Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự phát triển ngôn ngữ của bé năm đầu đời Từ 0 đến 1 tuổi là giai đoạn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.02 KB, 5 trang )

Sự phát triển ngôn ngữ của bé năm đầu đời
Từ 0 đến 1 tuổi là giai đoạn tiền ngôn ngữ ở trẻ. Từ
tiếng khóc chào đời đến các đơn âm u, ơ rồi các âm
tiết rõ hơn như baba, mama, papa và cuối cùng là
những tiếng gọi mẹ, ba, bà là một quá trình phát
triển rất kỳ diệu của bé.
Quá trình này có thể được chia thành các giai đoạn
khác nhau.
Giai đoạn thứ nhất: ba tháng đầu đời là giai đoạn
luyện tập đầu tiên cho việc phát âm. Tiếng khóc khi
chào đời chính là âm thanh phát ra đầu tiên chuẩn bị
cho việc học nói sau này của trẻ. Giai đoạn này trẻ
phát ra những âm đơn giản từ cổ họng, biết líu lo ầu ơ
bằng các âm đơn như: a, u, ư, ou… và những tiếng
“gừ gừ” khi bé vui vẻ, thoải mái. Đôi khi trẻ phát ra
như tiếng kêu biểu hiện sự thích thú. Bé thích nói
chuyện, trở nên lanh lợi khi nghe âm thanh vào
khoảng tháng thứ 3, biểu hiện bằng cái chớp mắt, có
thể bắt đầu bị đánh thức bởi những tiếng ồn hay giật
mình quay về hướng phát ra âm thanh để xem “đó là
cái gì?”. Bé sẽ cảm thấy êm ả nếu đó là giọng của
mẹ.
Giai đoạn thứ hai: từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8
là giai đoạn trẻ có thể phát ra các âm tiết liền nhau.
Trẻ hoạt bát hơn, phát âm cũng tăng lên rõ rệt. Âm
vần xuất hiện như các âm: “ong, anh…”, hoặc các âm
tiết cùng nhau như: baba, dada, mama, papa,…
Tháng thứ 5, trẻ biết tạo ra âm thanh giống như “goo
goo” và thổi bọt bong bóng (phun mưa) để luyện tập
cơ môi. Bé đã có thể nhận ra tiếng gọi tên riêng.
Khoảng tháng thứ 6, bé bắt đầu hay bập bẹ, lặp lại âm


thanh: “papa” để tạo sự chú ý hoặc biểu lộ cảm xúc.
Cuối tháng thứ 6, bé đã biết thay đổi tiếng khóc để
phát ra những tín hiệu hàm chứa nhu cầu đặc biệt
khác nhau.
Tháng thứ 7, bé có thể lặp lại âm thanh bé nghe thấy,
bắt chước những tiếng khác nhau.
Tháng thứ 8, bé líu lo nhiều hơn, biết ghép nhiều âm
tiết hơn và bắt chước những âm thanh khác nhau. Để
thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, cha mẹ
có thể đọc cho bé nghe những bài thơ ngắn, vần điệu
dễ nhớ, bé sẽ rất thích thú nếu những bài thơ, bài hát
đó được kèm vói một động tác tay chân.
Giai đoạn thứ ba: vào khoảng 9 đến 12 tháng: Là
thời kỳ bập bẹ học nói. Ở giai đoạn này, trẻ phát âm
liên tục và âm tiết tăng lên rõ rệt. Bước ngoặt của giai
đoạn này là: những từ đầu tiên xuất hiện.
Thời gian đầu tiên, bé thường nói những cặp từ láy:
mama, papa, pàpà, mimi,… Bước sang tháng thứ 10,
bé có thể hiểu được ý chung của câu và hay làm cử
chỉ, động tác đi kèm với từ bé nói. Ví dụ: Khi được
gợi nhớ hoặc được gây cảm hứng, bé có thể nói:
“byebye” và vẫy vẫy bàn tay nhỏ xíu trông rất đáng
yêu hay khi mẹ mang đồ ăn đến cho bé, bé nói: “măm
măm” và kèm theo đó là động tác vỗ tay. Mặt khác,
bé có thể dùng một từ để biểu lộ nhiều thứ, ví dụ:
“măm” để chỉ tất cả các hành động ăn uống.
Từ tháng 11, bé cũng có thể biết gọi bà, mẹ hoặc tên
một vài người trong gia đình. Bé cũng có thể nói
được câu hai từ như: ăn cháo, đi chơi.
Giai đoạn tiền ngôn ngữ là giai đoạn chuẩn bị cho

việc học nói của bé, vì vậy nó rất quan trọng. Nếu
cha mẹ chuẩn bị tốt, quan tâm nhiều tới bé, sẽ giúp bé
nhanh biết nói hơn.
Để giúp bé, cha mẹ có thể:
- Đọc cho bé nghe: Ngay từ khi trẻ sinh ra, cha mẹ
hoặc người lớn nên đọc cho các bé nghe những câu
chuyện, đặc biệt là câu chuyện có nhân vật, có cốt
truyện hoặc hát ru cho bé ngủ.
- Vừa chỉ vừa nói: Khi đi đâu về, bạn hãy sưu tầm
một vật gì đó. Bạn đưa ra và nói về đồ vật này với bé,
giúp trẻ có hứng thú tìm hiểu, khám phá đồ vật.
- Sử dụng những từ có ý nghĩa tương tự để mô tả
cùng một sự vật.

×