Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Trường học và nền giáo dụcTruyền thống của Đan Mạch pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.81 KB, 12 trang )

Trường học và nền giáo dục




Truyền thống giáo dục của Đan Mạch
Đan Mạch là một quốc gia có rất ít nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, chúng
tôi phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực của chúng tôi - con người, kiến thức và
kỹ năng của họ. Sự phát triển công nghệ nhanh chóng và quá trình toàn cầu hóa
trong những năm gần đây đã làm tăng nhu cầu nâng cao những nguồn tài sản này
đối với chúng tôi thông qua giáo dục và đào tạo. Nếu không, chúng tôi sẽ tụt hậu
trong cuộc cạnh tranh quốc tế và cảm thấy ngày càng khó khăn hơn trong việc duy
trì và phát triển xa hơn nữa hệ thống phúc lợi xã hội của Đan Mạch.


Ít công việc hơn cho những người không qua giáo dục hoặc đào tạo
Giáo dục và đào tạo cũng có vai trò quan trọng đối với một cá nhân. Trong xã hội
hiện đại sẽ không có nhiều công việc dành cho những người không có đủ kỹ năng.
Một người chuyển nhà phải biết cách nâng các vật nặng lên mà không làm tổn
thương lưng anh ta. Một người giúp việc lau chùi phải có khả năng đọc được
những hướng dẫn cho việc sử dụng các thiết bị lau chùi đúng cách. Một chủ quán
phải biết cách giữ các bản kê khai thuế và Thuế trị giá gia tăng.
Do đó, tất cả các công dân Đan Mạch đều có nhiều cơ hội tiếp cận với sự giáo dục,
cải tiến kỹ năng và phát triển cá nhân.
Một xã hội tri thức là thiết yếu đối với sự dân chủ
Truyền thống giáo dục đại chúng* của đất nước đã có từ lâu đời cùng với nền dân
chủ của chúng tôi. Nó dựa trên niềm tin rằng xã hội dân trí là điều kiện tiên quyết
quan trọng đối với một nền dân chủ mang đầy đủ chức năng.
Trên thực tế, điều này nghĩa là mọi người đều có cơ hội học tập suốt đời, ví dụ,
qua việc tham gia một trường trung học dân tộc* hoặc các lớp buổi tối*, và qua
việc xem các chương trình phát thanh và truyền hình hoặc tham gia vào các khóa


huấn luyện tại nơi làm việc của họ.
Giáo dục phổ cập
Đan Mạch có chín năm giáo dục phổ cập. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều bắt đầu
giai đoạn giới thiệu học đường* trong một lớp mẫu giáo vào lúc sáu tuổi rồi.
Hầu hết mọi người đều có trình độ giáo dục hoặc đào tạo trên mức phổ cập
Khi hoàn thành xong chín năm giáo dục phổ cập, việc học cao hơn nữa là tùy
chọn. Hầu hết thanh niên đều tiếp tục việc học tập của mình tại một trường trung
học hướng nghiệp hoặc trung học phổ thông để đến được cái gọi là kỳ thi dự bị đại
học*. Nhiều người chọn chương trình giáo dục sau phổ cập ngắn hạn, trung hạn
hoặc dài hạn.
Tham gia và hợp tác
Sự tự do và sự tham gia
Hệ thống trường học Đan Mạch được dựa trên một phạm trù rộng lớn về sự tự do
và tham gia chủ động. Từ những năm đầu tiên đến trường cho đến bậc đại học, học
sinh và sinh viên được quyền ra các quyết định liên quan đến trường học và
chương trình giáo dục, và họ được hy vọng sử dụng quyền này.
Hợp tác và tinh thần tập thể
Các thành phần quan trọng của một chương trình giảng dạy bao gồm việc học tập
kiến thức cơ bản, các kỹ năng đối thoại và hợp tác với người khác. Ngay từ lớp 1,
trẻ đã được học để làm việc theo nhóm và thực hiện những nhiệm vụ cùng nhau.
Ở các lớp lớn hơn, trẻ có thể làm việc cùng nhau và thực hiện các bài kiểm tra theo
nhóm. Tại các học viện giáo dục trong lĩnh vực đại học, sinh viên thường được
chia thành các nhóm nghiên cứu hợp nhau cả về tính cá nhân và trong học tập để
hợp tác trong công việc.


Trường mẫu giáo, trường tiểu học và trường trung học cơ sở
Trường tiểu học và trung học cơ sở thành phố (Folkeskole) cung cấp chương trình
giáo dục miễn phí trên cơ sở bình đẳng cho tất cả mọi trẻ em. Chương trình này
bao gồm lớp mẫu giáo một năm trước chương trình giáo dục cơ bản phổ cập chín

năm cộng thêm một năm lớp 10 tùy chọn.
Lớp mẫu giáo
Giáo dục phổ cập là từ lớp 1 đến 9. Tuy nhiên, hầu hết học sinh đều bắt đầu lớp
mẫu giáo vào lúc năm hoặc sáu tuổi.
Làm quen với trường học qua việc vui chơi
Lớp mẫu giáo pha trộn giữa chơi và học. Trẻ em học bảng chữ cái, hát, chơi và
phát triển các kỹ năng vần âm điệu.
Mục đích của lớp mẫu giáo là nhằm chuẩn bị cuộc sống học đường hàng ngày cho
học sinh. Một số trẻ gặp nhau trong lớp mẫu giáo có thể trở thành bạn học trong
lớp 1.
Trường tiểu học và trung học cơ sở thành phố
Tất cả học sinh đều học trong cùng một lớp
Trường tiểu học và trung học cơ sở thành phố đều là những trường hỗn hợp, nghĩa
là tất cả các học sinh học cùng nhau trong cùng một nhóm qua tất cả các lớp, tức là
không có việc xếp lớp.
Trường học cung cấp những kiến thức cơ bản
Trường tiểu học và trung học cơ sở thành phố giúp học sinh có được những kiến
thức cơ bản về toán, ngôn ngữ, các môn học xã hội và khoa học. Trường học cũng
tập trung vào việc giúp học sinh quen với nền văn hóa Đan Mạch và giúp chúng có
được một sự hiểu biết về các nền văn hóa khác.
Những mục đích khác của hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở bao gồm
đẩy mạnh sự phát triển cá nhân của trẻ, khuyến khích trí tưởng tượng và ham
muốn học hỏi của chúng.
Học sinh học cách tham gia chủ động và tinh thần trách nhiệm chung
Trường học phải chuẩn bị cho trẻ cuộc sống trong một xă hội dựa trên sự tự do,
bình đẳng và dân chủ. Điều này đạt được qua việc trao cho chúng uy thế và trách
nhiệm và qua việc dạy chúng về các quyền lợi và trách nhiệm.
Hội đồng học sinh được quan tâm
Học sinh học cách diễn đạt ý kiến của chính mình. Học sinh có thể lập nên một hội
đồng học sinh, hội đồng này được hỏi xin ý kiến khi ban hành các quyết định quan

trọng tại trường học.
Không cho điểm trước lớp 8
Trong những năm đầu tiên trong trường tiểu học, công việc của học sinh được
đánh giá trong các cuộc hội ý miệng giữa giáo viên và cha mẹ. Không có sự phân
loại, kiểm tra hoặc kỳ thi thực tế nào cho đến khi chúng vào lớp 8
Những mục tiêu của hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở Đan Mạch
(Folkeskolen)
Hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở Đan Mạch được dựa trên “Đạo luật
Folkeskole”. Đạo luật này xác định những mục tiêu sau đây đối với hệ thống giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở của Đan Mạch: “1. (1) Hệ thống Folkeskole sẽ –
trong mối quan hệ cộng tác với cha mẹ – giúp nâng cao kiến thức thu được của
học sinh, các kỹ năng, các phương pháp làm việc và các cách thể hiện chính mình
và qua đó góp phần vào việc phát triển cá nhân toàn diện của từng học sinh. (2) Hệ
thống Folkeskole sẽ cố gắng tạo nên nhiều cơ hội lấy kinh nghiệm, công nghệ và
niềm đam mê để học sinh phát triển nhận thức, trí tưởng tượng và sự ham mê học
hỏi, nhằm giúp chúng có được sự tự tin vào chính các khả năng và kiến thức của
mình trong việc hình thành những ý kiến đánh giá độc lập và thực hiện hành động
cá nhân. (3) Hệ thống Folkeskole sẽ giúp học sinh quen với nền văn hóa Đan
Mạch và đóng góp vào sự hiểu biết của chúng về những nền văn hóa khác và về
mối tương tác giữa con người với tự nhiên. Trường học nên chuẩn bị cho học sinh
có được sự tham gia tích cực, trách nhiệm chung, các quyền và nghĩa vụ trong một
xă hội dựa trên sự tự do và dân chủ. Do vậy, việc giảng dạy của một trường và
cuộc sống hàng ngày của nó phải xây dựng trên sự tự do, bình đẳng và dân chủ về
trí tuệ”.
Các trường tư độc lập ở cấp tiểu học và trung học cơ sở
Cha mẹ có thể chọn hình thức giáo dục khác ngoài các trường tiểu học và trung
học cơ sở công lập, ví dụ, bằng cách cho con bạn vào học tại một trường tư độc
lập. Ở đây, cha mẹ phải trả phí để chi trả một phần phí điều hành trường học.
Dựa trên các quan điểm và triết lý khác
Một số trường học này có thể dựa trên những tư tưởng và giá trị từ khác biệt với

những tư tưởng của các trường tiểu học và trung học cơ sở thành phố, ví dụ, các
triết lý giảng dạy hoặc các tín ngưỡng tôn giáo nào đó. Một số trường dạy các môn
không có trong hệ thống trường công lập.
Cùng trình độ học vấn như các trường tiểu học và trung học cơ sở
Tuy nhiên, theo luật pháp Đan Mạch, kiến thức được truyền đạt trong các trường
tư độc lập ở trình độ tiểu học và trung học cơ sở phải tương đương với trình độ của
hệ thống trường công lập. Ví dụ, họ phải truyền đạt cho học sinh của mình các kỹ
năng ngôn ngữ Đan Mạch, kiến thức học tập và hiểu biết xã hội giống như các
trường tiểu học và trung học cơ sở công lập.
Các trường trung học cơ sở mở rộng
Học sinh sống tại trường
Cha mẹ có thể chọn gửi con mình vào một trường trung học cơ sở mở rộng trong
một hoặc hai năm ở lớp 8, 9 hoặc 10. Trường trung học cơ sở mở rộng là một loại
hình trường nội trú nơi học sinh sống trong suốt thời gian khóa học. Học sinh
ngược lại sẽ giúp đỡ những công việc vặt hàng ngày, như lau chùi và nấu ăn.
Thông thường, những người còn trẻ chọn một trường trung học cơ sở mở rộng vì
họ đang tìm kiếm một trường thay thế đối với hệ thống trường công – hoặc cần
thời gian sống xa gia đình.
Chú trọng vào sự trưởng thành cá nhân
Chương trình giảng dạy chú trọng vào việc giáo dục tổng quát, sự trưởng thành cá
nhân và tính chín chắn. Do vậy, nhiều trường trung học cơ sở mở rộng quan tâm
nhiều đến các môn học có tính sáng tạo và thực tế, như kịch, âm nhạc, thể thao,
nhiếp ảnh, nông nghiệp và nghề thủ công.
Nhập học
Cha mẹ được mời tham quan trường
Trẻ em được tự động chỉ định vào một trường trong khu vực chúng được đăng ký.
Cha mẹ được mời đến tham quan trường học và nói chuyện trước với giáo viên về
quá trình bắt đầu vào học lớp mẫu giáo của con họ.
Những điều cần nhớ khi bắt đầu nhập học
Nhìn chung, cha mẹ sẽ nhận được một bức thư thông tin thực tế về việc bắt đầu

nhập học, chẳng hạn rằng trẻ nên mang một túi xách đi học, hộp đựng bút chì và
một suất ăn trưa vào ngày đầu tiên. Thường thường, hàng ngày học sinh mang
theo bữa trưa. Một vài trường học có tổ chức ăn trưa, trong khi các trường khác lại
có một căng tin cho học sinh có thể mua thức ăn với giá rẻ.
Chính phụ huynh phải liên hệ với trường tư
Những ông bố bà mẹ muốn cho con mình học tại một trường tư độc lập phải liên
lạc với trường để ghi tên con vào danh sách chờ. Nhiều trường có nhiều tên trong
danh sách chờ, vì thế, bạn cần ghi tên con bạn vài năm trước khi trẻ đến thời gian
đi học. Trường sẽ thông tin cho cha mẹ trước về ngày bắt đầu đi học bất kể con họ
đă được nhận vào hay chưa.
Các mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục học đường
Pháp chế Đan Mạch thiết lập nên một số yêu cầu tối thiểu nhất định đối với những
môn học trong chương trình giảng dạy. Ngoại trừ những yêu cầu này ra, mỗi
trường đều được tự do quyết định cách thức tổ chức kế hoạch giảng dạy của mình.
Nam giới và nữ giới đều được dạy các môn như nhau
Trong các trường tiểu học và trung học thành phố, nữ và nam được học các môn
học như nhau. Điều này áp dụng cho các môn học như tiếng Đan Mạch, tiếng Anh,
các môn xã hội và toán học, cũng như các môn có tính chất sáng tạo. Cả nữ và
nam đều học cách may vá, nấu ăn và sử dụng các công cụ. Trong những lớp bậc
thấp nhất, học sinh sẽ bơi và hoạt động thể thao cùng nhau, nhưng có các khu vực
tắm riêng nhau.
Đạo Cơ-đốc và những tôn giáo khác
Môn học về Chúa/giáo dục tôn giáo giải quyết những vấn đề chung về con người,
được trình bày và thảo luận theo cả giáo lý đạo Cơ-đốc và các triết lý và tôn giáo
khác trong cuộc sống.
Giáo dục không phải là sự xưng tội, mục tiêu duy nhất của nó là cung cấp thông
tin. Vì vậy, chương trình giảng dạy giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về lịch sử
và văn hóa của nhiều xã hội hiện đại như chúng ta biết đến chúng ngày nay.
Cha mẹ có thể cho phép con mình miễn tham gia các lớp học về giáo dục tôn giáo
bằng cách đệ trình một bản tuyên bố rằng họ muốn tự mình dạy cho trẻ.

Trẻ em gặp khó khăn trong việc nắm bắt bài học
Những trẻ có vấn đề nghiêm trọng trong việc theo kịp với những bạn khác trong
lớp có thể có chương trình đào tạo đặc biệt hoặc phụ đạo thêm. Ví dụ, điều này áp
dụng cho những trẻ mắc chứng khó đọc.


Giáo dục giới tính: cơ thể và cảm xúc
Trường học cũng cung cấp các bài học về giáo dục giới tính. Học sinh được học về
các chức năng cơ thể. Chúng nói về việc bắt đầu yêu và chuyện yêu đương, và về
quan niệm và phương pháp tránh thai.
Giáo dục giới tính không phải là một môn học được chỉ ra trong chương trình
giảng dạy. Giáo viên sẽ nhắc đến chủ đề này khi nó thích hợp một cách tự nhiên
vào bài giảng.
Học tiếng Đan Mạch như một ngôn ngữ thứ hai và luyện tiếng bản địa
Nói hai thứ tiếng
Học sinh nói hai thứ tiếng là những đứa trẻ nói một tiếng bản địa khác ngoài tiếng
Đan Mạch, và chỉ bắt đầu học tiếng Đan Mạch qua giao tiếp với xã hội xung
quanh, ví dụ, tại trường.
Khuyến khích ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Các nhà chức trách thành phố được yêu cầu phải có sự hỗ trợ cần thiết cho những
trẻ mẫu giáo nói hai thứ tiếng, những người cần được đẩy mạnh việc phát triển
ngôn ngữ để có thể học tiếng Đan Mạch nhanh hơn. Sự trợ giúp bao gồm các hoạt
động khác nhau được thiết kế để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Học tiếng Đan Mạch như một ngôn ngữ thứ hai
Khi học sinh nói hai thứ tiếng được nhận vào trường tiểu học và trung học cơ sở
thành phố, giáo viên chủ nhiệm sẽ quyết định liệu có cần đưa trẻ vào các lớp đặc
biệt học tiếng Đan Mạch như một ngôn ngữ thứ hai hay không, dựa trên đánh giá
về các nhu cầu của học sinh. Các bài học tiếng Đanh Mạch như một ngôn ngữ thứ
hai dành cho học sinh được cung cấp cho những học sinh từ lớp mẫu giáo trở lên
và bao gồm cả trình độ lớp mười.

Luyện ngôn ngữ bản địa
Chính quyền thành phố phải có chương trình đào tạo ngôn ngữ bản địa cho những
học sinh từ các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, các quốc gia Khu vực
Kinh tế Châu Âu (Na Uy, Iceland và Liechtenstein), Quần đảo Faroe và
Greenland. Tuy nhiên, các bài học chỉ được cung cấp trong đơn vị trường học
hoặc thành phố theo những điều kiện nhất định, ví dụ, đủ số lượng học sinh đạt
tiêu chuẩn.
Chính quyền thành phố cũng có thể cung cấp chương trình đào tạo ngôn ngữ bản
địa trên cơ sở tự nguyện đối với những học sinh từ các quốc gia khác. Họ được
quyền trả tiền cho loại hình đào tạo này.
Các câu lạc bộ và các chương trình chăm sóc sức khỏe sau giờ lên lớp
Các cơ sở trông trẻ sau giờ học cho đến lớp 4
Trẻ em có thể tham gia vào một câu lạc bộ hoặc một chương trình chăm sóc sức
khỏe sau giờ lên lớp (SFO) cho đến khi chúng vào lớp 4. Ở đây, chúng có thể chơi
đùa với những người bạn của mình, làm bài tập hoặc chỉ nghỉ ngơi thư giãn. Các
câu lạc bộ sau giờ lên lớp đóng cửa khoảng 5 hoặc 6 giờ chiều.
Các bậc cha mẹ phải trả một phần chi phí cho các hoạt động này, trừ khi họ được
đề nghị một nơi miễn phí. Số tiền có thể phải trả tùy thuộc vào thu nhập gia đình
của bố mẹ.
Các câu lạc bộ cho trẻ lớn hơn
Một số chính quyền thành phố cũng cung cấp những câu lạc bộ thanh niên. Chúng
được dùng cho những đối tượng trẻ em quá lớn tuổi không thể đến sinh hoạt tại
một câu lạc bộ sau giờ lên lớp.
Cắm trại trường
Đời sống xã hội của lớp học đóng vai trò quan trọng
Cắm trại trường là một phần trong chương trình giảng dạy. Nó cũng có vai trò
quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ xã hội và xây dựng sự đoàn kết
giữa các học sinh. Nhiều học sinh xem cắm trại trường là một trong những hoạt
động quan trọng nhất trong năm học.
Học sinh chuẩn bị cho hoạt động cắm trại qua việc thực hiện các nhiệm vụ và viết

các bài tường thuật.
Khi cắm trại, trẻ tự nấu ăn, đi câu cá hoặc đạp xe, đốt lửa trại, chơi và tắm ở biển.
Có những phòng ngủ tập thể riêng cho nam và nữ.

Cắm trại trường trong một môi trường an toàn
Hoạt động cắm trại trường là một phần trong chương trình giáo dục, và tạo cơ hội
cho học sinh thực hành và củng cố kinh nghiệm. Học sinh được đào tạo trong một
môi trường an toàn dưới sự hướng dẫn và giám sát của các giáo viên. Những vấn
đề thực tế, như thức ăn và nơi ở, được thảo luận trước với cha mẹ, để họ có thể
thấy an tâm khi để con cái họ tham gia.
Học sinh giúp tiết kiệm cho hoạt động cắm trại trường
Số lần và thời gian trẻ đi cắm trại tùy thuộc vào trường học. Tối thiểu, chuyến đi
luôn bao gồm hai đêm ở tại một nơi nào đó tại Đan Mạch hoặc có thể ở nước
ngoài.
Những học sinh lớp trên thường giúp tăng ngân quỹ để tài trợ cho hoạt động cắm
trại trường ở nước ngoài bằng cách làm thêm trong giờ nghỉ.
Sự tham gia của cha mẹ
Theo Đạo luật về Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở của Đan Mạch
(Folkeskoleloven), cha mẹ có ảnh hưởng trong những vấn đề liên quan đến trường
học. Họ sử dụng quyền này thông qua ban trường học. Các thành viên ban trường
học bao gồm cả những người đại diện trường lẫn những người đại diện cho phụ
huynh được bầu ra.



Cha mẹ tham gia một phần vào các sự kiện của trường học
Trường học tạo nhiều cơ hội cho các bậc cha mẹ tham gia vào và gây ảnh hưởng
lên cuộc sống học đường của con cái họ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều tham dự các
buổi họp phụ huynh, các lễ hội và các sự kiện khác của trường học. Đây là cách tốt
để biết được các bài học và cuộc sống hàng ngày tại trường học như thế nào và

con họ đang hoạt động như thế nào - và đồng thời gặp gỡ những phụ huynh khác.
Trường trung học phổ thông
Hệ thống giáo dục Đan Mạch bao gồm nhiều khóa học và chương trình giáo dục
cho những người đã hoàn tất lớp 9 hoặc lớp 10 trong hệ thống trường tiểu học và
trung học cơ sở. Nhiều chương trình trong số này chỉ dành cho những người còn
trẻ, trong khi các chương trình khác cũng phục vụ cho đối tượng là những người
lớn tuổi hơn.
Giáo dục trung học phổ thông
Các khóa học của chương trình giáo dục trung học phổ thông đại cương hoặc
hướng nghiệp mất hai hoặc ba năm, và vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp trường
trung học phổ thông sẽ cho phép bạn vào các chương trình giáo dục hậu trung học.
Các chương trình giáo dục trung học phổ thông Đan Mạch gồm có:
Trường phổ thông trung học (Gymnasium), mất ba năm, và một khóa học hai hoặc
ba năm trình độ trung học phổ thông cho người lớn (studenterkursus). Vào cuối cả
hai khóa học, sinh viên sẽ dự kỳ thi tốt nghiệp trường trung học phổ thông
(Studentereksamen).
Một khóa học dự bị đại học 2 năm (HF).
Các chương trình đào tạo hướng nghiệp 2 hoặc 3 năm tại trình độ trung học phổ
thông. Những chương trình này bao gồm: kỳ thi chuyên môn trình độ cao hơn
(HTX) và các chương trình kỳ thi thương nghiệp trình độ cao hơn (HHX). Chúng
giúp sinh viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho thị trường lao động cũng như cho
chương trình giáo dục cao hơn.

Các chương trình giáo dục và đào tạo hướng nghiệp và trên trình độ phổ cập
Mọi người - trẻ cũng như nhiều tuổi - đã vượt qua kỳ thi cuối cùng của chương
trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở sau lớp 9 và 10 đều có thể xin nhập học
vào nhiều chương trình giáo dục và đào tạo đại cương và hướng nghiệp khác nhau.
Các chương trình giáo dục và đào tạo hướng nghiệp 3 hoặc 4 năm
Có khoảng một trăm chương trình giáo dục và đào tạo hướng nghiệp 3 hoặc 4 năm
khác nhau để chọn lựa. Chúng bao gồm cả các giờ học lý thuyết và thực hành tại

nơi làm việc, và cho phép tìm được nhiều công việc trong các lĩnh vực quản trị và
kinh doanh, tài chính, ngành xây dựng, các ngành công nghiệp sắt và kim loại, đồ
họa, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề làm vườn.
Các chương trình giáo dục y tế và xã hội 2 năm
Một chọn lựa khác là chương trình đào tạo y tế và xã hội 2 năm. Chương trình này
giúp sinh viên đủ khả năng làm việc như người giúp đỡ hoặc người trợ giúp y tế
và xã hội.
Trường chế tạo
Những thanh niên dưới 25 tuổi có thể nhập học tại một trong hàng trăm trường chế
tạo trên khắp Đan Mạch. Loại trường này kết hợp đào tạo lý thuyết với thực hành
trong những phân xưởng, nơi các sinh viên sẽ tham gia vào việc chế tạo nhiều loại
sản phẩm khác nhau.
Đào tạo thực hành
Bản thân sinh viên phải tự tìm một vị trí thực tập sinh
Nhiều chương trình giáo dục trên trình độ phổ cập kết hợp giữa các bài học lý
thuyết và đào tạo thực hành tại nơi làm việc - một thực tập sinh.
Bạn phải tự mình tìm một nơi đào tạo thực hành được công nhận, điều này có thể
khó khăn đối với bạn. Nhiều thanh niên hết lần này đến lần khác đã phải thất vọng
trong những nỗ lực có được vị trí thực tập sinh.
Đào tạo thực hành tại trường
Nếu bạn không thể có được vị trí thực tập sinh sau kỳ học đầu tiên, thì thay vào
đó, bạn có thể thực hành tại trường. Sau đó, bạn sẽ nhận được một chương trình
kết hợp đào tạo phân xưởng tại trường và đào tạo thực tập sinh tại nơi làm việc
thực tế.
Vì thế, bạn vẫn phải tìm một vị trí thực tập sinh, nhưng chỉ là bán thời gian.
Tiền công thực tập sinh
Miễn là bạn nằm trong chương trình đào tạo thực hành, bạn sẽ được nhận tiền
công thực tập sinh. Số tiền này cao hơn so với các học bổng giáo dục nhà nước,
nhưng lại thấp hơn tiền công thông thường.


Hãy liên lạc với người tư vấn sinh viên
Tất cả trường học và các cơ sở giáo dục khác đều có một người tư vấn sinh viên -
người giúp sinh viên chọn loại hình giáo dục thích hợp với sinh viên nhất.
Giáo dục hậu trung học
Nếu đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông, bạn có thể học lên
chương trình giáo dục hậu trung học. Chúng gồm có ba loại:
Giáo dục hậu trung học ngắn hạn 2 năm. Những khóa này giúp sinh viên đủ khả
năng trở thành, ví dụ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhà kinh tế thị trường, thợ
điện hoặc kỹ thuật viên.
Chương trình chuyên môn trung hạn 3 hoặc 4 năm. Giúp đủ khả năng cho công
việc, ví dụ, giáo viên, giáo viên tiểu học, y tá hoặc nhân viên công tác xã hội (Cử
nhân Công tác Xã hội).
Chương trình dài hạn tại trường đại học hoặc các viện khác với trình độ đại học.
Giúp đủ tiêu chuẩn để trở thành, ví dụ, nhà vật lý, Thạc sĩ Khoa học ngành Kỹ
thuật hoặc giáo viên trung học phổ thông. Một chương trình giáo dục đại học có
thể được bổ sung thêm, ví dụ, chương trình Tiến Sĩ, kéo dài gần ba năm, trong thời
gian này bạn sẽ làm việc trong vai trò là một nghiên cứu viên và một người hướng
dẫn được trả lương.
Các tiêu chuẩn nhận vào học
Lượng sinh viên lấy vào và yêu cầu nhận học
Hàng năm, Bộ Giáo dục Đan Mạch quy định lượng sinh viên lấy vào cho các
chương trình giáo dục được cung cấp. Mức độ số lượng sinh viên lấy vào xác định
các yêu cầu nhận vào học đối với các chương trình giáo dục riêng.
Các yêu cầu nhận vào học có thể được dựa trên những điểm số có được tại kỳ sát
hạch, cũng như vào các hoạt động trước đó. Do vậy, kinh nghiệm có được từ
những công việc hoặc việc di chuyển chỗ trước đó và bất kỳ chương trình giáo dục
và đào tạo nào trước đó đều sẽ được xem xét.
Kiểm tra đầu vào
Việc được nhận vào học trong những chương trình giáo dục này dựa trên một kỳ
kiểm tra đầu vào. Điển hình, điều này áp dụng cho những khóa học về các môn

nghệ thuật và sáng tạo, như diễn xuất, đạo diễn phim, báo chí và thiết kế.
Hướng dẫn đối với chương trình học và các sinh viên đồng môn của bạn Hầu hết
trường đại học và các học viện giáo dục bậc cao hơn khác đều tổ chức một chương
trình giới thiệu cho những sinh viên năm thứ nhất. Những sinh viên mới được giới
thiệu chương trình học tập và được giới thiệu với người khác thông qua những lần
trình bày, những cuộc thảo luận và tiệc tùng. Chương trình thường bao gồm một
chuyến đi chơi vài ngày đến một nơi nào đó trong đất nước.
Các hội đồng và những đoàn thể xã hội
Sinh viên có thể gây ảnh hưởng đến nội dung khóa học
Tại tất cả các học viện giáo dục, sinh viên đều được quyền thành lập những hội
đồng học tập - tức là những hội đồng liên quan đến các môn học, các hội đồng
khoa sinh viên hoặc các hội học sinh. Nhìn chung, các hội đồng bảo vệ các nhu
cầu của học sinh hoặc sinh viên và đề xuất các yêu cầu liên quan đến những nội
dung và chất lượng của chương trình giáo dục. Bất kỳ ai cũng có thể tác động đến
nội dung chương trình giáo dục qua việc điều hành một hội đồng khoa sinh viên.
Các đoàn thể
Hầu hết các viện giáo dục đều có nhiều đoàn thể quan tâm đến những nhu cầu của
nhiều nhóm sinh viên khác nhau.
Hệ thống giáo dục Đan Mạch
Các hoạt động
Nhiều hội đồng và đoàn thể tại các học viện giáo dục bậc cao cung cấp nhiều loại
hình hoạt động cho các sinh viên và các cơ hội phong phú đối với việc làm quen
với các sinh viên khác. Tất cả các học viện giáo dục đều có những truyền thống
đặc biệt của riêng mình đối với các hoạt động thể thao và lễ hội và có môi trường
học tập đặc biệt của riêng họ. Nó phụ thuộc nhiều vào đóng góp của bản thân các
sinh viên đối với cuộc sống tại học viện giáo dục.
Các Học Bổng Giáo Dục Nhà Nước và Chương Trình Vay Vốn Học Tập (SU)
Hỗ trợ tài chính cho các chi phí sinh hoạt
Học phí tại hầu hết các học viện giáo dục đều là miễn phí. Tuy nhiên, là một sinh
viên, bạn cần tiền cho các chi phí sinh hoạt, sách vở, v.v. Do vậy, nhà nước Đan

Mạch trợ cấp hỗ trợ tài chính cho những sinh viên theo học trong một chương
trình học tập được công nhận mà nó giúp sinh viên có đủ tiêu chuẩn đối với
chương trình hỗ trợ này.
Các học bổng giáo dục, các khoản vay và các công việc sau giờ học
Bạn có thể nhận các học bổng giáo dục nhà nước theo dạng tiền thanh toán cố định
hàng tháng, nó thường không phải hoàn trả lại. Bạn cũng có thể được nhận một
khoản vay nhưng nó phải được hoàn trả lại kèm theo lãi suất khi bạn hoàn thành
các chương trình học của mình. Các khoản vay sinh viên có lãi suất đặc biệt thấp.
Nhiều sinh viên chọn không lấy tiền vay vốn. Thay vào đó, họ có một công việc
ngoài giờ để tránh tình trạng nợ nần không hoàn trả lại được sau khi kết thúc
chương trình giáo dục của họ.

Giáo dục tuổi thành niên
Chương trình đào tạo hướng nghiệp đại cương cho tuổi thành niên
Cơ hội bổ sung kiến thức học tập
Chương trình đào tạo hướng nghiệp đại cương cho tuổi thành niên được cung cấp
cho tất cả các công dân trên 18 tuổi. Các chương trình đào tạo này không nhằm
vào bất kỳ ngành công nghiệp cụ thể hoặc lĩnh vực học vấn nào, nhưng nó đưa lại
cho những người lớn cơ hội bổ sung hoặc cập nhật kiến thức học tập của mình
tương ứng với các môn học đại cương.
Các môn học được cung cấp bao gồm toán học, tiếng Anh, khoa học tự nhiên, triết
học, tâm lý học, tiếng Đan Mạch như một ngôn ngữ thứ hai, khoa học máy tính và
các môn xã hội.
Kết thúc bằng một kỳ thi
Chương trình có thể được kết thúc bằng một kỳ thi tương đương với kỳ thi cuối
cùng sau lớp 9 hoặc lớp 10 hoặc các kỳ thi dự bị đại học (HF).
Buổi giới thiệu diễn ra tại một Trung tâm Đào tạo Hướng nghiệp Tuổi thành niên
(VUC). Cả khóa học ban ngày lẫn buổi tối đều được cung cấp, với các khóa học
mới bắt đầu vào những khoảng thời gian thường lệ trong một năm. Do đó, bạn có
thể học khi nào nó hợp với bạn nhất.


Chứng nhận các bằng cấp nước ngoài
Bạn có thể chuyển các chứng chỉ của bạn sang Đan Mạch?
Nếu bạn đã hoàn thành một chương trình giáo dục ở nước ngoài, nó có thể có liên
quan đến việc liệu các chứng chỉ của bạn có được công nhận ở Đan Mạch hay
không, hoặc liệu bạn có cần chương trình đào tạo bổ sung để có thể sử dụng kiến
thức của bạn ở đây hay không.
Nếu bạn đang tham gia vào một chương trình giới thiệu thành phố hoặc bất kỳ
chương trình hoạt động nào khác, bạn có thể liên lạc với người nghiên cứu nhóm
đối tượng của bạn để có được lời khuyên.
Giúp đỡ trong việc đánh giá các chương trình giáo dục nước ngoài
Trung tâm Đánh giá Chứng chỉ Nước ngoài của Đan Mạch (CVUU) là cơ quan
Đan Mạch trung ương bạn cần liên lạc nếu bạn muốn biết những tín chỉ bạn có
được tại nước ngoài so sánh như thế nào với những tiêu chuẩn của thị trường lao
động và tiêu chuẩn học vấn của Đan Mạch.
Các lớp học tiếng Đan Mạch cho kiều dân tuổi thành niên
Các bài học bằng tiếng Đan Mạch cho tất cả công dân quốc tịch nước ngoài tuổi
thành niên
Tất cả công dân nước ngoài trên 18 tuổi đã được cấp giấy chứng nhận cư trú tại
Đan Mạch đều có quyền tham gia các bài học bằng tiếng Đan Mạch và các công
việc xã hội miễn phí.
Những người tham gia có thể dự một kỳ kiểm tra cuối khóa, mà kỳ thi này có thể
được sử dụng, ví dụ như để tăng khả năng nhập học vào một chương trình giáo
dục. Bằng bất cứ giá nào, bạn phải vượt qua kỳ kiểm tra này nếu bạn muốn có
được một giấy chứng nhận cư trú lâu dài hoặc quốc tịch Đan Mạch, trừ những
trường hợp đặc biệt.
Nếu bạn đang tham gia một chương trình giới thiệu dành cho những kiều dân nước
ngoài mới đến, chính quyền thành phố phải cung cấp cho bạn khóa học ấy không
muộn hơn một tháng sau khi bạn trở thành một người dân của thành phố. Chương
trình có thể được thực hiện theo nhiều cách, chẳng hạn với những người tham gia

đang được học riêng lẻ hoặc trong các nhóm lớn hoặc nhỏ, tại một trung tâm đào
tạo ngôn ngữ thành phố, tại một trường hướng nghiệp hoặc trong một môi trường
làm việc, có thể được kết hợp với các bài học từ xa.

Sự tham gia bắt buộc vào một chương trình đào tạo tiếng Đan Mạch
Sự hỗ trợ tài chính có thể bị giảm đi
Nếu bạn không thành công trong việc tìm một công việc ngay sau khi bạn đến Đan
Mạch, bạn sẽ cần sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước Đan Mạch theo dạng các phụ cấp
giới thiệu. Để nhận được những phụ cấp giới thiệu, bạn phải tham gia tích cực vào
các chương trình đào tạo tiếng Đan Mạch và các chương trình hoạt động và phải
sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động, để bạn có thể ngay lập tức giành được
lợi thế đối với bất kỳ cơ hội việc làm nào đến. Do vậy, trường học sẽ ghi lại việc
đến lớp của người tham gia và được yêu cầu tường trình những người vắng mặt
cho chính quyền thành phố. Vắng mặt không có lý do chính đáng có thể dẫn đến
việc chính quyền thành phố cắt giảm hoặc ngưng hỗ trợ tài chính.

Tiếng Đan Mạch - chìa khóa xã hội của bạn
Tiếng Đan Mạch là chìa khóa đối với việc giáo dục, việc làm và cuộc sống xã hội
của bạn. Hơn thế nữa, việc học tiếng có vai trò quan trọng đối với vấn đề hiểu
được các quyền và nghĩa vụ trong xã hội Đan Mạch. Không hiểu biết pháp luật
không phải là lý do cho việc không tuân theo pháp luật. Hơn thế nữa, nhiều quy
tắc an toàn bạn gặp hàng ngày thường được viết bằng tiếng Đan Mạch. Bạn càng
thích nghi với người Đan Mạch thì bạn sẽ học được ngôn ngữ càng nhanh. Vì thế,
việc tiếp xúc với người Đan Mạch - ví dụ trong các lớp buổi tối, tại các hoạt động
thể thao hoặc giải trí khác - có vai trò quan trọng. Bạn cũng có thể tham gia các
hiệp hội địa phương hoặc các hội phụ huynh. Trong nhiều khu vực lân cận, bạn có
thể có được sự giúp đỡ trong việc làm ở nhà và học tiếng Đan Mạch từ các nhóm
tình nguyện, ví dụ, trong Hội đồng Người tị nạn Đan Mạch.


×