ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
CÁC GÃY Ổ CỐI
TÓM TẮT
Mục tiêu: Gãy ô cối vẫn còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên
chấn thương hỉnh hình cho dù hiện nay có nhiều phương tiện hổ trợ về chẩn
đoán cũng như điều trị. Nhằm góp phần tích lũy kinh nghiệm cho việc điều
trị loại gãy này chúng tôi thực hiện đề tài về phẫu thuật ổ cối có đánh giá kết
quả nắn sau mổ và kết quả cơ năng với thời gian theo dõi từ 4 tháng trở lên.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Số liệu thu thập trong năm
tháng 8/2005 đến tháng 10/2006 tại khoa chấn thương chỉnh hình BV Chợ
Rẫy có 30 ca phẫu thuật ổ cối trong trong tổng số 78 ca gãy khung chậu và ổ
cối. Có ba trường hợp mổ muộn từ 3-6 tháng. Về chẩn đoán, ngoài X-quang
thường quy chúng tôi có được 25 ca (83%) chụp CT đa lớp cắt. Về phân loại
chúng tôi tiếp tục sử dụng phổ biến của Tile, được phân bố như sau: loại A
có 8 ca, loại B có 15 và loại C có 7 ca. Về đường mổ thường dùng nhất là
Langenbeck Kocher với 14 trường hợp, đường chậu bẹn 9 trường hợp,
đường ba tia có 3 trường hợp; đặc biệt năm 2006 chúng tôi bắt đầu sử dụng
đường mổ chậu đùi với 4 trường hợp, bước đầu nhận thấy có nhiều thuận
lợi Đánh giá kết quả nắn chỉnh sau mổ tỷ lệ đạt tốt và khá tương đối cao
với 27 trường hợp; kết quả cơ năng cũng rất khả quan. Về biến chứng có 2
trường hợp nhiểm trùng, trong đó 1 ca phải lấy dụng cụ sớm, sau đó nhiểm
trùng ổn và mổ thay khớp hang toàn phần.
Kết luận: Nhờ chẩn đoán tương đối đầy đủ với X-quang thường quy kết
hợp với CTscan để biết được các đường gãy nhờ đó để chọn đường mổ thích
hợp. Kết quả nắn chỉnh có liên quan loại gãy, mức độ di lệch và thời gian từ khi
bị chấn thương đến khi phẫu thuật; kết quả cơ năng tùy thuộc vào kết quả nắn
chỉnh.
ABSTRACT
Objective : Acetabular fractures is still a challenge for orthopaedist
although nowadays there are many ways to support the diagnosis and
treatment. In order to get more experience on dealing with this kind of
fracture we perform the work on acetabular surgery, evaluating the reduction
outcome and functional outcome.
Methods and Materials: The material collected from 8/2005 to
10/2006 at the Orthopedic Surgery Department of Chợ Rẫy hospital, there
were 30 cases of acetabular fracture dealt with surgery, 3 of them come late
after 3-6 months As for diagnosis, besides the clinical findings and
conventional X-ray, we had 25 cases (83%) taken multi-slices. As for
classification, we continued to apply the comprehensive classification of M.
Tile; the fractures were disposed into three main types A, B and C, with 8
cases of A, 15 cases of B and 7 cases of C. As for surgical approaches, the
Kocher- Langenbeck was the most applied with 14 cases, 9 cases of the ilio-
inguinal and 3cases of the tri-radiate. Specially, this year 2006 we began to
apply the Ilio-femoral approach with 4 cases; the preliminary appreciation is
quite useful As for evaluating result, the quality of post-operative reduction
is encouraging with 27 cases of excellent and good; the functional outcome
is also encouraging. Finally, about complication, we had 2 cases infected,
one superficial and one deep infection; for the second one we had removed
the plates and screws and performed total hip arthroplasty later.
Conclusion: Based on X-ray and CTscan we can know the detail of
fracture lines, then choose a appropriat approach. The functionoutcome
depends on the reduction outcome
ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ổ cối trở thành thường qui tại bệnh viện Chợ Rẫy, số lượng
bệnh nhân của loại gãy này vẫn cao do tình trạng giao thông của nước ta
chưa được cải thiện, đây cũng là thuận lợi cho chúng tôi có cơ hội thực hiện
loại phẫu thuật tương đối phức tạp này, một số cải tiến trong công việc đã
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Trong năm 2006, lần đầu tiên chúng tôi sử dụng đường mổ chậu đùi
mà trước đây chúng tôi nghĩ rằng sẽ gặp khó khăn do bóc tách cơ quá rộng
nhưng thực tế khi áp dụng đường mổ này trong một số trường hợp nhất định
thấy rất có hiệu quả. Có 3 trường hợp gãy ổ cối đến muộn, một ca cal lệch,
một ca trật khớp háng và một ca bán trật khớp được phẫu thuật kết quả khả
quan.
Chẩn đóan hình ảnh
X-quang
Chụp ba tư thế: tư thế thẳng và hai tư thế Le Tournel là tư thế chéo
chậu và tư thế chéo bịt.
CT scan
Chụp CT cắt lớp cho ta hình ảnh chi tiết các đường gãy.
Chụp CT đa lớp cắt cho ta toàn cảnh của khung chậu và ổ cối, dễ hình
dung và nhờ đó có thể phác họa các đường gãy lên mô hình xương. Chúng
tôi có 25/30 trường hợp được chụp CT đa lớp cắt, làm thuận lợi cho công
việc chuẩn bị trước mổ và lưu giữ làm tài liệu khoa học.
Hình CT đa lớp cắt
Phân loại các gãy ổ cối
Như chúng ta đã biết phân loại ổ cối đầu tiên của Le Tournel từ năm
1964 đến nay vẫn còn hiệu lưc, nó làm cơ sở cho các bảng phân loại mới sau
này.
Năm 1990, nhóm AO đưa ra bảng phân loại gãy ổ cối theo độ A,B và
C với độ nặng tăng dần.
Hình 1: Phân loại theo AO (1990)
M.Tile đưa ra bảng phân loại phổ biến khi bổ sung các tính chất của
gãy xương ổ cối:
Type A: Gãy một phần khớp, chỉ tổn thương một trụ.
A1: Gãy vách sau.
A2: Gãy trụ sau.
A3: Gãy vách trước hoặc trụ trước.
Type B: gãy một phần khớp (gãy ngang hay gãy chữ T, tổn thương cả
hai trụ).
B1: Gãy ngang.
B2: Gãy chữ T.
B3: Gãy trụ trước và ngang nửa sau.
Type C: Gãy mặt khớp toàn phần (gãy cả hai trụ, ổ cối bập bềnh).
C1: Gãy hai trụ, đường gãy cao.
C2: Gãy hai trụ, đường gãy thấp.
C3: Gãy hai trụ kèm tổn thương khớp cùng chậu.
Hình 2: Phân loại theo M.Tile
Hiện tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy đang áp
dụng bảng phân loại nầy
(3)
.Việc vận dụng bảng phân loại phổ biến là cần
thiết cho mục đích thu thập tư liệu phục vụ cho việc đánh giá kết quả điều trị
cũng như dự kiến về tiên lượng; tuy nhiên nó ít quan trọng trong việc ra
quyết định điều trị cho từng trường hợp cụ thể.
Vế giải phẫu học ổ cối được chia làm hai trụ và hai vách. Tất cả các
gãy ổ cối về mặt giải phẫu đều là sự hoán vị và kết hợp của các thành phần
trên. Do đó, về lý thuyết, có thể là gãy trụ trước, trụ sau, hoặc cả hai trụ. Nếu
cả hai trụ bị tổn thương có thể là kiểu gãy ngang. Nếu hai trụ bị tách rời
nhau là kiểu gãy chữ T. Trong kiểu gãy ngang và gãy chữ T thì một phần
của mặt khớp còn liên tục với cánh chậu nguyên vẹn phía bên trên.Trường
hợp các mảnh gãy của ổ cối hoàn toàn tách rời cánh chậu thì gọi là gãy hai
trụ phức tạp (kiểu C), đây thực sự là một biến thể của kiểu gãy chữ T trên
cao trong đó có đường gãy ngang làm tách rời ổ cối khỏi cánh chậu và được
gọi là “ổ cối bập bềnh”, khi ấy trụ sau thường bị tách ra và di lệch.
Vách trước và vách sau của ổ cối đều có thể bị tổn thương cùng lúc
trong các kiểu gãy khác nhau và khi đó kết hợp với trật khớp ra sau hoặc ra
trước. Chỏm xương đùi cũng có thể trật khớp trung tâm xuyên qua diện
vuông.
Phẫu thuật viên phải biết các loại gãy cơ bản, và quan trọng là phải
đọc được các hình ảnh học và vẽ được các đường gãy lên mô hình xương.
Tất cả phẫu thuật viên khung chậu và ổ cối đều phải thực hiện điều này, kể
cả người có nhiều kinh nghiệm; việc này rất cần thiết trong việc chuẩn bị
trước mổ.
Một yếu tố khác cần phải xem xét đó là các yếu tố về tính chất của
gãy xương có ảnh hưởng đến tiên lượng đó là:
+Vị trí giải phẫu?
+Lực tác động nhẹ hay mạnh?
+Mức độ và hướng di lệch?
+Có trật khớp háng hay không?
+Gãy có nhiều mảnh rời?
+Mặt khớp của chỏm hoặc ổ cối có bị tổn thương?
+Bờ ổ cối có bị lún?
+Ngoài ra còn yếu tố về cơ địa như tuổi tác, mức độ loảng xương.
Việc ra quyết định điều trị phải được xem xét cho từng trường hợp cụ
thể.
Chọn đường mổ
(1,2)
Đường Kocher- Langenbeck được sử dụng nhiều nhất, chúng tôi thích
đặt tư thế nằm sấp hơn là nằm nghiêng để dễ tiếp cận với vách sau và trụ sau
khi nắn chỉnh đặt nẹp.
Đường mổ chậu bẹn cũng được sử dụng khi có tổn thương của trụ
trước, vách trước và ngay cả gãy hai trụ phức tạp (loại C).
Đường mổ ba tia được áp dụng cho các gãy hai trụ phức tap mà đường
Kocher-Langenbeck không thể tiếp cận được, khi ấy thêm đường rạch phía
trước của đường Kocher-Langenbeck để thành đường mổ ba tia.
Năm 2006, chúng tôi sử dụng đường mổ chậu đùi (Ilio-femoral), đây
là đường mổ phía sau cho các trường hơp gãy phức tạp. Trước đây chúng tôi
ngần ngại chưa sử dụng vì phải bóc cơ và màng xương khá rộng sợ nguy cơ
biến chứng, nhưng trên y văn có nhiều tác giả sử dụng nên chúng tôi thử và
thấy rất hữu ích.
Trong 30 ca phẫu thuật, chúng tôi sử dụng đường mổ Kocher-
Langenbeck 14 ca, đường chậu bẹn 9, đường ba tia 3 và đường chậu đùi 4.
Phẫu thuật các ổ cối đến muộn
(4)
Có 3 ca gãy ổ cối đến muộn. Trong đó có một trường hợp cal lệch đã
được mổ cắt xương sửa trục. Một ca trật khớp háng ra sau do gãy vách sau
chưa được xử trí, chúng tôi phải ghép xương tạo hình vách sau. Một ca bán
trật khớp háng sau phẫu thuật ổ cối 6 tháng, chúng tôi lấy nẹp củ, ghép
xương để tạo hình vách sau.
KẾT QUẢ
Phân bố theo giới và tuổi
Có 20 nam và 10 nữ
Lớp
tuổi
N Tỷ
lệ%
16-30 11 37
31-40 8 27
41-50 7 23
51-60 3 10
>60 1 3
Loại gãy
Loại A: có 8 ca trong đó trụ sau và vách sau là 6, trụ trước là 2.
Loại B: có15 ca, trong đó gãy ngang là 6, gãy chữ T là 5 và gãy trụ
trước và ngang nửa sau là 4.
Loại C: có 7 ca, trong đó C thấp là 3, C cao là 2 và phạm khớp cùng
chậu có 2.
Đường vào
Đường chậu bẹn có 9 trường hợp.
Đường Kocher-Langenbeck có 14 trường hợp.
Đường ba tia có 3 trường hợp.
Đường chậu đùi có 4 trường hợp.
Thời gian phẫu thuật
<7 ngày có 8 ca.
8-14 ngày có 10 ca.
15-21 ngày có 8 ca.
>21 ngày có 4 ca, trong đó có một ca 4 tháng bị trật khớp muộn và 6
tháng bị bán trật khớp hang sau phẫu thuật.
Kết quả nắn chỉnh sau mổ: dựa trên X-quang kiểm tra.
Kết
quả
N Tỷ
lệ%
Tốt 17 57
Khá 10 33
Xấu 3 10
Kết quả cơ năng
Đánh giá cơ năng dựa vào chỉ số Merle d’Aubigné, tốt chỉ số 5, trung
bình chỉ sổ 3-4 và xấu chỉ số 1-2.
Kết
quả
N Tỷ
lệ%
Rất tốt
10 33
Tốt 12 40
Trung
bình
7 24
Kém 1 3
KẾT LUẬN
Phẫu thuật ổ cối vẫn còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên
chỉnh hình cho dù thời đại ngày nay có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán cũng
như các phương tiện hổ trợ trong điều trị. Để đạt kết quả tối ưu cần chẩn
đoán đầy đủ các thương tổn, vẽ các đường gãy lên mô hình xương, lựa chọn
đường mổ, mổ sớm khi có thể.