Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chùa trung tâm văn hóa của người Khơme pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.6 KB, 10 trang )

CHUA MOT TRUNG TAM VAN HOA CUA NGUOI KHOME
Ở xã hội Khơme, mỗi khi người dân có những bất hoà, thậm chí có cả những xung
đột trong phum, trong họ tộc và gia đình thì thường mọi người đến nhà chùa thảo
luận, xin ý kiến chỉ bảo của nhà sư và nhờ nhà sư giải quyết. Bên cạnh đó chùa
cũng tạo điều kiện để giải thoát cho những ai lỡ sa vào các tệ nạn xã hội, cải huấn
những người lầm
đường lạc lối để họ quay về với gia đình, với phum. Như vậy có
thể nói nhà chùa, mà cụ thể là các vị sư đã góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã
hội mỗi khi nó bị tổn thương, làm dịu đi những căng thẳng về tâm lý của con
người, làm trong sạch bầu không khí tinh thần đạo đức của cộng đồng
Đã bao đời trường chùa được xem như một sức mạ
nh tinh thần, một nền tảng đạo
đức, một luân lý Khơme góp phần đoàn kết cộng đồng, giữ cho xã hội phát triển
trong hoà bình và ổn định.Với người Khơme thì những lễ hội tại các ngôi chùa là
môi trường tốt để nghệ thuật cổ truyền của dân tộc được phát huy tác dụng. Những
loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như: Dù kê, Rô băm, các điệu múa
Sarawan, Rom wong v.v
được các nghệ nhân chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư đua
tài biểu diễn “làm phước” đúng như nội dung của hội lễ. Các buổi trình diễn văn
nghệ này đã thể hiện đầy đủ bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định được trình độ
văn hóa của cả cộng đồng
Để thúc đẩy sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc Khơme trong tương lai, góp
phầ
n làm phong phú đa dạng kho tàng văn hóa Việt Nam, trước mắt cần phải chú
trọng đến việc đồng thời phát triển, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa cho đồng
bào Khơme. Đặc biệt là việc tôn tạo ngôi chùa một bộ phận cấu thành văn hóa
Khơme, vì ngôi chùa đã được người Khơme xem như một “bảo bối”, một “vật
thiêng” trong ý thức, đó chính là di sản văn hóa của dân tộc mà từ xưa t
ổ tiên đã
xây dựng nên.
Chùa – Một Trung Tâm Văn Hóa Của Người Khơme


Hứa Sa Ni
Từ xa xưa, người Khơme Nam Bộ đã có một nền văn hóa phong phú, đa dạng,
mang đậm sắc thái dân tộc. Và, cho đến tận bây giờ, những giá trị trong kho tàng
văn hóa ấy vẫn không hề bị phai nhạt theo thời gian. Một biểu hiện rõ nét nhất
hiện nay, đối với người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long, nh
ững ngôi chùa
Phật giáo Tiểu thừa, một công trình kiến trúc có giá trị cao về nghệ thuật. Ngoài
chức năng làm thoả mãn về nhu cầu thẩm mỹ của người dân trong vùng, ngôi chùa
còn có chức năng chính yếu và hết sức quan trọng, đó là nơi sinh hoạt tôn giáo của
các tín đồ, là chốn tu hành của các nhà sư, là nơi giành cho các Upasaka, Upasika
quy y tam bảo để đến với cõi Phật. Ngôi chùa còn là “điểm tựa” vững chắc cho sự
phát triển nền Phậ
t giáo dân tộc và bảo lưu những phong tục tập quán của cả cộng
đồng. Bởi lẽ các lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống của dân tộc đều được cử hành
ở nơi thiêng liêng này. Bên cạnh đó, cũng từ đây chữ viết dân tộc được duy trì và
phát triển.
Do vậy khi nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Khơme, chúng ta phải đặt một
trọng tâm nghiên cứu ở ngôi chùa, một trung tâm văn hóa của cộng đồng.
1. Chùa - một trường học
Mặc dù ngày nay đã có trường trung học dân tộc cho các con em dân tộc Khơme
học tập, song không vì thế mà ngôi chùa vắng đi hình bóng của các em nhỏ mỗ
i
chiều cắp sách đến chùa để học chữ, học kinh kệ. Như một truyền thống, ngôi
chùa Khơme từ xưa đã là một trường học.
Với nội dung giáo lý vốn chứa đựng nhiều giá trị nhân bản, đạo Phật đã có những
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của người Khơme. Một trong những
ảnh hưởng sâu đậm nhất là ở
lĩnh vực giáo dục đạo đức.
Dân tộc Khơme vốn có tiếng nói và chữ viết riêng, được hình thành từ rất sớm.
Chữ viết ấy muốn tồn tại và phát triển không có nơi nào thích hợp hơn ngoài ngôi

chùa. Trong khi chúng ta chưa có sự chú trọng mạnh mẽ vào việc phát triển tiếng
nói và chữ viết riêng của các dân tộc ít người, khi mà điều kiện in ấn của ta còn
chưa phát triển, thì ngôi chùa chính là nơi cất giữ
kho tàng quý báu - chữ viết
Khơme. Các con em Khơme bên cạnh việc học tiếng phổ thông (tiếng Việt/Kinh)
còn phải vào trường chùa để học văn hóa, học chữ viết. Ở một số trường chùa
trước đây, các nhà sư không chỉ truyền thụ về giáo lý nhà Phật mà còn dạy cả
những kiến thức về toán học, văn học, sử học, ngôn ngữ học (tiếng Pali). Chương
trình giảng dạ
y này đã góp phần bảo vệ, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc,
giúp người dân Khơme tiếp cận được với nền văn minh mới của thế giới.
Bên cạnh việc giáo dục tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết đối với người dân
trong vùng, trường chùa còn thể hiện vai trò tích cực trong việc giáo dục đạo đức
con người. Với xã hội Việt Nam hiện nay, vấn đề đạo đức luôn
được quan tâm
hàng đầu trong xây dựng nền văn hóa mới. Bởi lẽ, một trong ba giá trị tinh thần
phổ quát nhất của văn hóa nhân loại chính là cái thiện do sự phát triển của văn hóa
đạo đức đem lại. Sự phát triển của văn hóa đạo đức đánh dấu sự tiến bộ mang tính
chất nhân văn trong đời sống của một cộng đồng, một thời đại. Vì vậy quá trình
xây dự
ng nền văn hóa mới là quá trình xây dựng nền đạo đức mới. Vậy “trường
chùa” của dân tộc Khơme đã thực hiện việc giáo dục đạo đức ở con người như thế
nào?
Ở xã hội Khơme, mỗi khi người dân có những bất hoà, thậm chí có cả những xung
đột trong phum, trong họ tộc và gia đình thì thường mọi người đến nhà chùa thảo
luận, xin ý kiến chỉ bảo của nhà sư
và nhờ nhà sư giải quyết. Bên cạnh đó chùa
cũng tạo điều kiện để giải thoát cho những ai lỡ sa vào các tệ nạn xã hội, cải huấn
những người lầm đường lạc lối để họ quay về với gia đình, với phum. Như vậy có
thể nói nhà chùa, mà cụ thể là các vị sư đã góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã

hội mỗi khi nó bị tổn thương, làm dịu đi những căng thẳng về tâm lý củ
a con
người, làm trong sạch bầu không khí tinh thần đạo đức của cộng đồng. Đã bao đời
trường chùa được xem như một sức mạnh tinh thần, một nền tảng đạo đức, một
luân lý Khơme góp phần đoàn kết cộng đồng, giữ cho xã hội phát triển trong hoà
bình và ổn định.
2. Chùa - nơi thiêng liêng cử hành các lễ hội
Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợp c
ủa con người, là nhu cầu văn hóa
chính đáng của một cộng đồng người; mà chỉ trong “tâm thế hội” mỗi người mới
có dịp thăng hoa một cách bay bổng về những phẩm chất, tài năng tốt đẹp của
mình, hoà nhập vào cái chung trong ngày hội để tạo thành niềm vui chung, sức
mạnh chung.
Với đồng bào Khơme, lễ hội đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng
đồng, nó chi ph
ối mạnh tới sinh hoạt tinh thần, vật chất và chiếm một khoảng thời
gian khá lớn. Có thể nói, người Khơme sống để làm phước, cho nên các lễ hội là
dịp để các Phật tử cầu kinh, làm phước theo đúng từ “Bon Tean” mà người Khơme
dùng để chỉ các đám lễ, các hội hè. Do đó trong hội lễ đã bao hàm đầy đủ nội dung
làm phước.
Là một dân tộc chịu ảnh hưởng m
ạnh mẽ đạo Phật, nên các hội lễ của người
Khơme không thể đứng ngoài sự chi phối của tôn giáo này. Không chỉ riêng các lễ
hội Phật giáo mà cả các lễ hội dân gian, nhiều khi cũng được tổ chức theo nghi
thức của đạo Phật. Do đó, người ta có cảm tưởng như hầu hết các lễ hội của người
Khơme đều là hội lễ của tôn giáo, dù cho chúng bắt nguồn từ
đâu. Tính chất dân
dã ngày càng bị yếu tố tôn giáo “xâm lấn”. Như trong ngày tết chẳng hạn, chỉ có
chùa chiền là nơi đông vui nhất, còn ở các phum sróc thì không khí tưng bừng sôi
động của ngày đầu năm đã lắng đi đáng kể. Ngày lễ “Đôn ta” (lễ cúng ông bà,

cũng vậy, những lễ chính vẫn tập trung ở chùa. Rõ ràng là các vị sư, chùa chiền
hiện diện trong mọi lễ hội của người Khơme,
đúng hơn chùa là nơi thiêng liêng
cử hành các lễ hội.
Sau đây chúng tôi xin được giới thiệu một cách tóm tắt những lễ hội tiêu biểu của
người Khơme.
2.1. Lễ Chôl - chhnăm - thmây
Đây là ngày tết cổ truyền của dân tộc Khơme được tiến hành vào giữa tháng tư
dương lịch, tức là nhằm vào đầu tháng “Chét” theo Phật lịch Khơme, khác với
người Kinh hiện nay thường tổ chức vào đầu tháng giêng âm lịch. Đây là lúc đất
trời khô ráo, mùa màng đã gặt hái xong, là thời gian mà mọi người đã được rảnh
rang nghỉ ngơi thoải mái. Lễ kéo dài trong 3 ngày, 3 đêm và cứ 3 năm tết 3 ngày
lại một năm tết 4 ngày. Người Khơme đón năm mới với ý nghĩa cũng như các dân
tộc khác, tuy cách tổ chức và tập tục có khác nhau. Đặc biệt vì đều là tín đồ c
ủa
Đức Phật, nên gia đình nào cũng làm bánh tét, bánh ngọt, hoa quả dâng vào chùa
để cúng Phật.
Ngày đầu của lễ Chol-chhnăm-thmây thường vào ngày 13-4, gọi là ngày “Chol -
sâng krang thmây”, vào ngày này từ tờ mờ sáng mọi người đã chuẩn bị sẵn các lễ
vật: nhang, đèn, hoa quả, và ăn vận sạch đẹp để đi chùa thực hiện nghi lễ rước lịch
“Maha sang Krang” mới. Nơi đây dưới sự điều khiển của mộ
t vị Acha hay một
nhà sư, mọi người đứng xếp thành hàng, đứng đầu là nhà sư để đi vòng quanh
chính điện 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ gọi là “Pro-tét- sanh”, việc đi vòng
quanh ngôi chính điện có ý nghĩa như là một cách thức để chào mừng năm mới và
cũng xem năm mới này sẽ mang đến những điều gì.
Ngày thứ hai gọi là “Won-bot” (năm nhuận thì Won-bot có 2 ngày) là ngày thực
sự bắt đầu n
ăm mới. Mọi sự tốt đẹp hay xấu xa sẽ theo suốt cả năm cũng được biết
rõ kể từ giao thừa. Khác với người Kinh và một số dân tộc chịu ảnh hưởng văn

hóa Trung Quốc, năm mới được tính từ 0 giờ ngày mồng một tháng giêng và giờ
giao thừa thường cố định vào lúc 0 giờ của ngày đầu năm, thì giờ giao thừa của tết
người Khơ
me tuỳ từng năm mà có sự thay đổi: có thể là vào một hoặc hai giờ
khuya của đêm thứ nhất, hoặc năm giờ sáng hoặc bảy giờ, chín giờ của ngày thứ
hai tuỳ theo sự ấn định của quyển đại lịch “Maha sang Krang”. Sắp đến giờ giao
thừa mọi nhà đốt đèn, thắp hương để làm lễ tiễn Tê vô đa cũ và đón Tê vô đa mới.
Tê vô đa là v
ị tiên được Ngọc Hoàng sai xuống để chăm lo cho dân chúng trong
một năm, hết năm lại lên trời và vị khác xuống thay thế.
Buổi sáng và trưa tại chùa, Phật tử làm lễ dâng cơm lên các vị sư gọi là “Wên
choong hăn”. Buổi chiều thì làm lễ đắp núi cát “Pun phnum khsách”. Một người
tìm cát sạch đem đổ thành 9 đống giống như 9 ngọn núi nhỏ ở xung quanh ngôi
chính điện và rào bằng tre hoặc cây ở mỗi ngọn núi cát. Nh
ững ngọn núi này
tượng trưng cho vũ trụ, mỗi núi ở một hướng và núi thứ 9 ở giữa là trung tâm của
thế giới. Sau đó người ta làm lễ “Quy y” cho núi và sáng hôm sau thì làm lễ xuất
thể.
Tục đắp núi cát được dựa theo sự tích có từ lâu đời, kể lại chuyện một người thợ
săn đã giết quá nhiều muông thú, về già ông luôn bị đau ốm bởi hình ảnh của
những muông thú cứ
đến hành hung ông đòi nợ oan nghiệt. Tuy nhiên vì phước
đức tích được từ việc đắp núi cát ở chùa, do một nhà sư chỉ bảo trước đây, nên ông
đã tỉnh táo bảo bọn muông thú hãy cứ đi đếm hết những hạt cát mà ông đã đắp rồi
hãy đòi nợ ông. Muông thú đồng ý cùng nhau đi đếm nhưng không tài nào đếm
hết được. Chán ngán chúng kéo nhau đi, tất nhiên người thợ săn cũng khỏi bệnh và
sau này được lên niết bàn. Sự tích trên đã phản ánh thuyết nhân quả, nghiệp báo
của nhà Phật nhằm khuyên răn con người luôn tích tụ điều thiện, đừng bao giờ làm
điều ác. Nhân là mầm mống của quả, nhưng muốn thành quả thì phải gặp đủ
duyên. ở đây chính là sự gặp gỡ giữa người thợ

săn với vị sư dẫn đến chỗ tích đức
bằng việc đắp núi cát. Và tục đắp núi cát được thực hiện vào ngày đầu năm mới
cũng chính với mục đích kêu gọi mọi người hãy cố gắng làm điều thiện. Vì ngày
đầu năm nếu chúng ta tích được nhiều phước đức chắc chắn sẽ được yên lành hạnh
phúc suốt cả năm.
Ngày thứ ba của l
ễ Chol-chhnăm-thmây là ngày “Lơng săk”. Sau khi dâng cơm
sáng và trưa cho các vị sư, mọi người đem nước thơm cùng nhang đèn đến bàn thờ
Phật làm lễ tắm tượng Phật và tắm các vị sư cao niên, nhằm trút bỏ những bụi bặm
xấu xa của năm cũ để đón nhận một năm mới tươi vui hạnh phúc. Buổi chiều
người ta thỉnh các vị sư đến các ngôi tháp đự
ng hài cốt để làm lễ cầu siêu cho
vong linh những người quá cố.
2.2. Lễ Đôn ta (lễ cúng ông bà)
Đây là lễ lớn thứ hai của người Khơme, được tổ chức trong 3 ngày, từ 29-8 đến 1-
9 âm lịch để tụng kinh cầu siêu, cầu phước cho linh hồn thân nhân quá vãng đang
sống bơ vơ trên cõi trần hay nơi địa ngục để sớm được lên cõi Phật. Người Khơme
thường có phong tục hoả thiêu người chế
t, sau đó xương tro sẽ được gửi vào đất
Phật - nhà chùa, nên việc thờ cúng tổ tiên cũng như cách thức làm lễ kỵ hàng năm
tại nhà rất ít được quan tâm, mà thường chỉ được tổ chức chung tại chùa gọi là lễ
Sên Đôn ta. Như vậy đây thực ra là một lễ thức dân gian đã được khoác thêm “tấm
áo nhà Phật”. Từ đó mà lễ được cử hành tại chùa là chính, mặc dù trong những
ngày lễ
người ta cũng có tổ chức tại nhà.
2.3. Lễ Ok-Om bok (lễ cúng trăng)
Được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng “Ka đấc” (15-10 âm lịch) nhằm
tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khơme xem như một vị thần điều
động mùa màng trong năm. Lễ vật để cúng chủ yếu là cốm dẹp vì thế mà lễ cúng
trăng còn được gọi là lễ “Ok om bok” tức là lễ

Đút cốm dẹp.
Người Khơme là cư dân nông nghiệp, làm ruộng theo hai mùa trong năm. Mùa
mưa được tính từ 16-4 đến 15-10 âm lịch, mùa khô được tính từ 16-10 đến 15-4
âm lịch. Vì thế 15-10 là ngày cuối cùng của mùa hạ và cũng là thời gian thu hoạch
hoa màu các loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, và để nhớ ơn mặt trăng người ta
lấy lúa nếp giã thành cốm dẹp cùng với các hoa màu khác để cúng trăng.
Đúng vào đêm trăng tròn tháng “Ka Đấc”, trước khi mặt trăng lên đỉnh đầu, mọi
người tập trung tại khuôn viên chùa, tại từng nhà hay nhiều nhà cùng đến một nơi
rộng rãi không có bóng cây che khuất để làm lễ cúng trăng. Lễ vật ngoài cốm dẹp
ra còn có một số loại nông sản khác như: dừa, chuối, khoai, sắn, khoai sọ (môn),
bánh kẹo v.v mọi người ngồi chắp tay trước bàn bầy lễ vật, mặt hướng lên m
ặt
trăng để làm lễ. Đúng khi mặt trăng lên cao toả sáng, người ta đốt nhang nến, rót
trà và mời một vị Acha làm chủ lễ. Vị Acha khấn vái, nói lên lòng biết ơn của con
người đối với mặt trăng, xin thần tiếp nhận những lễ vật do bà con dâng cúng và
ban phước cho con người, làm cho mưa thuận gió hoà để mọi người được hưởng
nhiều thành quả lao động trong năm tới. Sau đó các cụ già g
ọi trẻ em đến và đút
vào miệng chúng các thứ được bầy cúng, rồi đấm lưng và hỏi chúng muốn gì.
Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn về kết quả tốt xấu trong
năm tới.
Sự hình thành lễ cúng trăng còn được giải thích theo sự tích “Con thỏ và mặt
trăng”, một sự tích có liên quan đến Phật giáo. Trước đức tính tốt đẹp và lòng hy
sinh cao cả củ
a thỏ (đã nhảy vào lửa để biến mình thành một món ăn dâng lên thần
Sê Kra), thần Sê Kra đã biến thân mình cao lớn đụng tới mây xanh, đưa tay vịn
vào ngọn núi và vẽ hình thỏ lên mặt trăng để cho người đời thấy đó mà noi theo.
Do đó lễ cúng trăng cũng đồng thời để nhớ đến nghĩa cử của thỏ, mà chính là hình
ảnh của Đức Phật ở tiền kiếp vậy. Như
vậy lễ cúng trăng cũng là một lễ thức dân

gian được pha trộn yếu tố tôn giáo.
2.4. Lễ ca-thanh - nắ - tiên (lễ dâng y cà sa)
Là một lễ hội tôn giáo lớn của người Khơme để dâng áo cà sa cho các nhà sư trong
chùa. Lễ này do Đức Phật lập ra, vì xưa kia có một vài môn đệ sau ngày xuất hạ đi
đặt bát (trì bình) trên những con đường lầy lội hoặc phải băng qua nhiều khu rừng
rậm gai góc âm u, vì thế áo cà sa bị lấm bùn và rách nát. Từ
đó mà Đức Phật chấp
nhận cho các tăng sĩ nhận áo cà sa mới, sạch do tín đồ dâng cúng (theo nguyên tắc
người tu hành phải tự may lấy áo cà sa cho mình từ những mảnh vải vụn nhặt
được ngoài đường). Lễ ca - thanh - nắ - tiên có ý nghĩa rất lớn đối với các Phật tử
Khơme, thông qua đó phước đức của con người sẽ được tích tụ rất lớn, gấp trăm
ngàn lần so với nh
ững việc làm từ thiện khác. Dù cuộc sống còn chật vật đến đâu,
mỗi Phật tử cũng cố gắng dành dụm tiền bạc của cải, vật lễ để được làm lễ “ca-
thanh-nắ- tiên” nếu không nhiều thì chí ít cũng phải là một lần trong đời mình. Với
tính chất và ý nghĩa lớn lao như vậy mà lễ ca - thanh - nắ - tiên được tiến hành
trong khoảng gần một tháng kể từ
ngày “xuất hạ” 16-9 cho đến 15-10 âm lịch.
Phật tử sẽ chọn một trong số 29 ngày đó để làm lễ “dâng y” cho các nhà sư trong
chùa thuộc khu vực mình. Tuy nhiên mỗi chùa chỉ được làm lễ này một lần trong
năm.
Theo tập tục, buổi lễ sẽ diễn ra trong một ngày một đêm. Bà con phật tử trong
phạm vi ảnh hưởng của chùa được làm lễ này, sẽ tuỳ theo điều kiện vật chất mà
chung góp nhau lại thành nhóm do một gia đình làm chủ lễ. Gia đình chủ trì cũng
thay đổi theo từng năm, nhưng phải khá giả để đứng ra sắm lễ, đãi cơm tiếp khách.
Ngoài áo cà sa, phật tử dâng cả bình bát, mùng, chi
ếu, bát đĩa, bánh trái và những
vật dụng cần thiết khác. ở mỗi phum có một người đứng ra quyên góp tiền bạc để
kết thành những bông hoa rất đẹp dâng lên chùa, nhằm góp phần gây dựng ngôi
chùa của phum sróc mình ngày càng khang trang lộng lẫy hơn.

2.5. Lễ an vị tượng Phật
Đây cũng là một lễ hội tôn giáo của người Khơme, được tổ chức trọng thể nhằm
“hợp thức hóa” tượng Phậ
t, nếu không làm lễ này thì tượng Phật không đủ quy
cách và điều kiện đem về chùa.
Tượng Phật theo luật đạo đáng lẽ phải được đắp cùng lúc xây dựng chùa, nhưng
do lòng thành kính của các phật tử cũng như sự tích đức của mỗi người trong đời
mình mà bà con phật tử đã làm tượng dâng lên chùa. Song, trước khi tượng ấy
được đặt lên bàn thờ Phật nơi chính điện hay xala, người ta phải làm l
ễ an vị tượng
Phật.
Lễ này không quy định thời gian, thường kéo dài từ hai đến ba ngày tại tư gia hay
tại chùa đều được, nhưng phải có mặt nhiều vị sư ở các chùa khác đến dự (từ hai
mươi vị trở lên), và tín đồ ít nhất cũng phải có cả trăm người trở lên thì lễ mới
được long trọng và hợp nguyên tắc. Nghi lễ được tiến hành theo đúng phong tục
của Ph
ật giáo. Quan trọng nhất là vào rạng đông ngày cuối cùng sau khi nhà sư
đọc kinh “chắ - yon - tô” trước tượng Phật để nhớ ngày Đức Thích Ca thắng ma
vương dưới gốc cây bồ đề. Sau đó bà con phật tử đọc kinh cầu phước và làm lễ
dâng cơm lên nhà sư để chấm dứt buổi lễ. Tượng Phật bây giờ đã đủ điều kiện đặt
lên bàn thờ để cho bà con phật tử cúng bái và thực hi
ện nhiều nghi lễ khác.
Trên đây là vài lễ hội tiêu biểu quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của
người Khơme, mang tính chất thiêng liêng trang trọng. Đối với người Khơme, hội
lễ không phải chỉ là dịp để vui chơi giải trí mà trước tiên mang ý nghĩa là những
“đám phước”. Dù có nghèo khó chăng nữa, các phật tử trong những ngày này vẫn
không quản tốn kém mua sắm các lễ vật và đem tiền bạc dâng cúng vào chùa. Tuy
nhiên, để làm tăng thêm giá trị của lễ, cũng như tạo được bầu không khí vui tươi
nhộn nhịp trong ngày hội, thường diễn ra các sinh hoạt văn nghệ. Nói một cách
khác, hội lễ thường gắn với các hình thức văn nghệ truyền thống lâu đời.

Với người Khơme thì những lễ hội tại các ngôi chùa là môi trường tốt để nghệ
thuật cổ truyền của dân tộc được phát huy tác d
ụng. Những loại hình nghệ thuật
biểu diễn truyền thống như: Dù kê, Rô băm, các điệu múa Sarawan, Rom wong
v.v được các nghệ nhân chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư đua tài biểu diễn “làm
phước” đúng như nội dung của hội lễ. Các buổi trình diễn văn nghệ này đã thể
hiện đầy đủ bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định được trình độ văn hóa của cả
cộng đồng.
Dân tộc Khơme vốn rất yêu thích văn nghệ, những món ăn tinh thần không thể
thiếu trong đời sống của họ. Ca múa nhạc của người Khơme hết sức phong phú, đa
dạng và đã đạt đến trình độ phát triển cao. Chẳng hạn về nhạc cụ Khơme có rất
nhiều loại, trong đó nổi bật hơn cả là dàn nhạc “Ping Peat” (nhạc ngũ âm - theo
cách gọi của người Kinh). Tuy nhiên, đối với các hội lễ, thì hình thức văn nghệ
được biểu diễn chủ
yếu vẫn là múa, mà phổ biến nhất là 3 điệu Rom vong, Lâm
lêv và Sarawan. Đến với người Khơme vào những dịp lễ hội chúng ta sẽ được tiếp
đón bằng nghệ thuật múa. Ai cũng biết múa. Múa đẹp là một phẩm chất đáng quý
của người phụ nữ Khơme. Múa là để bộc lộ niềm sung sướng của lòng mình, để
thắt chặt tình thân ái trong cuộc vui của ngày hội. Giữa cuộc vui, tiế
ng nhạc vừa
nổi lên rộn rã thế là tất cả mọi người có mặt đều lần lượt bước vào vòng múa.
Những thanh niên trai gái cứ thế mà say sưa múa với nhau trong suốt thời gian của
ngày hội, tạo cho bầu không khí của ngôi chùa càng thêm náo nức vui tươi trong
sự hoà đồng của thế nhân.
Như vậy, ngôi chùa của người Khơme đã thể hiện đầy đủ chức năng của một trung
tâm văn hóa, là n
ơi để cử hành lễ hội và đồng thời cũng là nơi diễn ra các sinh
hoạt văn nghệ.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa riêng với
những giá trị truyền thống từ lâu đời. Nền văn hóa của mỗi dân tộc mặc dù có sự

phát triển không đồng đều và có những ảnh hưởng nhất định trong sự giao lưu vớ
i
các dân tộc khác xung quanh, nhưng ta vẫn thấy toát lên những điển hình mang
bản sắc riêng của từng dân tộc, góp phần làm phong phú và đa dạng nền văn hóa
Việt Nam. Cho nên vấn đề phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay đồng thời
cũng là vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
Để thúc đẩy sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc Khơme trong tương lai, góp
phầ
n làm phong phú đa dạng kho tàng văn hóa Việt Nam, trước mắt cần phải chú
trọng đến việc đồng thời phát triển, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa cho đồng
bào Khơme. Đặc biệt là việc tôn tạo ngôi chùa một bộ phận cấu thành văn hóa
Khơme, vì ngôi chùa đã được người Khơme xem như một “bảo bối”, một “vật
thiêng” trong ý thức, đó chính là di sản văn hóa của dân tộc mà từ xưa t
ổ tiên đã
xây dựng nên.
Để làm được điều đó, cần chú ý một số vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sau đây:
- Các cơ quan văn hóa cũng như các ngành có liên quan cần tiến hành những
cuộc khảo sát thực địa đối với các ngôi chùa Khơme, nhằm thấy được những giá
trị văn hóa được biểu hiện qua ngôi chùa. Từ đó có thể đề xuất công nhận là di
tích lịch sử, là di sản văn hóa dân tộc, mà có những biện pháp
- Thích hợp nhằm bảo vệ, đầu tư kinh phí, trùng tu nâng cấp một số ngôi chùa
xứng đáng là trung tâm vă
n hóa của đồng bào Khơme.
- Nhà nước và các cơ quan chức năng sớm có những chế độ chính sách ưu đãi đối
với các nghệ nhân Khơme: nhà điêu khắc, tạc tượng, hoạ sĩ, nhạc công v.v
Những nghệ sĩ/nhân này cần được nâng cao tay nghề nghiệp vụ, bằng cách lập ra
những chương trình đào tạo theo quy trình khoa học hiện đại, tức là vừa nắm bắt
được lý thuyết, vừa có kinh nghi
ệm trong thực tế. Có như vậy họ mới phát huy hết
tài năng sáng tạo của mình.

- Việc đầu tư và đưa các hình thức hoạt động văn hóa thông tin vào một số ngôi
chùa mà hiện nay ở một số nơi đã thực hiện như: nhà truyền thống, triển lãm, sân
khấu ngoài trời v.v là việc làm thiết thực và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn
hóa tinh thần của đồng bào Khơme. Song, s
ự hình thành thiết chế mới này cũng
cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng về phong tục tập quán, về nếp sống, nếp nghĩ
trong ý thức dân tộc. Bởi vì ngôi chùa vốn là chốn tu hành, nơi thanh tĩnh, đối
trọng với sự ồn ào của ngoài đời (ngoại trừ những ngày lễ hội). Do đó chúng ta
cần phải cân nhắc khi thực hiện việc này.
- Trong xu hướng phát triển chung về v
ăn hóa của đồng bào Khơme, đặc biệt nhất
là những sinh hoạt liên quan tới ngôi chùa. Các cơ quan văn hóa nên nghiên cứu tổ
chức hội thi, hội diễn cấp khu vực giành riêng cho phong trào văn nghệ quần
chúng của đồng bào Khơme. Ngành xuất bản, phát hành sách, thư viện cần bổ
sung loại ấn phẩm nhằm phục vụ đồng bào Khơme, đặc biệt là loại sách bằng ngôn
ngữ Khơme và dạy tiếng Kh
ơme. Ngành điện ảnh cần bổ sung lượng phim ảnh tự
sản xuất hoặc nhập từ bên ngoài (có thuyết minh bằng tiếng dân tộc) phản ánh về
đời sống của đồng bào Khơme. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh cần xây dựng
một chương tình thường nhật nói về đời sống và văn hóa Khơme bằng tiếng
Khơme.
- Nâng cao ý thức tự giác dân tộc bằng việc cố gắ
ng gìn giữ và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc, từ đường nét hoa văn cho đến các tập tục, lễ nghi
sinh hoạt tôn giáo và các lễ hội truyền thống dân tộc. Tất cả phải được quan tâm
trong ý thức bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trước sự xâm nhập của
những yếu tố ngoại sinh đương đại. Điều này cũng có nghĩa là phải tôn trọng m
ối
quan hệ mật thiết giữa bà con Phật tử với ngôi chùa, cụ thể là với các nhà sư.
- Chống những vi phạm tới lẽ đạo và lẽ đời. Một số lễ hội cần thiết nên rút ngắn

lại về thời gian, nhưng làm sao không ảnh hưởng đến truyền thống và phong tục
dân tộc. Các nhà sư cần đề cao hơn nữa vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ
em. Nhà chùa cần thường xuyên mở lớp dạy chữ, dạy những điều hay lẽ phải
thuộc giáo lý
đạo Phật đối với các con em Khơme. Đặc biệt là các bậc phụ huynh
cố gắng tác động đến con em mình trong ý thức học tập chữ viết Khơme và tiếng
nói dân tộc, nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa dân tộc, và từ đấy sẽ tạo
nên sự trân trọng những giá trị của truyền thống./.

×