MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................5
1.Sự cần thiết................................................................................................................5
2. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................6
2.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................................................................6
2.2. Ý nghĩa thực tiễn..........................................................................................................................................6
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................8
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...................................................................10
Chương 2 - CÂU HỎI, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................13
2.1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................13
2.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................14
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................14
2.4. Phương pháp luận..............................................................................................14
2.4.1. Quan điểm................................................................................................................................................14
2.4.2. Cách tiếp cận............................................................................................................................................15
2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................15
2.5.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................15
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................................15
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................18
3.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội......................18
3.1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................................................................18
3.1.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................................19
3.1.3. Tài nguyên động, thực vật........................................................................................................................24
1
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................................................25
3.2. Tác động của xây dựng KBTTN Mường Nhé đến khai thác tài nguyên và
sản xuất ..........................................................................................................................31
3.2.1. Tác động đến khai thác tài nguyên và sản xuất của cộng đồng................................................................31
3.2.2 Tác động đến sử dụng đất .........................................................................................................................33
3.2.3. Tác động đến thu nhập.............................................................................................................................34
3.3 Kết quả thảo luận................................................................................................38
3.3.1. Nguyên nhân và hậu quả dẫn đến sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên KBTTN Mường Nhé . .38
3.3.2. Mối quan hệ cộng đồng và các cơ quan tổ chức......................................................................................41
3.3.3. Hỗ trợ của các chương trình trước và sau thành lập KBTTN Mường Nhé..............................................43
3.4. Bàn luận.............................................................................................................43
3.5. Giải pháp.............................................................................................................47
3.5.1. Giải pháp bảo tồn và quản lý tài nguyên..................................................................................................47
3.5.2. Giải pháp sinh kế......................................................................................................................................48
KẾT LUẬN....................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................51
PHỤ LỤC.......................................................................................................................53
2
TỪ VIẾT TẮT
CT: Chương trình
ĐVR: Động vật rừng
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT: Kh bảo tồn
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
SXLN: Sản xuất lâm nghiệp
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TVR: Thực vật rừng
UBND: Ủy ban nhân dân
VQG: Vườn quốc gia
WWF: Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới
3
LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực hiện Khóa luận “Tác động của việc xây dựng khu bảo tồn thiên
Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng” chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để thành viên của
nhóm được tham gia khóa đào tạo “Tiếp cận Sinh thái trong quản lý tài nguyên thiên
nhiên và phát triển bền vững” và cơ hội để thực hiện khóa luận này.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ
đã tận tâm giảng dạy trong suốt thời gian của khoá học.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé, Ban quản lý
KBTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân xã Chung Chải, Ủy Ban nhân dân
xã Sín Thầu huyện Mường Nhé đã giúp đỡ trong quá trình làm việc ở địa phương.
Chúng tôi rất cảm kích tấm lòng của cán bộ KBTTN Mường Nhé, người dân bản
Nậm Pắc, bản Đoàn Kết xã Chung Chải đã nhiệt tình ủng hộ để nhóm hoàn thành nhiệm
vụ.
Xin cảm ơn sâu sắc đến TS Hoàng Văn Thắng, Th.S Trần Thu Phương đã tư vấn
trong quá trình nghiên cứu của nhóm.
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Sự cần thiết
Để hạn chế suy thoái tài nguyên nhiên, bảo tồn loài, quần thể và quần xã, hệ sinh
thái cho thế hệ mai sau và duy trì sự tồn vong của Trái đất, con người đã có những nỗ
lực trong công tác bảo tồn bằng những hành động hiệu quả như thực hiện “Mục tiêu
thiên niên kỷ”, hành động cho các điểm nóng “hotspot” về đa dạng sinh học thuộc
Global 200 ( WWF – Global 200, 1997).
Nỗ lực mạnh mẽ nhất và được đánh giá thành công nhất trong nhiều thập kỷ qua
của Việt Nam là việc xây dựng hệ thống các KBTTN bao gồm hầu hết các hệ sinh thái
trong phạm vi toàn quốc với 30 VQG; 62 KBTTN và 38 KBT di tích văn hoá và lịch sử
(Phòng bảo tồn – Cục Kiểm lâm, tháng 12/2007). Bên cạnh đó Nhà nước, các tổ chức
quốc tế đã đầu tư vào các dự án, chương trình về bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái,
chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sinh kế, bảo vệ rừng.
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực của việc xây dựng các KBTTN và các VQG đến hệ
sinh thái tự nhiên của địa phương và khu vực cũng như quốc gia và toàn cầu còn có
những ảnh hưởng tiêu cực lên cộng đồng địa phương ở trong các KBTTN. Những ảnh
hưởng đó dẫn đến một số thực trạng sau:
- Hạn chế của người dân địa phương trong việc tiếp cận với các loại lâm sản phục
vụ cho sinh kế, nơi mà người dân đã chung sống với thiên nhiên qua nhiều thế hệ;
- Việc sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho canh tác cây trồng, vật nuôi bị hạn chế
do một phần được đưa vào KBT;
- Văn hóa bản địa bị ảnh hưởng do chính sách phát triển các loại hình du lịch ở
khu vực có những đặc trưng khác biệt có thể khai thác vì mục đích kinh tế.
KBTTN Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được thành lập theo
Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với diện tích là
182.000 ha.
Năm 2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 593/QĐUB ngày 23
tháng 5 năm 2008 phê duyệt dự án thành lập KBTTN Mường Nhé với diện tích
45.581ha;
Diện tích vùng đệm gần 124.381,34ha, có 6 xã: Nậm Kè, Mường Nhé, Chung
Chải, Sín Thầu, Mường Toong và Quảng Lâm. Dân số là 18.586, trong đó lao động
5
chiếm 37,6% dân số, với lao động nông nghiệp là 84,3%. Các dân tộc, gồm: dân tộc
Mông chiếm 58,7% dân số; dân tộc Hà Nhì chiếm 12,0% dân số; dân tộc Thái chiếm
11,6% dân số; dân tộc Dao chiếm 3,1% dân số; dân tộc Kinh có 538 người chiếm 2,8%
dân số, dân tộc Xạ Phang chiếm 2,5% dân số. Ngoài ra có các dân tộc khác như dân tộc
Kháng, Cống, dân tộc Si La. Phân bố ở xã Chung Chải (dân tộc Si La), xã Nậm Kè (dân
tộc Cống), xã Quảng Lâm (dân tộc Kháng). Trước đây hầu hết người dân dựa vào tài
nguyên rừng và sản xuất nông nghiệp như tập quán canh tác làm ruộng bậc thang làm
nương chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Để nghiên cứu mối ảnh hưởng qua lại giữa bảo tồn và cộng đồng, đặc biệt là
những tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến cộng
đồng vùng đệm, hơn nữa, qua khảo cứu các tài liệu chưa có những đề cập đến nghiên
cứu trong lĩnh vực này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Tác động của việc xây dựng KBTTN
Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng vùng đệm: trường hợp nghiên cứu ở xã Chung
Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Sử dụng các công cụ và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu tác động
của việc thành lập KBT đến sinh kế của người dân địa phương;
- Bổ sung các thông tin và cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách liên
quan đến quản lý bảo tồn ở cơ sở;
- Là sự kết hợp các lý thuyết như “Trade-off”, sinh thái chính trị hay sinh thái
nhân văn để phân tích các đối tượng liên quan trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở các
bộ công cụ nghiên cứu được đề xuất của nhóm nghiên cứu;
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của việc thành lập KBTTN Mường Nhé
lên cộng đồng tại huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cho địa phương hoạch định các chính
sách bảo tồn và quản lý rừng;
- Là cơ sở quy hoạch KBT mà vai trò người dân được khẳng định, qua đó tăng
cường mối quan hệ giữa bảo tồn và sinh kế của cộng đồng;
- Cơ sở để thực hiện bảo tồn và sự tôn trọng kiến thức bản địa, nhu cầu của người
6
dân và tăng cường sự tham gia của cộng đồng;
- Áp dụng cách tiếp cận mới trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền
vững.
7
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc xây dựng các KBTTN là một việc làm quan trọng, nhằm giúp bảo tồn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và nhất là bảo tồn đa dạng sinh học để
hướng tới phát triển bền vững. Việc xây dựng các KBTTN đã tác động rất lớn đến sinh
kế của người dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở cả vùng đệm cũng như
vùng lõi của các KBT. Việc dung hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế là một việc làm
rất khó khăn. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở các KBT nhằm tìm
ra các biện pháp hợp lý cải thiện sinh kế người dân sống xung quanh, đồng thời bảo vệ
được tài nguyên và môi trường trong đó.
Nguồn gốc của KBTTN “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. VQG Yellowstone là
VQG đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ năm 1872. Trong vài thập kỷ qua, các
KBTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả về số lượng và diện tích. Hiện nay trên
thế giới có hơn 100.000 khu BTTN (Tạp chí KBTTN tập 14, số 3, 2004) chiếm 11,7%
diện tích đất liền toàn thế giới. VQG chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là
các KBT loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù
hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà KBTTN có thể đem lại
vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1994 IUCN đã đưa ra định nghĩa về KBTTN:
“KBTTN là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ
đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các
công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN, 2008).
Năm 1994, tổ chức IUCN cũng đã đưa ra hệ thống phân hạng các KBTTN. Hệ
thống phân hạng 1994 có tất cả 6 phân hạng, bao gồm:
1) Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã (Strict Nature Reserve/
Wildeness Area);
2) Khu dự trữ thiên nhiên (Strict Nature Reserve);
3) Khu bảo vệ hoang dã (Wildeness Area);
4) VQG (National Park);
5) KBT thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural Landmark);
6) KBT loài/Sinh cảnh (Habitat/Species Management Area);
8
7) KBT cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape);
8) KBT kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource Protected Area).
Một nghiên cứu của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, thực hiện năm 2000
(Isaacs và nnk, 2000) ở VQG Richtersveld tại Nam Phi chỉ ra rằng việc xây dựng vườn
đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân nơi dây. Dân cư ở đây sống bằng
nghề khai thác kim cương, tuy nhiên đời sống của họ là rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp
kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc khai thác của
họ ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học trong KBT này. Trong tình hình đó, việc xây
dựng KBT đã đưa ra những cam kết giữa người dân và chính quyền nhằm cải thiện sinh
kế cho cộng đồng, mặt khác nó làm cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của KBT diễn ra
có hiệu quả hơn. Người dân cam kết sẽ bảo vệ đa dạng sinh học trong địa phận kiếm
sống của họ, còn chính quyền địa phương cam kết sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ công nhằm nâng cao đời sống của người dân. Tương tự, tại VQG Kruger, để đạt được
quyền sử dụng đất đai, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu
vực VQG, đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. (Reid, H., 2000).
Ở VQG Vutut tại Canada, vừa là một KBTTN vừa là khu di sản văn hóa của
người bản địa ở vùng Bắc Cực, đời sống của thổ dân ở đây đã được cải thiện rõ rệt khi
họ được tham gia vào việc quản lý KBT. Tại đây ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây
dựng các mô hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân
bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa
mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, bảo
đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hóa,
đồng thời mang lại cuộc sống ổn định cho thổ dân sống phụ thuộc vào khai thác tài
nguyên ở vườn. (Sherry, E. E., 1999).
Shuchenmann (1999) đã đưa ra một ví dụ ở VQG Andringitra, là VQG thứ 14 của
nước cộng hòa Madagascar. VQG là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái,
sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hóa. Việc xây dựng VQG
đã làm giảm diện tích chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi, gây ảnh
hưởng lớn đến sinh kế của cộng đồng.
Một nghiên cứu của Oli Krishna Prasad (1999), tại KBT Chitwan ở Nepal đã cho
thấy việc xây dựng KBT này đã thu hút được lượng khách du lịch rất lớn, nhất là du lịch
sinh thái ở các vùng đệm. Với việc thu hút được lượng khách du lịch đến với VQG
Chitwan, đã giúp người dân ở đây phát triển các hoạt động dịch vụ làm cho đời sống của
họ ngày càng được nâng cao. Đồng thời để bảo vệ được KBT, chính phủ đã xây dựng
quy chế quản lý trong đó đưa ra nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: quyền
9
chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ
gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng,
đổi lại người dân phải tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực.
Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ
du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng
đồng.
Qua một số nghiên cứu điển hình trên đã cho chúng ta thấy rằng, việc thành lập
các VQG và KBTTN mặc dù đã gây ra những tác động tiêu cực lên sinh kế của cộng
đồng sống xung quanh nhưng cũng đã giúp cải thiện sinh kế của người dân sống phụ
thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở các khu vực này. Việc huy động sự tham gia của
cộng đồng vào quản lý các KBT là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao, đồng thời việc
chia sẻ lợi ích thu được từ các KBT đã giúp nâng cao đời sống cộng đồng và tạo ra sự
hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có sự liên quan chặt chẽ giữa vị trí của các KBT và vấn đề nghèo đói.
Điều này không có nghĩa là ở đây có mối quan hệ nhân quả giữa việc sống gần các KBT
và nghèo đói. Tình trạng nghèo đói của người dân trong và xung quanh các KBT là một
thực tế của các vùng núi xa xôi hẻo lánh, thường có diện tích đất canh tác hẹp và ít có cơ
hội tiếp cận với thị trường. Nhiều KBT của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc ít
người, đa số họ đều đang sống trong tình trạng nghèo đói. Vì vậy, các cộng đồng này
thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên còn lại trong các KBT. Các KBT tự
nó không phải là công cụ mạnh để giảm nghèo nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích quan
trọng giúp làm giảm mức độ nghèo khổ của các cộng đồng nghèo. Ví dụ nhiều vùng xa
xôi hẻo lánh, các KBT cung cấp các cây thuốc, thường dưới dạng dùng trực tiếp, giữ vai
trò như là “kho dự trữ thức ăn” khi thiếu đói (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các
KBT và phát triển, 2003). Các KBT cung cấp nước sạch cho cộng đồng xung quanh và
giúp cho việc kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu. Các KBT là nơi bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số
nhờ việc bảo vệ các khu rừng thiêng có ý nghĩa tôn giáo quan trọng.
Ở VQG Ba Vì, Hà Nội, có khoảng 2.000 người Dao thu hái cây thuốc trong và
xung quanh vườn. các cây thuốc này được dùng cho gia đình và là nguồn thu nhập bổ
sung cho người Dao sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. Kiến thức về tác dụng điều
trị bệnh của cây thuốc của người Dao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân tộc
Dao ở Ba Vì dựa vào việc thu hái bền vững cây thuốc để duy trì các hoạt động chữa bệnh
truyền thống của mình và tạo thu nhập cho gia đình (Trần Văn Ơn, 2000).
Người dân địa phương thường chịu thiệt thòi khi KBT được thành lập nhưng nhận
10
được ít lợi ích từ các KBT. Khi KBT được thành lập, người dân địa phương thường bị
hạn chế hoặc không còn được sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các KBT mới này.
Trừ khi các cộng đồng thấy được các lợi ích từ KBT cho cuộc sống của mình, họ mới
cảm thấy được khuyến khích trong việc đảm bảo sự tồn tài của các khu này. Hơn nữa,
người dân địa phương không có tiếng nói chính thức trong việc quản lý các KBT tuy các
quyết định quản lý KBT tác động đến đời sống của họ. Vì sự nghiệp bảo tồn, đôi khi các
hoạt động phát triển đem lại lợi ích cho các cộng đồng sinh sống trong và bên cạnh các
KBT bị hạn chế. Ví dụ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng của Ngân hàng thế
giới mới đây, với kinh phí 123 triệu USD cung cấp các khoản vốn nhỏ để xây dựng cơ
sở hạ tầng phù hợp (đường, cầu, bệnh xá, trường học, v.v..) cho 540 xã nghèo nhất ở
Việt Nam. Tuy nhiên, 86 xã được lựa chọn nhưng do nằm trọn trong hoặc một phần bên
trong các KBT nên đã không được đưa vào chương trình này để tránh các tác động xấu
lên các KBT do cơ sở hạ tầng mới gây ra. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT
và phát triển, 2003).
Việc xây dựng các KBT, cũng có tác động tích cực dến đời sống của người dân
sống trong và xung quanh. Quyền sử dụng đất đã được trao cho các hộ sống trong vùng
đệm của một số KBT. Trong nhiều trường hợp, các hộ gia đình trong các vùng đệm này
nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm hơn so với các cộng đồng bên cạnh.
Đó là một lợi ích rõ ràng khi sống cạnh KBT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
giúp cho việc ổn định công tác quản lý đất đai trong vùng đệm của các KBT. Chương
trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ cấp tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng
cho các hộ sống trong vùng đệm. Nhiều hộ gia đình đã được lợi về tài chính từ các hợp
đồng bảo vệ này và diện tích che phủ của một số khu vực đã tăng lên. (Báo cáo quốc gia
của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003).
Một giải pháp nhằm cải thiện và tăng cường công tác quản lý các KBT là phải có
một cơ chế phù hợp khuyến khích sự tham gia của các bên có liên quan tại địa phương
vào công tác quản lý trong KBT. Cần xem xét để các cộng đồng địa phương, các cơ
quan quản lý phát triển vùng đệm và các cơ quan có liên quan khác tại địa phương ví dụ
như các lâm trường quốc doanh có cơ hội tham gia vào quá trình này. Một điều rõ ràng
là nếu các cộng đồng địa phương nhận thức được lợi ích từ việc quản lý tốt KBT và có
cơ hội tham gia vào việc đưa ra các quyết định quản lý KBT hoặc gây ảnh hưởng tới các
quyết định này thì việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên địa phương sẽ bị chặn
đứng một cách có hiệu quả. Lúc đó, nguồn tài nguyên trong các KBT sẽ được sử dụng
một cách thông minh, nhằm cải thiện đời sống cho cộng đồng đồng thời đảm bảo được
mục tiêu bảo tồn.
Chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựng các KBT đã có những tác động tích cực
11
lẫn tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng. sự tham gia của cộng đồng vào trong quá trình
quản lý các KBT, là một biện pháp có hiệu quả cao để giúp công tác bảo tồn được bền
vững. người dân địa phương cũng được hưởng các lợi ích thu được từ các KBT, qua đó
giúp nâng cao thu nhập và đời sống của hộ. Bên cạnh đó, người dân sống trong các vùng
đệm được hưởng các chính sách ưu đãi về quyền sử dụng đất, được tập huấn các kỹ
thuật sản xuất mới cũng đã giúp tăng cường các hoạt động sinh kế mới và làm cho họ
ngày càng ít phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên trong các KBT.
Mặc dù Việt Nam đã có tới 128 khu rừng đặc dụng được thành lập với tổng diện
tích hơn 2,5 triệu ha, chiếm khoảng 7,24% diện tích cả nước, bao gồm 30 Vườn quốc
gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên và 38 khu bảo vệ cảnh quan (Phòng Bảo tồn, Cục Kiểm
lâm, tháng 12/2007) nhưng hầu như công bố chính thức về việc nghiên cứu những tác
động của việc thành lập các khu rừng đặc dụng lên cộng đồng sống xung quanh khu vực
này. Vì vậy, việc nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong việc quy hoạch quản lý bảo tồn ở
địa phương trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
12
Chương 2 - CÂU HỎI, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1. Lợi ích và những hạn chế khi xây dựng KBT là gì?
- Đối với bảo tồn hệ sinh thái?
- Đối với sinh kế của người dân?
- Đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương?
Câu hỏi 2. Cộng đồng có tham gia đóng góp xây dựng KBTTN không?
- Tham gia đóng góp ý kiến, bàn luận, khuyến nghị để các cấp chức năng ra quyết
định?
Câu hỏi 3. Việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân, đặc biệt liên quan
đến khai thác các loài lâm sản như thế nào?
- Sự phụ thuộc vào của cộng đồng địa phương vào các loài động, thực vật (thực
phẩm, lương thực, trao đổi, buôn bán)?
- Tình trạng khai thác các loài động, thực vật trước đây và hiện nay của người
dân địa phương?
- Người dân có được phép khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ (cây thuốc, tre,
măng...) ở các vùng mà trước đây họ đã từng khai thác không?
Câu hỏi 4. Thực trạng sử dụng đất canh tác khi KBT được thành lập ra sao?
- Đất đai của người dân trước đây hiện nay có nằm trong khu vực bảo vệ hay
không?
- Họ được cấp đất, hay đền bù khi đất đai sản xuất trước đây được qui hoạch nằm
trong KBTTN không?
- Thực trạng sản xuất nông – lâm nghiệp của người dân hiện nay và trước đây
như thế nào?
Câu hỏi 5. Người dân hưởng lợi gì từ các chương trình/dự án phát triển cộng đồng
vùng đệm của KBT?
- Có những chương trình, dự án nào đã thực hiện tại vùng đệm từ khi KBTTN
13
được thành lập?
- Các chương trình có tạo ra sản phẩm cải thiện sinh kế cho cộng đồng không?
- Vai trò của người dân địa phương khi tham gia các chương trình phát triển?
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các quá trình thành lập và hiện trạng KBTTN Mường Nhé;
- Phân tích sự phụ thuộc của cộng đồng địa phương lên tài nguyên của KBTTN
Mường Nhé;
- Đánh giá và phân tích những tác động của việc thành lập KBTTN Mường Nhé
đến sinh kế của cộng đồng địa phương.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Điểm có người dân tộc ít người sinh sống có tập quán sử dụng tài nguyên thiên
nhiên thuộc xã Chung Chải, vùng đệm KBTTN Mường Nhé, huyện Mường Nhé tỉnh
Điện Biên, có diện tích 39.069 km
2
, dân số 4.286 người, gồm các dân tộc Thái, Hà Nhì,
Mông, …
- Thời gian: từ ngày 24/12/2009 đến 14/1/2010.
2.4. Phương pháp luận
2.4.1. Quan điểm
Một vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu về KBT thường chú trọng đến bảo tồn đa
dạng sinh học mà dường như có rất ít các nghiên cứu liên quan đến sinh kế của người
dân khi các KBT được thành lập. Trong khuôn khổ đề tài này một lý thuyết được đưa ra
là “Trade – off” hay “Đánh đổi” giữa bảo tồn và phát triển.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “Trade – off” từ các lĩnh vực, văn hóa và
các bối cảnh xã hội khác nhau. “Trade – off” được định nghĩa như là sự đánh đổi/sự lựa
chọn tối ưu/ sử dụng khôn ngoan/sử dụng hợp lý (CRES, 2007).
Bên cạnh đó việc phân tích các thông tin dựa trên quan điểm Sinh thái Nhân văn:
“Cộng đồng và việc sử dụng tài nguyên qua các giai đoạn khác nhau và vai trò của các
chính sách trong các thời kỳ. Qua đó người dân ứng xử với tài nguyên thiên nhiên và
hành động của cộng đồng khi thay đổi chính sách về quản lý tài nguyên”.
Trên cơ sở Sinh thái Chính trị để phân chia các nhóm đối tượng (người quyết
định, người thực thi, người sử dụng) và vai trò của họ đối với tài nguyên thiên nhiên.
Sinh thái chính trị nghiên cứu bối cảnh dẫn đến thay đổi môi trường, mâu thuẫn về tiếp
14
cận và tính chính trị về thay đổi môi trường ( Bryant, 1992). Qua quan điểm của sinh
thái chính trị, nhận thức và khẳng định nhân tố nào đã ảnh hưởng đến cách ứng xử của
các nhóm đối tượng đối với tài nguyên. Qua đó giúp làm sáng tỏ quyền sử dụng tài
nguyên thiên nhiên đã được hình thành và thay đổi như thế nào qua thời gian.
2.4.2. Cách tiếp cận
Nghiên cứu tập trung vào tiếp cận một cách hệ thống và đa chiều tới các đối
tượng nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận tập trung đến mối quan hệ giữa quản lý bảo tồn
và sinh kế của cộng đồng. Phương pháp này được phát triển trên cơ sở lấy cộng đồng
làm trung tâm và các công cụ nghiên cứu được phát triển trên cơ sở các lý thuyết về “
Trade-off”, “Tiếp cận hệ sinh thái”, “ Sinh thái chính trị” và “ Sinh thái nhân văn”.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu tác động của việc thành lập KBTTN
Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng ở bản Nậm Pắc và bản Đoàn Kết thuộc xã
Chung Chải, huyện Mường Nhé, là nơi cộng đồng từ lâu sống phụ thuộc vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên trong khu vực quản lý của KBTTN Mường Nhé.
Các đối tượng liên quan gồm:
- Những người có vai trò trong quá trình ra nghị quyết và quyết định ở địa
phương: Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan quản lý chuyên trách;
- Những người có vai trò trong thực thi pháp luật và các quyết định ở địa phương:
Giám đốc KBT, Ủy ban nhân dân xã, Các cơ quan hỗ trợ (Bộ đội, Biên Phòng);
- Các đối tượng bị ảnh hưởng do việc thành lập KBT và hưởng lợi từ các chính
sách của Trung ương.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2.1. Thu thập các thông tin thứ cấp
- Các Quyết định, văn bản của Ủy ban nhân tỉnh, sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn liên quan đến quản lý KBT;
- Các thông tin thứ cấp thông qua Luận chứng kinh tế kỹ thuật của KBTTN
Mường Nhé, Quy hoạch KBTTN Mường Nhé, báo cáo công tác quản lý của KBTTN
Mường Nhé, các Báo cáo kinh tế xã hội của huyện Mường Nhé và xã Chung Chải, niên
giám thống kê huyện Mường Nhé;
- Các Nghị quyết của Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé, các Quyết định liên
15
quan.
- Các văn bản pháp luật như Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004; Nghị định 23
23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định
186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý rừng.
2.5.2.2. Thu thập các số liệu sơ cấp
Thảo luận: Mục đích nhằm nắm bắt tổng thể các hoạt động và bối cảnh địa phương, các
chính sách, quyết định, nghị quyết, các nhận thức trong quản lý tài nguyên và bảo tồn ở
địa phương; tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân xã, Kiểm lâm,
KBT, Bộ đội và Bộ đội Biên Phòng.
Phỏng vấn theo bảng hỏi: Phỏng vấn 30 hộ ở bản Nậm Pắc và Đoàn kết, những hộ đã
từng sống phụ thuộc vào tài nguyên ở trong KBT gồm 3 đối tượng cơ bản những hộ
trung bình, hộ nghèo và hộ thiếu đói.
Phân tích vấn đề: Vấn đề được phân tích thiết lập các mối quan hệ nguyên nhân – hậu
quả giữa các khía cạnh tiêu cực của một thực trạng hiện hữu. Việc phân tích này nhằm
xác định các nút thắt mà các bên có liên quan. Những vấn đề được xác định thông qua
thảo luận của các bên liên quan gồm: các hộ dân, đại diện bản, chính quyền địa phương,
cán bộ bảo tồn, kiểm lâm địa bàn, bộ đội.
Sơ đồ Venn: Công cụ này được sử dụng để so sánh các vấn đề và tương phản của vấn
đề được đưa ra. Trong công cụ Venn các vòng tròn được thể hiện bằng các vấn đề và ý
nghĩa của các vấn đề đó. Các phần trùng nhau của các vòng tròn nghĩa là vấn đề nêu ra
có ý nghĩa tương tự, các phần nằm ngoài có ý nghĩa khác nhau. Trong trường hợp này sử
dụng Sơ đồ Venn nhằm xác định các mối mức độ liên quan của cộng đồng địa phương
với chính quyền, cơ quan chuyên môn, các tổ chức.
SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa): Đây là công cụ được sử dụng khá
hiệu quả để phân tích trong sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong xã hội học,
hoạch định chiến lược, kế hoạch... Trên cơ sở của đề tài chúng tôi tiến hành phân tích
một số các yếu tố sau:
Điểm mạnh (S)
- Những điểm mạnh của vấn đề nghiên
cứu.
Điểm yếu (W)
- Những điểm yếu của vấn đề nghiên cứu.
Cơ hội (O)
Những cơ hội mà đối tượng nghiên
cứu có được.
Mối đe dọa ( T)
- Mối đe dọa nào liên quan đến đối tượng và
vấn đề nghiên cứu.
Công cụ PNPR ( Past – Now – Proposed – Reason): phân tích theo thời gian của vấn đề
16
từ quá khứ đến hiện tại để đưa ra các khuyến nghị, lý do.
Past Now Proposed Reason
Những vấn đề đề
cập trong nội dung,
câu hỏi nghiên cứu
trước đây
Những vấn đề đề cập
trong nội dung và
câu hỏi nghiên cứu
hiện tại
Phân tích các vấn
đề từ đó đề xuất
các lý do liên quan
phục vụ các các
mục tiêu nghiên
cứu
Đưa ra các lý do
cần phải đề xuất
Phương pháp Ma trận (Matrix): phân nhóm các đối tượng và loại tài nguyên
Nhóm đối tượng con người Nhóm đối tượng tài nguyên
Quyết
định
Thực thi Sử dụng
Liên
quan
Động
vật
Thực
vật
NTFP Khác
Các
quyết
định và
chính
sách liên
quan đến
quản lý
và sử
dụng tài
nguyên
Ai là
người
thực
hiện
chính
sách và
việc
thực
hiện
chính
sách đó
như thế
nào
Ai là
người
sử dụng
tài
nguyên
và mức
độ sử
dụng tài
nguyên
Đối
tượng
liên
quan
khác,
như các
tổ chức
chính trị
xã hội,
các
nhóm
buôn
bán
Các
loài
nào
được
khai
thác và
mục
đích
Các loài
nào
được
khai
thác và
mục
đích
Các
loài
nào
được
khai
thác và
mục
đích
Ở địa
phương
ngoài các
lâm sản, các
tài nguyên
nào được
khai thác
như cảnh
quan, văn
hóa (gắn kết
với thiên
nhiên)
17
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
3.1.1. Lịch sử hình thành
Năm 1976, nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng Mường Nhé,
UBND tỉnh Lai Châu đã ra quyết định số 06/QĐ-TKNN ngày 08/7/1976 về việc thành
lập KBT chim thú tại Mường Nhé.
Năm 1986, KBTTN Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được thành
lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với
diện tích là 182.000 ha.
Năm 1991, WWF và Bộ lâm nghiệp (cũ) đề xuất thiết lập một KBTTN với diện
tích khoảng 300.000 ha (Cox ed al, 1992).
Năm 1993, dự án đầu tư cho KBTTN Mường Nhé do Viện Điều tra quy hoạch
Rừng xây dựng với diện tích KBT là 396.176 ha, trong đó có 109.625 ha là khu bảo vệ
nghiêm ngặt, 268.566 ha là khu phục hồi sinh thái và 17.985 ha đất nông nghiệp và khu
dân cư đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. Tuy nhiên, do những biến động về dân
cư trong khu vực nên dự án này chưa được chuẩn y ở cấp Bộ. Thay vào đó, Bộ
NN&PTNT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị UBND tỉnh tiến hành sửa đổi và xây
dựng lại dự án đầu tư cho vùng. Tiếp theo đó, một bản dự án đầu tư thứ hai được xây
dựng năm 1996 với đề xuất thiết lập một KBTTN rộng 310.216 ha, bao gồm 173.025 ha
khu bảo vệ nghiêm ngặt, 137.191 ha khu phục hồi sinh thái (Anon, 1996).
Bản dự án đầu tư thứ hai đã được UBND tỉnh Lai Châu thông qua theo Công văn
số 8/TT/UB, ngày 18/12/1996, và Bộ NN&PTNT phê chuẩn theo Công văn số 1262/NN-
KHTD, ngày 19/04/1997 (Anon, 1999). Tuy dự án đầu tư đã được Bộ NN&PTNT phê
chuẩn, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa thẩm định nên chưa có nguồn vốn nào
được đầu tư cho KBT (Nguyễn Đức Tú và nnk, 2001). Do đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lai Châu lại tiến hành xây dựng bản dự án đầu tư lần thứ ba dựa trên cơ sở chỉnh sửa dự
án đầu tư trước, với đề xuất thu nhỏ KBT còn 172.480 ha (Anon. 1999). Tuy nhiên, bản
dự án đầu tư này chưa được phê chuẩn ở bất cứ cấp nào (Nguyễn Đức Tú và nnk, 2001).
Năm 2005, UNBD tỉnh Điện Biên ra quyết định số 1019/QĐ-UBND, ngày 03
tháng 10 năm 2005 về việc thành lập Ban Quản lý Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, trực
thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành về công
tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên trên phạm vi diện tích được giao 45.581 ha
thuộc địa bàn 4 xã: Mường Nhé, Chung Chải, Sín Thầu và Mường Toong của huyện
Mường Nhé tỉnh Điện Biên.
Năm 2006, theo quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 08/8/2006 của Uỷ Ban nhân dân
18
tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch chi tiết KBTTN Mường
Nhé.
Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 593/QĐUB ngày 23
tháng 5 năm 2008 phê duyệt dự án thành lập KBTTN Mường Nhé với diện tích 45.581ha
và diện tích vùng đệm 124.381,34ha, gồm có 6 xã: Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải,
Sín Thầu, Mường Toong và Quảng Lâm.
Năm 2009, UBND tỉnh Điện Biên ra quyết định số 500/QĐ-UBND ngày
10/4/2009 về việc kiện toàn BQL KBTTN Mường Nhé, trực thuộc sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Điện Biên.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Vị trí địa lý
KBTTN Mường Nhé thuộc huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích tự
nhiên là 45.581ha. Có tọa độ địa lý là 22
o
1’ đến 22
o
24’ vĩ độ Bắc, và từ 102
o
8’ đến
102
o
33’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa;
- Phía Đông Nam giáp xã Chà Cang huyện Mường Nhé;
- Phía Đông giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu;
- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
KBTTN Mường Nhé có 6 xã vùng đệm, bao gồm các xã Sín Thầu, Chung Chải,
Mường Nhé, Mường Toong, Nậm Kè, Quảng Lâm thuộc huyện Mường Nhé tỉnh Điện
Biên (Bản đồ 1).
3.1.2.2. Địa hình
KBTTN Mường Nhé có dạng địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các dông núi
có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa phận của 6 xã là
dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, với đỉnh cao nhất là đỉnh Pu
Pá Kun (1.892m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung là các dãy núi Phú Ta Long
San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405. Phía Đông Nam thuộc địa phận của xã Mường
Toong là các dông núi có độ cao trung bình trên 1000 m. Nằm giữa các dãy núi là các
thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam.
BẢN ĐỒ 1.
19
20
21
3.1.2.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Địa chất
Nền địa chất khu nghiên cứu có lịch sử nguồn gốc kiến tạo từ đầu kỷ Pecmi, trải
qua sự biến đổi địa chất của các đại Mêzôzôi, Kainôzôi và chịu ảnh hưởng nhiều của
hoạt động tạo sơn Indexin. Khu vực có tuổi địa chất nhỏ, núi trẻ, đỉnh núi nhọn nhiều
khe rãnh sâu vì quá trình bào mòn địa chất tự nhiên còn chưa lâu.
Đá mẹ: Trong khu nghiên cứu, đá mẹ thuộc 2 nhóm chính là đá Macma axit và Đá
biến chất với các loại chính như: Gnai, Amphibolit, Filit, Đá vôi, đôi chỗ còn lẫn Phiến
thạch sét, Sa thạch, Sỏi sạn kết. Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất với nhiều
chủng loại khác nhau.
Thổ nhưỡng
Khu vực nghiên cứu bao gồm các loại đất chính như đất mùn vàng xám phân bố ở
độ cao từ 1.600 – 1.800m; đất Feralit màu vàng đỏ phân bố ở độ cao từ 700 đến 1.600m;
đất Feralit màu vàng đỏ phân bố dưới 700m; đất Feralit màu xám phân bố quanh làng
bản và trên sườn núi có nguồn nước và đất dốc tụ chân núi quanh các chân núi (bảng 1).
Bảng 1. Các loại đất ở KBTTN Mường Nhé
TT Loại đất Đặc điểm Phân bố
1 Đất mùn vàng
xám
Đất có màu vàng nhạt, màu xám vàng
trên núi cao thành phần cơ giới nhẹ
Phân bố ở độ cao
1.600-1.800m.
2 Đất Feralit
mùn vàng đỏ
Phát triển trên đá A xít, đá Biến chất,
đá Diệp thạch, Phiến thạch sét, Sa
thạch, Sỏi sạn kết thành phần cơ giới
nhẹ hoặc trung bình thường
Phân bố ở độ cao 700-
1600m.
3 Đất Feralit
màu vàng đỏ
Phát triển trên đá Phiến thạch sét, Sa
thạch, Sỏi sạn kết thành phần cơ giới
trung bình
Phân bố ở độ cao dưới
700m
4 Đất Feralit
màu xám
Đất Feralit biến màu do quá trình canh
tác có thành phần cơ giới trung bình
Phân bố quanh làng
bản và trên các sườn
núi có nguồn nước.
5 Đất dốc tụ
chân núi
Màu xám có thành phần cơ giới nhẹ
hoặc trung bình
Phân bố ở các chân
núi
Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008
Phần lớn các loại đất đai trong khu vực có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung
bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, tơi, xốp, có độ ẩm cao còn
22
tính chất đất rừng, thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng.
3.1.2.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu
Khí hậu của khu vực mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với những nét
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Do được dãy Hoàng Liên Sơn che khuất nên ít
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa lạnh kết thúc sớm, nền nhiệt độ không
xuống quá thấp. Một năm gồm hai mùa: mùa mưa, nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng
4 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân năm là 22,5
o
C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39
o
C. Nhiệt độ
tối thấp tuyệt đối là 7
o
C.
- Lượng mưa trung bình năm 1.950mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ở các tháng
6, 7, 8 tổng lượng mưa chiếm tới 80%.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành của khu vực nghiên cứu là Đông Bắc hoạt động từ
tháng 11 dến tháng 3 năm sau; gió Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10; gió
Tây Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 7; gió Tây khô nóng trên cao cũng hoạt động trong
thời gian từ tháng 3 - tháng 7.
- Sương muối và mưa đá đôi khi xuất hiện.
Nhìn chung khí hậu của khu vực này không quá khắc nghiệt, không gây quá nhiều
cản trở cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của nhân dân. Tuy nhiên cần theo
dõi diễn biến bất thường của thời tiết hàng năm để có kế hoạch bố trí thời vụ gieo trồng
cho phù hợp.
Thủy văn
Hệ thống Nậm Ma: Bao gồm các chi lưu chính như Mò Bông Khò, Toòng San
Hò, Y Ma Hò, Y Già Hò ở phía Bắc thuộc xã Sín Thầu. Các chi lưu Nậm Pa Pơi, Huổi
Pa Ma, Nhu Na Ho, Nậm Ma thuộc xã Chung Chải. Hệ thống này hợp dòng với suối
Nậm Ma chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào Sông Đà.
Hệ thống Nậm Nhé: Bao gồm hai chi lưu chính là Nậm Nhé với các nhánh suối
nhỏ như Nậm Là, Huổi Cáy, Nậm Pó Nọi ở địa phận xã Mường Nhé. Chi lưu lớn thứ hai
là Nậm Kè bao gồm các nhánh suối nhỏ như Nậm Chà, Trạm Púng, Nậm Kè chảy trong
địa phận xã Nậm Kè. Cả hai nhánh suối này đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
đổ về suối Nậm Nhạt, chảy ra Sông Đà.
23
Hệ thống sông suối của khu vực chảy trên địa hình tương đối phức tạp và có độ
dốc lớn. Do vậy, vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy là rất lớn, gây nhiều khó khăn trở
ngại cho giao thông đặc biệt là đoạn đường từ Chung Chải đi Sín Thầu. Mùa nước kiệt
lưu lượng dòng chảy giảm xuống còn 4- 6m
3
/s.
3.1.3. Tài nguyên động, thực vật
3.1.3.1. Tài nguyên thực vật
Hệ thực vật ở KBTTN Mường Nhé khá phong phú, được phân bố trên nhiều sinh
cảnh khác nhau, tạo nên các kiểu rừng với nhiều ưu hợp, điển hình như: ưu hợp Sồi, Dẻ,
Giổi, Re, Thích, Pơ mu, Thông nàng; ưu hợp cây lá rộng, Vầu, Pơ mu; ... Theo danh mục
thực vật KBT, có 740 loài thực vật thuộc 500 chi trong 156 họ và của 5 ngành thực vật
(Bảng 2). Trong số các loài thực vật này, có 236 loài cây cho gỗ điển hình, 306 loài cây
thuốc và 15 loài cây cho dầu, trong đó, số loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam là 29 loài,
số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới là 4 loài, số loài không có tên trong
sách Đỏ Việt Nam nhưng có tên trong sách Đỏ Thế giới là 6 loài. Những họ có nhiều
loài phân bố trong khu vực này là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Đậu (Fabaceae),… Đặc
biệt, trong KBTTN Mường Nhé có hơn 200 ha rừng Pơmu có đường kính từ 1,5 – 1,8 m
tập trung quanh khu vực Pu Huổi Luông. Ngoài ra, KBT còn có những loài cây cho gỗ
như: trầm hương, giổi thơm, giổi găng, chò chỉ, lát hoa...
Bảng 2. Thành phần TVR KBTTN Mường Nhé
TT Ngành Số họ Số chi Số loài
1 Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1
2 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1
3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 21 31 53
4 Hạt trần (Pinophyta) 4 6 7
5 Hạt kín (Magnoliophyta) 129 461 678
Cộng 156 500 740
Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008
Trong số này, có tới 29 loài có tên trong sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới, như
Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Thất diệp Trung Quốc (Paris chinensis), Trầm
(Aquilaria crassna), Ba gạc Ấn Độ (Pottsia laxiflora), ... Những loài này được ưu tiên
24
bảo tồn và phát triển.
3.1.3.2. Tài nguyên động vật
KBTTN Mường Nhé đã thống kê 133 loài trong số đó có 39 loài thuộc Nghị định
32/06 và 45 loài trong sách Đỏ Việt Nam năm 2003. Hiện tại các loài dưới đây được
xem như là những đối tượng bảo tồn quan trọng ở KBTTN Mường Nhé: Gấu chó
(Ursus malayanus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Vượn bạc má (Nomacus leucogenys),
Voọc xám (Trachypethicus phayrii), Công (Pavo muticus), Niệc cổ hung (Aceros
nipalensis), ... (Bảng 3).
Bảng 3. Số lượng loài ĐVR KBTTN Mường Nhé
TT Lớp Số bộ Số họ Số loài
1
Thú 8 24 59
2
Chim 16 53 185
3
Bò sát 2 15 36
4
Lưỡng thê 1 3 11
Cộng 27 95 291
Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Kinh tế
a/ Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp các xã thuộc vùng đệm KBTTN Mường Nhé
chiếm 2,69% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa (lúa nước và lúa nương)
chiếm 62,75% tổng quỹ đất nông nghiệp, còn lại là các diện tích đất trồng ngô, sắn... và
diện tích đất vườn tạp. Tập quán canh tác lạc hậu, cộng với điều kiện địa hình tương đối
phức tạp, việc đầu tư về giống vốn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng đạt thấp. Bình quân
thu nhập từ lúa thấp, chỉ 170kg thóc/người/năm. Ngoài ra, thu nhập từ ngô, khoai, sắn...
trung bình chỉ 60kg/người/năm (Bảng 4).
Bảng 4. Diện tích đất trồng cây nông nghiệp (Đơn vị tính: ha)
s
25