Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.55 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
  
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Giảng viên: PGS.TS. Lê Thanh Sinh
Học viên: Mai Thanh Hải
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2008
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta thấy rằng sự phát triển nước ta trong suốt giai đoạn lịch sử vừa qua
đã gắng liền với quá trình nghiên cứu và vận dụng phép biện chứng duy vật – cái cốt
lõi tạo ra linh hồn sống của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đặc biệt, trong đó phải kể đến sự
tìm hiểu và vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn – hạt nhân của phép biện chứng duy vật
với tư cách là “khoa học về sự phát triển”.
Trong gian đoạn hiện nay, để định được phương hướng đúng đắn trong bối
cảnh phức tạp nhất của hiện thực, hiểu được ý nghĩa của các quá trình đang diễn ra,
cần phải xuất phát từ nguyên tắc mâu thuẫn, phát hiện ra những mâu thuẫn khách
quan của thời đại và những khuynh hướng, những quy luật, những con đường phát
triển và giải quyết chúng.
Hiện nay, trong xã hội ta đang nỗi cộm lên vấn đề nóng bỏng đó là: mâu thuẫn
giữa giai cấp công nhân và các chủ doanh nghiệp đang ngày càng diễn ra gay gắt biểu
hiện qua các cuộc đình công, bãi công của công nhân ở các khu công nghiệp, xí
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nói riêng và cả nước ta nói
chung. Nguyên nhân cơ bản đó là xuất phát từ những mâu thuẫn về lợi ích giữa công
nhân và chủ doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý do đó tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Mâu thuẫn cơ bản và
mâu thuẫn chủ yếu. Lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp”.
Bài viết được chia làm 2 chương:
Chương 1: Bàn về Lý luận của quy luật mâu thuẫn.
Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn
ra vấn đề đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam.
PHỤ LỤC


Lời mở đầu
Chương 1: Quy luật mâu thuẫn 1
1.1 Lịch sử ra đời 1
1.2 Quy luật mâu thuẫn 2
Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các doanh nghiệp đang diễn ra vấn
đề đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam 5
2.1 Thực tiễn đình công của công nhân hiện nay ở Việt Nam 5
2.2 Vận dụng Vận dụng vào thực tiễn 8
Kết luận 11
Chương 1: Quy luật mâu thuẫn
1.3 Lịch sử ra đời:
Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc, động lực của sự vận động,
phát triển ở những lực lượng siêu nhiên hay ở lý trí, ở ý muốn chủ quan của con
người.
Những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động, phát
triển ở sự tác động bên ngoài đối với sự vật. Và cuối cùng, họ đã phải nhờ đến “Cái
hích đầu tiên”(Newton) hay cầu viện đến thượng tế (Aristote). Như vậy, bằng cách
này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và phát triển sớm
hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm.
Trái ngược với chủ nghĩa duy tâm, dựa trên những thành tựu khoa học và thực
tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở
mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các
sự vật và hiện tượng.
Trong lịch sử, tư tưởng này đã được Héraclite đề cập đến và được Hêghen phát
triển. Hêghen viết: “Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là tỉnh và không có
sinh khí, mỗi cái đều tách riêng, cái này bên cạnh các kia và cái này nối tiếp cái kia, thì
chắc chắn là chúng ta không gặp phải một mâu thuẫn nào trong các sự vật ấy
cả….Nhưng tình hình sẽ khác hẳn khi chúng ta xem xét các sự vật trong sự vận động
của chúng, trong sự biến đổi, trong sự sống, sự tác động lẫn nhau của chúng. Ở đây
chúng ta sẽ lập tức rơi vào những mâu thuẫn.”

Như vậy quy luật mâu thuẫn là sự cụ thể hóa nguyên tắc xem xét sự vật trong
sự vận động và phát triển, nguyên tắc này có cơ sở lý luận là quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập, tức xuất phát từ khẳng định cho rằng mâu thuẫn biện
chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển xảy ra trong thế giới.
1.4 Quy luật mâu thuẫn:
Quy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra nguồn gốc, động lực của
sự vận động và phát triển.
Theo phép biện chứng, mọi sự vật là một thể thống nhất các mặt đối lập bên
trong nó. Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sự
tác động giữa chúng tạo thành mâu thuẫn bên trong của sự vật. Mâu thuẫn biện
chứng là phổ biến, khách quan, vốn có của sự vật, do bản chất của sự vật quy định.
Mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình phát triển của sự vật: không có sự vật nào lại
không có mâu thuẫn, không có giai đoạn nào trong quá trình phát triển của sự vật mà
không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành. Nếu
không có mâu thuẫn thì sự vật là một cái cứng nhắc, bất biến, như vậy không đúng
với nguyên lý về sự phát triển. Mọi sự vật, hiện tượng, kể cả con người cũng không
thoát khỏi quy luật mâu thuẫn.
Các mặt đối lập quan hệ, nương tựa, ràng buộc, đấu tranh, tác động lẫn nhau
tạo thành môi trường. Hay các mặt đối lập vừa đấu tranh, vừa thống nhất với nhau
trong cùng một sự vật, hiện tượng. Trong đó, thống nhất là tương đối, tạm thời; đấu
tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, động lực
của sự vận động và phát triển. Đấu tranh ở đây không mang nghĩa đen, là sự đấu
tranh bài trừ, tiêu diệt lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mà qua sự đấu tranh lẫn nhau
mà các mặt đối lập biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau bên trong một sự vật, hiện tượng.
Không có thống nhất thì không có đấu tranh, đấu tranh ở đây là đấu tranh trong một
thể thống nhất. Cũng qua quá trình đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập mà
sự vật luôn biến đổi và phát triển. Như vậy, động lực, nguồn gốc cuối cùng của sự
phát triển tồn tại ngay bên trong sự vật, hiện tượng; hay nó là nguồn gốc, động lực

nội tại bên trong.
Tư duy siêu hình đành bất lực trong việc nhận thức các mặt đối lập thâm nhập,
đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau; nó chỉ “cảm thấy dễ chịu” khi các mặt đối lập được
phân biệt, tách rời nhau. Tư duy siêu hình chỉ có thể thực hiện chức năng phân tích lý
luận khi nó khảo sát đối tượng trong điều kiện phân biệt, tách rời nhau. Sự phân tích
như thế không mang lại kết quả đáng kể, nếu không muốn nói là nó làm chủ thể xa
rời chân lý, tức không thể tái tạo lại trong hệ thống khái niệm những mối quan hệ
của các mặt đối lập xâm nhập, nương tựa, lệ thuộc, chuyển hóa lẫn nhau.
Tình cảnh này thể hiện rất rõ trong khoa học hiện đại. Ví dụ, trong vật lý lượng
tử, khách thể vi mô là một thực tại khách quan lưỡng tính sóng – hạt; vì vậy, nếu chỉ
áp dụng lý thuyết sóng hay lý thuyết hạt thuần túy đối với chúng đều dẫn đến sự
xuyên tạc bản chất của chúng. Cơ học lượng tử đã sử dụng phương trình sóng (liên
tục) để mô tả chuyển động của hạt (gián đoạn)… Do những khái niệm cổ điển - vĩ mô
đối lập nhau thường loại trừ nhau nên chúng không phù hợp để mô tả vi thể lưỡng
tính sóng - hạt như nó vốn có. Vì vậy, chỉ có sự “bổ sung” giữa các khái niệm cổ điển
đối lập nhau mới nhận thức vi thể đầy đủ hơn. N.Bo (Bohr) đã nhận thấy và trình bày
điều này dưới dạng một yêu cầu mang tính phương pháp luận trong nhận thức vi
mô, đó là nguyên tắc bổ sung. Nguyên tắc này nói rằng, nếu trong vật lý cổ điển hình
ảnh sóng và hình ảnh hạt loại trừ nhau thì trong vật lý lượng tử chúng là hai dạng bổ
túc cho nhau. Nghĩa là, mỗi hình ảnh sóng hay hình ảnh hạt (tọa độ hay vận tốc, thời
gian hay năng lượng…) chỉ đúng một phần và có khả năng ứng dụng hạn chế, và
muốn mô tả vi thể lưỡng tính sóng - hạt bằng ngôn ngữ cổ điển - vĩ mô một cách đầy
đủ và chính xác thì cả hình ảnh sóng lẫn hình ảnh hạt đều cần phải được sử dụng
trong giới hạn mà hệ thức bất định cho phép…
Tóm lại, để tái tạo trong nhận thức bản chất mâu thuẫn của sự vật cần phải sử
dụng hệ thống các khái niệm, phán đoán… đối lập và có liên hệ lẫn nhau. Và nếu như
thế thì phải thừa nhận tồn tại mâu thuẫn trong nhận thức, trong tư duy. Yêu cầu
phải phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập và nhận thức mối liên hệ qua lại
giữa chúng được rút ra từ tính phổ biến của mâu thuẫn là yêu cầu cơ bản nhất để
nhận thức bản chất của sự vật.

Nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển cùng với nguyên tắc
mâu thuẫn không chỉ vạch ra đời sống sinh động của sự vật mà còn đòi hỏi phải tái
hiện một cách sinh động sự vật trong những hình tượng, tư tưởng mềm dẻo. Chủ thể
nhận thức phải thấy rõ sự chuyển hóa từ những nét khác biệt sang những mặt,
khuynh hướng đối lập; phải thấy được sự thống nhất và đấu tranh của các mặt,
khuynh hướng đối lập (mâu thuẫn); và cuối cùng, phải vạch rõ sự chín mùi và cách
giải quyết mâu thuẫn trong sự vật ấy.
Do không hiểu hay không muốn hiểu sự khác biệt giữa hai loại mâu thuẫn này
nên nhiều triết gia ra sức phủ nhận sự tồn tại mâu thuẫn trong hiện thực, phủ nhận
tính phổ biến của nó, theo họ, nếu mâu thuẫn có tồn tại thì chúng chỉ có thể tồn tại
trong xã hội hay trong tư duy mà không thể tồn tại trong tự nhiên. Tuy nhiên, những
mâu thuẫn mà họ thừa nhận đó chẳng qua là mâu thuẫn xã hội mang tính chủ quan
hay là mâu thuẫn logic chứ không phải mâu thuẫn biện chứng theo đúng nghĩa.
Pốppơ thừa nhận có mâu thuẫn trong nhận thức, nhưng ông lại lẫn lộn giữa
mâu thuẫn logic với mâu thuẫn biện chứng và xem mâu thuẫn là một hiện tượng
ngẫu nhiên, phản tự nhiên, nếu muốn thì có thể bỏ qua hay loại trừ được.
Dĩ nhiên, mâu thuẫn logic thể hiện bằng sự kết hợp hai tư tưởng trái ngược
nhau lại với nhau, có nguồn gốc chủ quan, do chủ thể tư duy kém năng lực lý luận, thì
cần phải loại bỏ, vì nó dắt dẫn tư duy sa vào bế tắc, đưa nhận thức đến với sai lầm.
Nhưng nguyên tắc mâu thuẫn của logic biện chứng không nói đến những mâu thuẫn
đó mặc dù thấy chúng xuất hiện trong quá trình nhận thức, mà nói đến các mâu
thuẫn tái tạo bản chất mâu thuẫn của sự vật, phản ánh sự vận động và phát triển của
sự vật bằng những khái niệm đối lập có quan hệ, chuyển hóa lẫn nhau. Do tác động
đến những loại mâu thuẫn khác nhau mà nguyên tắc mâu thuẫn của logic biện chứng
khác xa những yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba của
logic hình thức.
Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định
bản chất sự vật, hiện tượng; ra đời, tồn tại, gắng với quá trình hình thành, phát triển
và diệt vong của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn cơ
bản.

Mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu ở
mỗi giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, hiện tượng; nó tác động chi phối các
mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn phát triển đó. Mâu thuẫn chủ yếu thường là
biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong từng giai đoạn cụ thể.
Chương 2: Quy luật mâu thuẫn trong thực tiễn ở các
doanh nghiệp đang diễn ra vấn đề đình công của công nhân
hiện nay ở Việt Nam.
2.3 Thực tiễn đình công hiện nay ở Việt Nam.
Theo thống kê tính từ 1995 đến năm 2006, cả nước đã xảy ra 1.284 cuộc đình
công. Nếu cả năm 1995 mới xảy ra 60 cuộc, thì trong hơn 6 tháng đầu năm 2006 đã
có 306 cuộc, tăng hơn gấp 2 lần năm 2005. Đình công xảy ra ở tất cả các loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó DNNN 87 cuộc (chiếm 6,8%),
DNTN 343 cuộc (chiếm 26,7%), DN có vốn đầu tư nước ngoài 854 cuộc (chiếm
66,5%). Đình công xảy ra chủ yếu ở các tỉnh có kinh tế công nghiệp tập trung, đông
công nhân lao động. Cụ thể thành phố Hồ Chí Minh 523 cuộc, tỉnh Bình Dương 279
cuộc, Đồng nai 257 cuộc. Thời gian gần đây đình công có xu hướng lan tới một số
tỉnh miền Bắc và miền Trung như Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà
Nội…
Bảng 1: Các cuộc đình công từ năm 1999 –đến năm 2006
Năm
199
5
199
6
199
7
199
8
199
9

200
0
200
1
200
2
200
3
01-
10 /
2004
04-
05 /
2005
200
6
Số cuộc
đình công
60 52 48 62 63 71 85 88 119 96 135 405
Nguồn: Simon Clarke, The Changing Character of Strikes in Viet Nam, Post –
Communist Economies, Vol.18, No. 3, September 2006, ngoài số năm 2006 năm là
tổng hợp từ báo.
Đặc điểm của tất cả các cuộc đình công đều diễn ra không đúng trình tự, thủ tục
theo quy định của pháp luật và không do tổ chức công đoàn lãnh đạo. Khu vực xảy ra
nhiều cuộc đình công chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó ở
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Đài Loan luôn chiếm tỷ trọng
cao. Lĩnh vực thường xảy ra đình công là doanh nghiệp sản xuất da giày, dệt may, chế
biến thực phẩm gia công hàng xuất khẩu. Nội dung yêu sách của các cuộc đình công
về cơ bản là hợp pháp và chính đáng, chủ yếu là những yêu cầu về quyền (gần 90%),
liên quan đến những vấn đề về hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, định

mức lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, làm thêm giờ, kỷ luật lao động, trang
bị bảo hộ lao động…
Năm 2005 có khoảng 676.000 đồng/người/tháng cho những người làm việc
trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động này phải đối phó
với lương tối thiểu được qui định vào năm 1999 là 626.000 đồng/tháng. Ở những nơi
ngoài thành phố Hồ Chí Minh lương tối thiểu thấp hơn khoảng 15%. Mức lương tối
thiểu này cho đến nay không thay đổi trong khi lạm phát hơn 40%. Nếu tính bằng giá
trị USD hiện nay, lương tối thiểu cũng chỉ còn bằng 39 USD, chỉ bằng 47% so với
lương tối thiểu mà chính quyền địa phương ở Trung Quốc tại khu chế xuất đặc biệt
như Thẩm Quyến (khoảng 83 USD). Theo báo Nhân dân, thu nhập cá nhân của công
nhân dệt – may, hoặc giày dép tại từng vùng, miền chênh lệch nhau khá lớn. Tại
Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương vào khoảng 1,1 – 1,3 triệu đồng/người/tháng.
Khu vực miền trung vào khoảng 600.000 – 900.000đồng/người/tháng. Đáng ngạc
nhiên là khu vực đồng bằng Sông Hồng với đội ngũ lao động có trình độ phổ cập giáo
dục khá cao lại chịu mức thu nhập cá nhân thấp nhất, đối với ngành dệt – may và
giày dép chỉ khoảng 500.000-600.000đồng/người/tháng, thậm chí có nơi chỉ có
khoảng 350.000 đồng/người/tháng.
Mức thu nhập cơ bản của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
thường chỉ vừa đủ cho các nhu cầu cơ bản của cá nhân. Vì vậy, để có thêm thu nhập,
phần lớn số công nhân đều chấp nhận làm tăng giờ, tăng ca, mỗi ngày 12 giờ, thậm
chí 14 giờ. Do đó, các cuộc đình công lớn nhỏ liên tục xảy ra đòi tăng lương vào
những năm gần đây. Đặt biệt, các cuộc đình công càng dày đặc vào những ngày cuối
năm vì cơn bão giá cùng với những lo toan trong dịp tết khiến cho người công nhân
lao đao, thời điểm này không những công nhân đình công vì vấn đề lương mà liên
quan đến các vấn đề thưởng tết. Tình trạng vẫn còn kéo dài sang 3 tháng đầu năm
nay, các cuộc đình công điển hình gần đây như:
Theo báo VietnamNet, sáng 5/1/2008 tại KCN Sóng Thần (Bình Dương), hơn
1.000 công nhân Công ty Beautec Vina (100% vốn Hàn Quốc, sản xuất áo sơ mi) kiên
nhẫn đình công cho đến khi Ban giám đốc công ty đưa ra những chính sách hợp lý về
tiền lương.

Ngày 23/01/2008 tại KCX Tân Thuận (TP.HCM) đã diễn ra 6 cuộc đình công của
công nhân: 700 công nhân Công ty TTTI tiến hành đình công vì họ cho rằng lương của
họ (1,04 triệu đồng/tháng) là quá thấp; công nhân Công ty Juki (100% vốn Nhật Bản)
đã thay nhau đình công; công nhân Công ty Okaya; công nhân Công ty Nidec Tosok….
Theo báo Tuổi trẻ, sáng 26/03/2008, hơn 3.000 lao động ở công ty TNHH Hoàng
Gia (Thanh Điền, Châu Thành, Tây Ninh) đã đồng loạt đình công yêu cầu doanh
nghiệp tăng lương. Các công nhân này cho biết từ sau Tết Mậu Tý đến nay, họ đã
nhiều lần đề nghị Công ty tăng lương nhưng không được giải quyết. Được biết, mức
lương cơ bản mà công nhân ở Công ty TNHH Hoàng Gia hiện hưởng là
800.000đồng/tháng.
Cùng ngày, hơn 300 công nhân Công ty Crecimiento Industrial Việt Nam (100%
vốn Đài Loan, chuyên sản xuất nút làm giày thể thao, tại KCN Đồng An, Thuận An,
Bình Dương) đã đình công đòi tăng lương. Theo các công nhân này, nguyên nhân
đình công là do công ty lên lương cho công nhân không đều; công nhân cũng đề nghị
công ty tăng tiền hỗ trợ cơm trưa, tiền chuyên cần, tiền thưởng lễ….
Theo VnExpress, 20.000 công nhân Công ty giày Chingluh (KCN Thuận Đạo,
huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã đình công ba ngày từ 31/03/2008 đến 02/04/2008
vì họ cho rằng với mức lương 930.000 đồng/tháng như thỏa thuận trong hợp đồng
cách đây mấy năm không còn đủ sống khi vật giá leo thang.
Cũng theo VnExpress, ngày 07/04/2008, 1.200 công nhân Chi nhánh 2 Công ty
giày Khải Hoàn (Quận Bình Tân, TP HCM) tiếp tục đình công vì cho rằng ngoài tiền
cơm trưa, mức lương 830.000 đồng/ tháng là quá thấp.
Như vậy, mức độ đình công của công nhân trong 3 tháng đầu năm 2008 vẫn dày
đặc và ngày càng gay gắt xung quanh vấn đề tiền lương không đảm bảo trong khi cơn
bão giá ngày một tăng.
2.4 Vận dụng vào thực tiễn.
Giữa chủ doanh nghiệp và người công nhân luôn tồn tại mâu thuẫn biện chứng
về lợi ích kinh tế. Mâu thuẫn này phát sinh tác động qua lại lẫn nhau, phủ định lẫn
nhau. Người chủ doanh nghiệp là giai cấp nắm quyền và luôn muốn bảo vệ cho lợi ích
của mình nên họ sẵn sàng bóc lột sức lao động của công nhân để mang lại lợi nhuận

tối đa cho họ, còn giai cấp công nhân cũng luôn muốn bảo vệ quyền lợi của mình
thông qua việc muốn giảm giờ làm, tăng thu nhập,…
Tuy nhiên, giữa chủ doanh nghiệp và giai cấp công nhân mâu thuẫn nhau về lợi
ích kinh tế nhưng đây không phải là mâu thuẫn đối kháng, bài trừ lẫn nhau mà mâu
thuẫn này có sự kết hợp với nhau, cả hai đều nương tựa vào nhau để cùng phát
triển. Sở dĩ như vậy là vì, giữa người chủ doanh nghiệp và công nhân đều có chung
mục đích là làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng và tạo ra lợi nhuận cao cho công ty.
Mặt khác, người chủ doanh nghiệp rất cần có công nhân để tham gia sản xuất, người
chủ chỉ có các phương tiện máy móc, đối tượng lao động, nhưng như vậy vẫn chưa
đủ mà cần có con người sử dụng các dụng cụ lao động để tạo ra sản phẩm. Đặc biệt
là trong nền kinh tế thị trường, khi hàng hóa không những chỉ tiêu thụ trong nước
mà còn có xu hướng xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, nếu không có đủ công nhân
doanh nghiệp có thể bị phá vỡ hợp đồng và mọi việc sẽ trở nên xấu hơn, doanh
nghiệp sẽ phá sản. Ngược lại, người công nhân hay khác hơn là những người bán sức
lao động là những người vô sản, họ luôn mong muốn có việc làm để duy trì sự sống
cho họ và gia đình họ. Nếu không có doanh nghiệp với các nhu cầu lao động, thì
người công nhân vô sản không thể sống mà không có việc làm. Đây là mâu thuẫn cơ
bản, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là mâu thuẫn khách quan,
phổ biến, tồn tại trong tấc cả các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế buổi đầu tự do hóa đã bộc
lộ không ít những tồn tại yếu kém: lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán, thâm hụt
ngân sách, thị trường tài chính suy giảm trầm trọng, bong bóng trên thị trường nhà
đất Trong đó nổi cộm nhất là là vấn đề lạm phát. Theo tổng cục thống kê Việt Nam,
cuối năm 2007 lạm phát là 11%. Và hiện nay, lạm phát đã hơn 14%, trong đó hàng
lương thực thực phẩm là những mặt hàng có tỷ lệ lạm phát lớn nhất(từ 20-30%).
Lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, đến tấc cả các tầng lớp dân
cư. Đặc biệt là người có thu nhập thấp, nhất là người công nhân làm việc tại các
thành phố. Giá cả các mặt hàng tăng chóng mặt như vậy, nhưng đồng lương của công
nhân vẫn không tăng hoặc mức độ tăng không theo kịp lạm phát. Vì vậy mà đời sống
người công nhân đã khó khăn nay lại thêm khó khăn hơn. Thu nhập có được, người

lao động rất khó khăn trong việc bảo đảm cuộc sống tối thiểu. Như vậy giữa thu nhập
và mức sống trong tình hình mới hiện nay là mâu thuẫn chủ yếu. Nó hình thành trong
giai đoạn lạm phát tăng cao của nền kinh tế. Nó là một biểu hiện của mâu thuẫn lợi
ích giữa chủ doanh nghiệp và công nhân. Vì ở đây, người chủ doanh nghiệp biết rất
rõ về tình trạng giảm sút trong đời sống người công nhân do lạm phát gây ra. Nhưng
chủ doanh nghiệp lại không có các chính sách, hỗ trợ nhằm chi sẽ bớt gánh nặng cho
người công nhân trong thời kỳ khó khăn.
Cùng với mức lạm phát cao liên tục kéo dài, mâu thuẫn này càng tăng cao. Kết
quả là nhiều cuộc đình công của công nhân quy mô lớn đã nỗ ra. Sự đấu tranh ở đây
không có nghĩa là đấu tranh có vũ lực với mục đích là bài trừ hay tiêu diệt lẫn nhau
mà đấu tranh ở đây có tính cách là bài trừ và phủ định nhau giữa các mặt đó. Người
công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm… để đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất sức lao động. Ở đây, người công nhân không mong muốn nghỉ việc mà muốn
được cải thiện chế độ, chính sách của doanh nghiệp đối với họ. Nếu như những yêu
cầu của họ được đáp ứng, họ sẽ lại tiếp tục làm việc và có thể họ làm việc với cả tâm
huyết của họ khi mà họ cảm nhận được rằng ông chủ cũng rất quan tâm đến tâm tư
và đời sống công nhân.
Chúng ta cũng nhận thấy rất rõ rằng, qua thực tiễn các cuộc đấu tranh của công
nhân, không những đời sống của công nhân được cải thiện mà chất lượng sản phẩm
cũng tốt hơn, sản lượng cũng tăng hơn, và một điều quan trọng hơn hết là nhà quản
lý doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến đời sống lao động trong doanh nghiệp. Đó là
cơ sở vững chắc nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường
trong nước cũng như nươc ngoài. Chúng ta thử hình dung nếu như không có những
cuộc đình công của công nhân thì người chủ doanh nghiệp sẽ lợi dụng sức lao động
của công nhân càng nhiều, người công nhân phải mãi làm việc trong môi trường độc
hại và ô nhiễm trầm trọng với đồng lương không đủ trang trải cho cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, không có những cuộc đình công của công nhân được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ không tạo nên dư luận, Nhà
nước sẽ không biết để kịp thời can thiệp và cải thiện tình hình cho công nhân. Và như
thế doanh nghiệp cũng không có động lực để cải tiến môi trường lao động, cải thiện

cuộc sống công nhân.
Tóm lại, mâu thuẫn chủ yếu đã dẫn đến đấu tranh của công nhân, mâu thuẫn
này đến lượt nó thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện mọi mặt nhằm tồn tại và phát triển.
KẾT LUẬN
Đình công là một sự kiện xã hội có tính quy luật. Sự mâu thuẫn về lợi ích là
nguyên nhân chủ yếu cho những cuộc đình công. Đình công không chỉ giúp cho
người công nhân với tư cách là người bán sức lao động được hưởng những chế độ,
chính sách mà đáng ra họ được hưởng. Từ đó, tạo nên sự công bằng và cơ hội để
người công nhân có điều kiện sống tốt hơn, tương xứng với sức lao động mà họ đã
bỏ ra.
Đình công cũng là sự kiện giúp cho nhà nước có cơ sở thực hiện việc giám sát,
kiểm tra việc thực thi luật lao động của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp thực
hiện đầy đủ các chính sách xã hội cho người công nhân.
Như vậy, sự cụ thể hóa nguyên tắc xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển và
dựa trên cơ sở lý luận là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Và
việc vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn cho trường hợp của bào viết này đã cho thấy
rằng mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển xảy ra
trong thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Triết học – Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà xuất bản lý luận chính trị.
2. Triết học với cuộc sống (tập 1) – Tập thể tác giả khoa Triết học – Đại học kinh tế
TP.Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản tổng hợp TP.Hồ Chí Minh– năm 2007
3. Cẩm nang nhà quản lý, Phép biện chứng duy vật với Quản lý doanh nghiệp –
PGS.TS. Lê Thanh Sinh – Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
4. Triết học thực tiễn(tập 2) – Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
5. Một số tài liệu từ internet.

×