Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NỒNG ĐỘ MAGNESIUM TRONG HUYẾT THANH Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT NẶNG - SẢN GIẬT ĐIỀU TRỊ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.06 KB, 13 trang )

NỒNG ĐỘ MAGNESIUM TRONG HUYẾT THANH Ở THAI PHỤ
TIỀN SẢN GIẬT NẶNG - SẢN GIẬT ĐIỀU TRỊ

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát nồng độ magnesium trong huyết thanh ở 138
thai phụ tiền sản giật nặng- sản giật được điều trị bằng magnesium sulfate để tìm
liều magnesium sulfate thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng không nhóm
chứng trong thời gian từ tháng 7/2005 đến tháng 5/2006 tại bệnh viện Từ Dũ
Kết quả: nồng độ Magnesium trong huyết thanh có khuynh hướng tăng dần
trong quá trình điều trị từ 1,07 mmol/l - 1,68 mmol/l, nồng độ có tác dụng điều trị
mà không gây ngộ độc là khoảng dưới 2,66 mmol/l, nồng độ trung bình gây ngộ
độc là từ > 2,66 mmol/l đến 2,75 mmol/l, thai phụ có cân nặng trên hoặc bằng
60kg được bắt đầu điều trị Magnesium Sulfate với liều tấn công 4 gram tiêm tĩnh
mạch chậm, sau đó duy trì Magnesium Sulfate 1gram trong mỗi giờ và không có
thai phụ nào có dấu hiệu ngộ độc.
Kết luận: Nồng độ Magnesium Sulfate trong huyết thanh có tác dụng điều
trị là dưới 2,66 mmo/l. Liều điều trị tấn công Magnesium Sulfate là 4gr đối với
thai phụ có cân nặng lớn hơn 60kg và duy trì 1gr / mỗi giờ là phù hợp.
ABSTRACT
Objectives: to evaluate the concentration of magnesium sulfate in serum of
preeclampsia and eclampsia pregnancies treated by magnesium sulfate at Từ Dũ
hospital to find out the effective and suitable dosage.
Methods: A non-controlled clinical trial was carried out from July 2005 to
May 2006 .
Results: The concentration of magnesium in serum has tendenciously
increased from 1,07mmol/l to 1,68mmol/l in treated process, the appropriate
concentration for effectively treated and was not poisoned from 2,66mmol/l to
2,75mmol/l, the average toxic concentration is over 2.66mmol/l to 2,75mmol/l, the
weight of pregnancy women is over 60kg be treated with loading dose of 4 gr
MgS04 initially and maintenanced dose 1-2 gr per hour i.v. and non toxic cases


happened.
Conclusion: The effective concentration of Magnesium in serum was <
2,6mmmol/l. Dosage for intravenous administration: bolus 4gr MgSO4 i.v. for
pregnancies women who are over 60kg have not toxic cases.
MỞ ĐẦU

Tiền sản giật nặng và sản giật là một trong các tai biến sản khoa thường gặp
có thể gây tử vong cho thai phụ nếu không điều trị tích cực. Magnesium Sulfate là
thuốc đầu tay để ngăn ngừa và chống co giật. Cách sử dụng và liều lượng
Magnesium Sulfate đã được hướng dẫn cụ thể trong các tài liệu sản khoa. Tuy
nhiên liều lượng được sử dụng theo y văn là của người nước ngoài có cân nặng và
thể trạng cao hơn người Việt Nam rất nhiều , vấn đề là liều như thế nào cho thích
hợp nhưng vẫn có tác dụng điều trị đủ. Chính vì thế chúng tôi tiến hành “Khảo sát
nồng độ magnesium trong huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật nặng- sản giật điều
trị bằng Magnesium sulfate tại bệnh viện Từ Dũ”.
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát nồng độ Magnesium trong huyết thanh thai phụ TSG nặng và sản
giật điều trị bằng Magnesium Sutfate
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định nồng độ Magnesium trong huyết thanh thai phụ TSG nặng và sản
giật điều trị bằng Magnesium Sutfate
Xác định nồng độ ngộ độc của Magesium trong huyết thanh thai phụ TSG
nặng SG điều trị bằng Magesium sulfate
Khảo sát một số yếu tố có ảnh hưởng đến nồng độ gây ngộ độc của
Magnesium Sulfate.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Nhớ kinh chót hoặc có siêu âm 3 tháng đầu.

Tiền sản giật nặng hoặc sản giật.
Chưa được điều trị Magnesium Sulfate.
Không có các bệnh lý nội khoa.
Có chức năng thận bình thường.
Đủ điều kiện dùng Magnesium Sulfate
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đồng ý tham gia nghiên cứu
Không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu
Không đồng ý chấm dứt thai kỳ sau điều trị nội khoa 24 giờ
Tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc
Mất phản xạ gân xương
Nhịp thở dưới 12 l/p
Ngưng thở
Ngưng tim
Cách tiến hành
Tập huấn cho NHS phòng cấp cứu và khoa sản bệnh
Khám nhận bệnh tại phòng cấp cứu
Đo huyết áp, hỏi dấu hiệu tiền sản giật nặng
Giải thích tình trạng bệnh, cách điều trị, cách lấy máu làm xét nghiệm
Đủ tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ chọn vào nghiên cứ
Lấy máu đo nồng độ Magnesium lúc nhập viện, sau 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ,
24 giờ.
Thử đạm niệu, chức năng gan thận, công thức máu.
Thai phụ < 60kg liều tấn công MgSO4 15% 3gr tiêm TMC; ≥ 60kg:
MgSO4 15% 4 gr tiêm TMC, sau đó duy trì 1gr/giờ, hạ áp, an thần. Tiếp tục duy
trì Magnesium Sulfate 24 giờ sau chấm dứt thai kỳ nếu đủ điều kiện.
Theo dõi huyết áp, PXGX, nhịp thở, nhịp tim, đặt sonde tiểu theo dõi lượng
nước tiểu
Sau 24 giờ điều trị nội khoa sẽ chấm dứt thai kỳ và kết thúc nghiên cứu
Kiểm tra và bổ sung bảng thu thập mỗi ngày

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tổng liều Magnesium Sulfate đã sử dụng
Tổng liều (gr)

Số ca

Tỉ lệ (%)
33-34

109

79
27-28

23

16,7
22-23

5

3,6
15

1

0.7
Tổng

138


100
Có 109 thai phụ (chiếm 79%) được điều trị với tổng liều là 33-34 gram
Magnesium Sulfate, chỉ có 5 trường hợp (3,6%) được điều trị là 22-23 gram và 1
trường hợp (0,7%) điều trị 15 gram do cần chấm dứt thai kỳ ngay vì thai suy, thai
suy dinh dưỡng nặng trong tử cung hoặc thiểu ối nặng
Xác định nồng độ magnesium trung bình (mmol/l) trong huyết thanh của
các sản phụ trong nhóm nghiên cứu:
Biểu đồ 1: Nồng độ Magnesium trung bình trong huyết thanh
Nồng độ trung bình của Magnesium trong huyết thanh ở các lần đo là 1,36
mmol/l với giá trị trung bình thấp nhất là 0,77 mmol/l và cao nhất là 2,12 mmol/l.
Nồng độ Magnesium trong huyết thanh tăng dần trong quá trình điều trị.
Bảng 2 : Số thai phụ có triệu chứng ngộ độc Magnesium


Số sản phụ

Tỉ lệ
Ngộ độc

5

3,62%
Không ngộ độc

133

96,38%
Nồng độ trung bình của Magnesium gây ngộ độc là từ 2,66 mmol/l đến
2,75 mmol/l.

Xác định mối tương quan giữa cân nặng của thai phụ và nồng độ
magnesium trong huyết thanh
Khảo sát mối tương quan giữa cân nặng của thai phụ và nồng độ
Magnesium trong huyết thanh ta có phương trình hồi quy như sau:
Magnesium/ huyết thanh (mmol/l)= 1,779402 – cân nặng × 0,0066479
Điều này có nghĩa là nếu trọng lượng càng tăng thì nồng độ trung bình của
Magnesium trong huyết thanh càng giảm với p=0,011.
Đây cũng là phương trình tiên đoán ngộ độc theo cân nặng, nếu bệnh nhân
càng nặng cân thì nguy cơ bị ngộ độc càng giảm (do OR <1 nên cân nặng có tính
bảo vệ với tình trạng ngộ độc).
Sử dụng ngưỡng cân nặng 59kg để dự báo tình trạng ngộ độc Magnesium
cho độ nhạy là 100% và độ chuyên biệt là 68,4%. Điều này cũng hợp lý với bảng
dưới đây cho thấy tất cả các trường hợp bị ngộ độc đều có cân nặng dưới 60 kg.
Bảng 3: Tình trạng ngộ độc của thai phụ liên quan đến cân nặng
Dấu hiệu

Cân nặng

Tổng
< 60 kg

≥ 60 kg
Không ngộ độc

55

78

133
Ngộ độc


5

0

5
Tổng

60

78

138
BÀN LUÂN
Qua 138 trường hợp dùng Magnesium Sulfate để điều trị tiền sản giật nặng
hoặc sản giật, chúng tôi đã ghi nhận được nồng độ Magnesium trong huyết thanh
qua các lần lấy mẫu máu thử xét nghiệm có khuynh hướng tăng dần ở những mẫu
máu về sau từ 1,07 mmol/l của lần xét nghiệm đầu tiên đến lần thứ năm là 1,68
mmol/l. So với tác giả Chesley(1) thì nồng độ này là khoảngtừ 1,7 mmol/l đến 2,2
mmol/l.
Thời gian điều trị càng kéo dài và tổng liều Magnesium Sulfate càng cao
nồng độ ion Magnesium trong huyết thanh sẽ càng tiếp tục tăng. Tuy nhiên nghiên
cứu của chúng tôi dừng lại ở thời điểm chấm dứt thai kỳ nên cần có những nghiên
cứu tiếp theo để vấn đề trên được giải đáp rõ hơn.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được nồng độ Magnesium
Sulfate trong huyết thanh có tác dụng điều trị mà không gây ngộ độc là khoảng
dưới 2,66 mmol/l.
Nồng độ trung bình của Magnesium gây ngộ độc là từ 2,66 mmol/l đến
2,75 mmol/l.
Pritchard đã nghiên cứu được là nên dùng liều điều trị từ khoảng 1,8mmol/l

đến 3 mmol/l.(4,5). Còn với tác giả Sibai(6) thì sử dụng liều thấp hơn khoảng
2mmol/l.
Nồng độ Magnesium trong huyết thanh gây ngộ độc làm mất phản xạ gân
xương là 3,5mmol/l-5mmol/l. Chúng ta thấy rằng liều điều trị thích hợp và liều
ngộ độc tìm được của nghiên cứu này thấp hơn so với Pritchard(3) và Chesley(2)
có phải do thể trạng của thai phụ Việt Nam thấp nhỏ so với thai phụ các nước
khác. Do chỉ có 5 thai phụ bị ngộ độc Magnesium gây mất phản xạ gân xương
trong quá trình điều trị nên khi khảo sát các yếu tố có ảnh hưởng đến nồng độ
Magnesium trong huyết thanh gây ngộ độc thì chỉ có yếu tố cân nặng là có giá trị
tiên đoán. Các biến số khác đều không ảnh hưởng lên sự xuất hiện dấu hiệu ngộ
độc có ý nghĩa thống kê. Do đó cần nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
Đối với các thai phụ có cân nặng trên hoặc bằng 60kg (84 trường hợp
chiếm 60,9%) được bắt đầu điều trị Magnesium Sulfate với liều tấn công 4 gram
tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó duy trì Magnesium Sulfate 1gram trong mỗi giờ và
không có thai phụ nào có dấu hiệu ngộ độc.
Từ trước đến nay thường chúng ta chỉ bắt đầu điều trị liều tấn công
Magnesium Sulfate là 3 gram. Từ kết quả này chúng tôi nghĩ rằng có thể bắt đầu
điều trị liều tấn công là 4 gram Magnesium Sulfate cho thai phụ và duy trì 1 gram /
giờ sau đó nếu đủ điều kiện.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng với cỡ mẫu 138 thai phụ bị tiền sản
giật nặng hoặc sản giật nhập viện Từ Dũ từ tháng 7/2005 đến tháng 5/2006, chúng
tôi có những kết luận như sau:
- Nồng độ Magnesium Sulfate trong huyết thanh có tác dụng điều trị mà
không gây ngộ độc cho thai phụ Việt Nam là khoảng dưới 2,66 mmo/l.
- Với liều điều trị tấn công Magnesium Sulfate là 4gr đối với thai phụ có
cân nặng lớn hơn 60kg là phù hợp, không có thai phụ nào trong nhóm này bị ngộ
độc.


×