Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quan tâm trẻ không đúng cách: Hậu quả khó lường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.18 KB, 5 trang )

Quan tâm trẻ không đúng cách: Hậu quả khó
lường
Được kỳ vọng từ nhỏ, Nam bước vào kỳ thi đại
học với khẳng định của bố mẹ: “Cháu nhà tôi thế
nào cũng đỗ”. Thi lần thứ nhất Nam thiếu 1
điểm. Lần thi thứ hai, vẫn khoảng cách đó, và
âm thanh quen thuộc trong nhà là tiếng thở dài
của bố mẹ, rồi sau đó là sự im lặng, hoặc những
cái nhìn đầy trách móc cho đến một ngày, Nam
được đưa vào Bệnh viện Tâm thần Mai Hương
do bị trầm cảm nặng.
Sau khi dùng liệu pháp tâm lý chữa trị, Nam trở
lại bình thường và may mắn hơn, khi trường hạ
chỉ tiêu, Nam đỗ đại học. Hiện tại, Nam là một
kỹ sư xây dựng năng nổ. Lương tháng đủ để tự
lo cuộc sống cho mình, đóng tiền học cho cô em
gái mới vào đại học và biếu thêm bố mẹ
Nhưng mỗi lần nhớ lại những cái nhìn của mọi
người trong gia đình hồi thi trượt đại học, anh
vẫn cảm thấy buồn.
Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương là
nơi nhiều người khi đến phải giật mình vì sự đa
dạng về bệnh lý của các thanh, thiếu niên bị
stress tại gia đình - nguyên nhân gây bệnh lý tâm
thần. Bé Y.N, 2 tuổi, lười ăn. Lo con sụt cân, bố
mẹ ép ăn dưới mọi hình thức, thậm chí ghì chặt
đầu, dùng ống tiêm bơm cháo vào mồm khiến bé
ho sặc sụa và nôn trớ liên tục. Chỉ cần nhìn thấy
chiếc yếm ăn là bé khóc dữ dội trong trạng thái
tâm thần hoảng loạn. Còn bé H.K, vốn nghịch
ngợm nhưng sau mấy bài học trong bóng tối nhà


kho bà nội dành cho, bé bị chứng hoang tưởng
nặng. Khi nhập viện, bé ở trong tình trạng suy
nhược trầm trọng cả thể xác và tinh thần.
Rất nhiều thanh, thiếu niên tìm đến Trung tâm tư
vấn với tâm sự cảm thấy xa lạ trong gia đình
mình, bố mẹ không hiểu, áp đặt cách sống, suy
nghĩ, mục tiêu học tập quá cao, khiến con cái
thấy cuộc sống nặng nề, coi việc học hành là
chuyện khủng khiếp.
Năm 2007, Viện Khoa học dân số, gia đình và
trẻ em cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển
tại Việt Nam đã công bố một kết quả khảo sát
đáng buồn: Việc quát, mắng, chửi thường được
người lớn sử dụng khi trẻ mắc lỗi. Mẹ là người
trừng phạt tinh thần con trẻ nhiều nhất (63%),
sau đó là bố (56%), cô giáo (24%). Ông Ngô
Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban
ngày Mai Hương cho hay: “Trẻ em chưa ổn định
thăng bằng tâm, sinh lý nên rất nhạy cảm với các
tác nhân gây tổn thương về tinh thần. Những vết
thương trong tâm hồn trẻ thơ sẽ là dấu ấn không
thể phai nhạt trong suốt cuộc đời. Có tới 70%-
80% trường hợp thanh, thiếu niên được gia đình
quan tâm quá mức bị trầm cảm nặng nề ngay từ
cú sốc tâm lý đầu tiên”. Ông Hồi đặc biệt nhấn
mạnh đến việc quan tâm đúng cách, bởi hai thái
cực: không quan tâm hoặc quan tâm quá đáng
đều là nguyên nhân khiến trẻ bị tổn thương tinh
thần.
Những con số trên là hồi chuông báo động cho

các bậc phụ huynh trong cách nuôi dạy con trẻ.
Yêu thương, che chở nhưng không nên thái quá,
không nên gây áp lực và càng không nên ép
buộc trẻ khiến chúng có cảm giác bị bạo hành, bị
hắt hủi. Điều này dễ dẫn đến tâm lý ức chế, rối
loạn tinh thần, ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe của trẻ. Hãy tìm hiểu tâm lý trẻ, quan tâm
đúng cách, nếu không đấy sẽ chính là con đường
dẫn các em từ nhà đến bệnh viện tâm thần.
*Theo các bác sỹ của Bệnh viện Tâm thần ban
ngày Mai Hương, trong một cuộc khảo sát sức
khỏe tâm thần học sinh với sự tham gia của hơn
3.000 học sinh tiểu học, trung học tại các trường
nội, ngoại thành Hà Nội thì gần 20% (khoảng
600 em) trong số đó gặp vấn đề về sức khỏe tâm
thần, 16% bị rối nhiễu về tâm lý, 10% gặp khó
khăn về ứng xử và đa số cảm thấy bị áp lực do
chính cách cư xử của cha mẹ.


×