Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nâng cao hiệu quả giọng nói trong phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.43 KB, 37 trang )

Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
đại học quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa báo chí
---------------
Tiểu luận
Nâng cao hiệu quả của giọng nói
trong phát thanh hiện đại
1
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Phát thanh hiện đại
1. Xuất hiện phát thanh hiện đại
1.1. Điều kiện kỹ thuật
1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
2. Xu hướng của phát thanh hiện đại
2.1 Thông tin nhanh
2.2 Nói ngắn, viết ngắn
2.3 Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
2.4 Nâng cao tính chiến đấu
2.5 Xây dựng hệ thống phát thanh mở
2.6 Khai thác đặc điểm truyền thanh và thay đổi cách thể hiện giọng nói



II. Vai trò của giọng đọc trong phát thanh
1. Các yếu tố âm thanh trong phát thanh
2. Giọng đọc trong chương trình phát thanh
2.1. Đơn giọng – song giọng – đa giọng trong phát thanh
2.2. Chất giọng của từng người như thế nào là hợp lý
2.3. Mối quan hệ giữa người trình bày phát thanh với người chuẩn bị phát
thanh
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giọng nói trong phát thanh
1. Việc lựa chọn giọng - chất lượng giọng đọc
2
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
2. Vai trò của văn bản phát thanh
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Một số phát thanh viên có giọng đọc điển hình
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, cùng với sự phát triển về nhiều mặt của xã hội, truyền
thông đại chúng ở Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình to lớn để
đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí, giáo dục của công chúng. Không tách rời
với sự xu hướng đi lên chung, phát thanh cũng phải có nhiều thay đổi để
xứng đáng với vai trò là một phương tiện truyền thông mũi nhọn. Không chỉ
dừng lại ở sự cải tiến kỹ thuật, cách làm phát thanh, nội dung phát thanh
cũng có những chuyển biến hợp thời đại. Cải tiến về nội dung, âm thanh
trong chương trình phát thanh, đặc biệt là giọng đọc là việc cần làm.
Tuy nhiên trên thực tế, các bài viết, công trình nghiên cứu còn hết sức

tản mạn và chưa có sự tập trung. Bài tiểu luận này chỉ mong góp một vài ý
kiến, cách nhìn nhằm chỉ ra những yếu tố, điều kiện để nâng cao hiệu quả
của giọng nói trong phát thanh.
3
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Phát thanh hiện đại
1. Xuất hiện phát thanh hiện đại
“Vào lúc 11h30’ ngày 7-9-1945, năm ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Chính phủ lâm thời ra mắt Quốc dân đồng bào ở Quảng trường Ba
Đình, Đài Tiếng nói Việt Nam đã cất tiếng hùng dũng chào đời và từ đấy bắt
đầu một cuộc sống vô cùng phong phú trải qua nhiều chặng đường khác
nhau.” Chương trình được bắt đầu bằng câu nói “ Đây là Tiếng nói Việt
Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do bà
Dương Thị Ngân xướng trước và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Tiếp đó
là bài hát “Diệt phát xít” ( do 10 thanh nữ của Hội Phụ nữ cứu quốc cử đến
hát). Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất đọc bản Tuyên ngôn độc lập và
danh sách các thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30
phút là 30 phút chương trình do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn.
Tiếp đến là chương trình Tiếng Anh 15 phút và 15 phút chương trình Tiếng
Pháp. Tất cả đều phát trực tiếp vì chưa có ghi âm.
Đây là chương trình phát thanh đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam,
đánh dấu mốc son chói lọi cho sự mở đầu trong chặng đường phát triển của
phát thanh Việt Nam. Chương trình phát thanh đầu tiên không được phát
sóng mà chỉ phát trực tiếp tại chỗ. Những ngày đầu đầy khó khăn và gian
khổ với trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu. Chặng đường phát thanh hơn 60

4
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
năm qua của Đài Tiếng nói Việt Nam trải qua những bước thăng trầm của
lịch sử đã có những đổi thay vượt bậc. Một nền phát thanh hiện đại đã lộ
diện với những điều kiện tiên quyết về công nghệ kỹ thuật và điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội.
a. Điều kiện kỹ thuật
Trong lịch sử phát triển gần trọn một thế kỷ qua, công nghệ phát thanh
chỉ dừng lại ở kỹ thuật analog với 2 phương thức truyền sóng là FM và AM.
AM ( Amplinde Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong
phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.
Khi kỹ thuật FM ( Frequency Modulation) ra đời, nó đã thay thế hệ
thống phát thanh AM bởi tính ưu việt của mình. FM là kỹ thuật điều tần
được áp dụng trong phát thanh cực ngắn. FM có lợi thế hơn AM ở hai điểm:
- Hệ thống FM phát thẳng, không phải trải qua các khâu trung gian
như AM, chất lượng âm thanh tốt hơn AM, không bị nhiễu sóng.
- Chi phí đầu tư thấp hơn hẳn AM.
Và phải đến những năm nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, kỹ thuật số
(digital) và các phương pháp mã hóa đã tạo ra một cuộc cách mạng trong
công nghệ phát thanh. Đó là phát thanh số Digital Audio Broadcasting (viết
tắt là DAB) hay đôi khi còn gọi là DAR ( Digital Audio Radio). Phát thanh
số là giải pháp kỹ thuật tổng thể để truyền tín hiệu dưới dạng số từ studio tới
máy phát và sau đó từ ăngten tới các máy thu vô tuyến điện dân dụng.
Phát thanh số là công nghệ hứa hẹn cho phép truyền các chương trình
phát thanh không nhiễu và có chất lượng âm thanh trong vắt , không thua
kém đĩa CD tới thính giả nghe đài tại nhà hay đang di chuyển trên các

phương tiện giao thông. Trong khi đó cả hai hệ AM và FM đều không thể
5
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
cho một chất lượng âm thanh đồng đều trên toàn bộ diện tích phủ sóng yêu
cầu.
Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa năng, giúp con người tiếp
nhận nhiều hơn nhiều loại thông tin khác nhau. Phát thanh số khắc phục
được các nhược điểm của phát thanh AM, FM như nhiễu, méo trong truyền
sóng, giao thoa và đặc biệt là giải quyết vấn đề chật chội của dải tần số. Hơn
nữa, muốn phủ sóng cùng một vùng như nhau, máy FM cần công suất
50.000W, trong khi máy DAB chỉ cần công suất 1000W mà thôi.
Internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất, cho phép truyền tải
các loại thông tin như : văn bản, hình ảnh, âm thanh, số liệu ….với dung
lượng lớn và tốc độ cao, tạo ra hiệu ứng bùng nổ thông tin nên được gọi là
“siêu lộ thông tin”. Phát thanh trên Internet cũng là một bước tiến rất lớn về
kỹ thuật công nghệ của phát thanh hiện đại. Nghe website âm thanh qua nối
mạng Internet bạn có thể nạp và nghe lại các chương trình đã phát còn lưu
lại, điều mà phát thanh bằng sóng không thực hiện được hoặc muốn thực
hiện phải dùng máy ghi âm ghi lại chương trình lúc đang phát. Tốc độ chuẩn
hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên thế giới đạt tới 56Kbps. Con số
đài phát thanh có báo điện tử phát hành trên mạng hiện nay đang tăng với
một tốc độ kỷ lục 650%/năm.
Ở Việt Nam, ngày 3-2-1999, tờ báo điện tử đầu tiên của Đài Tiếng nói
Việt Nam có tên VOV News đã được phát hành trên mạng. Đây là một bước
hội nhập của Tiếng nói Việt Nam vào cộng đồng website âm thanh hiện đại
của các đài phát thanh quốc tế trên mạng, đáp ứng lòng mong mỏi của thính

giả, đặc biệt là đồng bào ở xa Tổ quốc.
b. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
6
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những thay đổi to lớn trong tất cả các
lĩnh vực của cuộc sống như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước đã đem lại bộ mặt mới cho đất
nước, đem lại cuộc sống mới cho người dân. Một điều rất dễ nhận thấy là
khi đời sống xã hội được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện,
trình độ văn hóa phát triển thì nhu cầu thưởng thức vui chơi giải trí của công
chúng cũng ngày càng phát triển tới một tầm cao mới.
Công chúng cần được thấy nhịp sống hối hả của hiện tại, cảm nhận
sâu sắc dòng chảy của thời gian, được gặp gỡ với những con người thực của
cuộc sống, lắng nghe họ để cùng tâm sự, trò chuyện, trao đổi. Cuộc sống số
gấp gáp, vai trò của cá nhân được nâng cao, con người độc lập hơn và cần
những giây phút riêng tư nhưng vẫn đầy giá trị. Phát thanh truyền thống cần
phải thay đổi dưới nội dung và hình thức mới mẻ để ngày càng đáp ứng cao
nhất nhu cầu của công chúng hiện đại.
Xu thế hội nhập toàn cầu hóa khiến con người mong muốn tìm hiểu
khám phá những miền đất mới, những con người mới và những nền văn hóa
mới, phát thanh hiện đại phải mở cho họ cánh cửa tri thức văn hóa cuộc sống
ấy. Phát thanh hiện đại hướng tới từng cá nhân công chúng trong cộng đồng.
2. Xu hướng của phát thanh hiện đại
Nói đến “xu hướng” là nói đến những vấn đề chung và khái quát nhất
đang dần được hình thành, trở thành một bước đi tất yếu trong bất cứ lĩnh

vực nào. Những thành tựu tuyệt vời về khoa học, công nghệ, tin học…của
thế kỷ 20 đã tạo ra tiền đề hình thành một nền phát thanh hiện đại với kỹ
thuật điện tử, máy móc phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21, mà số hóa
7
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
( Digital) là một khuynh hướng phổ biến. Với mạng Internet phủ khắp toàn
cầu, với hệ thống viễn thông hiện đại…những người làm phát thanh dễ dàng
có cơ sở để thực hiện những chương trình phát thanh hay, hấp dẫn, hiệu quả
hơn rất nhiều so với công nghệ của phát thanh truyền thống. Đây thực chất
là quá trình học hỏi thực hành từng bước chủ động hội nhập với nền phát
thanh hiện đại của thế giới.
Mục đích lớn nhất của những người làm phát thanh hiện đại đó chính
là trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, cùng với con người sẵn có và cuộc sống
đầy ắp sự kiện, hiện tượng hàng ngày làm sao để lấy để lấy được thông tin
nhanh nhất, truyền tải đến công chúng thính giả nghe đài kịp thời nhất và
bằng những cách thức , phương tiện biểu đạt sinh động, hấp dẫn nhất. Và
những xu hướng của phát thanh hiện đại đang dần tiến kịp và hoàn thiện
mục đích bức thiết và chính đáng trên
2.1 Thông tin nhanh
Đây là thế mạnh của phát thanh đang được tập trung khai thác để cạnh
tranh với các loại hình báo chí khác. Một trong những ưu điểm của phát
thanh đó là tính cùng lúc, đồng thời. Sự kiện nóng hổi được nhanh chóng
truyền tải đến công chúng với những tin tức cập nhật và những lời bình luận
sắc sảo.
Muốn thông tin nhanh thì người làm báo phải giỏi và có cơ chế
khuyến khích rõ ràng.

Phát thanh trực tiếp và cầu truyền thanh được xem là một xu thế tất
yếu của phát thanh hiện đại nhằm mục đích thông tin nhanh nhạy, kịp thời.
Những cuộc tường thuật trực tiếp tại nơi đang diễn ra sự kiện, những cuộc
“khẩu chiến” về một sự kiện kinh tế , chính trị quan trọng…được đưa trực
8
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
tiếp lên sóng, công chúng sẽ luôn cảm thấy mình đang được tham gia vào
chính chương trình ấy.
2.2 Nói ngắn, viết ngắn :
Đây là đòi hỏi khắt khe của phát thanh hiện đại. Một bài viết hay về
một vấn đề, nếu như đọc trên đài 15 phút liên tục chỉ mỗi duy nhất một bài
đó thì dù giọng đọc có hay đến đâu đi chăng nữa, người nghe cũng cảm thấy
mệt mỏi và không thể cảm nhận được hết cái hay của bài đó. Nói càng
ngắn, hiệu quả thuyết phục người nghe càng cao. Thông tin chính xác được
diễn tả bằng ngôn ngữ súc tích, giàu hình ảnh. Khuynh hướng chung của
nhiều đài phát thanh trên thế giới là tin dài không quá 1 phút, phỏng vấn
khoảng 3-4 phút, phóng sự không quá 6 phút, bình luận từ 3-4 phút.
Kết cấu một chương trình phát thanh cũng phong phú và đa dạng hơn
khi các thành phần trong nó ngắn và hấp dẫn hơn. Cũng như một bữa ăn có
nhiều món, mỗi món một ít bao giờ cũng hấp dẫn thực khách hơn rất nhiều.
2.3 Tăng tính đời thường và đáp ứng yêu cầu giải trí
Trong chương trình phát thanh, khi cuộc sống được phản ánh đậm nét
trong đó thì tính hấp dẫn của phát thanh sẽ tăng cao. Đời thường nhưng
không tầm thường, đời thường có chọn lọc sẽ đạt được yêu cầu khái quát
cao. Nhịp sống công nghiệp ngày càng tăng thì yêu cầu giải tỏa và nhu cầu
giải trí của con người ngày càng nhiều. Chiếc radio muốn trở thành bạn thì

phải tôn trọng và đáp ứng kịp thời những nhu cầu này. Giải trí trên phát
thanh lành mạnh, trí tuệ, hàm chứa tính chất giáo dục, nâng cao kiến thức.
9
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
2.4. Nâng cao tính chiến đấu cũng tức là nâng cao sức hấp dẫn với người
nghe đài
Tính chiến đấu thể hiện rõ nét nhất ở cái nhìn sắc sảo trước hiện thực
cuộc sống phong phú, đa dạng, phức tạp, thể hiện trong chính kiến của người
làm báo và của các chương trình phát thanh bảo vệ đường lối quan điểm của
Đảng, Nhà nước; thể hiện trong quan điểm đấu tranh không khoan nhượng
với kẻ thù và các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.
Muốn nâng cao tính chiến đấu thì những người làm phát thanh phải
nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp, tự đổi mới và chống tiêu cực
bắt đầu ngay từ chính mình. Có như thế mới tăng tính hấp dẫn cho công
chúng.
2.5. Xây dựng hệ thống phát thanh có tính mở
Hệ thống phát thanh hiện đại mở theo phương diện :
“Mở” cho thính giả, cho phát thanh viên( PTV), biên tập viên( BTV).
“Mở” được thể hiện qua phát thanh trực tiếp hiện đại.
Phát thanh trực tiếp là phương pháp phát thanh hiện đại, tạo ra một
phong cách làm việc mới cho đội ngũ những người làm công tác phát thanh
hiện đại.
Phát thanh trực tiếp thu hút sự chú ý của công chúng bởi tính chất
nóng hổi của sự kiện. Vấn đề được phản ánh cùng với không khí giao lưu
gần gũi , tự nhiên giữa những người làm chương trình với người nghe. Thính
giả không chỉ là người thụ động nghe chương trình mà còn chủ động tham

gia tích cực vào quá trình truyền thông bằng cách tham gia ý kiến trực tiếp
tại hiện trường, gọi điện thoại đến chương trình…
10
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Phóng viên, BTV cũng sẽ tham gia tích cực vào phát thanh trực tiếp vì
rằng sẽ không có PTV đọc sẵn tin nữa, và cũng không phải PTV nào cũng có
khả năng kiến thức chuyên môn cần thiết cho chương trình. Chính vì thế,
mà một chương trình phát thanh trực tiếp “mở” tạo điều kiện cho sự tham
gia trực tiếp của tất cả mọi đối tượng, làm cho chương trình thật sự có tính
thời sự, hấp dẫn.
2.6. Khai thác triệt để đặc điểm của truyền thanh và đổi mới phương
pháp thể hiện trình bày và giọng đọc trên sóng phát thanh
Xu hướng của phát thanh hiện đại là “ đối thoại” trên sóng với thính
giả. Hạn chế và phấn đấu sớm chấm dứt tình trạng cả một chương trình phát
thanh không có tiếng động, không có tiếng nói của nhân dân, của người lao
động, chỉ có 2 PTV song dẫn, đọc bài, đọc tin; phát triển theo hướng đa
thanh, đa giọng.
Hơn nữa, phấn đấu nâng cao chất lượng âm nhạc trên sóng phát thanh
hiện đại : nhạc cắt, nhạc tiết mục, nhạc minh họa, nhạc thưởng thức giáo dục
thẩm mỹ…tạo sắc màu mới cho chương trình phát thanh thêm hấp dẫn , tăng
tính biểu cảm của âm nhạc phát thanh
Trên đây, là 6 xu hướng của phát thanh hiện đại. Sáu xu hướng này
không tồn tại độc lập riêng lẻ mà đan xen, hòa quyện, bổ trợ cho nhau. Có
kết hợp tốt 6 xu hướng này, chúng ta khẳng định sẽ xây dựng được các
chương trình phát thanh hiện đại hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu thính giả cao
hơn nữa.

II. Vai trò của giọng đọc trong phát thanh
1. Các yếu tố âm thanh trong chương trình phát thanh
11
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng truyền tải qua âm thanh
tuyến tính. Âm thanh trong phát thanh gồm 3 yếu tố : giọng nói, âm nhạc và
tiếng động.
Đây là 3 yếu tố không thể thiếu, được sử dụng linh hoạt trong chương
trình phát thanh với mục đích tạo hiệu quả cao nhất cho chương trình. Âm
nhạc giúp đảm bảo nhu cầu giải trí của loại hình phát thanh, đồng thời có
tăng dụng bổ trợ tăng sức thuyết phục, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn cho chương
trình phát thanh. Tuy nhiên, đến nay âm nhạc vẫn chưa được sử dụng một
cách hiệu quả và triệt để trong phát thanh. Bản thân việc sử dụng nhạc cũng
là một kỹ năng cần rèn luyện, điều này cần ở người làm chương trình vốn
kiến thức âm nhạc nhất định, và thậm chí phải có tài năng Vấn đề âm nhạc
trên sóng phát thanh : Theo kết quả đã nêu ở trên, tỷ lệ thính giả thích có sự
xuất hiện của âm nhạc trên sóng phát thanh là rất cao. Vì vậy, có thể khẳng
định âm nhạc là một công cụ hiệu quả nhằm tăng tính hấp dẫn của chương
trình phát thanh. Trong một hội thảo về không gian âm nhạc trên sóng phát
thanh do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức tại tp Hồ Chí Minh vào năm 2004,
nhạc sĩ Trần Xuân Tiến , Trưởng ban văn nghệ Đài tiếng nói nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra một thực tế “ Phải nói hơi buồn là phát thanh giờ
đây dường như chỉ dành cho người nghèo. Như chương trình trên hệ AM
của Đài chúng tôi, dân nội thành gần như không ai nghe”. Có nhiều nguyên
nhân được nêu ra để giải thích cho vấn đề này và cũng có một số ý kiến trái
ngược. Và cái hệ lụy ấy cũng lan sang âm nhạc trên sóng phát thanh, âm

nhạc phát thanh cần phải có nhiều hơn những cố gắng để thu hút thính giả
đến với chương trình. Theo kinh nghiệm của các Đài lớn trên thế giới thì
phát thanh hiện đại chính là sự kết hợp của tin tức và âm nhạc theo công
thức : Phát thanh hiện đại = tin tức + âm nhạc.
12
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
Tiếng động là một yếu tố không thể thiếu trong phát thanh, đặc biệt là
trong phát thanh hiện đại. Không giống như báo in có hình ảnh minh hoạ,
giải thích bổ sung thông tin, báo hình có hình ảnh sinh động, âm thanh phải
sử dụng chủ yếu kênh âm thanh, tác động duy nhất đến thính giả qua thính
giác. Chính vì thế, để tạo độ chân thực sinh động và đảm bảo tính thuyết
phục cho tác phẩm phát thanh, người làm phát thanh không được quên đi
tiếng động. Tiếng động có 2 loại : tiếng động có sẵn trong tự nhiên và tiếng
động do con người tạo ra. Dù sử dụng kiểu tiếng động nào cũng cần nhớ, vì
báo chí là chân thực, là sự thực, vì thế tiếng động trong phát thanh cần sự
chân thực. Mọi sự giả tạo đều gây cảm giác khó chịu và đặc biệt là mất lòng
tin ở cơ quan báo chí.
Giọng nói, đây là yếu tố quan trọng nhất trong một chương trình phát
thanh. Khán giả nghe thông tin như thế nào, tiếp nhận đến đâu, cách truyền
đạt bằng giọng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, sự quan
tâm, đầu tư trong việc lựa chọn giọng đọc, cách thể hiện phù hợp với chương
trình là một việc cần làm của người làm phát thanh. Để nghiên cứu riêng về
giọng nói đã là một vấn đề rông lớn, tìm hiểu nhằm nâng cao hiệu quả
truyền đạt của giọng nói còn là một việc khó khăn hơn. Chính vì thế, bài tiểu
luận này nhằm làm sáng tỏ một vài vấn đề thực tiễn và lý thuyết về giọng
nói, và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giọng

đọc trong chương trình phát thanh.
Về giọng đọc trong phát thanh như đã nói ở trên có rất nhiều vấn đề
cần làm rõ và nghiên cứu sâu, đòi hỏi thời gian và sự đầu tư. Ở đây, trong
dung lượng ngắn, bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản của
giọng nói trong phát thanh. Đó là :
- Đơn giọng – song giọng – đa giọng trong phát thanh
13
Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
- Chất giọng thế nào là hợp lý
- Mối quan hệ giữa người trình bày với người chuẩn bị văn
bản phát thanh
2. Giọng đọc trong chương trình phát thanh
2.1. Đơn giọng – song giọng – đa giọng trong phát thanh
Cùng với sự bùng nổ thông tin toàn cầu, phát thanh ngày càng phải nỗ
lực , phát triển, thay đổi để hòa mình vào dòng thông tin đó. Cuộc sống ngày
càng hối hả, vai trò của mỗi con người trong xã hội được nâng cao. Chính vì
thế mà tiếng nói của mỗi người ngày càng được coi trọng. Một trong 6
khuynh hướng của phát thanh hiện đại nhằm đáp ứng của con người đó là :
xây dựng chương trình phát thanh “mở”. Có nghĩa là trong một chương trình
phát thanh, không chỉ có PTV, BTV mà còn có sự xuất hiện của những
người dân bình thường, nhất là phát thanh dành cho mọi đối tượng nói lên ý
kiến của mình.
Lời nói trong phát thanh có 2 dạng :
- Độc thoại : tức là cách nói một chiều do một người hay nhiều người
cùng thực hiện ( có thể do một PTV đọc tin đơn thuần gọi là đơn giọng, hay
2 người thay nhau đọc gọi là song giọng ).

- Đối thoại : đối đáp giữa 2 người ( có thể là 2 PTV đối thoại với nhau
hay của một phóng viên đối thoại với nhân chứng kể cả trong trường hợp
trực tiếp hay đã ghi băng ).
Phát thanh hiện đại kết hợp cả hai hình thức này ( độc thoại và đối
thoại) tạo nên bức tranh phong phú, đa dạng cho chương trình phát thanh.
Và đây chính là tính chất đa giọng của phát thanh.
14

×