Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chăm sóc trẻ bị bỏng tại nhà potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118 KB, 6 trang )

Chăm sóc trẻ bị bỏng tại nhà
Bỏng da ở trẻ em là tình trạng tổn thương da và mô
mềm do tiếp cận với chất cháy, nước sôi. So với
người lớn bỏng trẻ em thường lâu lành và dễ đưa đến
co rút, biến dạng sau khi lành, gây di chứng trầm
trọng kéo dài.
Thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 hàng năm có đến
2000 trường hợp trẻ bị bỏng đến khám, gần 1/3 các
trường hợp này phải nhập viện, những trường hợp
bỏng nhẹ còn lại được hướng dẫn để chăm sóc tại
nhà. Đa số là bỏng do nước sôi các loại như nước lèo,
canh, cháo thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi trung bình là 2-
3 tuổi, trẻ trai nhiều hơn trẻ gái 2,5 lần. Đáng lưu ý,
phần lớn nguyên nhân bỏng nước sôi ở trẻ em nhỏ lại
xuất phát từ sự bất cẩn của người lớn trong lúc vừa
trông trẻ vừa làm những công việc nhà như lúc dùng
nước sôi pha nước tắm, pha sữa, nấu canh, nấu nước,
châm bình thủy, chuẩn bị bữa ăn.
Nhiều trường hợp bỏng nhẹ nhưng do xử trí ban đầu,
chăm sóc tại nhà không đúng làm vết bỏng sâu hơn,
trở thành nặng hơn, biến chứng nhiễm trùng nặng và
đôi khi đe dọa đến tính mạng.
Cháu trai N. H. B. N. 18 tháng tuổi, nhà ở Tân Phú đã
phải nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 vì bỏng nước
sôi gây nhiễm trùng huyết. Theo lời mẹ cháu, tranh
thủ trong lúc cháu đang chơi một mình ở trước nhà,
bà vào bếp pha nước ấm tắm cho cháu. Đổ ấm nước
sôi vào thau tắm xong đang đi hứng nước lạnh pha
thêm thì bà nghe tiếng la thất thanh của con. Vội
chạy ra thì thấy cháu khóc la trong lúc bàn tay phải
đang nhúng vào thau nước sôi. Nhanh chóng lấy ra


khỏi nước nóng, bà rửa tay cháu dưới vòi nước, bôi
thuốc pha không rõ loại và băng lại. Chăm sóc vết
bỏng tại nhà sau đó bằng cách đâm vỡ bóng nước và
tiếp tục bôi loại thuốc này.
Sau ba ngày vết bỏng không bớt mà chảy nhiều nước
hôi, có thêm mủ, toàn thân ửng đỏ lên, cháu sốt cao
nên phải đưa đến bệnh viện điều trị. Bác sĩ chẩn đoán
vết bỏng ngón bàn tay phải đã bị nhiễm trùng đưa
đến biến chứng nhiễm trùng huyết. Phải điều trị đến
10 ngày tình trạng nhiễm trùng mới ổn định, vết bỏng
vẫn chưa lành nên cháu được xuất viện và được
hướng dẫn chăm sóc thay băng tại nhà và tiếp tục tái
khám theo dõi, tập vật lý trị liệu sau đó.

Cách sơ cứu bỏng
Sơ cứu bỏng đúng cách tránh biến chứng và giúp
giảm nhiễm trùng, di chứng sẹo ở trẻ sau này. Các
bước như sau:
- Ngay lập tức làm mát ngay vùng da bị bỏng để làm
hạn chế tổn thương bỏng bằng cách đặt vết bỏng dưới
vòi nước hoặc dội nhiều nước sạch lên vết bỏng trong
vài phút.
Dội nước sạch lên vết bỏng
- Sau đó bôi phủ vết bỏng bằng thuốc mỡ đặc trị
bỏng. Ở trẻ tuổi từ 2 tháng trở lên dùng loại pomade
trong thành phần có sulphadiazine bạc 1% để giúp
vết bỏng mau lành. Tránh tối đa tiếp xúc với những
vật dụng không sạch để tránh bị nhiễm trùng thêm.
- Băng lại bằng gạc sạch.
Băng bằng gạc sạch


- Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu vết bỏng rộng, sâu, hoặc
ở những vị trí nguy hiểm ảnh hưởng chức năng cơ thể
hoặc thẩm mỹ như bàn tay, mặt, mắt, tai, bàn chân,
bộ phận sinh dục. Trẻ sơ sinh bị bỏng cũng phải được
đưa đến khám tại cơ sở y tế ngay.
Chăm sóc vết bỏng nhẹ tại nhà: nhằm giữ vết thương
sạch và khô. Đối với vết bỏng đỏ da và có bóng
nước:
- Giữ nguyên bóng nước.
- Thay băng, bôi thuốc đặc trị bỏng mỗi 24 giờ và sau
đó mỗi 2 – 3 ngày bằng cáchrửa vết thương nhẹ
nhàng, bôi thuốc kín vết bỏng và băng lại bằng gạc
sạch.
- Đưa trẻ đi khám bệnh nếu trong quá trình chăm sóc
tại nhà thân nhân phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng
như da trẻ bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình
thường quanh vết bỏng, vết bỏng có mùi hôi và trẻ
đau hơn, vết bỏng sưng làm trẻ không thể cử động
hoặc trẻ bị sốt.
Lưu ý
- Không nên dùng nước mắm, kem đánh răng, mật
ong, mỡ, bùn non, thuốc không rõ bôi lên vết bỏng.
- Tránh chọc vỡ bóng nước vì sẽ làm chậm lành vết
thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng.
- Khi da bỏng lành vẫn phải tránh tiếp xúc với ánh
nắng trong khoảng thời gian 6 tháng da mới có thể
hồi phục hoàn toàn.
Phòng tránh cho trẻ nhỏ
Các bậc phụ huynh có con nhỏ cần phải lưu ý không

để trẻ nhỏ ở trong bếp, gần lửa, gần nước sôi và thức
ăn uống còn đang nóng. Khi pha nước tắm trẻ nên đổ
nước lạnh trước, sau đó pha thêm nước nóng để vừa
ấm. Khi trông giữ trẻ nhỏ tuyệt đối không được để bé
một mình để đi làm việc khác.

×