Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.34 MB, 111 trang )

MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ - GÀ KẾT HỢP
I.1. Chọn vị trí xây dựng mô hình
Những điểm cần lưu ý để chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi kết hặp cá - gà được xác định
tượng tự như hệ thống nuôi cá - vịt kết hợp hoặc cá - heo .
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
Hệ thống chuồng và ao cho mô hình nuôi kết hợp cá - gà nhìn chung có thể được thực hiện
tương tự như mô hình nuôi cá vịt. Điểm khác biệt giữa hai mô hình là phần sân thoáng
rộng, tạo điều kiện cho vị thoạt động hướng về phiá bờ ao, hoặc lại nuôi aó mô hình cá- gà
thì khu vợc này hòan về phía đất liền, đồng thợi sàn chuồng phải có đủ độ cao để bảo vệ
sức khỏe gà do ảnh hưởng tờ ẩm độ môi trường. Thông thường chuồng được xây dựng
theo qui cách 8 con/m
2
.
II. BIẾN PHÁP KỸ THUẬT NUÔI MÔ HÌNH CÁ - GÀ
II.1. Số lượng cá thả nuôi
Cũng như mô hình nuôi kết hợp cá - vịt hoặc cá - heo, số lượng cá thả ở mô hình nuôi cá -
gà tùy thuộc vào số lượng gà thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có ở hệ thống. Thực tiễn
nghiên cứu và sản xuất cho thấy mật độ gà thả nuôi là 4500 - 5000 con/ha sẽ cung cấp đủ
lượng phân có thể làm nguồn thức ăn trực tiếp cho cá rô phi nuôi trong hệ thống với mật
độ thả là 1,6 - 2 con/m
2
.
II.2. Hỗn hợp các loài cá thả nuôi trong mô hình
Bên cạnh loài cá rô phi được khuyến cáo là đối tượng nuôi chính trong mô hình, với
phương thức nuôi ghép mà tập quán mà người dân ở vùng ĐBSCL ưa thích, loài và tỉ lệ
ghép giữa các loài nuôi có thể được khuyến cáo như sau
• Cá rô phi 70 %
• Cá lóc 20 %
• Cá chép hay cá hường 10 %
Hoặc


• Cá rô phi 70 %
• Cá trê lai 20 %
• Cá chép hoặc cá hường 10 %
II.3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Cũng như các mô hình Cá - Heo và cá vịt, trong trường hợp cá thả nuôi nhiều hơn 1,6 - 2
con/m
2
hoặc ao nuôi được đầu tư khai thác như một dạng nuôi thâm canh thông thường với
các đối tượng như rô phi, trê lai, lóc... lúc này thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế
1
biến từ các phụ phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bột cá, cá tạp và vitamine... phải được bổ
sung ngày 2 lần với khẩu phần từ 3 - 5 % so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng
thức ăn này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trọng của cá nuôi trong mô
hình sau mỗi tháng kiểm tra.
II.4. Chăm sóc và quản lý mô hình
Hoạt động chăm sóc và quản lý mô hình nuôi tương tự như ở mô hình nuôi cá - vịt. Tuy
nhiên do chất lượng dinh dưỡng ở chất thải gà cao rất dễ làm ô nhiễm môi trường nuôi, ảnh
hưởng đến sức khỏe và năng suất cá nuôi, người nuôi cần có kế hoạch chăm sóc mỗi ngày
để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu như cá nổi đầu kéo dài do thiếu oxygen, cá
bệnh... xuất hiện trong mô hình để có giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp, đảm bảo được
hiệu quả các mô hình.
II.5. Thu hoạch
Cá nuôi trong hệ thống có thể được thu hoạch sau 6 - 7 tháng nuôi. Trong trường hợp
người nuôi ứng dụng theo phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống kết hợp cá - gà, cá
có thể được thu hoạch sau ít nhất 4 tháng nuôi. Trong quá trình nuôi, phương thức đánh tỉa,
thả bù cũng là giải pháp kỹ thuật tích cực để góp phần nâng cao năng suất trong mô hình.
Hình1: Mô hình nuôi Gà – Cá kết hợp
MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP HEO - CÁ
I. XÂY DỰNG AO, CHUỒNG CHO HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP
I.1. Chọn lựa vị trí

Hình 2: Mô hình nuôi Heo – Cá kết hợp
Để xây dựng mô hình nuôi gồm: ao và chuồng nuôi heo cần lưu ý một số điểm như sau:
2
- Đất thịt không bị nhiễm phèn, có khả năng sử dụng được nguồn nước giếng.
- Gần kênh rạch để tiện lợi cho việc cấp nước trong quá trình nuôi.
- Ao và chuồng không nên xây dưng gần những cây lớn, tán cây sẽ che bóng mát, thiếu ánh
sáng, nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bị giảm, độ ẩm của môi trường nuôi cao ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe của heo. Măt khác lá cây rụng xuống cũng có thể làm thối nước
trong ao nuôi.
- Gần nhà để tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
a. Chuồng
Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện về đất đai, chuồng heo có thể được xây dựng
bằng gạch xây ở bờ ao hoặc ván gỗ làm sàn trên ao, nền sàn chuồng phải được gia cố chắc
chắn, có thể chia làm nhiều ô nhỏ thành một dãy hoăc hai dãy chuồng theo qui cách 1,6m
2
cho 1 heo để có thể nuôi được nhiều lứa heo.
Tùy thuộc vào khả năng xử lý nguồn chất thải từ phần heo, kích thước chuồng và số lượng
heo nuôi được xác định cho phù hợp với nhu cầu cung cấp thức ăn trực tiếp và gián tiếp
cho cá nuôi. Chuồng phải có dụng cụ cho heo uống nước và máng ăn riêng lẻ. Phía sau mỗi
chuồng nên xây một bể chứa phân và nước rửa chuồng heo. Bể chứa sẽ giúp người nuôi
chủ động cung cấp thức ăn cho cá, kiểm soát được môi trường nuôi, nước ao không bị bẩn,
ô nhiễm, đồng thời người nuôi cũng sử dụng được nguồn phân hữu cơ này để cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng, rau cải khác được trồng ở bờ khi nguồn phân bị thừa.
b. Ao
Hình 3: Ao nuôi trong mô hình Heo – Cá kết hợp
- Ao có thể được đào lớn hay nhỏ tùy điều kiện của mỗi gia đình, nhưng kích thước tối
thiểu là 200m
2
mới có thể cung cấp nhu cầu về đạm cho một gia đình. Ao có dạng hình chữ

nhật với chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều ngang để tiện cho việc đào đắp và đánh bắt cá, mức
nước sâu từ 1,5 - 2m.
- Mỗi ao cần có một cống cấp nước để kịp thời cung cấp nước cho ao. Trong trường hợp ao
nuôi quá bẩn, đường kính cống 15 - 20 cm, có thể dùng cống xi măng, cống sành hoặc thân
tre, dừa để làm cống. Trong quá trình nuôi, cống được bịt lại với bao nylon hay vật liệu
khác, không cho nước ao thoát ra bên ngoài.
3
- Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, cỏ và các loại rau màu khác như: rau muống, khoai
lang có thể được trồng xung quanh bờ nhằm tránh sụp lở và hạn chế ô nhiễm từ nguồn
nước bên ngoài chảy vào ao.
II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ỨNG DỤNG CHO MÔ HÌNH CÁ – HEO
Để ao nuôi trong mô hình nuôi kết hợp cá - heo đạt đơặc kết quả tốt, một số biện pháp kỹ
thuật cần được lưu tâm thực hiện như là:
II.1. Cải tạo ao nuôi
Ao nuôi trước khi thả cá cần phải được cải tạo cẩn thận tương tư như một ao nuôi cá thâm
canh. Các bước thực hiện có thể được tóm tắt như sau:
- Tát cạn ao
- Bắt hết cá dử, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho cá nuôi
- Vét bớt lớp bùn đáy ao còn khoảng 20 - 30cm
- San bằng nền đáy ao
- Tu bổ bờ, lấp hang hốc và dọn cỏ quanh bờ ao
- Rải vôi bột với liều lượng 10 – 15 kg/100m
2
ao nhằm vệ sinh, khử trùng ao
nuôi, hạn chế dịch bệnh.
- Không cần phải bón phân hửu cơ vì trong quá trình nuôi, chất thải từ hệ thống
chuồng có thể đủ cung cấp dinh dưỡng cho một ao nuôi trong hệ thống sản xuất
kết hợp.
II.2. Biện pháp kỹ thuật nuôi
a. Số lượng cá thả nuôi

Số lượng cá thả nuôi trong mô hình tùy thuộc nhiều vào số lượng heo nuôi, diện tích mặt
nước hiện có. Thực tế nghiên cứu cho thấy với số heo nuôi 2 con/chuồng sẽ cung cấp
lượng phân đủ làm thức ăn cho 1 ao nuôi cá có diện tích 200m
2
và mật độ thả 2 con/m
2
.
Trong trường hợp, nông hộ có số heo nuôi nhiều, mật độ lên đến 150 heo/ha, có thể thả
nuôi cá với mật độ 5 – 7 con/m
2
.
b. Hỗn hợp cá nuôi trong mô hình.
Bên cạnh một số loại cá như cá hường, cá tra... được chọn làm đối tượng nuôi đăn hoặc
nuôi hỗn hợp, các loài cá sau đây cũng được nhiều người ứng dụng nuôi đạt kết quả tốt
như sau
- Cá rô phi 60% - Mè trắng hoặc cá hường 10%
- Cá chép 10% - Cá tra 10%
- Cá rô phi 5% - Cá Trôi Ấn 5%
Hoặc - Cá rô phi 60% - Cá sặc rằn 20%
- Cá hường 10% - Cá chép 10%
4
- Cá Rô phi 50 %
- Cá Sặc rằn 30 %
- Cá Hường 20 %
c. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Mô hình nuôi kết hặp cá - heo trên nguyên tắc không cần phải sử dụng thức ăn tự bào chế
để cung cấp cho cá nuôi. Chất thải từ hệ thống chuồng heo làm nguyên dinh dưỡng chính
cho cá nuôi trong mô hình. Trường hợp số lượng cá thả nhiều hơn 2 con/m
2
, các phụ phế

phẩm nông nghiệp như: cám, tấm, bả đậu, khoai mì, cua, ốc sẽ là nguồn cung cấp bổ sung
cho ao nuôi. Khẩu phần ăn có thể 3 - 5 % so với trọng lượng cá nuôi và được chia ra làm 2
lần trong ngày.
II.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Hàng ngày cần có thời gian quan sát hoạt động của cá nuôi cũng như tất cả các công trình
liên hệ đến mô hình nuôi.
Thông thường màu sắc của nước phản ánh sự nghèo giàu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao,
có thể dựa vào một số đặc điểm căn bản sau để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Màu nước ao ý nghĩa
Màu xanh lá chuối non Ao tốt, nhiều thức ăn tự nhiên
Không có màu xanh (đục hoặc quá trong) Ao thiếu thức ăn tự nhiên
Màu xanh đậm và đen Nước quá bẩn, ngưng bón phân, cần
cấp thêm nước mới vào
II.4. Thu hoạch
- Cá nuôi trong mô hình sau khi được 6 - 7 tháng có thể tiến hành thu hoạch toàn
bộ. Khi thu hoạch dùng lưới kéo bắt dần, sau cùng là tát cạn để bắt số cá còn
lại, đồng thời tiếp tục cải tạo để chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.
- Biện pháp thu tỉa, thả bù cũng là giải phải hữu ích góp phần cải thiện thu nhập
và nhu cầu dinh dưỡng cho người nuôi, hoạt động này có thể được thực hiện
sau 4 tháng thả nuôi. Điều cần lưu ý là sau khi thu tỉa, số lượng cá thả bù phải
tương ứng với số lượng cá đã thu.
5
Hình 4: Thu họach cá Sặc rằn và cá Hường
MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP CÁ - VỊT
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP CÁ - VỊT
I.1. Chọn ví trí xây dựng mô hình
Hình 5: Một hình thức nuôi vịt phổ biến ở ĐBSCL
Chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi gồm: ao và chuồng nuôi vịt cần lưu ý một số điểm như
sau:
- Đất thịt không bị nhiễm phèn, có khả năng sử dụng được nguồn nước giếng

- Gần kênh rạch để tiện cho việc cấp nước trong quá trong nuôi
- Hệ thống ao nuôi không nên xây dựng gần nhỡng cây cối tán lớn, tán cây sẽ che
bóng mát nước, thiếu ánh sáng, khả năng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá như
thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy... sẽ bị hạn chế. Mặt khác lá cây
khi rơi rụng xuống ao cũng có thể làm thối nước trong ao nuôi.
- Gần nhà để tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
a. Chuồng
Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện về đất đai, chuồng chăn nuôi vịt có thể được
xây dựng bằng tre, lá nền đất phủ rơm rạ thuần túy hay tre, lá và nền lót dal hay lát xi măng
có cửa và sân thông với ao nuôi cá. Một số nông hộ do điều kiện về diện tích đất đai bị hạn
chế, nhưng thừa về nguồn vật liệu tre, lá, chuồng vịt có thể được xây dựng dạng sàng ngay
trên ao nuôi cá theo qui cách 10 - 15 vịt/m
2
.
6
Hình 6: Ao và chuồng trong mô hình nuôi Cá - Vịt kết hợp
b. Ao nuôi cá
Xây dựng hệ thống ao nuôi vịt kết hợp với cá tương tự như hệ thống ao của mô hình cá -
heo. Tuy nhiên do điều kiện đặc thù của mô hình, giai đoạn ban đầu của chu kỳ nuôi vịt,
vịt nhỏ cần được bảo vệ cũng như hạn chế khả năng khuấy động làm tăng độ đục môi
trường nứơc bởi vịt, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao bị giảm thấp... Ao nuôi cần phải được
ngăn 1/3 diện tích bằng lưới hoặc nẹp tre để giới hạn sự di chuyển của vịt trong ao nuôi.
II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MÔ HÌNH CÁ - VỊT
Một số biện pháp kỹ thuật căn bản để ứng dụng vào mô hình nuôi kết hợp vịt - cá đạt hiệu
quả cũng được thực hiện tương tự như ở mô hình nuôi cá - heo như: giải pháp chuẩn bị và
cải tạo ao nuôi. Bên cạnh đó một số biện pháp kỹ thuật cần lưu tâm thực hiện như sau
II.1. Số lượng cá thả nuôi
Số lượng cá thả nuôi trong mô hình tùy thuộc vào số vịt thả nuôi và diện tích mặt nước
hiện có trong hệ thống. Kết quả nghiên cứu và thợc tiễn sản xuất cho thấy số lượng vịt thả

nuôi là 7.000 – 8.000 con/ha sẽ cung cấp đủ loại phân làm thức ăn trực tiếp và gián tiếp
cho cá rô phi với mật độ 1 - 2 con/m
2
.
II.2. Hỗn hợp cá nuôi trong mô hình
Do hàm lượng dinh dưỡng trong chất thải phân vịt thấp và đặc biệt là khả năng làm thức ăn
trực tiếp cho các loài cá nuôi bị hạn chế nên để sử dụng hiệu quả nguồn chất thải này, cần
chọn những loài cá nuôi có tính ăn lọc là chủ yếu. Một số loài cá được khuyến cáo nuôi
trong hệ thống là:
+ Cá rô phi
+ Cá mè trắng
+ Cá hường
+ Cá sặc rằn
Trong thực tế, xu hướng của nhiều nông hộ là thích nuôi nhiều loài trong cùng một
hệ thống. Hỗn hợp loài cá nuôi sau đây có thể được khuyến cáo nuôi trong mô hình là:
+ Cá rô phi 80 %
7
+ Cá chép 10 %
+ Các loài cá khác như tra, trôi, tai tượng, Sặc rằn 10 %
II.3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Trong trường hợp số lượng cá thả nuôi nhiều hơn 2 con/m
2
, lượng thức ăn bổ sung cho mô
hình nuôi với các thành phần từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bả
đậu, bèo, tép, ốc, cá tạp hoặc xác vịt chết... được khuyến cáo với khẩu phần dao động từ 3
– 5 % so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn bổ sung này sẽ được điều
chỉnh qua mỗi tháng nuôi sau khi kiểm tra sức tăng trọng của cá.
II.4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Hoạt động chăm sóc và quản lý ao nuôi cũng được thực hiện tương tự như ở mô hình nuôi
kết hợp cá - heo, hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe của cá nuôi thông qua hoạt động

của chúng ở ao nuôi, đặc biệt vào lúc sáng sớm khi điều kiện oxy trong ao nuôi giảm, cá
thường nổi đầu nhưng khi có ánh sáng mát trời, không còn hiện tượng nổi đầu, ngơặc lại
nếu cá tiếp tục nổi đầu, cần có biện pháp cấp nước để cải thiện hàm lượng oxygen trong ao
nuôi.
II.5. Thu hoạch
Sau 6 - 7 tháng nuôi, cá đạt kích thước cá thương phẩm, có thể tiến hành thu hoạch. Tuy
nhiên, trong quá trình nuôi, bên cạnh giải pháp thu hoạch toàn bộ sản phẩm ăó cuối chu kỳ
nuôi, có thể tiến hành thu tỉa thả bù sau khi mô hình thực hiện được ít nhất 6 tháng. Số
lượng cá thả bù vào mô hình nuôi phải phù hợp với số lượng cá đã thu hoạch, như thế hiệu
quả của mô hình nuôi mới được đảm bảo.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA THƯƠNG PHẨM
(PANGASIUS BOCOURTI)
I. GIỚI THIỆU
Cá Basa (Pangasius bocourti) là loài cá nuôi phổ biến và đặc trưng nhất của nghề nuôi cá
bè vùng thượng nguồn sông Cửu Long thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Hàng năm,
hàng ngàn tấn cá Basa được bán ra thị trường trong nước và ngoài nước. Thêm vào đó là
hàng ngàn tấn nguyên liệu làm thức ăn gia súc gia cầm. Ở các giai đoạn nuôi cá luôn đươc
chú ý đầu tư đầy đủ về các mặt nhất là khâu thức ăn. Có thể nói đây là loài được nuôi ở
mức độ thâm canh hoá cao trên qui mô lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long.
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TẠO VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ BA SA
Cá Basa phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu
Long Việt Nam. Dựa trên đặc điểm phân loại của tác giả Tyson R. Roberts và Chavarit
Vidohayanon cho các loài cá thuộc họ Pangasiidae và giống Pangasius ở khu vực Thái Lan
và Đông Dương cho thấy cá basa ở Việt Nam có tên khoa học là Pangasius bocourti
Sauvage, 1880.
Cá Basa được mô tả như sau
Đầu dẹp, trán rộng. Miệng cận dưới không co duỗi được, răng nhỏ, mịn. Răng khẩu cái
hình tam giác. Râu mép dưới kéo dài tới hốc quá gốc vi ngực, râu hàm dưới nhỏ, mịn, kéo
8
dài đến khoảng giữa và điểm cuối nắp mang. Mắt to. Bụng to tròn, phần sau thân dẹp bên,

cuống đuôi thon dài, đường bên thành nhiều nhánh ngoặc ngoèo chạy từ mép trên của lỗ
mang đến điểm giữa gốc vi đuôi. Da lưng và gai vi ngưc cứng nhọn, mặt sau của các vi này
có răng cưa xuống gốc. Vi bụng kéo dài gần chạm điểm vi hậu môn. Mặt sau của thân và
đầu có màu xám xanh, nhạt dần xuống bụng, bụng có màu trắng bạc. Vi lưng, vi ngưc có
màu xám, vi hậu môn có màu trắng trong, màng da giữa các tia vi có màu đen lợt.
Cá cũng có thể sống ở thủy vưc nước chảy và hồ lớn, thích hợp với nhiệt độ ấm ấp, chịu
đựng được oxy tương đối thấp. Cá ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn bao gồm: cá con,
giun, ốc, côn trùng, cám, rau, bèo, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn chế biến. Cá lớn
nhanh, cá nuôi bè sau 6 – 8 tháng nuôi đạt trung bình 1 kg - 1.2 kg/con.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
Gần đây, nguồn giống cá basa phần lớn được thu gom trên địa bàn Campuchia, sau đó
được chuyển sang biên giới Việt Nam và bán lại cho những người nuôi cá bè ở An giang,
Đồng tháp. Từ tháng 8/1994, Tại khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ nhóm hợp tác
nghiên cứu giữa Cirad (Pháp) - Agifish (An Giang) và khoa Thủy sản đã cho đẻ thành công
cá Basa và từ đó hàng năm cung cấp thêm cho người nuôi hàng vạn cá giống Basa và cá
tra. Bên cạnh đó, cá tra lai (cá Basa đực x cá Tra cái) đang được người nuôi ưa chuộng do
có sức tăng trưởng nhanh nhờ cá Basa và dễ nuôi như cá Tra.
Hình 7: Thao tác vuốt trứng trong sinh sản nhân tạo cá Basa
9
Hình 8: Hệ thống bình Jar dùng ấp trứng cá Basa
IV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA
IV.1. Mùa vụ ương nuôi của cá Basa trong bè
Mùa vụ ương cá Tra và cá Basa khoảng tháng 5 - 7 đến tháng 8 - 10. Nuôi cá thịt khoảng
tháng 8 - 10 đến tháng 2 - 4 năm sau (nuôi 6 - 8 tháng).
Hình 9: Bè nuôi cá Basa tại Châu đốc (An Giang)
IV.2. Qui cách giống và mật độ thả
Cá giống tốt sẽ có kích cở đồng đều, nhiều nhớt, không bị thương tích hay xây xát. Kích cở
và mật độ thả như sau
+ Ương cá giống: Kích cở giống: 5 - 6 g/con (200 con/kg). Mật độ thả: 200 - 300
con/m

3
+ Nuôi thịt: Kích cở giống: 100 - 150 g/con. Mật độ thả: 80 - 150 con/m
3
Có thể nuôi ghép cá he với cá basa tỉ lệ không quá 5 – 10 %
10
IV.3. Vận chuyển cá
Vận chuyển bằng túi nylon bơm oxygen. Thường dùng để vận chuyển cá con. Kích cở bao
vận chuyển tùy thuộc vào kích cở cá, số lượng vận chuyển. Bao chứa 1 phần nước, 2 phần
oxygen. Mật độ cá vận chuyển như sau
Kích thước cá Mật độ
Trọng lượng (g/con) Dài (cm) (con/lít)
0,3 - 1,2 2 - 4 50 - 180
2 - 5 5 - 7 15 - 30
7 - 22 8 - 12 5 - 12
Vận chuyển bằng ghe thông nước ghe đục. Ghe có khoang có hai cửa trống bên lườn để
thông nước với sông và có lưới chắn. Phương pháp này rất thuận tiện cho việc vận chuyển
cá lớn và cá lớn với số lượng lớn. Cũng có thể dùng ghe đục (rọng) tre cặp hai bên hông
ghe, xuồng để vận chuyển cá. Mật độ vận chuyển như sau
Kích thước cá (g/con) Mật độ (kg/m
3
)
4 - 5 80 - 100
10 - 15 110 - 120
700 150 - 200
Trong lúc vận chuyển, tốc độ đi của ghe, xuồng không nên quá 5 km/giờ. Sau khi vận
chuyển 10 - 12 giờ nên cho cá nghỉ 20 - 30 phút nhưng phải đậu ghe nơi có nướcc chảy
nhẹ, nước thoáng mát, trong sạch.
• Cách thả giống
Cần ngâm bao cá khoảng 15 phút trước khi thả cá vào bè. Khi thả nên đặt miệng bao chìm
xuống nước và cho cá lội ra từ từ. Nếu vận chuyển bằng ghe thì thao tác nhẹ nhàng, dụng

cụ nhẳn để tránh xây xát cá. Sau khi thả cá trong vòng 2 ngày, không nên khuấy động cá để
chúng thích nghi với môi trường mới.
• Cách cho ăn và chăm sóc
Thức ăn được sử dụng cho cá Basa thường là thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công
nghiệp.
Thức ăn tự chế biến
Các bước phối chế thức ăn như sau
+ Lựa chọn nguyên liệu: nên chọn những nguồn nguyên liệu sẳn có và rẻ ở địa
phương. Nguồn nguyên liệu cung cấp đạm cho cá: bột cá, cá tươi. Cung cấp bột
11
như: cám, tấm, bắp. Các loại rau trái bổ sung chất vitamin, giúp cá dễ tiêu hóa, tăng
trưởng nhanh như, lúa mầm, cỏ, rau muống, rau lang, bèo, lá khoai mì, hoặc các loại
rau phế phẩm nhà bếp.
+ Phối trộn thức ăn: Tùy theo giai đoạn nuôi mà có những công thức phối trộn hợp lý.
Khi ương, do cá con cần nhu cầu đạm cao nên trong 2 tháng đầu dùng công thức như
sau
Cám 5 – 10 %
Rau xanh (rau muống, rau lang, bí đỏ) 15 – 20 %
Ốc, cá tươi 60 – 70 %
Các tháng tiếp theo và khi nuôi thịt, có thể giảm tỷ lệ cá tươi
xuống theo công thức
Cám 60 – 70 %
Rau xanh (rau muống, rau lang) 15 – 20 %
ốc, cá tươi 15 – 20 %
Nếu thức ăn cá tươi khan hiếm nên thay bằng bột cá để đảm bảo đủ chất cho cá. Vào 3
tháng cuối trước khi thu hoạch, khẩu phần rau xanh có thể thay bằng bí đỏ để nâng cao
chất lượng thức ăn và làm thịt cá có màu đỏ hồng có giá trị hơn khi bán. Nên trộn thêm
một lượng nhỏ premix được tin cậy trên thị trường (Thiromin), Vitamin C (60 – 100 mg/kg
thức ăn) hoặc thức ăn đậm đặc do các nhà chăn nuôi tính sẳn trên những nguyên liệu phối
hợp thường dùng.

+ Cách chế biến: Trước kia người nuôi thường cắt nhỏ nguyên liệu, nấu chín, để hơi
ấm, nhào trộn và vò viên cho cá ăn. Những năm gần đây, do nhận thức được sợ cần
thiết phải cơ khí hóa từng bước, nhiều bè lớn đã sử dụng một số máy như máy cắt,
máy trộn và máy ép viên làm cho khâu chuẩn bị thức ăn nhanh chóng, dễ dàng và
hiệu quả hơn nhiều, lại ít tốn nhân công.
Thức ăn công nghiệp
Sử dụng thức ăn viên các loại có hàm lượng protein dao động từ 18 – 28 % qua thời gian
nuôi.
• Cách cho ăn và chăm sóc
- Hàng ngày chia thức ăn làm hai phần và cho ăn vào lúc nước ròng. Để kích thích cá
ăn tốt, nên cho cá ăn chỉ 6 ngày mỗi tuần. Khi cho ăn nên rải thức ăn từ từ và nhiều
điểm trong bè để cá có thể bắt thức ăn dễ dàng. Quan sát khi cá no không ăn nữa thì
ngừng cho ăn để tránh lãng phí thức ăn.
- Khi thay đổi khẩu phần, phải thay từ từ, tránh làm cá bị thay đổi đột ngột.
- Cá thường giảm ăn khi chất lượng nước thay đổi nhất là lúc giao mùa và vào lúc bị
bệnh, vì thế trong trường hợp này phải kiểm tra lại cá trong bè.
- Hàng ngày phải vệ sinh lồng, kiểm tra bè kỹ lưỡng tránh làm thất thoát cá do hư
bè.
12
IV.4. Thu hoạch
Cá nuôi sau 6 – 8 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu họach, năng suất dao động bình
quân từ 80 – 120 kg/m
3
. Trong quá trình thu họach, dùng lưới kéo và thu tòan bộ trong 1
đợt thu.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ BÔNG TƯỢNG
(Oxyeleotris marmoratus Bleeker)
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ
I.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại
• Lớp Osteichthyes

• Lớp phụ Artinopterygii
• Bộ Perciformes
• Họ Eleotridae
• Loài: Oxyeleotris marmoratus Bleeker.
Các vi và tia vi
 Tia vi A I,9 (vi hậu môn)
 Tia vi ID VI (vi lưng)
 Tia vi IID I,9-10 (vi lưng)
 Tia vi P 17-19 (vi ngực)
 Tia vi V I,5 (vi bụng)
Hình 10 : hình dạng bên ngoài của cá bống tượng(Oxyleotris marmoratus BLEEKER)
I.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Cá Bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Thịt cá
thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau,
13
đầu rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên trên chẻ rộng và sâu, môi dưới lồi. Cá có
mắt rộng nằm ở lưng bên. Vẩy cá rất nhỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và
nằm cao, vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân và trước vây ngực, vây
đuôi dài và tròn. Lúc tươi, thân cá có màu nâu đến màu gạch, đỉnh đầu đen. Mặt bụng nhạt,
lưng và hai bên có chấm đen, các vảy có màu nâu nhạt và các chấm đen không đều.
(Nguyễn Anh Tuấn, 1994).
I.3. Phân bố
Cá Bống tượng là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Chúng phân bố rộng rãi các nước
thuộc Đông Nam Châu Á như Campuchia, Lào, Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt nam.
Ở Việt nam, cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm cỏ
và sông Đồng nai (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình
xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy
và có thể sống ở đó hàng chục giờ. Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang
hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ. Ở Việt nam, cá thường được

khai thác, đánh bắt tự nhiên. Sản lượng khai thác tự nhiên hàng năm khá lớn. Theo thống
kê, sản lượng khai thác ở các tỉnh Nam bộ, Nam trung bộ và Tây nguyên khoảng 40
tấn/năm (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1994).
Gần đây, do nhu cầu về cá cho xuất khẩu rất lớn đã kích thích nghề thu gom, dưỡng cá và
nuôi cá bè. Nghề nuôi cá bè trên các sông, kênh, hồ đã phát triển khắp các tỉnh ĐBSCL
nhất là An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và vùng hồ Trị An. Theo
Sầm Hoàng Văn - Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng tháp, hiện tại tỉnh có hơn 500 bè nuôi cá
bống tượng và khoảng 40 - 50 hộ nuôi cá trong ao. Ở Trị An, mặc dù chỉ mới phát triển
nhưng nghề nuôi cá Bống tượng trong bè đã phát triển rất nhanh. Chỉ riêng khu vực tỉnh
Đồng nai đã có hơn 500 bè, đặc biệt là ở khúc sông La Ngà có tới 400 bè (Nguyễn Mạnh
Hùng, 1995).
Cá Bống tượng được chào hàng sang Hồng Kông, Singapore vào những năm 1980, sau đó
do không có thị trường, thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật nên phong trào lắng xuống. Đến
những năm 1991, 1992 thị trường cá bống tượng lại mở ra khá hấp dẫn, giá cá loại I cao
gấp hai lần tôm cùng loại. Vào thời điểm 1993, giá cá loại I (> 400 gam) thu mua tại An
giang, Đồng tháp, Tiền giang là 80.000 - 100.000 đ/kg. Nhưng đến thời điểm 5/1994 giá
cá loại I từ 120.000 - 130.000 đ/kg. Đến 1995, do cá xuất khẩu bị chậm lại nên giá cá loại I
giảm xuống còn 60.000 - 80.000 đ/kg. Tuy nhiên, do thịt cá bống tượng thơm, ngon nên
giá trên thị trường ở Malaysia, Singapore vào khoảng 14 USD/kg.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
II.1. Đặc điểm môi trường
Cá Bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kinh rạch, ao hồ. Cá có
thể chịu đựng được với môi trường nước phèn pH dao động từ 5 - 6 và có thể sống trong
nước lợ có nồng độ muối 15 ‰. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong
điều kiện oxy thấp và ngay cả chui rúc trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong
khoảng nhiệt độ 15 - 41.5
o
C. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 - 32
o
C.

II.2. Đặc điểm về dinh dưỡng
14
Phân tích chiều dài ruột và chiều dài thân cho thấy tỉ lệ Li/L ( 0.5 nên mang đặc tính của cá
ăn động vật (Niconski, 1963). Đây là loài cá dữ điển hình, thức ăn chủ yếu là động vật như
tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc... Tuy nhiên, khác với cá lóc, cá Bống tượng không chủ động bắt
mồi mà chỉ rình mồi. Ngoài ra khi nuôi trong lồng, ao cá ăn được các thức ăn chế biến.
So với các loài cá khác, cá Bống tượng có độ tăng trưởng chậm, đặc biệt là ở giai đoạn
dưới 100g, từ 100g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá hơn. Ở giai đoạn từ cá bột đến cá
giống, cá phải mất thời gian là 2 - 3 tháng mới đạt được chiều dài khoảng 3 - 4 cm. Từ cá
giống, để có thể đạt được kích cở 100 g/con cho việc nuôi bè, cá cần 4 - 5 tháng nữa.
Trong tự nhiên, những cá con còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt
cở tờ 100-300 g/con. Để có được cá thương phẩm tờ 400 g/con trở lên, cá giống có trọng
lượng 100 g/con cần thời gian nuôi trong từ 5 - 8 tháng, nuôi trong bè từ 5 - 6 tháng
(Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá bống tượng thành thục sinh dục trên dưới một năm. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá từ
tháng 4 - 11, tập trung từ 5 - 8. Khi đến mùa sinh sản, cá cái tìm cá đực bắt cặp và tiến
hành sinh sản. Cá đẻ trứng dính và tập hợp trứng lại tạo thành hình tròn bám vào giá thể.
Ngoài tụ nhiên, cá đẻ trứng dính vào các hang, hốc đá, rể cây và các vật thể khác dưới
nước. Sau khi đẻ, cá đực canh tổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng và
dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp oxygen cho trứng phát
triển và nở thành cá con.
Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao 100.000 - 200.000 trứng/kg cá cái. Tuy sức sinh
sản cao nhưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhiều.
III. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG
Trong vài năm gần đây, phong trào nuôi cá bống tượng phát triển mạnh nhưng phần lớn
con giống đều bắt từ tự nhiên. Một số nơi đã cho sinh sản và ương nuôi thành công góp
phần cung cấp cá giống cho người nuôi. Qui trình nuôi vổ cá bố mẹ được thực hiện như
sau:
III.1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ
Ao nuôi cá bố mẹ có diện tích từ 500 – 1000 m

2
. Ao có dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp
3-4 lần chiều ngang, độ sâu của ao từ 1.2-1.5m. Ao phải có nguồn cấp, thoát nước chủ
động. Nguồn nước phải trong sạch, không bị ô nhiễm. Đất không bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn. Trước khi thả cá, ao phải được tát cạn, tẩy dọn sạch sẽ, vét hết bùn đáy, lấp và trét
hết các hang hốc, lổ cua, lổ mọi, lổ chuột đào, đắp lại chổ sạt lở, trang bằng đáy. Nếu ao
không tát cạn được thì tiến hành thuốc cá bằng rễ dây thuốc cá với liều lượng 0.5 kg/100
m2. Sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng 7 - 10 kg/100m
2
, ở những vùng bị nhiễm phèn
lượng vôi có thể tăng lên gấp đôi. Sau khi bón vôi nên tiến hành phơi đáy ao 2 - 3 ngày
trước khi thả cá.
Sau khi cải tạo xong thì tiến hành lấy nước vào ao. Cống phải bịt lưới hai đầu và kích
thước mắt lưới nhỏ để ngăn cá tạp và địch hại xâm nhập vào ao cũng như không cho cá
thoát ra ngoài.
III.2. Cá bố mẹ
Cá bống tượng có thể nuôi vỗ thành thục dễ dàng trong ao đất. Khi chưa thành thục rất khó
phân biệt đực, cái. Khi cá đã thành thục thì phân biệt đực, cái dễ dàng.
15
- Cá cái: gai sinh dục dài gần đến gốc vi hậu môn, có màu đõ ửng và tươi, đầu gai
sinh dục tròn, bụng cá to tròn. Trong một số trường hợp cá thành thục sinh dục có thể thấy
được buồng trứng hai bên bụng.
- Cá đực: gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn có hình tam giác.
Việc chọn cá bố nuôi vỗ phải tốt, khỏe mạnh không dị tật, không xây xát và đảm bảo các
tiêu chuẩn sau:
- Cá trên 1 năm tuổi.
- Trọng lượng từ 0.25 - 1.5 kg.
- Kích cở cá đều, mập, khỏe.
+ Thời gian nuôi vỗ. Tùy từng điều kiện cụ thể mà thời gian nuôi vỗ thành thục
sinh sản khác nhau. Thời gian nuôi vỗ được trình bày qua bảng sau.

Bảng: Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục của cá Bống tượng
Địa điểm Thời gian
nuôi vỗ
(ngày)
Tác giả Điều kiện ao
Long mỹ
(Cần thơ)
74 Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao nước tĩnh
ĐH Cần thơ 65 Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao tĩnh thay nước
Cổ lịch 19 Huỳnh Văn Mừng, 1987 Ao thông rạch
Châu thành,
(Tiền giang)
42 Nguyễn Văn Vàng, 1988 Ao tĩnh bơm nước
Tân xuân
(Đồng tháp)
32 Trần Thị Hồng An, 1994 Ao nước ra vào theo
thủy triều
Bình Đức
(An giang)
13 Lê Thành Nhân, 1995 Ao tĩnh thay nước
Thời điểm nuôi vỗ thích hợp là vào cuối tháng 12 hay đầu tháng giêng. Cá có thể đẻ tự
nhiên trong ao với tỉ lệ ghép 1 đực và 1 cái. Trong ao nuôi vỗ nên tách riêng đực cái vì cá
có thể đẻ tự nhiên trong ao và thuận lợi sau này có thể thu được nhiều cá thể và nhiều trứng
cùng một lúc.
+ Mật độ nuôi vỗ. Mật độ nuôi chung cá bố mẹ trong một ao là 0.2 - 0.3 kg/m
2
,
nếu nuôi riêng đực là 0.5 kg/m
2
và cái là 0.2 kg/m

2
.
+ Chế độ nuôi vỗ. Nuôi vỗ cá bống tượng bằng các loại thức ăn như: cá vụn, tép,
ốc, cua... Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Lượng thức ăn chiếm 3 – 5
% trọng lượng cơ thể. Thức ăn nên được đặt trong máng hoặc sàng và đặt nơi cố định
16
trong ao. Hàng ngày nên kiểm tra sàn ăn, nếu thừa thì loại bỏ thức ăn, còn nếu thiếu thì bổ
sung thêm thức ăn (Trần Mạnh Hùng, 1995). Một nghiên cứu khác của Panu
Tavatmaneekul, 1989 ở Thái lan thì lượng thức ăn nuôi vỗ hàng ngày chiếm 5 – 10 %
trọng lượng thân. Trong gian đoạn đầu, tỉ lệ các thành phần thức ăn trong hỗn hợp là: cá
tạp 95 %, cám 4 % và 1 % vitamin, khoáng.
Bảng : Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ lên sợ thành thục cá bống tượng (Ngô Bá Thành và
ctv, 1988)
Lô thí
nghiệm
Thức ăn nuôi vỗ Số cá thí nghiệm Số lần thành
thục
Tỉ lệ thành thục
I Giun đất 15 45 300%
II Cá, tép sống 13 35 269%
III Cá, tép chết 12 29 242%
Các thức ăn có nguồn gốc động vật đều cho kết quả thành thục tốt, điều này phù hợp với
tính ăn của cá trong tự nhiên. Cá bống tượng là loài đẻ nhiều lần trong năm, thời gian tái
phát dục 3 - 4 lần/năm.
III.3. Sinh sản
+ Vật liệu cho đẻ. Cá bống tượng là loài đẻ trứng dính và có tập tính đẻ ở tầng đáy. Vì
vậy khi cho cá đẻ ta cần chuẩn bị tốt các giá thể. Giá thể thường là mê bồ hay gạch tàu.
Nhược điểm của mê bồ là để lâu gây thối nước ảnh hưởng đến trứng cá. Hiện nay giá thể
thường sử dụng phổ biến là gạch tàu. Trước khi đặt giá thể cần phải rửa sạch và đặt
nghiêng một góc 45

o
hay song song với đáy và cách đáy 20 - 30 cm.
+ Kích thích sinh sản. Hiện nay, người ta thường cho cá đẻ theo 3 dạng sau
- Cho đẻ tự nhiên trong ao. Mùa vụ cá đẻ tự nhiên từ tháng 3-11 dương lịch. Theo phương
cách này, cần kiểm tra độ thành thục sinh dục của cá để xác định thời điểm cá đẻ và đặt
giá thể kịp thời.. Hàng ngày nên kiểm tra giá thể khoảng 2-3 lần để vớt trứng tránh các
loài cá tạp khác ăn trứng. Khi kiểm tra phải thao tác nhẹ nhàng, tránh khuấy động ảnh
hưởng tới khả năng sinh sản của cá. Nhược điểm của phương thức này là cá đẻ không
đồng loạt, kéo dài thời gian.
- Phương pháp thụ tinh tự nhiên trong ao. Để cho cá đồng loạt đẻ trong ao, thu được
nhiều trứng cùng một lúc, ta có thể tiêm kích dục tố rồi cá bắt cặp đẻ tự nhiên trong ao.
Kích dục tố có tác dụng làm chuyển hóa buồng trứng và làm cho cá cái rụng trứng. Kích
dục tố thường dùng cho cá bống tượng đẻ là HCG(Human Chorionic Gonadotropin) và
não thùy. Liều lượng sử dụng cho 1 kg cá cái là 1-2 mg đối với não thùy và 250-300
UI/kg cá đối với HCG. Sau khi tiêm kích dục tố, ta thả cá vào ao đã đặt sẳn giá thể.
Thông thường sau 10-12 giờ là cá đẻ.
- Phương pháp thụ tinh nhân tạo. Giống như phương pháp trên nhưng đến thời điểm rụng
trứng, ta tiến hành vuốt trứng, vuốt tinh cá đực rồi tiến hành thụ tinh nhân tạo. Sau đó rãi
đều trứng lên giá thể và đem ương. Nếu có điều kiện, sau khi tiến hành thụ tinh thì khử
dính trứng bằng dung dịch Tanin và ấp trứng bằng bình Weys hay bể vòng.
17
IV. ƯƠNG ẤP TRỨNG VÀ CÁ CON
IV.1. Ương ấp trứng
Sau khi vớt trứng lên hay sau khi thụ tinh xong thì tiến hành ấp trứng. Trong quá trình
ương ấp trớng cần đáp ứng đòi hỏi môi trường thuận lợi. Môi trường ương ấp cần có nhiệt
độ thích hợp tờ 25 – 28
o
C, oxygen hòa tan 5 mg/L, pH từ 7 - 7.5 và không có sinh vật hại
trứng (động vật phù du nhóm Cyclops, bọ gạo...).
Thời gian nở của trứng từ 34 - 82 giờ. Nhìn chung nhiệt độ càng cao (trong giới hạn cho

phép) thì thời gian nở càng nhanh. Ngoài ra phương thức ấp trứng cũng ảnh hưởng đến
thời gian nỡ. Thời gian nở của phương pháp nước tĩnh bắt đầu từ 36 giờ và kéo dài đến 82
giờ trong khi thời gian nở theo phương pháp nước chảy và nước tĩnh có sục khí cũng bắt
đầu từ 36 giờ nhưng tập trung nhất vào khoảng 48 - 56 giờ sau khi thụ tinh. Qua kinh
nghiệm thực tiễn thì ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là tốt nhất vì kích
thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dể mẫn cảm với điều kiện môi trường (Ngô Bá Thành,
1988).
Phát triển phôi cá bống tượng
- Cá mới nở: có chiều dài 2.40 - 2.85 mm. Mắt chưa có sắc tố, cá nằm dưới đáy, bơi co giật
một đoạn ngắn.
- Ngày thứ I bắt đầu xuất hiện bóng hơi, cá bơi một đoạn dài hơn.
- Ngày thứ II chiều dài 2.65 - 3 mm. Cá bơi lên mặt nước rồi chìm xuống đáy theo chiều
thẳng đứng. Noãn hoàng còn to.
- Ngày thứ III cá bắt đầu bơi ngang một đoạn ngắn, tim và mao quản thấy có màu hồng đỏ.
Mắt có sắc tố.
- Ngày thứ IV chiều dài cá 3 - 3.2 mm. Cá bắt đầu mở miệng hớp mồi, thấy xuất biện
những mấu răng bên trong hàm, một vài sắc tố xuất hiện trên đuôi cá bột.
- Ngày thứ V vi ngực bắt đầu hơi nhú noãn hoàng tiêu hết.
- Ngày thứ VI chiều dài cá 3.2 - 3.6 mm. Cá bơi lưng chừng mặt nước, miệng mở rộng.
- Ngày thứ VII. Cá chết nhiều nếu không có thức ăn thích hợp.
- Ngày thứ VIII. chiều dài 3.9 - 4.2 mm. Đốt sống cuối cùng cong ngược lên phía lưng.
- Ngày thứ X. chiều dài 5-7mm. Các vi hình thành với đầy đủ các tia vi, sắc tố đen xuất
hiện ngang hông với các vi hậu môn. Cá bơi nhanh nhẹn.
- Ngày thứ XX. Cá có chiều dài 10-11 mm. Cá hình thành đầy đủ các cơ quan và có hình
dáng như cá trưởng thành. Cá có tập tính nằm sát đáy, ít di chuyển.
IV.2. Ương nuôi cá bột
Có hai cách ương cá bột bống tượng là ương trong ao đất và uơng trong bể xi măng.
a. Ương trong ao đất
+ Ao ương
- Ao ương có thể là ao tự nhiên sẳn có, nếu đào mới, ao nên có hình chử nhật, xuôi chiều

gió, chiều dài bằng 2 - 3 lần chiều rộng.
18
- Diện tích ao dao động 250 - 1000 m
2
, tốt nhất 400 - 500 m
2
.
- Ao phải sâu để giử mớc nước trong thời gian ương 0.6 - 0.8m và mặt bờ cao hơn mực
nước lũ tối đa là 0.4m.
- Ao nghiêng về cống thoát để thu hoạch được dễ dàng.
+ Chuẩn bị ao ương
- Tát cạn ao ương, nếu không cạn thì tiến hành thuốc cá bằng rễ dây thuốc cá với lượng
0.5 kg/100m
2
ao có mực nước sâu 20-30 cm.
- Sên vét lớp bùn đáy ao, bùn đáy ao không quá 5 cm.
- Phơi khô đáy ao và cày bờa lăỏp đất mứồt để tứng quá trình oxy hóa và khoáng hóa lớp
đất này.
- Nếu không thể phơi khô được thì dùng vôi xử lý với lượng 8-12 kg/100 m
2
đối với ao
bình thường hay 30 - 40 kg/100m
2
nếu ao mới đào, ao không thể tát cạn hay ao đã ương
nhiều vụ.
- Đưa nước vào ao qua lưới lọc mịn (0.5 - 0.7 mm)
+ Mật độ ương: Tùy từng điều kiện cụ thể mà mật độ ương cá khác nhau, thông thường là
từ 500-1000 con/m
2


+ Kỹ thuật ương: ao ương cá bống tượng không cần bón phân trước nhưng cần có một ao
gây nuôi tảo và trùng bánh xe riêng biệt. Trong giai đoạn này, cho cá ăn 50-70 g bột đậu
nành và 10 lòng đỏ trứng bóp nhuyễn cho 100.000 cá bột. Thức ăn được hòa với nước rãi
đều khắp ao. Hàng ngày nên cho ăn 4-5 lần. Lượng thức ăn mỗi ngày tăng dần lên 5 - 10
%. Thêm vào đó, mỗi ngày vớt tảo và trùng bánh xe cho cá ăn. Sau 20 ngày tuổi, cá ăn
được thức ăn tự nhiên có kích thước lớn như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Lúc
này cần quan sát màu nước ao. Nếu ao không lên màu thì tiến hành bón phân với liều
lượng 25-30 kg/100m
2
đối với phân hữu cơ và 3-4 g phân DAP.
b. Ương trong bể xi măng
+ Mật độ ương trên bể xi măng thường là 1000 - 2000 con/m
2
giai đoạn đầu và 150-250
con/m
2
ở giai đoạn sau
+ Kỹ thuật ương. Có thể ương cá thành 2 giai đoạn: từ 3 - 10 ngày tuổi và 10 - 60 ngày
tuổi.
- Cá bột từ 3-10 ngày tuổi được ương trong bể xi măng với các loại thức ăn khác nhau
như lòng đỏ trứng (1 trứng/2 vạn cá), bột đậu nành xay nhuyễn (1 muỗng cà phê/5000 cá)
và thức ăn tự nhiên với thành phần chủ yếu là nguyên sinh động vật - Protozoa, trùng
bánh xe - Rotifera, tảo đơn bào Chlorella.
- Sau 10 ngày ương, cá có thể ăn được các loại sinh vật thức ăn có kích thước thấy được
bằng mắt thường như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Trong giai đoạn này, cá
được cho ăn thêm Moina và lòng đỏ trứng trộn với đậu nành số lượng giảm đi một nữa.
Khi cá được 15 ngày tuổi thì không cần cung cấp trứng và bột đậu nành. Sau 25 ngày cá
đã hình thành đầy đủ sắc tố và bám vào thành bể bằng vi bụng hay nằm ở đáy bể. Sau 30
ngày tuổi cá có thể ăn ấu trùng muổi, giáp xác nhỏ... Sau 60 ngày cá đạt 3 - 4 cm thì tiến
hành đem nuôi thịt.

19
V. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THỊT
V.1. Nuôi trong ao đất
a. Chuẩn bị ao nuôi.
Ngoài các tiêu chuẩn như ương, nuôi vỗ, ao nuôi thịt nên chọn :
- Gần nguồn cung cấp nước, nước ra vô thường xuyên, điều kiện thay nước dễ dàng
- Chất lượng nước tốt, không bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn từ nước sinh hoạt, khu công
nghiệp.
- Ao nên chọn những nơi có thành phần cơ giới nặng như đất sét, thịt pha sét.
- Đối với ao đã nuôi rồi, nên vét hết lớp bùn đáy ao.
- Ao ở nơi thoáng mát, gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.
- Trước khi nuôi nên diệt cá tạp, bón vôi, bón phân
b. Chọn và thả giống
- Nguồn giống hiện nay ta có thể mua giống từ hai nguồn là các cơ sở sản xuất giống và từ
tự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống
Giống tự nhiên Giống nhân tạo
- Số lượng hạn chế nên thời gian thả kéo
dài
- Cung cấp đủ giống với số lượng lớn một
lần
- Cá lớn nhưng kích cở không đều, cá dễ bị
phân đàn
- Cá nhỏ nhưng kích cở đều
- Cá dễ bị xây xát do đánh bắt - Cá ít bị xây xát
- Giá rẻ - Giá thành cao
- Thả giống. Giống thường vận chuyển vào lúc trời mát, trước khi thả vào phải ngâm bao
trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi
trường nước ao nuôi. Mật độ cá thường là 6 - 8 con/m
2
.

- Chăm sóc, quản lý. Thức ăn chủ yếu cho cá là tép, cá nhỏ, cua, ốc, trùn... Tùy điều kiện
từng nơi, thức ăn có thể mua ở chợ hay tự kiếm nhưng phải đảm bảo thức ăn còn tươi.
Lượng thức ăn hàng ngày từ 5 – 7 % trọng lượng thân. Sau 8-10 tháng nuôi cá đạt 500-600
g/con thì thu hoạch. Năng suất thường là 15-20 tấn/ha/vụ.
V.2. Nuôi trong lồng, bè
a. Chọn vị trí nuôi.
Vị trí lý tưởng cho việc nuôi cá lồng, bè cần phải đặt những nơi kênh, rạch, sông, hồ có
dòng nước chảy nhẹ, thoáng và sạch. Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Nên
chọn những nơi nước sâu để đảm bảo lượng nước trong bè 1.4-1.6m.
b. Bè và cách đóng bè
20
- Vật liệu: Bè có thể làm bằng tre, gổ hay tre, gổ kết hợp. Để giữ cho bè nổi lên trên mặt
nước, người ta dùng hệ thống phao. Phao thường được làm bằng thùng phuy, thùng nhựa
hay bằng tre. Số lượng thùng phuy sử dụng tùy thuộc vào kích thước bè. Trung bình cớ 8 -
9 thùng cho bè 15m
3
. Đối với bè nhỏ người ta có thể sử dụng phao làm bằng tre. Tre, nứa
nguyên cây đem phơi khô sau đó bó lại thành bó 10-15 cây cặp hai bên bè.
- Thiết kế bè. Bè thường có hình hộp chử nhật với kích thước khác nhau. Kích thước một
số bè như sau 3 x 2 x 1.5 m hay 4 x 3 x 1.75 m. Bè nên đặt có một phần nổi trên mặt nước
cách mặt nước 0.2-0.5 m. Hiện nay bè nuôi cá Bống tượng có hai dạng chính là bè cố định
và bè nổi. Ngoài ra một số nơi như Đồng tháp, người ta đào ven kênh, rạch rồi dùng cây,
ván bao xung quanh và nuôi cá trong đó. Bè nên đặt cách nhau 2 m đủ để một xuồng nhỏ
qua lại và gió có thể thông được bè.
- Thả giống. Nuôi cá trong bè tốt nhất nên chọn đều cở, trọng lượng từ 10-12 con/kg. Cá
phải khỏe mạnh nhiều nhớt, không bị xây xát, đuôi xòe rộng. Nếu phát hiện thấy cá có vết
lở loét hoặc ghẻ lở nên loại bỏ. Còn nếu thấy có trùng mỏ neo, rận... thì có thể tắm nước
muối 2% trong 5 phút. Mật độ cá thả 60 - 90 con/m
3
.

- Chăm sóc và quản lý: Hàng ngày nên cho ăn vào lúc chiều mát hay buổi sáng. Thời gian
đầu cho cá ăn tép, trùng, cá nhỏ: lòng tong, cá cơm, linh, bống trứng... Thức ăn thả trực
tiếp vào trong sàn với trọng lượng 3 – 5 % trọng lượng thân. Với kích cở ban đầu 100
g/con thì sau 7 tháng nuôi thì thu hoạch với cở 400 g/con. Nếu kích cở nhỏ hơn 100 g/con
thì thời gian nuôi lâu hơn.
V.3. Nuôi trong lồng và đặt trong ao đất.
Đây là giải pháp kỹ thuật mới góp phần chủ động kiểm soát môi trường nuôi, tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nuôi phát triển. Mật độ thả nuôi dao động từ 20 – 30 con/m
3
là hợp lí.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÉP THƯƠNG PHẨM
(Cyprius carpio L.)
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ CHÉP
I.1. Các dạng hình và sự phân bố của cá Chép
Hình 11: Hình dạng bên ngòai của cá Chép
21
Cá chép (Cyprinus carpio Linaeus) phân bố rộng, có ở gần khắp các nước trên thế giới. Cá
chép sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước ợ có nồng độ muối thấp.
Cá cũng sống được ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển.
Có nhiều dạng hình cá chép và màu sắc khác nhau đang được nuôi trên thế giới. Ở Việt
nam đã tìm thấy nhiều dạng cá chép: cá chép bạc, cá chép kính, cá chép trần, cá chép hồng,
cá chép lưng gù... Hiện nay ở nước ta đã nhập thêm nhiều dòng cá chép chất lượng cao ừư
Châu Âu, đặc biệt là các dòng cá đã được lai tạo và chọn lọc từ Hungary đã làm phong phú
thêm giống loài cá nuôi.
I.2. Sự thích nghi với điều kiện môi trường
- Cá chép thuộc loài rộng nhiệt, chúng sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đóng băng
vào mùa đông ở Châu Âu, đến nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên nhiệt
độ thích hợp cho cá chép từ 20 – 28 °C, ở nhiệt độ dưới 12 °C cá chậm lớn, ít ăn và dưới 5
°C cá ngừng bắt mồi.
- Độ pH thích hợp cho cá là 7 - 8, nhưng cá cũng sống được ở pH từ 6 - 8,5.

- Cá cũng sống được ở ao nước tĩnh có hàm lượng oxy thấp hay ở sông nơi có nước chảy
thường xuyên.
I.3. Sự phát triển, sinh trưởng và tính ăn
- Sau khi nở 3 - 4 ngày, cá dài 6 - 7,2 mm, bóng hơi chứa đầy khí, cá phân bố ở lớp nước
mặt là chính. Cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn phù hợp là động vật phù du cở nhỏ
như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng ăn các tắưc ăn khác
như: bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát...
- Sau khi nở 4 - 6 ngày, cá dài 7,2 - 7,5 mm, ăn sinh vật phù du ở lớp nước giữa là chính.
- Sau khi nở 8 - 10 ngày, cá dài 9,6 - 10,5mm, phân bố ở tầng đáy nhiều, ăn thức ăn lắng ở
đáy, sinh vật phù du, ấu trùng côn trùng...
- Sau khi nở 15 - 20 ngày, cá dài 14,3 - 19 mm, các vây bắt đầu hoàn chỉnh, cá bắt đầu có
vẩy và râu, thức ăn chủ yếu là động vật đáy cở nhỏ.
- Sau khi nở 20 - 28 ngày, cá dài 19 - 28mm, vây đầy đủ, sống ở đáy, ăn sinh vật đáy, mùn
bã hữu cơ và một số sinh vật phù du.
- Khi trưởng thành cá chép ăn chủ yếu sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn
trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật... Cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn do
người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa
nhà bếp, phụ phẩm lò mổ...
- Cá chép nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng như sau:
+ 1 năm: 0,5 - 0,8 kg
+ 2 năm:: 0.8 - 1,2 kg
+ 3 năm: 1,2 - 1,8 kg
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá chép nuôi ruộng ngập nước vào mùa mưa sau 8 - 10
tháng có thể đạt trọng lượng 0,5 - 0,8 kg/con, có con nặng hơn 1 kg.
I.4. Sự sinh sản
22
- Tuổi thành thục: cá chép nuôi ở nước ta thành thục sinh dục sau 1 năm (nếu thức ăn đầy
đủ cá thành thục sau 8 - 10 tháng)
- Cá đẻ tự nhiên trong môi trường mà nó sinh sống nếu đủ các điều kiện sau:
+ Có cá đực và cá cái thành thục

+ Có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ
+ Có điều kiện môi trường nước thích hợp
- Mỗi cá chép có thể đẻ nhiều lần trong năm. Mùa sinh sản của cá chép ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long tập trung vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa vớii nhiệt độ từ 25 - 29°C.
Tuy nhiên, cá chép cũng sinh sản được quanh năm nếu có sự điều khiển của con người.
- Trứng cá Chép sau khi đẻ ra được cá đực thụ tinh và đính chặc vào giá thể trong nước. Số
lượng trứng phụ thuộc vào giá thể trong nước. Số lượng trứng phụ thuộc vào cở cá như
sau:
• 0,3 kg đẻ khoảng 30.000 - 60.000 trứng
• 0,5 kg đẻ khoảng 60.000 - 80.000 trứng
• 0,7 kg đẻ khoảng 80.000 - 90.000 trứng
• 1,0 kg đẻ khoảng 120.000 - 1400.000 trứng
• 1,5 kg đẻ khoảng 180.000 - 210.000 trứng
• 2,0 kg đẻ khoảng 250.000 - 300.000 trứng
• 2,5 kg đẻ khoảng 320.000 - 400.000 trứng
II. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHÉP
II.1. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
- Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải rộng khoảng 500 - 1000m
2
không nên dùng ao quá nhỏ làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của cá, nhất là thiếu thức ăn tự nhiên. Cũng không nên dùng ao
quá lớn gây trở ngại cho việc đánh bắt.
- Ao nên bố trí ở những nơi gần sông hay kênh rạch có nguồn nước dồi dào, chất lượng
nước tốt.
- Đáy ao nên có lớp bùn đáy khoảng 15 - 20 cm với nền là đất thịt hoặc thịt pha cát để có
nhiều thức ăn tự nhiên cho cá.
- Mức nước ao vào khoảng 1,2 - 1,5 m, mặt ao thoáng, không bị rợp bóng cây, chất nước
không bị nhiễm độc, độ pH dao động từ 7 - 8.
- Ao nuôi vỗ cá chép phải được tát cạn, cải tạo theo đúng quy trình trước khi thả cá.
II.2. Thả cá nuôi và chăm sóc

- Có thể nuôi chung cá đợc và cá cái trong cùng một ao nhưng tốt nhất là nên thả riêng cho
mỗi loại. Cách tốt nhất là chọn cá có nguồn gốc khác nhau (hay còn gọi là dòng khác
nhau). Mỗi cơ sở sản xuất giống nên có ít nhất 2 dòng khác nhau để khi sinh sản có thể cho
23
cá đực của dòng này lai với cá cái của dòng khác và ngược lại. Đây là cách tốt nhầt để sản
xuất cá con có sức sống tốt, lớn nhanh, kháng bệnh tốt...
- Nên chọn cá hơn 2 năm tuổi với trọng lượng trên 1 kg để làm cá bố mẹ.
- Thời gian nuôi vỗ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường vào tháng 10 - 11.
- Mật độ cá nuôi vỗ dao động từ 0,1 - 0,2 kg/m
2
và nên nuôi ghép thêm khoảng 1 kg cá mè
trắng trên 15m
2
ao.
- Sau khi nuôi vỗ cá còn phải loại số cá không đạt yêu cầu thành thục (thường là 1/3 số
lượng cá nuôi). Do đó, số lượng cá bố mẹ nuôi vỗ phải gấp 1,5 lần số cá cần cho đẻ.
- Cá sau khi đẻ xong được thả riêng nuôi vỗ ở một ao khác. Thời gian nuôi vỗ tái phát từ 2
tháng thì cá có thể sinh sản được.
- Khi nuôi vỗ phải cung cấp thức ăn cho cá đầy đủ, có thể áp dụng phươg pháp sau:
+ Mỗi tuần bón khoảng 5 - 10 kg phân chuồng (heo gà, vịt...) cho 100m2 ao.
+ Thức ăn tinh được cung cấp mỗi ngày bằng 3 – 5 % trọng lượng cá trong ao (bằng
5% vào tháng 9 - 10 và thời gian nuôi tái phát, sau đó giảm dần còn 3%). Có thể sử
dụng công thức thúc ăn gồm 30 % bột cá, 40 % cám gạo, 20% bột bắp, 10% mầm
thóc. Hai thành phần bột cá, bột bắp phải nấu chín sau đó trộn chung với cám và
mầm thóc rồi cho cá ăn trong các sàng để rải rác ở nhiều nơi trong ao.
- Trong thời gian nuôi vỗ phải chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá, màu sắc nước ao.
Nếu ao nước có màu xanh đậm, cá nổi đầu thường xuyên từ 5 - 8 giờ sáng mỗi ngày phải
bơm nước thêm cho ao đến khi cá bớt nổi đầu. Thông thường nuôi vỗ khoảng 2 - 3 tháng
thì cá có thể cho đẻ được.
II.3. Kỹ thuật cho cá đẻ

a. Chọn cá cái, cá đực
Cá đực, cá cái được chọn cho đẻ có các biểu hiện bên ngoài như sau:
- Cá cái bụng to và mềm, hậu môn lồi và đỏ
- Cá đực dùng tay ấn nhẹ vùng bụng gần lỗ hậu môn thấy tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.
- Ghép cá đực với cá cái theo tỷ lệ 1 cái : 1,5 đực là đủ để trứng thụ tinh tốt. Không nên sử
dụng cá đực ít hơn cá cái vì sự thụ tinh kém đi, sẽ làm trứng ung nhiều.
b. Nơi cho cá chép đẻ
- Có thể dùng bể xi măng, bể nhựa hay ao đất để cho cá đẻ.
- Bể cho cá đẻ phải thuận tiện cấp nước và tháo nước để có thể thay nước thường xuyên.
- Nguồn nước phải sạch, ít phù sa, đủ oxy cho cho cá hô hấp, độ pH dao động 7- 8, nhiệt
độ nước 20 - 28°C. Diện tích và độ sâu bể cho cá đẻ tùy thuộc vào điều kiện thay nước.
Nếu để cá đẻ yên tĩnh trong ao đất, diện tích cần khoảng 100m
2
và nước sâu 1 m. Nếu khi
cho cá đẻ có thể thay nước thường xuyên có thể dùng bể lớn hơn 10 m
2
và nước sâu trên 50
cm.
c. Chuẩn bị giá thể cho cá đẻ
24
- Bèo lục bình là vật bám tốt nên được dùng phổ biến hiện nay. Cách tốt nhất là chọn bèo
vừa phải (thân, rễ không lớn quá) tập trung nuôi ở nước trong sạch khoảng 15 ngày trước
khi cho cá đẻ.
- Trước khi cho cá đẻ, bèo được rữa sạch, loại bỏ phần thối và nhúng trong nước muối 3 %
(30 g muối pha trong 1 lít nước) hoặc dung dịch malachite green 0,3 mg/l (thường chọn
bèo có rễ dài 10 - 20cm).
- Số lượng bèo tùy thuộc vào số lượng cá cho đẻ. Thường 1kg cá cái cần 100 cây bèo. Bèo
được rải đều trong khung tre hoặc gỗ (hình: khung cho cá đẻ).
d. Cho cá chép đẻ trứng
Khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết thì tiến hành cho cá đẻ.

- Nên cho cá đẻ vào buổi chiều. Tiến hành kích thích nước cho cá bằng cách làm mưa nhân
tạo, kết hợp với sục khí làm tăng oxy nơi đặt giá thể. Cá sẽ đẻ vào lúc sáng sớm hôm sau.
Trường hợp cá không đẻ thì tiếp tục kích thích nước chờ qua đêm sau.
- Trường hợp cá thành thục không tốt, muốn cho cá đẻ dễ cần chích cho mỗi cá cái vài não
thùy thể cá.
- Sau khi cá đẻ xong, tiến hành thu giá thể đem ấp ở nơi khác, đồng thời tháo nước bắt cá
bố mẹ trả lại ao nuôi tiếp.
II.4. Ấp trứng cá chép.
Các điều kiện cần thiết cho ấp trứng cá chép
- Đầy đủ hàm lượng oxygen.
- Nhiệt độ thích hợp 20 – 28
o
C.
- Luôn đầy đủ nước cho trứng ẩm.
- pH nước 7 – 8.
- Không có sinh vật hại trứng.
Có thể áp dụng theo phương pháp ấp trứng trên cạn (ấp khô). Phương pháp này hiện nay
được áp dụng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cách tiến hành như sau:
+ Làm một cái sàng bằng tre hoặc gỗ, xếp bèo có dính trứng thành lớp mỏng, thoáng
trên sàn. Sàn được đặt nơi thoáng mát và phải có mái che để tránh mưa, nắng. Cứ
sau 2 - 3 giờ tưới nước cho trứng một lần để giử cho trứng luôn ẩm ướt. Khi thấy
trứng xuất hiện rõ hai mắt (hai chấm đen) thì đưa trứng xuống bể ấp hay ao ương cá
đã chuẩn bị sẳn cho trứng nở. Trứng đã nở hết, cá bột rời giá thể thì vớt bỏ giá thể.
+ Theo dõi ương trứng trong bể hay dưới ao đất. Trứng được đem ấp ở bể có nước
chảy thường xuyên kết hợp với sục khí (có thể dùng bể vòng ấp trứng cá mè, trôi để
ấp trứng cá chép). Sau khi cá bột nở hết, vớt bỏ giá thể nhưng chú ý nhẹ nhàng giũ
từng cây bèo để cá bột rời khỏi giá thể. Cá bột tiếp tục được gữư lại trong bể khoảng
3 ngày sau đó mới chuyển sang ương ở ao đất. Ở những nơi không có điều kiện ấp
trứng trong bể thì chuyển trứng cho nở ở ao đất (ao đã chuẩn bị sẳn từ trước). Theo
cách này cần tính toán số lượng cá bột nở ra vừa đủ để ương trong ao.

II.5. Ương nuôi cá con
25

×