Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Hoạch định chiến lược Marketing toàn cầu cho một sản phẩm chưa có mặt tại thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.52 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY (TỔNG CÔNG TY FRESHHOME NHẬT BẢN VÀ
CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU FRESHHOME VIỆT NAM).......2
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.......................................6
1.1 Thông tin đại cương..................................................................................................6
1.2 Môi trường chính trị - pháp luật..............................................................................7
1.3 Môi trường văn hóa..................................................................................................9
1.4 Môi trường cạnh tranh và kinh tế - tài chính – cơ sở hạ tầng...............................9
1.4.1 Tình hình kinh tế, tài chính Việt Nam thời gian gần đây...........................................9
1.4.2 Cơ sở hạ tầng..........................................................................................................10
1.4.3 Phân tích thị trường theo mô hình năm nguồn lực của Porter..................................20
1.4.3.1 Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng......................................................................20
1.4.3.2 Năng lực thương thuyết của nhà cung cấp............................................................20
1.4.3.3 Năng lực thương thuyết của người mua...............................................................20
1.4.3.4 Sản phẩm thay thế................................................................................................21
1.4.3.5 Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu................................................................21
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX......................................................24
2.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM...................................................................................24
2.1.1 Giới thiệu về sản phẩm..............................................................................................24
2.1.1.1 Phần cốt lõi của sản phẩm....................................................................................24
2.1.1.2 Phần cụ thể của sản phẩm....................................................................................25
2.1.1.3 Đặc tính của sản phẩm.........................................................................................28
2.1.1.4 Phần giá trị tăng thêm..........................................................................................28
2.1.2 Chiến lược sản phẩm..............................................................................................31
2.1.3 Phương thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam...................................................32
2.1.4 Bao bì, đóng gói sản phẩm......................................................................................34
2.2 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI.................................................................................36
2.2.1 Chức năng của các kênh phân phối.........................................................................36
2.2.2 Hoạch định và quyết định kênh phân phối...............................................................37
2.2.3 Tổ chức và hoạt động của kênh...............................................................................42


2.2.4 Tổ chức lực lượng bán hàng....................................................................................48
2.3 CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN ...................................................................................50
2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị (2 tháng trước khi tung sản phẩm ra thị trường)........................50
2.3.2 Giai đoạn 1: 8 tuần đầu. (tháng thứ 1 – tháng thứ 2)................................................51
2.3.3 Giai đoạn 2: 12 tuần sau. (tháng thứ 3 – tháng thứ 5)...............................................54
2.3.4 Giai đoạn 3: 16 tuần tiếp theo. (tháng thứ 6 – tháng thứ 10)....................................57
2.3.5 Giai đoạn 4: 12 tuần tiếp theo. (tháng thứ 11 – tháng thứ 12)..................................59
2.4 CHIẾN LƯỢC GIÁ................................................................................................61
2.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm của công ty...................61
2.4.1.1 Những yếu tố nội tại............................................................................................61
2.4.1.1.1 Mục tiêu marketing...........................................................................................61
2.4.1.1.2 Chiến lược phối thức marketing........................................................................61
2.4.1.1.3 Phí tổn (Các chi phí kinh doanh, vận chuyển và thuế quan)...............................62
2.4.1.1.4 Tổ chức/cá nhân thực hiện định giá...................................................................62
2.4.1.2 Những yếu tố bên ngoài.......................................................................................62
2.4.1.2.1 Thị trường và nhu cầu.......................................................................................62
2.4.1.2.2 Mô hình Porter..................................................................................................63
2.4.2 Định giá.................................................................................................................64
2.4.3 Chiến lược giá của công ty đối với sản phẩm EFRIZ tại thị trường Việt Nam65
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU...........................................................66
3.1 Cấu trúc thương hiệu..............................................................................................66
3.2 Định vị thương hiệu................................................................................................67
3.2.1 Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh...............67
3.2.2 Khách hàng mục tiêu..............................................................................................68
3.2.3 Thấu hiểu khách hàng mục tiêu...............................................................................69
3.2.4 Lợi ích sản phẩm.....................................................................................................71
3.2.5 Bản sắc, tính cách thương hiệu................................................................................71
3.2.6 Lý do tin tưởng.......................................................................................................72
3.2.7 Sự khác biệt............................................................................................................72
3.2.8 Những tinh tuý, cốt lõi của thương hiệu..................................................................74

3.2.9 Công cụ định vị thương hiệu...................................................................................74
3.3 Dự báo doanh số (1 năm).........................................................................................74
3.4 Dự báo rủi ro...........................................................................................................74
3.4.1 Rủi ro chiến lược sản phẩm.....................................................................................74
3.4.2 Rủi ro chiến lược phân phối....................................................................................77
3.4.3 Rủi ro chiến lược xúc tiến.......................................................................................81
3.4.4 Rủi ro chiến lược giá...............................................................................................89
3.4.5 Rủi ro chiến lược thương hiệu ................................................................................92
CHƯƠNG 4: PHÂN BỔ NGÂN SÁCH.........................................................................94
4.1 Phân bổ ngân sách cho quảng cáo..............................................................................94
4.2 Dự kiến lời – lỗ..........................................................................................................96
4.3 Đánh giá, kiểm tra.....................................................................................................99
KẾT LUẬN.....................................................................................................................102
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sôi động và mạnh mẽ,
hàng hóa không còn bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển vững chắc cần có những chiến lược phù hợp để đưa sản phẩm của
mình gia nhập vào thị trường tiêu thụ rộng lớn và đầy tiềm năng ở nước ngoài.
Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp Nhật
luôn thể hiện sự năng động, nhạy bén của mình đối với thị trường trong và ngoài nước.
Tổng công ty FreshHome Nhật Bản cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nắm bắt
được xu hướng phát triển và nhu cầu ngày càng tăng nhanh về thị trường thiết bị vệ sinh
trên thế giới, cùng với tiềm lực, kinh nghiệm kinh doanh và khả năng tài chính ổn định,
FreshHome đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng chiến lược marketing cho sản
phẩm EFRIZ, một sản phẩm công nghệ tiên tiến với những tính năng và giá trị mới lạ, độc
đáo, lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam với mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh,
phát triển thị phần và gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tốc độ tăng trường kinh tế
nhanh và ổn định trong những năm vừa qua. Hơn nữa, thị trường Đông Nam Á là thị
trường hết sức sôi động và tiềm năng. Với những đặc tính về văn hóa, xã hội và sự tăng

cường hợp tác song phương giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật trong thời gian qua, việc
kinh doanh, giao thương của hai nước trở nên dẽ dàng hơn bao giờ hết.
Đây chính là thời cơ để FreshHome đưa ra chiến lược marketing cho sản phẩm mới của
mình tại thị trường Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu môi trường kinh
doanh tại đây. Với những sự chuẩn bị kĩ lưỡng và nghiêm túc, FreshHome hy vọng sẽ gặt
hái được những thành công đầu tiên tại thị trường đầy tiềm năng - Việt Nam.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
TỔNG CÔNG TY FRESH HOME NHẬT BẢN
Thành lập từ năm 1959 tại Nhật Bản, Fresh Home được biết đến là một trong
những nhà sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp hàng đầu thế giới với các chi nhánh, công ty
liên doanh và văn phòng đại diện trải dài khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Với đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và sáng tạo không ngừng,
Fresh Home luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, với những chi tiết và
đường nét sắc xảo góp phần tạo nên mỹ quan cho cuộc sống. Công ty luôn có những giải
pháp tốt nhất cho bất kỳ đối tượng nào từ nhà ở, khu dân cư, thương mại cho đến các công
trình xây dựng Những bộ sưu tập bao gồm phòng tắm, chậu rửa, bồn tắm và bồn cầu khá
phong phú được thiết kế sang trọng kết hợp với công nghệ tiên tiến tạo ra sự thư giản cho
cả thể chất và tinh thần của quý khách hàng .
Bên cạnh những nổ lực nhằm tạo ra một phong cách sống phong phú thoải mái với
các thiết bị sứ vệ sinh, Fresh Home cũng luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường bằng
việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên và năng lượng hạn hẹp, đảm bảo một sự
phát triển bền vững của một tập đòan tòan cầu.
CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU FRESH HOME VIETNAM
Được thành lập vào tháng 9 năm 2008, chính sách của Fresh Home là luôn tạo ra
những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của người Việt Nam, cung cấp những sản phẩm có
chất lượng cao, đáp ứng được tất cả các yêu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng. Và
hiện nay chúng tôi đang nhắm vào sản phẩm nắp bồn cầu có giấy nilon chạy “sanitary toilet
seat” vô cùng độc đáo tiện nghi, sạch sẽ và thể hiện một phong cách sống mới của người
dân Việt Nam.
CƠ CẤU CÔNG TY


Chức năng của Phòng tài chính- kế tóan
Tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh
vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo
đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
• Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản kinh doanh, xây dựng kế hoạch
tài chính của toàn công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế
hoạch tài chính được giao.
• Tổ chức quản lý kế toán. Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán
Nhà nước ban hành.
• Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho Ban giám đốc về tình hình
biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của
công ty.
• Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính.
• Phối hợp các phòng ban khác trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác kinh doanh
cũng như công tác chỉ đạo quản lý của Ban giám đốc.
Chức năng của Phòng Sales-Marketing
• Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty.
• Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch nhập, xuất… của công ty trình Ban Giám đốc.
• Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường trong phạm vi toàn
quốc nhằm phục vụ cho việc kinh doanh của công ty.
• Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông
góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ công ty.
• Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ công ty
để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất khi Ban Giám
đốc yêu cầu.
• chịu trách nhiệm về hoạt động chào hàng, bán hàng, tiếp thị, các chương trình xúc
tiến thương mại, mở rộng thị trường
• chịu trách nhiệm về các các thủ tục hải quan, chứng từ, vận chuyển hàng hóa…

Chức năng của Phòng Hành chính- Nhân sự
• Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của công ty.
• Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo
và tái đào tạo tòan công ty.
• Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
• Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.
• Phục vụ các công tác hành chánh để Ban Gíam đốc thuận tiện trong chỉ đạo –
điều hành.
• Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công
ty.
• Tham mưu đề xuất cho Ban Gíam đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ
chức-Hành chánh-Nhân sự.
Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giửa Ban Gíam đốc và Người
lao động trong Công ty.

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1Thông tin đại cương:
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ
Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với
Trung Quốc, Lào và Campuchia và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển
Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200
km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa
tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió
mùa, ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm

dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang
nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng
mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ
5°C đến 37°C.
Dân số Việt Nam hiện vào khoảng 85,8 triệu người (số liệu tháng 4/2009), trong đó
49,5% là nam, 50,5% là nữ. Hiện Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam
Á và đứng thứ 13 trong tốp các nước đông dân nhất trên thế giới. Tính ra trong 10 năm
(1999-2009), bình quân mỗi năm dân số nước ta chỉ tăng 1,2%/năm. Trong tổng số dân,
dân cư khu vực thành thị là 25,3 triệu người và gần 65 triệu người thuộc khu vực nông
thôn. Như vậy, trong 10 năm, dân thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân là
3,4%/năm, trong khi dân ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng chỉ 0,4%/năm. Nguyên nhân của
tình trạng tăng dân số thành thị là do di dân và quá trình đô thị hoá. Kết cấu dân số theo độ
tuổi 0-14 tuổi: 25.51%; 15-64 tuổi: 65.04%; Trên 65 tuổi: 9.45% (2007).
Thu nhập bình quân đầu người là 2,783 USD/ người. Tốc độ gia tăng GDP 6.23%
(2008)
1.2 Môi trường chính trị - pháp luật:
1.2.1 Mức độ tham gia các tổ chức quốc tế
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như
ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu
(ASEM) và đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt
Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao
vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của
Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt
Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm
kỳ 2008-2009.
1.2.2 Môi trường chính trị
- Môi trườnh chính trị xã hội ổn định, không xảy ra chiến tranh
- Môi trường đầu tư thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn một
số điểm yếu như về cơ sở hạ tầng, pháp luật…
1.2.3 Chính sách ngoại thương

Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương
với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước
láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức
quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến
chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết
với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn
diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định
về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định
thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp
phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi
điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi để
thực hiện mục tiêu, dân giàu nước mạnh, đồng thời giữ vững nguyên tắc: bảo vệ độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau
Coi trọng hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngoại thương: hiệu quả ngoại thương không
chỉ được hiểu là mức lợi nhuận mà còn là mức đóng góp cho xã hội
1.2.4 Chính sách tối huệ quốc
Việt Nam đã có thỏa thuận tối huệ quốc với 164 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Việt
Nam có quan hệ với 122 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO, 27 nước thuộc liên
minh châu Âu và 15 nước và vùng lãnh thổ chưa là thành viên WTO.
1.2.5 Thuế nhập khẩu
Theo Quyết định 106 của Bộ Tài chính năm 2007, mức thuế suất nhập khẩu hiện hành
đối với linh kiện bằng plastic cho sản phẩm xí bệt là 37%.
1.2.6 Chính sách đầu tư nước ngoài
Môi trường đầu tư thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên vẫn còn một số
điểm yếu như về cơ sở hạ tầng, pháp luật…
1.2.7 Thủ tục hải quan: 4 bước:
_ Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và
thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá

_ Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế
_ Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người
khai hải quan
_ Phúc tập hồ sơ
1.2.8 Thủ tục hành chính
Đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung vẫn thiếu khoa học,
nhiều thủ tục rườm rà cần cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
1.2.9 Các hội chợ thương mại, xúc tiến thương mại
Phê duyệt nhiều chương trình xúc tiến thương mại (đợt 1,2,3 năm 2009). Hội chợ triển
lãm 2009: Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam. Luật Thương mại năm 2005. Nghị định
số 37/2006/NĐ-CP. Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC
1.3 Môi trường văn hóa
Thói quen tiêu dùng: Hiện tại người dân đang sử dụng xí bệt và xí xổm. Nhưng hiện ở
thành thị (đặc biệt là TP.HCM) xí bệt chiếm đa số.
Phần lớn người thành thị (đặc biệt TP.HCM) dành thời gian ở ngoài như ở công sở,
quán ăn, trung tâm mua sắm,… Nhu cầu sử dụng các toilet công cộng lớn.
Ý thức giữ gìn mỹ quan và vệ sinh chung chưa cao, ví dụ như vẫn còn xả rác bừa bãi, vẽ
bậy, khạc nhổ…
1.4 Môi trường cạnh tranh và kinh tế - tài chính – cơ sở hạ tầng:
1.4.1 Tình hình kinh tế, tài chính Việt Nam trong Quý I/2009
Tốc độ tăng GDP trong nước quý 1/2009 vừa qua chỉ đạt hơn 40% so với mức tăng của
quý 1/2008, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây song Việt
Nam vẫn là một trong số 12 quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương. Dự báo tốc
độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ tăng từ 4,8 - 5,6%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc Hội đề ra
là 6%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của quý 1 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
1,5%. Khu vực dịch vụ tăng 5,4%. Tuy tốc độ tăng GDP trong quý 1/2009 thấp hơn so với
cùng kỳ năm ngoái nhưng theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế thì nước ta ít bị ảnh

hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu so với các nước phát triển và khu vực. Do vậy tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo vẫn đạt trong khoảng từ 4 - 6% và được đánh
giá tốt so với tốc độ phát triển của các nước trong khu vực. Trong quý 1/ 2009, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Hà Nội tương đương với GDP cả nước, cùng đạt mức 3,1%. Tp.HCM
có mức tăng trưởng cao hơn nhưng cũng chỉ ở mức 4%.
Ở cấp độ vĩ mô, theo cam kết khi gia nhập WTO, năm 2009, Việt Nam phải mở cửa hơn
thị trường hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi thị trường thế giới bị thu hẹp thì sự cạnh
tranh càng trở nên khốc liệt. Sự cạnh tranh có thể đến từ nhiều nước. Khi thị trường xuất
khẩu ở các nước khác bị thu hẹp, Việt Nam trở thành mục tiêu lý tưởng. Trên thực tế trong
thời gian gần đây, hàng hóa Trung Quốc đã xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam.
Điều này khiến các DN trong nước lẫn DNNN khác cũng gặp nhiều khó khăn và có nguy
cơ phá sản. Ngòai ra, suy thoái kinh tế đã có sự tác động trực tiếp đến Việt Nam. Cùng với
những yếu kém nội tại, kinh tế quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn. Dòng vốn đầu tư
nước ngoài, lượng kiều hối giảm, cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt, các ngành nghề
như du lịch, dịch vụ, sản xuất, bán lẻ và xuất khẩu phải đối mặt với nhiều thách thức. VND
mất giá và tốc độ phát triển kinh tế tháng cuối năm 2008 và năm 2009 chậm một cách đáng
kể.
Hơn lúc nào hết, để ngăn chặn đà suy thoái, Chính phủ và các doanh nghiệp đã có những
quyết định đúng đắn. Chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nữa và các gói kích thích kinh
tế được sử dụng hợp lý. Các chính sách liên quan tới một số loại thuế như thuế xuất nhập
khẩu, thuế thu nhập, đặc biệt thuế nhập khẩu xăng đầu và việc kinh doanh để giá xăng dầu
trong nước được xem xét lại và giảm tới mức hợp lý. Ngoài ra, chính phủ phải thúc đẩy cải
thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các công cụ và nguồn lực của nhà nước
tạo được lòng tin cho người dân và các nhà đầu tư mới có thể làm cho kinh tế phục hồi và
phát triển
1.4.2 Cơ sở hạ tầng
Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ,
đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội
thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra
biển.

Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…có tổng chiều dài
khoảng 222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê
tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang
còn là các con đường đất.
Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính
Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km được gọi là Đường sắt Bắc Nam.
Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các
nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 6 sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất
(TP.Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), Cam Ranh (Khánh Hòa),
Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế).
Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng
Tiên Sa và cảng Sài Gòn, các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông - tây
dựa theo các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền Bắc), sông Tiền, sông Hậu
(miền Tây Nam bộ), và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền Đông Nam bộ) chảy theo
hướng bắc - nam
Riêng tại TP.HCM, tính đến hết tháng 9/2008 tổng số phương tiện cơ giới đường bộ trên
địa bàn : 3,9 triệu bao gồm 3,6 triệu mô tô, xe gắn máy, 360.000 xe ô tô các loại (chưa kể
khoảng 2 triệu xe đạp). Mỗi ngày trung bình tăng thêm 177 ô tô và 1.077 môtô. Khoảng
500.000 xe gắn máy và 60.000 ô tô ở các địa phương khác vào thành phố, 30.000 phương
tiện vận chuyển hàng hóa và hơn 21.000 xe ba bánh các loại lưu thông.
Có thể thấy, cùng với tốc độ gia tăng dân số, phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh
chóng. Tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông TP lại rất chậm. Diện tích đường giao
thông lại không theo kịp tốc độ phát triển phương tiện. Các công trình giao thông trọng
điểm triển khai rất chậm. Hiện thành phố lại triển khai nhiều công trình lắp đặt hệ thống
thoát nước. Tình hình kẹt xe ngày càng nghiêm trọng và đang là vấn đề nhức nhối của
thành phố.
Cảng biển Sài Gòn là cảng lớn nhất vùng gồm 100 ngàn m
2
kho và 325 ngàn m2 bãi
chứa hàng. Công xuất bốc dỡ theo thiết kế là 10 triệu tấn/năm. Năng lực hoạt động của các

cảng biển khu vực TP.HCM rất lớn và có chiều hướng gia tăng nhanh những năm gần đây.
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm diện tích kho bãi chứa trữ hàng hoá và trang thiết bị xếp
dỡ của hệ thống các cảng cũng tăng lên và được hiện đại hoá đáng kể . Tuy nhiên, ngoài
một số cảng biển phục vụ tàu quốc tế được đầu tư bài bản, hầu hết hơn 230 cảng và bến bãi
nội ô khác đều nhỏ và yếu kém về hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức hệ thống bến cảng TP còn
manh mún, hoạt động của vận tải thủy nhìn chung còn dựa vào lợi thế ưu đãi của tự nhiên
là chính mà chưa có sự đầu tư đúng mức và còn buông lỏng trong công tác quản lý.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí nghiệp
Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện
hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn.
Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do
mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông
đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng
hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.
Hiện có 40 hãng hàng không đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. Sân bay có hai
đường băng song song, trong đó đường băng 25R dài 3.048 m rộng 45m, đường băng 25L
dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà
ga quốc tế với tám cầu lồng hàng không (bốn cái nhiều hơn ở nhà ga nội địa) thích ứng với
cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400; Boeing 777-200/300;
Airbus A 340-300/500/600, Boeing 747 và Boeing 767.
Trong đó phải nói đến thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh, khu vực có
liên hệ rất lớn về tiềm năng thị trường toilet seat:
Hiện nay, thị trường thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là nơi có quy mô dự án lớn
cũng như tập trung nhiều dự án nhất cả nước. Giá đất đai chỉ tính riêng khu vực nội thành
đã gần 81 triệu đồng/m
2
.(giá đất được điều chỉnh không quá 20% so với mức tối đa và
không thấp quá 20% so với mức tối thiểu). Tính riêng trong tháng 4/2009 đã có hơn trăm
dự án được cấp phép xây dựng tại TP. Điều này thể hiện một tiềm năng rất lớn về các đồ
dùng nội thất, thiết bị phòng tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh. Sau đây là những dự án cũng như

quy mô trên thị trường TPHCM đã cấp phép xây dựng trong tháng 4/2009 vừa qua:
Trong đó, nên chú ý đến những dự án căn hộ nổi bật với quy mô khá lớn, điều này cho
thấy sự chuyển biến rất nhiều trong cơ sở hạ tầng thành phố. Quá trình đô thị hóa đang mở
rộng ra khu vực ngọai thành với những dự án khu dân cư lớn về số lượng.

Ngoài ra, còn hiện hữu khúc thị trường tiềm năng của các khu vực công trình khác như:
Khách sạn: TP Hồ Chí Minh có rất nhiều khách sạn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách du
lịch, từ các khách sạn hạng sang thuộc những chuỗi khách sạn quốc tế, tới những khách
sạn hạng trung và bình dân với đủ mọi mức giá. Có thể kể đến những khách sạn sau:
Khách sạn Park Hyatt Saigon Số 2 - Công trường Lam Sơn - Q. 1 - TP HCM.. Số
phòng: 252 phòng khách sang trọng gồm 21 phòng căn hộ.
Khách sạn Marco Polo Omni 253 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Số
phòng: 240 phòng, căn hộ được thiết kế trang nhã, có phòng không hút thuốc. Các phòng
trang bị đầy đủ tiện nghi và có truyền hình qua vệ tinh…
Khách sạn Equatorial Hồ Chí MinhSố 242 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP.HCM. Khách
sạn New World – Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh Số 76 Lê Lai, Q1, TPHCM. Số phòng:
542 phòng, trong đó 28 phòng Suite và 32 phòng dành cho các thương nhân cao cấp. Các
phòng đầy đủ tiện nghi hiện đại.
Khách sạn Caravelle - Tp. Hồ Chí Minh 19 Lam Sơn, Số phòng: 335 phòng với sức
chứa 600 khách và các tiện nghi hiện đại, tinh vi, các căn phòng đầy đủ tiên nghi, có phòng
dành cho người không hút thuốc, phòng dành cho người khuyết tật...
Khách sạn Sheraton Sài Gòn ( www.sheraton.com/saigon ) 88 Đồng Khởi, Q1, TPHCM.
Số phòng: 382 phòng Deluxe và Suite, 92 phòng Executive Residence với diện tích mỗi
phòng lên đến 40m2 sang trọng và đầy đủ tiện nghi, nhìn ra sông Sài Gòn.
Khách sạn Legend Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh 2A-4A Tôn Đức Thắng (Saigon
Riverside Office Center), Q.1, Tp.HCM. Số phòng: 282 phòng trong đó có 11 phòng Suite
và 60 phòng Executive với quang cảnh thành phố nhộn nhịp. Mỗi phòng đều được thiết kế
trang nhã với trang thiết bị hiện đại trong phòng như: truyền hình thu qua vệ tinh, mạng
internet…
Khách sạn Sofitel Plaza Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh 17 Lê Duẩn, Q1, Tp. HCM. Số

phòng: 279 phòng, 10 phòng suite và phòng Presidential suite được trang bị lịch sự với các
trang thiết bị đạt tiêu chuẩn 5 sao đáp ứng mọi nhu cầu của quí khách, có phòng không hút
thuốc lá và phòng dành cho người khuyết tật.
Khách sạn Windsor Plaza Saigon ( www.windsorplazahotel.com ) Số 18 An Dương
Vương, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Số phòng: 405 phòng, trong đó có 270 phòng
Superior,107 phòng Executive, 2 phòng Presidential Suite, 3 phòng Windsor Suite (có ban
công), 20 phòng Plaza Suite và 3 phòng Terrace Suites. Ba tầng dưới của tòa nhà là trung
tâm mua sắm An Đông Plaza với 1.500 gian hàng, siêu thị, phòng chơi game cùng khu
phục vụ bia ngoài trời…
Renaissance River Side Hotel Saigon 8-15 Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh. Số
phòng: 349 phòng, các phòng trang bị đầy đủ tiện nghi, phòng họp rộng nhất 220m2 đáp
ứng nhu cầu các quý khách. Có các phòng không hút thuốc, truyền hình cáp với các kênh,
mạng internet…
Các trung tâm, chợ: Với trung tâm thương mại, quy hoạch cho phép tăng gấp gần 4
lần ngay trong năm 2010, từ 22 lên con số 80 và trong 5 năm sau đó sẽ tiếp tục tăng gấp
đôi, đạt 163 trung tâm thương mại. Riêng với 3 chợ đầu mối chuyên doanh nông sản thực
phẩm là Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền, ngoài việc hoàn tất cơ sở hạ tầng, tiến tới xây
dựng thương hiệu chợ đầu mối nông sản thực phẩm sạch, thành phố cho phép tổ chức thí
điểm mô hình sàn giao dịch hàng hoá tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, sau đó sẽ triển
khai tiếp đối với 2 chợ còn lại.
Song song đó, thành phố cũng chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa
phương phải kiên quyết dẹp bỏ hàng trăm chợ tự phát, chợ cóc trên địa bàn. Đối với hệ
thống siêu thị, trong vòng 6 năm tới, những quận, huyện sẽ được phép tăng nhiều là: Quận
1 tăng từ 13 lên 23 siêu thị; quận Thủ Đức số siêu thị tăng từ 5 hiện tại lên con số 17 và
huyện Bình Chánh sẽ được phép xây dựng thêm 25 siêu thị…
Số lượng trung tâm thương mại tăng tập trung tại những quận nội thành, đông dân như
quận 1 tăng từ 8 lên 24; quận 5 tăng từ 6 lên 31 và Tân Bình tăng từ 3 lên 16. Như vậy,
theo quy hoạch của thành phố, duy nhất chỉ có huyện Nhà Bè là không có siêu thị và trung
tâm thương mại.
Mặc dù việc chọn địa điểm xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại đã được quy định

"Phải ở những vị trí thuận tiện, không gây ách tắc về giao thông…" nhưng hiện tại, chưa
kể tình trạng thiếu bãi giữ xe gắn máy, chỗ đậu xe ôtô, giao thông tại hầu hết các tuyến
đường xung quanh chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đều xảy ra tình trạng ùn tắc cục
bộ do lượng lớn xe máy, ôtô của khách và đơn vị vận tải hàng hoá ra vào thường xuyên
hoặc dừng đậu chiếm dụng lòng lề đường...
1.4.3 Phân tích thị trường theo mô hình năm nguồn lực của Porter:
1.4.3.1Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng:
Nắp bàn cầu chạy giấy sản phẩm hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam. Efriz là công ty
đầu tiên cung cấp sản phẩm này tại Việt Nam sẽ có được lợi thế của người dẫn đầu.
Tuy nhiên, hiện trên thế giới đã có khá nhiều các công ty khác có cùng chung loại mặt
hàng và đều có khả năng xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới (ví dụ
như China Wing của Trung Quốc, Saniclean của Mỹ,… tạo nên những sự cạnh tranh cho
Efriz.
1.4.3.2 Năng lực thương thuyết của nhà cung cấp:
Công ty Efriz tại Việt Nam nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở Nhật để thực hiện lắp
ráp. Công ty mẹ sẽ tại điều kiện cho hoạt động của Efriz Việt Nam. Năng lực thương
thuyết của nhà cung cấp không cao.
1.4.3.3 Năng lực thương thuyết của người mua:
Efriz là sản phẩm tạo sự khác biệt với các loại sản phẩm đi kèm với bàn cầu. Hiện tại,
chỉ có Efriz cung cấp mặt hàng này. Vả lại ý thức an toàn vệ sinh cũng như thu nhập của
người Việt Nam ngày càng nâng cao, tâm lý cá nhân hóa, mong được tôn trọng sự riêng tư
cá nhân ngày càng là xu hướng phổ biến. Do đó, việc cá nhân hóa các nhà vệ sinh công
cộng thông qua việc tránh tiếp xúc khi sử dụng chung được xem là bước cải thiện lớn.
Đối tượng khách hàng chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm,… có các
toilet sử dụng công cộng, nên thường sẽ đặt hàng với số lượng tương đối lớn. Do đó, công
ty phải có chính sách chiết khấu cho khách hàng.
Đồng thời, khách hàng có thể không chọn sản phẩm của Efriz mà sẽ dùng một sản phẩm
khác cũng tạo sự sạch sẽ, tiện lợi và hiện đại khác.
Do đó, có thể kết luận rằng năng lực thương thuyết của người mua là khá cao.
1.4.3.4 Sản phẩm thay thế:

Hiện có rất nhiều sản phẩm với tính năng tạo sự sạch sẽ cho các toilet đã được nghiên
cứu và phát triển trên thế giới.
1.4.3.5 Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu:
Tổng quan, hiện nay, trên thị trường trong nước có nhiều loại thiết bị vệ sinh nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bằng các sản phẩm cụ thể của mình, các nhà sản
xuất có nhiều “chiêu” tiếp thị để chiếm lĩnh thị phần. Xu hướng mua thiết bị vệ sinh cao
cấp của người tiêu dùng để khẳng định đẳng cấp căn nhà ngày càng trở nên phổ biến... Xu
hướng đến các siêu thị, trung tâm trưng bày VLXD đang là sự lựa chọn khá phổ biến của
người tiêu dùng. Cơ hội để khách hàng lựa chọn sản phẩm tại các siêu thị và trung tâm
mua sắm VLXD rất lớn. Với 7-10 triệu đồng, khách hàng đã có thể sở hữu một bộ trang
thiết bị cho phòng tắm, từ chậu rửa mặt, thiết bị vệ sinh, sen vòi, gương cùng các phụ kiện
đi kèm của các nhà sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp như TOTO, Cotto... Sự cạnh tranh gay
gắt giữa các nhà sản xuất đã giúp cho thị trường thêm sôi động với nhiều sự lựa chọn cho
người tiêu dùng. Cụ thể nhất là trong đợt Triển lãm Vietbuild 2009 vừa qua đã được tổ
chức tới hai đợt liên tiếp. Đợt một có hơn 2.200 gian hàng của hơn 900 doanh nghiệp tham
gia đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt hai, 1.500 gian hàng của gần 300 doanh
nghiệp từ 15 quốc gia tham dự. Quy mô này cho thấy mối quan tâm của các doanh nghiệp
cả trong lẫn ngoài nước tới thị trường nhà ở, nội thất ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước
ngoài tham gia chiếm khoảng 25% trên tổng số doanh nghiệp tham gia Vietbuild
Phân đoạn thị trường:
Những nhãn hiệu toilet nói chung và toilet seat nói riêng có rất nhiều trên thị trường Việt
Nam: Toto, Inax, TOSHIBA, Hitachi, Sanyo (Nhật); Caesar, DATKEYS (Đài Loan);
NATIONAL, American standard, (Mỹ); Cosani, Dolacera, Fila; Thanh Trì, Thiên Thanh,
Viglacera (Việt Nam), Jomoo, San-ei, Tasoco, Yibiao (Trung Quốc); Villerog & Boch
(Germany), Ariston (Italy), Cotto, Nahm, Champion (Thailand), Kelim (Korean)….
Trong đó, hầu hết các nhãn hiệu lớn tập trung phát triển sản phẩm hoàn chỉnh, cao cấp
cả về mẫu mã, công nghệ, chất lượng (toilet thông minh: nắp rửa điện tử cao cấp
WASHLET của Toto), số khác lại phát triển các phân khúc liên quan đến tính thẩm mỹ,
hiệu quả (toilet Inax tiết kiệm nước, chất liệu mới) số còn lại nhắm vào các phân khúc thị
trường phụ tùng liên quan đến sản phẩm toilet (toilet seat, toilet paper, toilet cleaner…)

Về thị phần, lớn nhất có 2 thương hiệu là Toto và Inax (chiếm khoảng 70% thị trường)
do đây là những thương hiệu đã xây dựng được hình ảnh khá tốt (Toto vào Việt Nam từ
2002 với chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo trong suốt giai đoạn 2006, tạo nên ấn
tượng không chỉ về dịch vụ chu đáo mà hiện nay còn là sản phẩm công nghệ cao trong
ngành thiết bị vệ sinh), các thị phần còn lại thuộc về các nhãn hiệu nhỏ lẻ khác với quy mô
nhỏ.
Sản phẩm toilet seat Efriz thuộc dạng một sản phầm phụ tùng dùng cho toilet nên cũng
thuộc phân khúc trên. Trong thời gian qua, từ 2005, cũng đã có những nhãn hiệu chỉ
chuyên về sản phẩm toilet seat và đã tung sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam với
nhiều mẫu mã lạ mắt, tinh tế. Tuy nhiên về vấn đề công nghệ intelligent sanitary toilet seat
này chưa được áp dụng cho các sản phẩm đã được bán ra nên thị trường Việt Nam còn

×