Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bài tìm hiểu máy tính bảng(Abacus) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 16 trang )

Thân chào tất cả mọi người !
Warning…
Xin hãy vỗ tay ủng hộ tinh
thần và hết sức trật tự lắng
nghe!
Theo bạn, cách tính nào sẽ
nhanh hơn ?
BÀN TÍNH(Abacus)

Giáo viên hướng dẫn : Phan Thị Thanh Ngọc

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Viết Phương
Trần Văn Đại

Môn học : Vi xử lí

Mục đích : Hiểu biết về lịch sử ra đời, cách sử dụng bàn tính
trong tính toán và lợi ích của nó đới với con người.

Bàn tính là một công cụ tính toán được sử dụng chủ yếu ở châu Á để thực hiện
các phép toán số học. Ngày nay bàn tính được làm bằng khung tre với các hạt trượt
trên dây trong khi những bàn tính ban đầu chỉ là hạt đậu hoặc đá di chuyển trong
rãnh trên cát hoặc bàn gỗ, đá hay kim loại. Bàn tính được sử dụng nhiều thế kỉ
trước khi chuyển sang hệ thống chữ số hiện đại. Ngày nay bàn tính vẫn được các
thương nhân, nhà buôn và thư kí sử dụng rộng rãi ở châu Á, châu Phi và các nơi
khác.
Các loại bàn tính
Swan Pan
S’Choty(Nga)

Soroban (Nhật)


Thế giới đã xếp phát minh về Bàn tính của người Trung Quốc là một trong
những phát minh vĩ đại nhất của nền văn minh Trung Hoa thời cổ đại. Đây là
một cống hiến lớn đối với nền văn minh thế giới.

Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của Bàn tính. Đây chính là một vấn đề tiêu
tốn nhiều giấy mực của các học giả đời xưa. Ngày nay bàn tính còn xuất hiện ở
rất nhiều các thiết bị hiện đại dưới các dạng khác nhau.

Có một quốc gia được coi là xứ sở của máy tính ở châu Á là Nhật Bản vẫn
luôn dành cho những chiếc Bàn tính thô sơ nhưng thần diệu một tình cảm trân
trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ những Bài học về phép toán đầu tiên trong bậc
Tiểu học chính là những bài học về Bàn tính. Trong thời kỳ của công nghệ vi
tính ngày nay, chiếc Bàn tính dường như đã bị quên lãng. Thế nhưng không
phải vì thế mà chúng trở nên kém đi về tính khoa học kỳ diệu.
Cấu tạo của bàn tính
Cách đọc bàn tính
Phép cộng
VD: 8 + 5 = ?
Phép trừ
VD: 13 – 9 = ?
Phép nhân
VD: 6 x 4 = ?
Phép chia
VD: 24 : 8 = ?
Tác dụng của cách học bằng bàn tính

Phát triển trí tuệ
Để bộ não phát huy tối ưu chức năng của nó, chúng ta cần chú ý nuôi dưỡng và trau
dồi bộ não. Chức năng của bộ não phải được nuôi dưỡng qui củ ngay từ giai đoạn hình
thành của trẻ nhỏ.

Điều khiển hạt bàn tính bằng cả hai tay phải và trái làm cho thị giác, thính giác, xúc
giác và tất cả các cơ bắp hoạt động cùng lúc và hài hòa. Nhờ đó mà bán cầu não phải và
trái của bộ não được sử dụng liên tục và chúng sẽ kiểm tra hoạt động của hai tay cùng
lúc. Hoạt động của tay phải sẽ phát triển chức năng tính toán và tư duy logic của não trái,
hoạt động của tay trái sẽ phát triển chức năng tưởng tượng và sáng tạo của não phải. Vì
hai bán cầu nào phải và trái của bộ não truyền tải các thông điệp cho nhau, nên hoạt
động của hai tay được điều phối tốt, và chức năng của toàn bộ não được phát triển.
+ =

Khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh: Khả năng tư duy bằng hình ảnh có thể giúp cho các
em học sinh không chỉ học tốt môn toán mà tất cả các môn học.

Kỹ năng nghe: Việc giáo viên đọc to cho các em liên tục thực hành tính tổng sẽ giúp các
em đạt được tốc độ và sự chính xác trong tính toán, tăng cường khả năng nghe nhớ của
học sinh.

Khả năng tập trung: Phương pháp tính bằng bàn tính sẽ tăng cường khả năng chú ý cao
của học sinh và giúp các em tập trung tốt hơn.

Khả năng lĩnh hội: Sử dụng bàn tính sẽ tạo cho các em khả năng hiểu và nắm bắt vấn đề
tốt hơn.

Khả năng trình bày: Nghệ thuật toán trí tuệ cổ xưa chủ yếu là về sắp xếp và hình thức.
Luyện tập đều đặn sẽ nâng cao khả năng trình bày của các em học sinh.

Khả năng tưởng tượng: Sau khi thành thạo tính toán với bàn tính, sẽ không sử dụng bàn
tính và yêu cầu làm việc với bàn tính ảo. Việc thực hành đều đặn sẽ giúp các em tăng
cường khả năng tưởng tượng.

Khả năng sáng tạo: Cách tính toán này nhằm phát triển bán cầu não phải nên sẽ mang

đến khả năng sáng tạo tốt hơn cho các em.

Tốc độ và sự chính xác: Dùng bàn tính này nhằm đạt được tốc độ và sự chính xác qua
việc luyện tập thường xuyên. Tốc độ và sự chính xác của các em sẽ được nâng cao
không chỉ ở môn toán mà ở mọi lĩnh vực.

Khả năng tự lực: Các em sẽ không bị phụ thuộc vào máy tính, máy vi tính và các thiết bị
hiện đại nhờ khả năng tự lực của các em.

Sự tự tin: Học sinh với các kỹ năng được nâng cao sẽ cảm thấy bình tĩnh và tự tin hơn
về bản thân và khi tham gia vào các kỳ thi và các hoạt động khác.
Kỳ thi lên cấp quốc tế chương trình Bàn tính và số học trí tuệ
Hiện nay cách tính toán bằng bàn tính được nhiều nước trên thế giới đưa vào giảng dạy
chính khóa cho học sinh ngay từ khi các em còn nhỏ, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra còn có các cuộc thi giải toán bằng bàn tính trong nước và quốc tế nhằm thúc
đẩy phong trào học tập rèn luyện tư duy qua bàn tính.
Các thí sinh Việt Nam đoạt giải trong cuộc thi Bàn tính số học trí tuệ quốc tế
Nguyễn Đức Huy - Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Nguyễn Thành Đạt - Trường THCS Đống Đa
Hoàng Minh Trí - Trường tiểu học Đại Yên
Trần Thị Khánh Linh - Trường mầm non Mùa xuân (Hà Đông)
Nguyễn Khánh Linh - Trường tiểu học Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Một số hình ảnh về bàn tính
Xin chân thành cảm ơn co đã tạo điều kiện cho
nhóm hoàn thành bài tìm hiểu này !
Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe
!

×