Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con đường sống nào cho các thương hiệu Mỹ? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.97 KB, 5 trang )

Con đường sống nào cho các
thương hiệu Mỹ?

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã đưa ra nhiều cảnh
báo rằng quá trình toàn cầu hóa đã chết khi mà thương mại và
đầu tư chậm lại. Trên thực tế, nếu bạn muốn cảm nhận nơi nào
các công ty toàn cầu đang tiến lên thì hãy chẳng nhìn đâu xa
ngoài IBM.

Không còn là hãng chủ yếu sản xuất phần cứng máy tính, IBM
vẫn được chính thức biết đến là International Business Machines
(Máy móc Thương mại Quốc tế) và có thể được đổi thành
International Business Services (Dịch vụ Thương mại Quốc tế;
IBC). Trong thập niên qua, đặc biệt trong hai năm vừa rồi, IBM đã
trở thành một công ty dịch vụ toàn cầu chuyên giúp các doanh
nghiệp đa quốc gia chú trọng hơn vào các thị trường quốc tế và
giảm bớt sự phụ thuộc vào bất cứ một quốc gia riêng biệt nào
(bao gồm cả Mỹ).

Dưới sự lãnh đạo của CEO Samuel Palmisano, sự thay đổi nơi
IBM thực sự đã diễn ra. Palmisano đã nói tới một viễn cảnh về
một thế giới đang trở nên gắn kết và mau lẹ hơn. IBM không còn
coi các công ty như những đơn vị theo địa lý mà là những đơn vị
theo mục tiêu hoạt động (bán hàng, nghiên cứu và phát triển, sản
xuất); các công ty này có thể ở bất cứ đâu trên hành tinh này, nơi
những mục tiêu đó có thể được hoàn thành một cách hiệu quả
nhất.

Trong sáu tháng đầu năm của năm 2009, IBM đã thu về lợi nhuận
gần 6 tỷ USD ngay cả khi nền kinh tế Mỹ co hẹp mạnh. Trong quý
vừa qua, khoảng 2/3 thu nhập của IBM đến từ bên ngoài nước


Mỹ và tỷ lệ đó đang tăng.

Hàng nghìn nhân viên IBM gần đây đã được đề nghị chọn lựa
hoặc ở Mỹ và thất nghiệp hoặc ra nước ngoài và có việc làm. Các
công ty một thời là những biểu tượng sức mạnh Mỹ như IBM và
General Motors sẽ chỉ thịnh vượng khi họ trở nên gắn bó với thế
giới hơn và giảm ràng buộc với Mỹ. Bản thân GM là một minh
chứng hoàn hảo cho việc xác định điều gì hiệu quả, điều gì
không. Chi nhánh của GM tại Mỹ thất bát còn chi nhánh tại Trung
Quốc lại thành công lớn. Các công ty như Intel và Microsoft đang
đầu tư hàng tỷ USD vào các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở
Trung Quốc vì họ tin rằng đó là nơi tương lai của họ tồn tại.

IBM không phải là ví dụ duy nhất cho việc các công ty toàn cầu
đang xa rời Mỹ. Các công ty tư vấn và công nghệ khác như HP
và Accenture cũng đang dò theo con đường tương tự. Những
công ty trong các ngành kinh tế khác của Mỹ cũng “rủ nhau” “đi
xa”, đáng chú ý nhất là công ty dịch vụ dầu mỏ Halliburton.

Đây là thế giới kinh doanh toàn cầu mới, nơi mà Mỹ đơn giản
biến thành một thị trường như bao thị trường khác, thậm chí
không phải là thị trường hấp dẫn nhất. IBM là một trong số các
công ty đa quốc gia đã đưa Mỹ tới đỉnh cao quyền lực và giờ đây
công ty này là biểu trưng cho quá trình “đảo ngược”, đẩy Mỹ vào
một vị thế mới, ít ảnh hưởng hơn và kém phần dễ chịu.

×