may Nam
Thiên, Công ty may Đồng Tiến, Công ty may Tây Đô, Công Ty may Tiền Tiến, Công
ty may Việt Hồng, Công ty may Việt Tân, Công ty may Tiến Thuận, Công ty may
Thuận Tiến, Công ty cơ khí Thủ Đức. Doanh thu hàng năm của các liên doanh trong
nước trên 250 tỷ đồng và liên doanh nước ngoài trên 65 tỷ đồng.

Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:5
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Và công ty còn liên doanh với các công ty liên doanh với nước ngoài để sản xuất phụ
liệu cho ngành may như: Việt Thuận (sản xuất nút áo, liên doanh với đối tác Đài
Loan), Việt Phát (sản xuất mex dựng kim loại, liên doanh với đối tác Đài loan),
Golden – VTEC (sản xuất tấm bông PE các loại, liên doanh với đối tác Hồng Kông),
VTEC – Tungshing (cung cấp máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành may, liên doanh
với đối tác Hồng Kông), MS&VTEC (Dịch vụ vận chuyển đường biển, đường không,
liên doanh với đối tác Anh Quốc),Clípal – VTEC (Sản xuất kinh doanh thiết bị điện
công nghiệp và dân dụng).
Ngoài ra Công ty còn là đối tác của các nhà cung ứng vốn (ác ngân hàng) như: Ngân
hàng công thương và ngân hàng đầu tư và phát triển. Họ giúp công ty trong việc huy
động vốn nhanh khi cần thiết, thực hiện các giao dịch thanh toán với các bạn hàng, các
nhà cung ứng.
Công ty củng cố và cải thiện quan hệ tốt đẹp với các đối tác. Đó cũng là cách thức để
công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, góp phần đẩy lùi các
khó khăn trong kinh doanh.
1.2.4. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC.
Các luật pháp, các chính sách của nhà nước về hoạt động kinh doanh nói chung và
việc tiêu thụ hàng hóa nói riêng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Một hành lang pháp lý bao gồm các chính
sách, công cụ của Nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành, sự giám sát của chính phủ sẽ
tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp. Đồng thời những chính sách hạn về thuế của chính
phủ sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động hạn chế hơn hoặc cũng có thể hoạt động tốt
hơn nhờ sự khuyến khích của nhà nước. Chính điều này sẽ giúp công ty mở rộng xuất
khẩu, tìm thêm được những thị trường mới.
1.2.5. CÁC SẢN PHẨM MÀ CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT KINH DOANH:
1. Áo sơ mi cao cấp: Đây là loại sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài. Cần phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến để đáp ứng được các tiêu chuẩn

quốc tế như tiêu chuẩn ISO 9000:2000 mà công ty áp dụng. Sản phẩm này cũng đòi
hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào có chi phí cao, vì thế việc đầu tư cho sản xuất sản
phẩm này cần chi phí lớn. Mặc dù vậy doanh thu thu từ sản phẩm này rất lớn do xuất
khẩu ra nước ngoài với giá cao.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:6
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
2. Áo sơ mi thường: Đây là sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước, bởi nó
có thế mạnh về truyền thống lâu đời của công ty, về giá cả, nguồn nguyên liệu đầu vào
rẻ, dây chuyền công nghệ đơn giản và các tiêu chuẩn cần thiết cũng không chặt chẽ.
Tuy nhiên, sản phẩm này lại gặp khó khăn trong việc xuất khẩu do chất lượng khó có
thể đáp ứng được các tiêu chuẩn nước nhập khẩu đặt ra. Vì vậy việc cải tiến chất
lượng sản phẩm này để có thể xuất khẩu được là cần thiết. Do đó công ty phải có chiến
lược đầu tư cụ thể trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để có thể tăng thêm doanh
số cho công ty.
3. Vest: Sản phẩm này được tiêu thụ rộng khắp cả thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài. Ở thị trường trong nước thì sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở các thành
phố lớn, do ở đó người dân có thu nhập cao, còn ở các nông thôn, miền núi, vùng sâu
vùng xa do không đủ điều kiện để sử dụng sản phẩm này. Bên cạnh việc tiêu thụ ở
trong nước sản phẩm còn được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng tương đối lớn.
Doanh số mà sản phẩm này đem lại cũng khá hấp dẫn. Công ty nên duy trì và có chiến
lược đầu tư thích hợp để có nhiều hơn các đơn đặt hàng mới đối với sản phẩm này.
4. Quần tây: Sản phẩm này sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Vì thế doanh số của nó
cũng khá cao. Mặc dù vậy thị trường mà nó chiếm lĩnh chưa nhiều, do sản phẩm này
đang ở trong giai đoạn xâm nhập thị trường. Công ty phải có chiến lược đúng đắn để
sản phẩm này có thể thu được doanh số cao hơn nữa và thị phần chiếm lĩnh lớn hơn
trong tương lai.
1.3. NGUỒN LỰC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY:
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần phải có
vốn, cơ sở vật chất, công nghệ, con người.
1.3.1. VỐN VÀ TÀI SẢN:

1.3.1.1. Tiền mặt và tổng vốn kinh doanh:
Tiền mặt và tổng vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng số 1:
Bảng số 1
Tài sản Giá trị Tỷ trọng ( %)
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 20.125.000.000 4,97
2. Các khoản phải thu 46.850.000.000 11,58
3. Hàng tồn kho 9.500.000.000 2,35
4. Tài sản ngắn hạn khác 125.005.000.000 30,90
5. Tài sản dài hạn 203.110.000.000 50,20
Tổng tài sản 404.590.000.000 100
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:7
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Qua bảng số 1 ta thấy Nhóm tài sản dài hạn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) có giá trị
lớn nhất trong tổng tài sản, nó chiếm 50,21 % trong tổng số tài sản. Do đặc điểm của
ngành sản xuất may mặc đòi hỏi phải có mặt bằng sản xuất lớn, máy móc thiết bị
nhiều để sản xuất.
Nhóm tài tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng là 4,97 % tổng số tài sản
và tổng vốn kinh doanh của công ty. Qua đây công ta thấy công ty có lượng tiền mặt
lớn, không nợ đọng tiền lương của cán bộ công nhân viên và cả các nhà cung ứng.
Nhóm hàng tồn kho có giá trị là 9.500.000.000 chiếm tỷ trọng 2,35 % tổng tài sản của
công ty. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã làm tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm của công ty, vì thế hàng tồn kho của công ty khá ít.
Nhóm các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (11,58%) Do phân
phối cho các đại lý, các cửa hàng chuyên doanh mà chưa thu tiền. Năm tới công ty
phải có những biện pháp thu hồi số vốn này thật nhanh để có tiền mặt đầu tư cho sản
xuất ở những kì tiếp theo.
1.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Bảng 2
STT Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị còn lại
Tỷ trọng giá

trị còn lại
(%)
1 Trụ sở làm việc 56.320.000.000 30.500.000.000 35,87
2 Nhà kho 58.320.000.000 39.750.000.000 46,75
3
Nhà trưng bày sản
phẩm
305.000.000 285.000.000 0,34
4 Máy Khâu 4.120.000.000 3.050.000.000 3,59
5 Dây chuyền công nghệ 4.658.000.000 4.510.000.000 5,30
6 Máy cắt vải 2.815.000.000 2.450.000.000 2,88
7 Bàn là 1.000.000.000. 950.000.000 1,12
8 Máy giặt 3.120.000.000 2.600.000.000 3,06
9 Bộ phận văn phòng 315.000.000 245.000.000 0,29
10 Quạt thông gió 65.000.000 65.000.000 0,08
11 Máy hút ẩm 206.000.000 125.000.000 0,15
12 TSCĐ khác 516.000.000 495.000.000 0,58
13 Tổng 131.760.000.000 85.025.000.000 100
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:8
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Qua bảng số 2 ta thấy nhóm tài sản nhà kho chiếm tỷ trọng cao nhất là 46,75% trong
tổng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Do đặc thù của ngành may mặc mà số lượng
nhà kho rất lớn, vì vậy nó chiếm tỷ trọng cao nhất. Trụ sở là việc cũng chiếm tỷ trọng
khá lớn (35,87%), điều này là do công ty có nhiều cửa hàng, đại lý có nhiều cơ sở sản
xuất kinh doanh, mỗi một cơ sở lại có một trụ sở làm việc nhất định. Vì đây là ngành
đòi hỏi việc giám sát rất kỹ càng.
Nhóm tài sản máy móc thiết bị cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong đó lớn nhất là dây
chuyền công nghệ (5,30%), do công ty mới đầu tư mua dây chuyền công nghệ hiện đại
phục vụ cho sản xuất. Sau đó là máy khâu (3,59%), máy giặt (3,06%), máy cắt vải
(2,88%).

Các tài sản còn lại của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty.
1.3.1.3. Nhân lực:
Nguồn lao động trong ngành may mặc nói chung và công ty Việt Tiến nói riêng là rất
lớn. Hiện nay, số công nhân trực tiếp sản xuất của công ty là rất đông, cán bộ quản lý
của công ty thì có trình độ, chuyên môn cao. Chi tiết về số lao động, trình độ, kinh
nghiệm công tác của lao động trong công ty được thể hiện qua bảng số 3:
Bảng số 3
STT Nội dung Chi tiết Số lao động (người)
1
Cán bộ công nhân viên
Số lao động trực tiếp 1768
Số lao động gián tiếp 232
2
Trình độ cán bộ công nhân
viên
Trên đại học 18
Đại học 254
Cao đẳng, trung cấp 244
Công nhân kỹ thuật 253
Lao động phổ thông 1231
3 Kinh nghiệm công tác
Trên 20 năm 210
Từ 15 – 20 năm 157
Từ 10 – 15 năm 113
Từ 5 – 10 năm 315
Dưới 5 năm 1205
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:9
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Qua bảng số 3 ta thấy số lượng lao động trực tiếp của công ty là khá đông, do đặc thù
của ngành may là cần nhiều lao động trực tiếp. Số lao động gián tiếp chỉ chiếm phần

nhỏ trong tổng số lao động của công ty.
Trình độ của các cán bộ công nhân viên của công ty là khá cao, nhưng số lượng lao
động phổ thông vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động do yêu cầu của kỹ thuật
của ngành may là không cao lắm.
Kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên thì ở mức trung bình. Số công nhân
có tuổi nghề dưới 5 năm là vẫn lớn. Những lao động có tuổi nghề cao chủ yếu là các
cán bộ quản lý của công ty.
1.3.2. CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY:
1.3.2.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức:
Căn cứ vào nguồn lực vật chất kỹ thuật, con người, môi trương kinh doanh cùng
những đặc điểm riêng của ngành may mặc, Công ty may Việt Tiến có sơ đồ cấu trúc tổ
chức như sau:
Bộ máy tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là giám đốc ra lệnh
trực tiếp cho các phòng ban được thể hiện bằng đường mũi tên, phó giám đốc giúp
giám đốc toàn bộ hoạt động sản xuất, các phòng ban được thực hiện đúng chức năng
của mình. Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các
phòng ban, vừa được quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:10
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC THƯ KÝ – TRỢ LÝ
Phòng
đặt
hàng
Phòng
giao
nhận
Phòng
kinh
doanh
Phòng

nội địa
Phòng
xuất
khẩu
Phòng
nhân
sự
PHÒNG QUẢNG
CÁO
PHÒNG BẢO VỆ
Phòng
đầu tư
Phòng
kế
toán
Phòng tài
chính
Phòng
hành
chính
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
1.3.2.2. Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cuẩ công ty và chịu trách
nhiệm trước Đại Hội Đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính
tổng quát, quyết định chiến lược phát triển công ty, quyết định phương án đầu tư,
quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, đảm bảo quyết định
đó được thực hiện thông qua giám đốc.
Tổng giám đốc: Điều hành chung, chịu trách nhiệm quản lý và giám sát mọi hoạt

động của công ty.
Phó giám đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc theo sự uỷ quyền.
Thư ký- Trợ lý: Giúp việc cho tổng giám đốc theo sự vụ.
Phòng xuất khẩu: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất
kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đối tác tham mưu cho
lãnh đạo ký kết các hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng, đưa ra các chiến lược bán hàng
để khuyến khích người tiêu dùng.
Phòng nội địa: Nghiên cứu thị trường sức cạnh trnah của sản phẩm các công ty trong
nước, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, bán hàng, thực hiện các nhiệm vụ hậu
mãi và thiết kế, giới thiệu thời trang.
Phòng đặt hàng: Có nhiệm vụ đặt mua nguyên vật liệu và đem về công ty để bảo
quản theo thứ tự từng kho.
Phòng giao nhận: khi nguyên vật liệu chuyển đến công ty thì nhân viên trong phòng
làm công tác kiểm kê chất lượng vật tư, hàng hoá. Sau quá trình sản xuất ra sản phẩn
thì công việc tiếp theo của phòng này là giao sản phẩm chất lượng tốt cho khách hàng
theo đũng đơn đặt hàng.
Phòng nhân sự: theo yêu cầu của công việc tại công ty chuyên sản xuất kinh doanh
hàng may mặc nên số công nhân nữ chiếm đa số. Để hoạch định các phương án sản
xuất kịp thời theo các đơn vị đặt hàng và đảm bảo nguồn nhân lực luôn ổn định, công
ty luôn chú trọng quan tâm đến sự “An tâm trong lao động” cho các chị em công nhân
như trả mức lương thoả đáng, ốm đau, thai sản đều được hưởng ưu đãi theo chế độ…
Vì vậy khối lượng công việc, giải quyết các trường hợp của công nhân đòi hỏi sự nhiệt
tình của công nhân trong phòng.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:11
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Phòng hành chính: Đảm bảo nguồn lực, văn phòng phẩm.
Phòng kế toán: Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ toàn bộ các thông tin về hoạt động
kinh tế, tài chính của công ty, phân tích đầy đủ và toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự
vận động của chúng, giúp giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kinh tế tài chính,
bảo vệ, quản lý và sử dụng vật tư, tài sản tiền vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn,từng loại tài sản, giám sát hiệu quả từng loại tài sản đó.
Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như
kết quả của quá trình đó đem lại nhằm giúp giám đốc kiểm tra lại việc thực hiện kế
hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn, từng loại tài sản, giám sát hiệu quả trong việc
sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh.
Phản ánh kết quả của người lao động giúp cho việc động viên kiến thức vật chất kịp
thời, công bằng đồng thời tác động khuyến khích nâng cao năng suất, chất lượng lao
động.
Chủ động việc tính toán, kiểm tra việc chấp hành nộp ngân sách Nhà Nước đồng thời
tổ chức việc ghi chép sổ sách, lựa chọn hình thức kế toán, tổ chức phân tích hoạt động
kinh tế tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Định kỳ hàng tháng, năm báo cáo quyết
toán theo chế độ kế toán hiện hành và một số báo cáo tài chính khác nhau theo yêu cầu
của công ty.
Phòng tài chính: Là công ty cổ phần, doanh nghiệp đang dần tự tách mình ra khỏi sự
phụ tuộc nguồn vốn từ Nhà Nước bằng cách huy động vốn từ cổ phiếu trái phiếu từ đó
thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn dồi dào và công việc tiếp theo là chia lợi
tức cho các cổ đông một cách hợp lý để họ yên tâm đầu tư tiếp cho doanh nghiệp.
Phòng đầu tư: Đầu tư, thuê mướn thiết bị, đảm bảo nguồn cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra công ty còn có các tổ chức đoàn thể khác như Đảng bộ công ty, Chi bộ Đảng,
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh,…hoạt động theo pháp luật.
Với sự lựa chọn cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty một cách hợp lý, công ty đã
phát huy được phần lớn các nguồn lực hiện có của công ty, khắc phục được những khó
khăn tồn tại và tận dụng những thuận lợi và thời cơ do môi trường tạo ra, phát huy
được năng lực chuyên môn của các chuyên gia, đảm bảo quyền chỉ huy một thủ trưởng
góp phần đem lại hiệu qủa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm qua.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:12
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
1.4. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM:

Để thấy được kết quả kinh doanh của công ty may Việt Tiến trong 2 năm ta lập bảng
số 4:
Bảng số 4
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2005
Năm
2006
Chênh
lệch (±)
So sánh
±(%)
1 Sản lượng Sản phẩm 6.851.000 7.658.000 807.000 11,78
2
Chỉ tiêu tài
chính
Tổng doanh
thu
Triệu đồng 1.290.000 1.540.000 250.000 19,38
Tổng chi phí Triệu đồng 859.000 1.000.000 141.000 16,41
Tổng lợi
nhuận trước
thuế
Triệu đồng 431.000 540.000 109,000 25,29
3
Quan hệ với
ngân sách
Thuế Thu
nhập doanh
nghiệp

Triệu đồng 120.680 151.200 30.520 25,29
BHXH,
BHYT,
KPCĐ
Triệu đồng 7.390 7.543 153 2,07
4
Lao động
tiền lương
Tổng số lao
động
Người 19.700 20.000 300 1,52
Thu nhập
bình quân
Đ/người/thán
g
1.974.406 1.985.000 10.594 0,54
Qua bảng số 4 ta thấy được sự chênh lệch giữa năm 2006 và năm 2005. Cụ thể là:
Về sản lượng: năm 2006 sản lượng tăng lên 807.000 sản phẩm so với năm 2005 và tốc
độ tăng là 11,78%.
Về các chỉ tiêu tài chính: Tổng doanh thu của công ty năm 2006 tăng lên so với năm
2005 một lượng là 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng lên lượng là 141
tỷ đồng. Nhưng tốc độ tăng doanh thu là 19,38% lớn hơn tốc độ tăng chi phí (16,41%),
vì thế nên tốc độ tăng lợi nhuận của công ty năm 2006 là 25,29%.
Về lao động tiền lương: Năm 2006 công ty tuyển thêm một số công nhân mới, do đó
số lao động của công ty tăng lên một lượng là 300 người, tăng so với năm 2005 là
1,52%. Do trong năm 2006 công ty có doanh số cao nên thu nhập bình quân đầu người
cũng tăng lên một lượng là 10.594 đồng.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:13
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
1.5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.5.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Xuất phát từ thực tế diễn ra trong những năm qua, trước những thuận lợi và khó khăn,
căn cứ vào những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của công ty, đồng thời để
đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự mở rộng và phát triển công ty, thu nhập cao,
nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên của công
ty cũng như sự phát triển chung của đất nước, lãnh đạo công ty đã đề ra phương hướng
phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty trong những năm tiếp theo.
1.5.2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP.
1.5.2.1. Mục tiêu:
Hiện nay, sản phẩm của Việt tiến xuất khẩu qua 62 nước. Thị trường xuất khẩu chủ
yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU, Asean,…Kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2007 là 250
triệu USD, doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Công ty đề ra mục tiêu cho năm 2007 như
sau:
Doanh số bán khoảng 8.000.000 sản phẩm các loại.
Lợi nhuận mục tiêu thu được khoảng 25 tỷ đồng.
Thị phần mà công ty có thể chiếm lĩnh được là khoảng 70% thị trường trong nước và
10% thị trường nước ngoài.
1.5.2.2. Phương tiện, biện pháp:
Từ những mục tiêu trên công ty đã đề ra các phương tiện và biện pháp sau đây:
Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt
Nam.
Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển
dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.
Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con
người và môi trường làm việc.
Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh
phân phối trong nước va quốc tế.
Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ

người lao động.
Về thị trường:
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:14
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Đối với thị trường xuất khẩu phải giữ vững thị trường đã có và phát triển sản phẩm
mới. Giữ vững thị trường cũ bằng cách:
Linh hoạt giảm giá, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp.
Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng.
Đồng thời phát triển thị trường mới bằng cách:
Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội thảo.
Coi trọng thị trường Asean để tận dụng các ưu thế khi gia nhập Asia.
Từng bước nâng cao tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần
phương thức gia công.
Có chính sách ưu đãi đối với những sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến ra thị trường
thế giới.
Đối với thị trường nội địa thì công ty cần phải:
Hoàn thiện quy chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trên phạm vi cả
nước.
Mở rộng thêm các đại lý ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế như khu vực
phía Bắc, Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên đi đôi đối với chính
sách cho từng khu vực.
Hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng vùng.
Duy trì hội nghị khách hàng tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, đẩy
mạnh quảng cáo tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu
dùng. Có chính sách hậu mãi sau bán hàng.
Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa lên từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu hàng mua
nguyên liệu và bán thành phẩm.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:15
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing

CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG TỪ
NĂM 2007 – 2011.
2.1. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ VÀ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG SẢN PHẨM CỤ
THỂ CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN.
Để xác định được chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả thì các nhà hoạch định
Marketing phải xác định được vị thế của sản phẩm trên thị trường hay còn gọi là định
vị thị trường. Phương pháp để xác định vị thế của sản phẩm trên thị trường hiện nay
thường được áp dụng là ma trận thị phần/ tăng trưởng.
2.1.1. TÍNH THÔNG SỐ CỦA TỪNG SẢN PHẨM.
2.1.1.1. Tính tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm.
Gọi tốc độ tăng trưởng là: G
Doanh năm 2005 là: DT
2005
Doanh thu năm 2006 là: DT
2006
Ta có:
100
2005
20052006
×

=
DT
DTDT
G
(%)
Ví dụ : Tính cho sản phẩm Áo sơ mi cao cấp
36.12100
275
275309



=G
(%)
Tương tự tính cho các sản phẩm còn lại, kết quả thể hiện ở bảng số 5:
Bảng số 5
STT Sản phẩm
Doanh thu (
9
10
đồng)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Năm 2005 Năm 2006
1 Áo sơ mi cao cấp 275 309 12,36
2 Áo sơ mi thường 318 352 10,69
3 Quần tây 234 251 7,26
4 Vest 215 235 9,30
Qua bảng số 5 ta thấy tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm Áo sơ mi cao cấp là tăng
cao nhất ( 12,36%) do trong năm 2006 công ty tiêu thu được nhiều với số lượng các
đơn đặt hàng tăng nhiều so với năm 2005, đồng thời trong năm đó thu nhập của người
dân cũng tăng lên so với năm trước.Vì thế công ty thu được nhiều doanh thu do bán
được nhiều sản phẩm với giá cao hơn. Nhóm sản phẩm Quần tây có tốc độ tăng trường
thấp nhất ( 7,26%), mặc dù vẫn tăng so với năm 2005 nhưng trong năm 2006 đã xuất
hiện thêm một số đối thủ cạnh tranh mới là cho công ty bán được ít sản phẩm hơn so
với dự kiến ban đầu nên tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,26%. Nhóm hàng Áo sơ mi
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:16
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
thường và Vest cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao lần lượt là 10,69% và 9,30%. Hai
loại mặt hàng này vẫn có tốc độ tăng trưởng cao vì nó là hai mặt hàng truyền thống

của công ty, trong năm công ty vẫn bán được với số lượng lớn các loại mặt hàng này.
2.1.1.2. Tính thị phần tương đối của từng sản phẩm.
Ta có công thức xác định thị phần tương đối như sau:
ĐTCT
CT
DTSP
DTSP
TPTĐ =
.
Trong đó:
TPTĐ là thị phần tường đối.
DTSP
CT
là doanh thu của sản phẩm của công ty.
DTSP
ĐTCT
là doanh thu của sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
Ví dụ tính cho Áo sơ mi cao cấp:
Ta có: Doanh thu của sản phẩm Áo sơ mi cao cấp của Công ty May Việt Tiến là 309 tỷ
đồng, Công ty May Hai là 152 tỷ đồng, Công ty May Mười là 98 tỷ đồng, Công ty
May nhà Bè là 107 tỷ đồng.
Từ đó: Thị phần tương đối của sản phẩm Áo sơ mi cao cấp là
03,2
152
309
==TPTĐ
.
Tương tự tính cho các sản phẩm khác, kết quả thu được thể hiện ở bảng số 6:
Bảng số 6
STT Sản phẩm Công ty

Doanh thu từ sản phẩm
năm 2006 (10
9
đồng)
Thị phần
tương đối
1 Áo sơ mi cao cấp
Việt Tiến 309
2,03
May Hai 152
May Mười 98
May Nhà Bè 107
2 Áo sơ mi thường
Việt Tiến 352
0,89
May Hai 395
May Mười 85
May Nhà Bè 109
3 Quần Tây
Việt Tiến 251
2,89May Hai 87
May Nhà Bè 54
4 Vest
Việt Tiến 235
0,85
May Hai 148
May Mười 278
May Nhà Bè 163
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:17
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing

Qua bảng số 6 ta thấy thị phần tương đối của sản phẩm Quần Tây là lớn nhất bởi lẽ
công ty May Việt Tiến là công ty dẫn đầu trong sản xuất Quần Tây,vì thế công ty co
uy tín và ưu thế trong lĩnh vực sản xuất này. Thị phần tương đối của Áo sơ mi cao cấp
cũng khá cao do công ty có truyền lâu đời và có uy tín trên thị trường, nghiên cứu và
sản xuất loại áo này đầu tiên nên co ưu thế tuyệt đối, các đối thủ mới thì chỉ mới tham
gia vào thị trường này nên chưa thể có được vị trí tốt trên thị trường. Thị phần tương
đối của áo sơ mi thường và Vets thì lại thấp do các sản phẩm này lâu nay chưa được
cải tiến, mặt khác các đối thủ đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất mặt hàng này
nên họ chiếm được cảm tình của khách hàng, vì vậy họ có doanh số lớn hơn công ty
May Việt Tiến.
2.1.2. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ CỦA CÁC SẢN PHẨM BẰNG MA TRẬN THỊ PHẦN/ TĂNG
TRƯỞNG
Qua hai bảng tốc độ tăng trưởng (Bảng số 5) và bảng thị phần tương đối của từng sản
phẩm (bảng số 6) ta có bảng tính tổng hợp của 2 chỉ tiêu từng sản phẩm như bảng số 7:
Bảng số 7
STT Sản phẩm

hiệu
Tốc độ tăng
trưởng ( %)
Thị phần tương đối
1 Áo sơ mi cao cấp A 12,36 2,03
2 Áo sơ mi thường B 10,69 0,89
3 Quần Tây C 7,26 2,89
4 Vest D 9,30 0,85
Từ bảng số 7 ta đặt các sản phẩm lên ma trận thị phần/ tăng trưởng:
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:18
0,1 10
20
10

1
BÒ SỮA
NGÔI SAO
A
C
B
CHÚ CHÓ
DẤU HỎI
Tốc độ
tăng
trưởng
Thị phần
tương đối
D
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
2.1.3. CHIẾN LƯỢC CHO TỪNG SẢN PHẨM
2.1.3.1. Áo sơ mi cao cấp.
Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng cao (12,36%) và có thị phần tương đối cao (2,03).
Nó đang dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối. Để kéo dài
tuổi thọ cho sản phẩm này thì cần phải bỏ ra nhiều tiền để giữ gìn nó. Chiếc lược được
áp dụng là chiến lược duy trì. Tăng chi phí để sản xuất sản phẩm, tăng cường quảng
cáo, khuyến mại, tuyên truyền để sản phẩm giữ được hình ảnh tốt trong tâm trí người
tiêu dùng. Từ đó họ sẽ tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn,duy trì được tốc độ tăng trưởng
cao và giữ được thị trường tương đối lớn.
2.1.3.2. Áo sơ mi thường.
Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng cao (10,69%), nhưng thị phần tương đối thấp
(0,89).Hiện tại công ty chưa áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm
này, đồng thời các đối thủ cạnh tranh lại làm được điều này, do đó công ty bị yếu thế
trong cạnh tranh mặt hàng này. Do đó công ty có doanh số thấp hơn đối thủ cạnh tranh
về mặt hàng này. Vì vậy chiến lược được áp dụng với sản phẩm này là chiến lược gặt

hái nhanh.
2.1.3.3. Quần tây.
Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng thấp ( 7,26%) nhưng lại có thị phần tương đối lớn
( 2,89). Sản phẩm này mang lại nhiều tiền mặt cho công ty vì xuất khẩu được khá
nhiều. Đây là điều kiện để công ty có thêm tiền mặt đầu tư vào các lĩnh vực kinh
doanh sản phẩm khác. Vì vậy cần phải áp dụng chiến lược duy trì.
2.1.3.4. Vest.
Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng thấp ( 9,03%) và có thị phần tương đối thấp (0,85)
nhưng doanh thu sản phẩm này đem lại khá hấp dẫn. Để có nhiều tiền mặt trong ngắn
hạn cần phải khai thác triệt để sản phẩm này. Chiến lược được áp dụng đối với sản
phẩm này là chiến lược hớt váng.
2.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO TỪNG SẢN PHẨM.
Sau khi xác định được vi thế cho từng sản phẩm và đã đưa ra các chiến lược cho từng
sản phẩm, công ty đồng thời phải kết hợp xác định quy mô thị trường.Tức là phân
khúc thị trường cho từng sản phẩm. Điểu này sẽ giúp công ty có hướng đi đúng đắn và
hoạch định chiến lược cho các sản phẩm có hiệu quả cao, thu được nhiều thành công
như mong đợi.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:19
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Theo quan điểm Marketing , thị trường là tập hợp những người đang mua và sẽ mua về
một loại hàng hoá dịch vụ .Vì vậy khi nghiên cứu thị trường người làm Marketing cần
phải biết: Quy mô của thị trường, Đặc điểm của người mua trên thị trường, cách ứng
xử của người mua. Mua xác định được quy mô của thị trường công ty cần phải xác
định được các yếu tố sau: Tập hợp những người có nhu cầu về sản phẩm, Tập hợp
những người đủ khả năng mua sản phẩm, loại trừ những người đủ khả năng mua sản
phẩm nhưng không đủ điều kiện sử dụng sản phẩm.
Từ đó ta xác định được thị trường có khả năng và đủ điều kiện. Khi xác định được thị
trường này, ta tiến hành phân đoạn thị trường. Từ đó công ty có thể tập trung theo đuổi
vào đoạn thị trường đó nếu nhận thấy công ty đủ điều kiện khai thác các chương trình
Marketing.

Sau đây ta tiến hành xác định quy mô của thị trường cho từng sản phẩm của Công ty
May Việt Tiến trong năm 2007:
2.2.1. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG CHO TỪNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.
Gọi n là số đơn vị sản phẩm mà một người tiêu dùng trong một năm.
A là tổng dân số ( người)
Q
nc
là tỷ lệ người có nhu cầu
Q
kn
là tỷ lệ người có khả năng thanh toán
Q
đk
là tỷ lệ người không đủ điều kiện.
Ta có: Quy mô thị trường có khả năng và đủ điều kiện là
nQQQAQ
đkknnc
×−×××= )1(
(sản phẩm)
Ví dụ tính cho Áo sơ mi cao cấp:
230400025,048,04,010.12
6
=××××=Q
(chiếc)
Tương tự tính cho các sản phẩm còn lại, kết quả thu được thể hiện ở bảng số 8:
Bảng số 8
STT
Sản
phẩm
Đơn vị

Các chỉ tiêu
Quy mô
A
(người
)
Q
nc
Q
kn
1- Q
đk
n
1
Áo sơ mi
cao cấp
Chiếc/năm 12.10
6
0,4 0,48 0,5 2 2.304.000
2
Áo sơ mi
thường
Chiếc/năm 25.10
6
0,4 0,4 0,3 3 3.600.000
3 Quần tây Chiếc/năm 10.10
6
0,3 0,4 0,7 2 1.680.000
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:20
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
4 Vest Bộ/năm 5.10

6
0,3 0,5 0,4 1 300.000
2.2.2. LỰA CHỌN MỘT SẢN PHẨM ĐỂ HOẠCH ĐỊNH.
Sản phẩm áo sơ mi của công ty là một loại sản phẩm truyền thống của công ty, nó
được đưa vào sản xuất và tiêu dùng đầu tiên khi công ty mới bắt đầu được thành lập.
Trong những năm gần đây do không được chú trọng lắm nên doanh thu từ sản phẩm
này có tốc độ tăng trưởng chậm so với những năm trước và thị phần tương đối của sản
phẩm này ngày càng giảm. Mặc dù vậy doanh số mà sản phẩm này thu được thì vẫn
lớn nhất trong tất cả các sản phẩm của công ty. Vì thế việc tận dụng ưu thế của sản
phẩm này cần thiết với công ty. Đây là điều kiện để công ty có thêm nhiều nguồn tiền
mặt để đầu tư cho các sản phẩm khác. Vì vậy công ty phải có những đầu tư thích đáng
cho sản phẩm này để nó có tốc độ tăng trưởng cao hơn và chiếm được vị thế cao hơn
trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được lựa chọn ở đây là sản phẩm Áo sơ mi.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:21
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM ÁO SƠ MI VIỆT TIẾN
3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MARKETING HIỆN TẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠ
MI VIỆT TIẾN
Theo khu vực địa lý thị trường mục tiêu của sữa áo sơ mi là tất cả các tỉnh (thành phố)
ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và các khu công nghiệp.
Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,…
Miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi,…
Miền Nam: Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ,…
Theo độ tuổi thì thị trường mục tiêu của áo sơ mi thường là những người ở độ tuổi từ
24 tuổi đến 50 tuổi.
Quy mô thị trường của sản phẩm sữa áo sơ mi thường năm 2006 được thể hiện ở bảng
số 9 sau:
Bảng số 9
STT Đoạn thị trường Đơn vị tính Quy mô thị trường

1 Miền Bắc Chiếc/năm 1052.000
2 Miền Trung Chiếc/năm 516.000
3 Miền Nam Chiếc/năm 1.204.000
Trong năm 2006 công ty đã thực hiện nhiều các kích thích marketing đối với sản phẩm
áo sơ mi: Công ty thực hiện cải tiến sản phẩm và quảng cáo trên báo, tivi, khuyến mại
tặng quà, mở rộng và hoàn thiện kênh phân phối mới trên cả nước. Công ty đã nắm bắt
được nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là thanh thiếu niên,liên tục đa dạng hóa sản
phẩm về chất lượng,màu sắc, mẫu mã, … Từ đó có những quyết định đúng đắn cho
sản phẩm về giá cả, phân phối, tiêu thụ sản phẩm…
Khối lượng bán, giá bán, doang số và lợi nhuận mà sản phẩm đem lại được thể hiện ở
bảng số 10 sau:
Bảng số 10
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
1 Khối lượng bán Chiếc/năm 2.772.000
2 Giá bán Đồng/chiếc 130.000
3 Doanh số Đồng 352.000.000.000
5 Lợi nhuận sau thuế Đồng 130.240.000.000
Các khách hàng hiện tại đang tiêu dùng sản phẩm áo sơ là thanh thiếu niên độ tuổi từ 8
đến 30 ở là chủ yếu. Đây là các khách hàng mục tiêu của công ty. Tuy vậy công ty
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:22
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
đang cải thiện sản phẩm để thu hút thêm nhiều khách hàng mới là thanh thiếu niên ở
vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn nghèo.
Hiện tại kênh phân phối mới của công ty là: Nhà sản xuất→ Đại lý→ Nhà bán buôn→
Nhà bán lẻ→ Người tiêu dùng.
Qua rất nhiều trung gian, sản phẩm mới đến được người tiêu dùng. Vì vậy những cảm
nhận của khách hàng về sản phẩm đến công ty là rất khó khăn hoặc có phản hồi được
nhưng thiếu chính xác. Trong năm tới công ty có thể tung ra kênh phân phối mới là
kênh trực tiếp hoặc cắt bỏ bớt các trung gian.
Kênh trực tiếp: Nhà sản xuất→ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm→ Người tiêu dùng.

Kênh gián tiếp : Nhà sản xuất→Nhà bán buôn→Nhà bán lẻ→ Người tiêu dùng.
3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠ MI
VIỆT TIẾN
3.2.1. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠ MI
VIỆT TIẾN
Môi trường hợp tác.
Môi trường cạnh tranh.
Môi trường kinh tế.
Môi trường văn hóa, xã hội.
Môi trường pháp luật.
3.2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETNG ĐẾN SẢN PHẨM ÁO SƠ
MI VIỆT TIẾN
3.2.2.1. Môi trường hợp tác.
Các nhà cung ứng: Nguồn nguyên liệu chính cho các sản phẩm áo sơ mi thường được
lấy từ 2 nguồn chính sau: Các loại vải ở các nhà máy dệt trong nước và nhập khẩu vải
của nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là lấy từ nhà máy dệt trong nước. Cả hai nguồn
nguyên liệu khá ổn định về mặt chất lượng và số lượng. Điều này đã tạo thuận lợi cho
công ty ổn đinh sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Công ty cũng hợp tác với các ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng công thương
để thực hiện các giao dịch thanh toán, cho vay vốn…Đây là những tổ chức có uy tín
vừa là đối tác vừa là nhà cố vấn của công ty trong các hoạt động về tài chính, giảm tới
mức tối thiểu về mức độ rủi ro.
3.2.2.2. Môi trường cạnh tranh
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:23
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
Hiện nay các đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty đối với sản phẩm áo sơ mi đang có
những chiến lược phát triển sản phẩm, tung ra nhiều kênh phân phối mới. Để đối mặt
với sự cạnh tranh công ty May Việt Tiến sẽ phải có chiến lược hợp lý để nâng cao chất
lượng sản phẩm để người tiêu dùng ngày càng chuộng sản phẩm hơn. Hiện nay, thị
phần của công ty may Việt Tiến trên thị trường may mặc là 18% còn thấp so với may

Mười, May Nhà bè.
3.2.2.3. Môi trường kinh tế
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, những thời cơ và thách thức cho nền
kinh tế là rất lớn. Riêng đối với ngành may mặc Việt Nam sẽ đứng trước một vận hội
lớn, các sản phẩm may mặc Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế. Hơn
nữa, tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng khá
cao 7,7%→8,16%, thu nhập của người dân được cải thiện, tác động tích cực đến thị
hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm may mặc, người tiêu dùng quan
tâm đến thẩm mỹ, thời trang, mốt của bản thân họ cũng như gia đình họ. Họ sẽ tăng
chi tiêu cho các sản phẩm làm tăng giá trị con người của họ.
3.2.2.4. Môi trường văn hóa – xã hội
Trong hai thập niên trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến thần kỳ,
kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện. Điều này góp
phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của hầu hết tầng lớp dân cư. Không nằm ngoài
xu thế đó vân đề thời trang và cách ăn mặc của người dân cũng được quan tâm. Nắm
bắt được xu thế đó tập đoàn may mặc nói chung và công ty may Việt Tiến nói riêng đã
sản xuất ra những bộ trang phục hợp thời trang, nâng cao giá trị con người, đáp ứng
cấp độ nhu cầu cao của công người, đó là được tôn trọng. Với những sản phẩm có chất
lượng cao, giá cả hợp lý Việt Tiến đã trở thành một thương hiệu có uy tín trong lòng
người tiêu dùng.
3.2.2.5. Môi trường pháp luật
Là một doanh nghiệp Việt Nam, Việt Tiến có những ưu đãi đáng kể trong các chính
sách thuế cũng như các thủ tục khác nhưng rủi ro về pháp luật là rất lớn như: Chính
sách thuế nhập khẩu mới do là thành viên mới của WTO, Luật doanh nghiệp và chứng
khoán vẫn trong giai đoạn hoàn chỉnh, Các chính sách ưu đãi đầu tư.
Qua phân tích ảnh hưởng của mội trường Marketing đến áo sơ mi Việt Tiến ta thấy
thời cơ mang lại cho công ty là: Sự ổn định về nguồn nguyên liệu đầu vào, sự tạo điều
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:24
Thiết kế môn học – Quản trị Marketing
kiện của nhà nước trong chính sách ưu đãi về thuế, …Đây chính là những thuận lợi

công ty có thể nắm bắt để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên công ty cũng đứng trước những thách thức về cạnh tranh, về vốn và con
người khi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng thì công ty
phải chủ động thích nghi, có chính sách giá phù hợp không quá chênh lệch so với các
đối thủ cạnh tranh.
3.3. NGUỒN LỰC CÔNG TY DÀNH CHO ÁO SƠ MI VIỆT TIẾN
Với tốc độ phát triển của công ty, cùng với các nhận định về nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu
trong cách ăn mặc của người tiêu dùng trong và ngoài nước nhất là giới công chức.
Các sản phẩm áo sơ mi có thị phần tương đối thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn
10% do đó công ty đã giành cho sản phẩm này một nguồn lực lớn để phát triển và
hoàn thiện hơn.
3.3.1. TIỀN VỐN
Việt Tiến đã đầu tư xây dựng nhà xưởng có diện tích lớn chứa khoảng hơn 1000 máy
may công nghiệp, máy cắt, máy hút ẩm, các xưởng hoàn thiện sản phẩm.Tiền vốn mà
công ty đầu tư vào là 43,5 tỷ đồng.
3.3.2. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
Công ty tiến hành sản xuất áo sơ mi Việt Tiến ở các xưởng may, mặt bằng sản xuất
lớn, cùng với một hệ thống máy móc mới được đầu tư và mua mới.
3.3.3. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
Lực lượng lao động trong ngành may mặc nói chung và công ty Việt Tiến nói riêng là
rất lớn, họ đều là những công nhân lành nghề được đào tạo, được nâng cao tay nghề.
Hơn nữa, đội ngũ thiết kế sản phẩm mới được đào tạo có trình độ, có kỹ năng và có
nhiều sáng tạo góp phần giúp công ty trong việc đa dạng hóa sản phẩm. Tổng lượng
lao động trong công ty may Việt Tiến là 20.000 lao động.
3.4. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI VIỆT TIẾN
3.4.1. MỤC TIÊU
Mục tiêu cho một sản phẩm được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố như kết quả tiêu thụ sản
phẩm những năm trước, nhu cầu và quy mô của thị trường, mục tiêu kinh doanh của
công ty, nguồn lực của công ty và môi trường kinh doanh đối với sản phẩm.
Sản phẩm sơ mi Việt Tiến là sản phẩm truyền thống của công ty. Để thiết lập mục tiêu

cho sản phẩm này công ty đã căn cứ vào những yếu tố sau:
Quy mô thị trường năm 2006, kết quả kinh doanh năm 2006.
Mạc Văn Thủ - QTK45ĐH Trang:25

×