KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA LÂY
NHIỄM HIV/AIDS Ở NGƯỜI NỮ HÀNH NGHỀ MÁT-XA
Tóm tắt
Mục tiêu Xác định tỉ lệ nữ tiếp viên hành nghể massage tại tỉnh Bình
Dương trong năm 2006 có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng trong phòng
chống HIV/AIDS.
Phương pháp Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 396
người nữ đang hành nghề mát-xa trong các cơ sở mát-xa. Các đối tượng tự
điền, nặc danh, câu trả lời cho những câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng lây nhiễm HIV/AIDS, và những dữ kiện nền về dân số xã
hội. Số thống kê mô tả là tỉ lệ đối tượng có kiến thức, thái độ, thực hành
đúng. Tỉ lệ được so sánh với phép kiểm chi bình phương, mức độ kết hợp
được ước lượng bằng tỉ số số chênh, và khoảng tin cậy 95%. Phân tích đa
biến được thực hiện với hồi qui logistic.
Kết quả Tỉ lệ có kiến thức đúng về phòng chống HIV/AIDS, đánh giá
chung, là không cao (69,62%), trong đó, đặc biệt thấp, chỉ 20,45%, là kiến
thức đúng về những biện pháp phòng lây nhiễm. Trên 80% chấp nhận sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nhưng chỉ trên dưới
50% đồng ý với những biện pháp phòng chống khác, cũng như không phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Có 14,48% có quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân, trong đó, chỉ có 50,34% luôn luôn sử dụng bao cao su. Tỉ lệ
thực hành đúng với những biện pháp phòng lây nhiễm khác là cao. Có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với kiến thức; kiến thức với
thái độ; và kiến thức, tình trạng hôn nhân với thực hành.
Kết luận Kiến thức, thái độ, và thực hành trong phòng chống lây
nhiễm HIV/AIDS của những người nữ hành nghề mát-xa tại tỉnh Bình
Dương trong năm 2006 là còn kém. Giáo dục sức khỏe là vô cùng cấp thiết,
nhấn mạnh nhiều hơn vào các đường lây, và các biện pháp phòng lây, với
đối tượng ưu tiên là những người trẻ dưới 20 tuổi.
ABSTRACT
Objective To identify the proportion of female massagers at Binh
Duong district having correct knowledge, attitude, and practices in
HIV/AIDS prevention
Methods A cross-sectional study was conducted among 396 females
currently working as massagers at massage parlors. An anonymous self-
administered questionnaire was used to collect data on knowledge, attitude,
and practices in HIV/AIDS prevention, and socio-demographic background
data. Descriptive statistics were the proportion of respondents having correct
knowledge, attitude, and practices. Comparison of proportions was
performed with chi squared test, and the magnitude of association was
estimated with odds ratio and the corresponding 95% confidence interval.
Multivariate analyses were done using logistic regression.
Results The overall correct knowledge was not high (69.62%), and
particularly low was the proportion of correct answers regarding preventive
measures (20.45%). Over 80% of the respondents agreed to use condoms in
illegitimate sexual relationship, but just around 50% accepted other
preventive measures, or not having a discrimination against infected persons.
It was noted 14.48% of the study subjects practiced illegitimate sexual
relationship, but only 50.34% of them always used condoms. The
proportions of proper practice in other preventive measures were high. There
was a statistically significant association between knowledge and age
groups; knowledge and attitude; and knowledge, marital status and practice.
Conclusions Knowledge, attitude, and practices in HIV/AIDS
prevention among female massagers at Binh Duong province were
insufficient. Health education was evidently an urgent need, especially for
the priority group of less than 20 years of age, and should focus on
information of transmission routes, and preventive measures.
Đặt vấn đề
Theo báo cáo của UNAIDS/WHO đến tháng 12/2005, có khoảng 40,3
triệu người bị nhiễm HIV, trong đó có 17,5 triệu phụ nữ. Phụ nữ sống chung
với HIV đã tăng lên trong từng vùng trên thế giới trong thời gian 2 năm qua.
Theo Ngân hàng Thế giới, hiện nay đang có sự gia tăng “nạn nhân” của dịch
HIV/AIDS toàn cầu trong số các cô gái trẻ [2], với sự gia tăng mạnh nhất ở
Đông Nam Á. Dịch HIV/AIDS khởi phát tại tỉnh Bình Dương vào năm
1993, và đến 31/10/2005, luỹ tích số trường hợp nhiễm HIV/AIDS là 4179,
số chuyển sang AIDS là 984, và số tử vong do AIDS là 257 [3]. Những
trường hợp nhiễm HIV/AIDS phần lớn tập trung vào lứa tuổi 20-29 (phù
hợp với thống kê chung của cả nước và trên thế giới [1]). Nhiều công trình
nghiên cứu và can thiệp đã được tiến hành trên các đối tượng nguy cơ cao
như mãi dâm, ma túy, tiếp viên nhà hàng, v.v., nhưng còn một đối tượng
chưa được quan tâm đến dù có nguy cơ nhiễm cao và có tác động đến sự lây
nhiễm, đó là những nữ tiếp viên hành nghề mát-xa. Để có những thông tin
cơ bản cho việc xây dựng những chương trình can thiệp toàn diện, nghiên
cứu này được thực hiện với mục đích xác định tỉ lệ nữ tiếp viên hành nghể
mát-xa tại tỉnh Bình Dương trong năm 2006 có kiến thức, thái độ, và thực
hánh đúng trong phòng chống HIV/AIDS.
Đối tượng và phương pháp
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng Năm đến tháng
Bảy năm 2006 trên toàn bộ dân số mục tiêu là những người nữ đang hành
nghề mát-xa trong các cơ sở mát-xa tại tỉnh Bình Dương vào thời điểm
nghiên cứu. Để có 95% tin tưởng xác định được 50% nữ hành nghề mát-xa
có kiến thức, thái độ, hoặc thực hành đúng trong phòng chống HIV/AIDS,
với sai số cho phép là 5%, cỡ mẫu nghiên cứu được ước lượng là 385 đối
tượng. Sau khi được trình bày mục đích và nội dung của nghiên cứu, các đối
tượng tự điền, nặc danh, câu trả lời cho những câu hỏi về kiến thức (điều trị,
đường lây, và các cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS), thái độ (đối với việc sử
dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, dùng riêng những
vật dụng cá nhân, đối xử với người nhiễm), thực hành (quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân,
sử dụng riêng những vật dụng cá nhân, và xét nghiệm trong vòng 6 tháng
qua), nguồn thông tin về HIV/AIDS, và những dữ kiện nền (tuổi, lý do hành
nghề, trình độ học vấn, thời gian hành nghề, và tình trạng hôn nhân). Dữ
kiện được phân tích với phần mềm STATA 8.0. Số thống kê mô tả là tỉ lệ
đối tượng có kiến thức, thái độ, hoặc thực hành đúng. Tỉ lệ được so sánh với
phép kiểm chi bình phương, mức độ kết hợp được ước lượng bằng tỉ số số
chênh (OR), và khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR. Phân tích đa biến được
thực hiện với hồi qui logistic.
Kết quả
Bảng 1. Những đặc tính của mẫu nghiên cứu
Đặc tính Tần
số (%)
Tuổi
15-19 40
(10,10)
20-24 222
(56,06)
25-29 98
(24,75)
≥ 30 36
(9,09)
Tình trạng hôn
nhân
Chưa lập gia 298
đình (75,25)
Đang có chồng
60
(15,15)
Ly thân 14
(3,54)
Ly dị 22
(5,56)
Goá 2
(0,51)
Trình độ học
vấn
Mù chữ 6
(1,52)
Tiểu học 50
(12,63)
Trung học cơ 276
sở (69,70)
Phổ thông
trung học
63
(15,91)
Cao đẳng, đại
học
1
(0,25)
Lý do hành
nghề
Không nghề 179
(45,32)
Thu nhập cao 95
(24,05)
Việc làm nhẹ
nhàng
90
(22,78)
Khác 31
(7,85)
Thời gian hành nghề (năm)
Bảng 2. Các nguồn truyền
thông tiếp cận về HIV/AIDS
Kênh truyền
thông
Tần
số (%)
Truyền hình 147
(37)
Phát thanh 58
(14,72)
Báo chí 30
(7,61)
< 1 115
(29,04)
1-2 214
(54,04)
3-4 55
(13,89)
≥ 5 12
(3,03)
Pa-nô, áp
phích, tờ rơi
10
(2,54)
Trường học 12
(3,05)
Gia đình, bạn
bè
25 (6,35)
Cán bộ, cộng
tác viên y tế
126
(31,98)
Bảng 3. Kiến thức đúng về HIV/AIDS
Nội dung Tần số
(%)
Kiến thức
Đường lây 202
(51,01)
Khả năng
điều trị
219
(55,30)
Phòng lây
nhiễm
81 (20,45)
Kiến thức
chung đúng
275
(69,62)
Thái độ
Sử dụng bao
cao su trong quan
hệ tình dục ngoài
hôn nhân
322
(81,31)
Sử dụng
riêng bàn chải răng
213
(46,21)
Sử dụng
riêng kềm cắt móng
221
(55,81)
Sử dụng
riêng dao cạo
216
(54,55)
Không cách
ly người nhiễm
217
HIV (54,80)
Thái độ
chung đúng
199
(50,25)
Thực hành
Có quan hệ
tình dục ngoài hôn
nhân
43
(14,48)
Sử dụng bao
cao su khi quan hệ
tình dục ngoài hôn
nhân
Luôn luôn 23
(50,34)
Thỉnh thoảng
12
(28)
Không sử
dụng
6
(14)
Không trả lời
2
(7,66)
Sử dụng
riêng bàn chải răng
354
(95,12)
Sử dụng
riêng dao cạo
354
(92,91)
Sử dụng
riêng kềm cắt móng
321
(84,03)
Xét nghiệm
trong vòng 6 tháng
qua
327
(86,74)
Thực hành
chung đúng
390
(82,86)
Bảng 4. Những yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ chung
Yếu
tố
Kiến
thức
Tần
số (%)
OR
(KTC 95%)
p
Tuổi
(năm)
15-
19
17
(42,50)
1
20-
24
160
(72,40)
3,55
(1,77-7,09)
<0,001
25-
29
70
(71,43)
3,38
(1,57-7,27)
0,002
>30 28
(77,78)
4,74
(1,73-12,94)
0,002
Thái
độ
Kiến
thức
Đúng
147
(53,45)
1,55
(1,01-2,39)
0,05
Sai 51
(42,50)
Bảng 5. Những yếu tố liên quan đến thực hành chung
Yếu tố OR
(KTC
95%)
p
Kiến
thức đúng
Chưa
có gia đình,
đang có
chồng
1,78
(0,95-3,33)
0,07
Ly
thân, ly dị,
goá
30
(2,79-322)
0,005
Ở người có kiến thức chưa đúng
Chưa
có gia đình,
đang có
chồng
21,9
(2,49-192)
0,005
Đa số nữ hành nghề mát-xa ở nhóm tuổi 20-24, chưa lập gia đình,
trình độ học vấn trung học cơ sở, chọn nghề mát-xa vì không có nghề khác,
thời gian hành nghề từ một đến hai năm (Bảng 1). Hai kênh truyền thông
giáo dục sức khoẻ về HIV/AIDS được tiếp cận nhiều nhất là truyền hình, và
cán bộ, cộng tác viên y tế (Bảng 2). Tỉ lệ người nữ hành nghề mát-xa có kiến
thức đúng về phòng chống HIV/AIDS, đánh giá chung, là không cao
(69,62%) (Bảng 3), trong đó, đặc biệt thấp, chỉ 20,45%, là kiến thức về
những biện pháp phòng lây nhiễm như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục ngoài hôn nhân, không sử dụng bơm kim tiêm chung nhất là trong tiêm
chích ma túy, và không sử dụng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải
răng, kềm cắt móng. Trên 80% chấp nhận sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục ngoài hôn nhân, nhưng chỉ trên dưới 50% đồng ý với những biện
pháp phòng chống khác, cũng như không phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS. Có 14,48% có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, trong đó, chỉ có
50,34% luôn luôn sử dụng bao cao su. Tỉ lệ thực hành đúng với những biện
pháp phòng lây nhiễm khác là cao.
Tỉ lệ có kiến thức chung đúng có khuynh hướng tăng theo nhóm tuổi
(Bảng 4), và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Người có kiến thức có thái
độ đúng nhiều hơn. Tình trạng hôn nhân có tương tác với kiến thức trong
mối liên quan giữa kiến thức với thực hành (Bảng 5). Ở nhóm chưa có gia
đình hoặc đang có chồng, và nhóm ly thân, ly dị, goá, người có kiến thức thì
thực hành tốt hơn người không có kiến thức, nhưng ýý nghĩa thống kê chỉ
được ghi nhận ở nhóm ly thân, ly dị, và goá. Ở nhóm có kiến thức chưa đúng
thì người chưa có gia đình hoặc đang có chồng thực hành tốt hơn người ly
thân, ly dị, hoặc goá.
Bàn luận
Nghiên cứu đã khảo sát được 369 người nữ hành nghề mát-xa trên
toàn tỉnh Bình Dương, gần như toàn bộ dân số mục tiêu, do đó kết quả
nghiêu cứu là thông tin từ dân số. Đa số nữ hành nghề mát-xa chưa lập gia
đình, còn trẻ, 20-24 tuổi (Bảng 1), vì trong thực tế, những người lớn tuổi khó
thu hút được khách hàng. Đa số chọn nghề mát-xa vì không có nghề nào
khác. Với người có trình độ học vấn là trung học cơ sở, không được đào tạo
chuyên môn, họ sẽ khó tìm được việc làm trong những cơ quan, xí nghiệp
khác. Theo đúng nguyên tắc người hành nghề mát-xa phải qua một khoá
huấn luyện về kỹ thuật chuyên môn, và phải thi lấy chứng chỉ trước khi hành
nghề. Thu nhập của nhân viên mát-xa chủ yếu trên tiền “tip” của khách
hành, và phần trăm tính trên vé, tổng cộng trung bình khoảng 2 đến 3 triệu
đồng mỗi tháng. Có thể xem đây là một nghề không đòi hỏi chuyên môn
cao, lao động tương đối nhẹ nhàng, và thu nhập khá.
Nguồn thông tin về HIV/AIDS
Hai nguồn thông tin giáo dục sức khỏe về HIV/AIDS mà những người
nữ hành nghề mát-xa tiếp cận được nhiều nhất là truyền hình, và cán bộ y tế
hoặc cộng tác viên y tế (Bảng 2). Điều này đúng với thực tế truyền thông
giáo dục sức khỏe tại địa phương [6], và cũng cho thấy tính hiệu quả của
truyền hình và nhân viên y tế. Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng
trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS,
do đó, cần duy trì và phát huy hơn nữa hoạt động giáo dục sức khỏe của
truyền hình và nhân viên y tế.
Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS
Chỉ khoảng phân nữa những người nữ hành nghề mát-xa tại Bình
Dương hiểu biết về đường lây và khả năng điều trị được của HIV/AIDS
(Bảng 3). Đặc biệt tỉ lệ biết đúng về những biện pháp phòng tránh là rất
thấp, chỉ có 20,54%, thấp hơn nhiều so với kết quả tương ứng của một
nghiên cứu tại Bình Dương năm 2002 trên những tiếp viên nhà hàng [2]. Để
được đánh giá là có kiến thức, đối tượng phải đạt được tối thiểu 75% tổng số
điểm của các câu hỏi liên quan, và một ngưỡng tương đối cao có thể là lý do
giải thích cho một kết quả thấp. Tuy nhiên, ngưỡng tính điểm này được đặt
trên cơ sở lý luận của một nghiên cứu vào thời điểm 2006, 13 năm sau khi
HIV/AIDS xuất hiện tại Bình Dương, và trong suốt khoảng thời gian đó,
những công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đã được tiến hành thường
xuyên. Đây là một thông tin mà các ngành chức năng tại địa phương cần
quan tâm, vì nghiên cứu này được thực hiện vào thời điểm năm 2006, nhưng
sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu lại kém hơn. Một sự hiểu biết không
đầy đủ hoặc không toàn diện có thể dẩn đến những hành vi sai lầm, và tăng
nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, để nâng cao kiến thức cho những đối tượng này,
những việc cần phải làm trong tương lai là rà soát lại những nội dung truyên
tuyền, thông điệp truyền thông cần cụ thể, dễ hiểu, số lần tuyên truyền nhiều
hơn, liên tục, và nhắc lại.
Tỉ lệ có kiến thức chung đúng có khuynh hướng tăng theo tuổi (Bảng
4), và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Kết luận nhân quả là chưa vững
trong nghiên cứu cắt ngang, nhưng tính khuynh hướng là khá rõ nét. Đối
tượng ưu tiên trong giáo dục sức khỏe về HIV/AIDS cho người nữ hành
nghề mát-xa là những người dưới 20 tuổi.
Thái độ dối với những biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS
Trên 80% chấp nhận sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ngoài
hôn nhân, nhưng chỉ trên dưới 50% đồng ý với những biện pháp phòng
chống khác, cũng như không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
(Bảng 3). Kiến thức về các biện pháp phòng chống HIV/AIDS là thấp,
nhưng thái độ chấp nhận sử dụng bao cao su khi quan hệ tình ngoài hôn
nhân là cao, cho thấy rằng sự chấp nhận này có thể không vì mục đích phòng
nhiễm mà vì những mục đích khác, thí dụ, tránh thai.
Tỉ lệ đối tượng có thái độ đối xử đúng với người nhiễm HIV/AIDS là
83,7% vẫn thấp hơn so với một kết quả nghiên cứu ở miền trung, dù khác
đối tượng, nhưng ở thời điểm hơn 5 năm trước [5]. Quan điểm phòng chống
HIV/AIDs hiện nay chống kỳ thị, phân biệt, mà cần phải giúp đỡ người
nhiễm hoà nhập cộng đồng, giảm thiểu tác hại xấu do AIDS gây ra. Thái độ
xuất phát từ tâm lý sợ hãi căn bệnh của thế kỷ là thái độ không đúng nhưng
vẫn còn tồn tại, và cần được chú ý trong công tác truyền thông. Tỉ lệ thái độ
chung thấp 50% có lẻ do cách tính điểm, mặc dù tỉ lệ riêng rẻ từng thái độ là
cao. Thái độ chấp nhận chung là cao ở những người có kiến thức chung tốt
hơn (Bảng 4), nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe.
Thực hành phòng lây nhiễm HIV
Có 14,48% nữ hành nghề mát-xa có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân
(Bảng 3). Đánh giá đúng về thực hành quan hệ tình dục là khó, đặc biệt càng
khó với quan hệ ngoài hôn nhân, vì quan hệ tình dục là vấn đề riêng tư, nhạy
cảm, ngay cả với một bộ câu hỏi tự điền và nặc danh. Điều này hàm ý rằng
sự thực, tỉ lệ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ở những người nữ hành
nghề mát-xa còn cao hơn đã ghi nhận. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là
trong số những người có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, chỉ có 50,34%
luôn luôn sử dụng bao cao su, và 14% không bao giờ (Bảng 3). Việc sử dụng
bao cao su có thể nhằm mục đích phòng bệnh lây qua đường tình dục, hoặc
tránh thai. Khả năng sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn
nhân tùy thuộc nhiều yếu tố như ý thức của bản thân, tính sẵn có, sự chấp
thuận của khách hàng. Dù do động cơ nào, trong điều kiện nào, nhưng tỉ lệ
sử dụng bao cao su thấp là một nguy cơ cao của cả nữ hành nghề mát-xa và
khách hàng của họ.
Tỉ lệ thực hành đúng trong việc sử dụng riêng những vật dụng cá nhân
(bàn chải răng, cắt móng, dao cạo) là cao, có thể do những vật dụng này là rẻ
tiền và luôn sẵn có. Tỉ lệ thực hành đúng về xét nghiệm trong vòng 6 tháng
qua là rất cao (86,47%) thể hiện sự quan tâm đến sức khoẻ bản thân. Bên
cạnh đó, còn có một qui định về khám sức khỏe định kỳ ở những người nữ
hành nghề mát-xa, và đây là một trong những tiêu chí kiểm tra hành nghề
khiến cho sự tuân thủ là cao.
Tình trạng hôn nhân có tương tác với kiến thức trong mối liên quan
giữa kiến thức với thực hành (Bảng 5). Khả năng suy diễn nhân quả là hạn
chế với thiết kế cắt ngang, tuy nhiên, nếu mối liên quan nhân quả thật sự tồn
tại thì có thể được lý giải như sau. Khi chưa hiểu biết đầy đủ về phòng
chống lây nhiễm HIV/AIDS, khả năng thực hành tốt hơn ở những người nữ
chưa có gia đình hoặc đang sống với chồng (so với những người ly thân, ly
dị, goá) có thể do một dự tính hôn nhân trong tương lai, hoặc để giữ sự bền
vững của gia đình.
Mát-xa là một công việc có mức độ lao động vừa phải, không đòi hỏi
chuyên môn cao, và thu nhập là khích lệ. Hầu hết những người hành nghề là
nữ, trẻ tuổi, và trình độ học vấn không cao. Trong thực tế, do nhiều điều kiện
khác nhau, trong đó, có sự đòi hỏi về tình dục của khách hàng, những người
nữ hành nghề mát-xa có nhiều nguy cơ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây
qua đường tình dục khác. Mặc dù công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
về phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Bình Dương đã được thực hiện hơn năm
năm qua trong cộng đồng, nhưng nhóm nữ hành nghề mát-xa chưa được
quan tâm đúng mức. Trừ những hạn chế của một thiết kế cắt ngang trong kết
luận nhân quả, nhưng nghiên cứu đã được tiến hành gần như trên toàn bộ
dân số mục tiêu, do đó, những số thống kê mô tả là những thông tin từ dân
số. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ, và thực hành trong
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của những người nữ hành nghề mát-xa
tại tỉnh Bình Dương trong năm 2006 là còn kém. Giáo dục sức khỏe là vô
cùng cấp thiết, nhấn mạnh nhiều hơn vào các đường lây, và các biện pháp
phòng lây, với đối tượng ưu tiên là những người trẻ dưới 20 tuổi.