UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
------
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC
----
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC
VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI
PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
Mã số: 07/2010/HĐ-ĐTĐTCB
Cơ quan chủ trì đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
HIỆU TRƯỞNG
Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS. Võ Văn Phú
Cơ quan quản lý đề tài
SỞ KH & CN TỈNH QUẢNG NGÃI
GIÁM ĐỐC
Chủ tịch hội đồng
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
------
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC
VÙNG RỪNG CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI
PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN GẮN VỚI
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG
Mã số: 07/2010/HĐ-ĐTĐTCB
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Võ Văn Phú
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA CHÍNH:
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Họ và tên
TS. Lê Trọng Sơn
TS. Hoàng Đình Trung
ThS. Nguyễn Đắc Tạo
ThS.NCS. Quang Tuấn
ThS.NCS. Nguyễn Duy Thuận
ThS. Nguyễn Xuân Ngọc
ThS. Trương Công Hải
ThS.NCS. Lê Thị Thanh
CN. Võ Văn Quý
Phụ trách chuyên môn
Côn trùng học
Động vật học
Thực vật học
Địa lý môi trường
Động vật học
Nghiên cứu Chim
Nấm học
Lưỡng cư-Bò sát
Thủy sinh học
Cơ quan công tác
Trường ĐH Khoa học Huế
Trường ĐH Khoa học Huế
Trường ĐH Khoa học Huế
Đại học Huế
Trường ĐH Sư phạm Huế
Đại học Huế
Sở KHCN Đà Nẵng
Trường ĐH Đồng Tháp
Trường ĐH Khoa học Huế
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
1.
BQL
: Ban quản lý
2.
CCKL
: Chi cục kiểm lâm
3.
CDM
: Cơ chế phát triển sạch
4.
CITES
: Công ước Buôn bán Động, Thực vật liên Quốc gia
5.
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
6.
ĐVCXS
: Động vật có xương sống
7.
ĐVKXS
: Động vật không xương sống
8.
GD-ĐT
: Giáo dục và đào tạo
9.
GEF
: Quỹ môi trường toàn cầu
10.
HST
: Hệ sinh thái
11.
IUCN
: Danh lục Đỏ thế giới (IUCN Red List)
12.
KBT
: Khu bảo tồn
13.
KHCN
: Khoa học công nghệ
14.
LC – BS
: Lưỡng cư – Bò sát
15.
M 1, 2, 3,... : Các điểm thu mẫu 1, 2, 3,...
16.
NĐ-CP
17.
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
18.
PCCCR
: Phòng cháy chữa cháy rừng
19.
QLBVR
: Quản lý bảo vệ rừng
20.
SĐVN
: Sách Đỏ Việt Nam
21.
UBND
: Ủy ban nhân dân
22.
UNCBD
: Công ước về Đa dạng sinh học
23.
UNEP
: Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc
24.
WAR
: Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wildlife At Risk
25.
WWF
: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
26.
XHCN
: Xã hội Chủ nghĩa
: Nghị định của Chính phủ
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá tính
đa dạng sinh học, tiềm năng tài nguyên của nhiều hệ sinh thái, đề xuất được nhiều
mô hình phát triển bền vững, đảm bảo duy trì hợp lý nguồn tài nguyên sinh học
trong các hệ sinh thái tiêu biểu và điển hình. Đặc biệt là sự phát triển kinh tế theo
hướng gắn liền giữa tài nguyên Đa dạng sinh học (ĐDSH) với phát triển du lịch
sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng bền vững.
Quảng Ngãi là giải đất miền Trung nối tiếp dãy Trường Sơn với ven bờ
biển Đông chứa trong mình nhiều núi cao hiểm trở và vùng đồng bằng ven biển
mang tính đặc thù bán sơn địa. Vùng rừng phía Đông Trường Sơn, có độ cao
trên 1.000m chủ yếu phân bố về phía Tây, Tây - Bắc, Tây - Nam và phía Bắc
tỉnh. Trong số hơn 20 ngọn núi cao trên 1.000m (núi Azin ở Tây - Nam Sơn Hà
cao 1.233m; núi Hà Peo ở Sơn Tây cao 1.254m;... ) có hai vùng núi cao nổi tiếng
gắn với căn cứ của nghĩa quân, dân quân du kích, chống phong kiến, đế quốc và
phong trào chống Mỹ cứu nước là rừng Cao Muôn cao 1.085m ở Tây - Nam xã
Ba Chùa huyện Ba Tơ và rừng Cà Đam cao 1.413m ở vùng phía Tây huyện Trà
Bồng. Ở Quảng Ngãi, hai vùng rừng này được xếp vào hạng danh lam thắng
cảnh bởi chúng đa dạng về hình thái, ít bị tác động và còn mang tính nguyên sơ.
Cấu thành các dãy núi là các thành tạo đá xâm nhập, đá biến chất, magma, đá
phun trào bazan và nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú. Vì vậy, nơi đây còn ẩn
chứa tiềm năng của những điểm du lịch sinh thái lý tưởng và có giá trị.
Có thể thấy, vùng Ba Tơ - Trà Bồng, có núi Cao Muôn, Cà Đam và giải rừng
thấp nối với dãy rừng Trung Trường Sơn, nơi có độ Đa dạng Sinh học (ĐDSH)
cao trong khu vực nhiệt đới châu Á. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI,
chúng tôi đã có dịp điều tra, nghiên cứu và đã khám phá được những giá trị đa
dạng sinh học rất cao của vùng này. Trước hết, đây là vùng giao lưu giữa các
luồng động, thực vật nhiệt đới phía Nam với vùng ôn đới phía Bắc, sự giao lưu
của các nhóm động, thực vật hai miền Bắc - Nam với khu vực Lào, Campuchia
và Thái Lan thông qua giải Trường Sơn và biên giới Việt - Lào. Sau nữa, theo
nghiên cứu của chúng tôi qua nhiều chuyến khảo sát ở vùng rừng Cao Muôn, Cà
Đam (cao trên 1.000m) và vùng rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở đai
thấp trong vùng phụ cận cho thấy, nơi đây không chỉ đa dạng về thành phần loài,
mà còn là sinh cảnh thích hợp cho các loài động, thực vật bậc cao, các loài đặc
hữu, quý hiếm bậc nhất toàn cầu cần được bảo vệ nghiêm ngặt như: Gà lôi lam
mào trắng (Lophura adwardsi), phân bố của các loài gà lôi khác (Lophura spp.),
gà So trung bộ (Arborophila), Khướu đuôi ngắn (Jabouilleia). Thêm vào đó, Hổ
(Panthera tigris), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), hai loài khỉ hầu là
Vượn má hung (Hylobates gabriellae), Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea),
… đang phân bố ở vùng này đã được chứng kiến, xác định bằng mẫu vật, ảnh, dấu
chân, quan sát từ các thợ săn, lực lượng kiểm lâm và người dân trong vùng.
Được sự tín nhiệm của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong các năm 2010 2012, chúng tôi đã triển khai thực hiện đề tài "Điều tra, đánh giá tài nguyên đa
dạng sinh học vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam tỉnh Quảng Ngãi phục vụ
xây dựng khu bảo tồn gắn với du lịch sinh thái bền vững".
Thay mặt nhóm đề tài xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc về sự tín nhiệm và
ủng hộ của UBND, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi; UBND huyện
Ba Tơ và Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi và đặc biệt là sự quan tâm của Ban Giám
hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế;
các nhà khoa học và Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh học - Trường ĐHKH Huế; các
cơ quan hữu quan và các nhà khoa họcđã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình
thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài xin được tiếp thu, lĩnh hội các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để đề tài sớm đi vào thực tiễn
phục vụ xây dựng khu bảo tồn gắn với du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh
Quảng Ngãi.
Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS. Võ Văn Phú
PHẦN I. TỔNG QUAN
Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ngãi thuộc duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý 14°32′ 15°25′ vĩ độ Bắc, 108°06′ - 109°04′ kinh độ Đông, tựa lưng vào dãy núi Trường
Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh
Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị
trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883km về phía Nam
và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838km về phía Bắc.
1.1.1.1. Vị trí địa lý vùng rừng Cao Muôn
Vùng rừng Cao Muôn thuộc huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi với tọa độ địa
lý: 14031’57” - 14053’54” độ vĩ Bắc, 108053’50” độ kinh Đông.
Có giới hạn:
- Phía Tây giáp xã Ba Điền, xã Ba Dinh huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Bắc giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Đông giáp xã Ba Thành, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam giáp xã Ba Chùa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Huyện Ba Tơ có tổng diện tích tự nhiên 113.669,5ha, chiếm 22,1% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh và là huyện có quy mô diện tích lớn nhất so với các
huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi. Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn.
Ba Tơ nằm trên trục quốc lộ 24, nối liền Tây Nguyên với duyên hải miền
Trung. Từ trung tâm huyện lỵ Ba Tơ có thể đi đến các huyện Sơn Hà, Sơn Tây,
Nghĩa Hành, đến các huyện tỉnh Kon Tum, Gia Lai thuận lợi trong việc giao lưu
và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng.
1.1.1.2. Vi trí địa lý vùng rừng Cà Đam
Vùng rừng Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi. Trà Bồng nằm ở
phía Tây - Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm của tỉnh khoảng 65km về phía Đông
- Nam. Có tọa độ địa lý: 15006’ - 15023’ vĩ độ Bắc, 108022’ - 108037’ kinh độ Đông.
- Phía Tây giáp huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Bắc giáp huyện Trà My và huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông giáp huyện Bình Sơn và huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Nam giáp huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Toàn huyện hiện có 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và 1 thi trấn. Huyện
có tổng diện tích đất tự nhiên 41.876ha chiếm 8,15% diện tích toàn tỉnh.
Trên địa bàn huyện có sông Trà Bồng cùng với tuyến tỉnh lộ 622 và nhiều
tuyến huyện lộ khác. Trà Bồng nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng trọng điểm
kinh tế miền Trung như: Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Sa Cần, cảng biển
Sa Kỳ và khu công nghiệp Dung Quất.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đồi núi chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh Quảng Ngãi, được phân bố nhiều ở
phía Tây, Tây - Bắc, Tây - Nam và phía Bắc tỉnh. Đặc biệt, huyện Ba Tơ và
huyện Trà Bồng là hai địa danh có nhiều núi cao hiểm trở như núi Làng Rầm
(1.095m), núi Cao Muôn (1.085m),… huyện Ba Tơ [105]; núi Ông (958m), núi
Răng Cưa, núi Chóp Vung (905m), Núi Đồng Tranh, núi Hòn Giót (865m), núi
Cà Đam (1.413m),... huyện Trà Bồng [106] (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Một số đỉnh núi cao trên 1.000m ở tỉnh Quảng Ngãi
Stt
1
Tên núi
Cà Đam
Độ cao (m)
1.413
Vị trí
Tây - Nam huyện Trà Bồng
2
A Zin
1.233
Tây - Nam huyện Sơn Hà
3
Hà Peo
1.254
Tây - Nam xã Sơn Tây huyện Sơn Tây
4
Núi Ho
1.096
Tây - Bắc xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây
5
Bờ Rẫy
1.371
Bắc xã Sơn Mùa huyện Sơn Tây
6
Ca Sút
1.262
Bắc xã Trà Lãnh huyện Tây Trà
7
Làng Rầm
1.095
Nam xã Ba Lế huyện Ba Tơ
8
Núi Mum
1.085
Tây - Nam xã Long Môn huyện Minh Long
9
Cao Muôn
1.085
Tây - Nam xã Ba Chùa huyện Ba Tơ
10
Tà Cun
1.428
Tây huyện Trà Bồng
11
Núi Roong
1.459
Đông - Nam huyện Sơn Tây
12
Hà Tu
1.137
Nam xã Sơn Ba huyện Sơn Hà
13
Ngọc Đôn
1.064
Tây - Nam xã Sơn Ba huyện Sơn Hà
14
Đá Lét
1.130
Đông - Bắc xã Trà Bùi huyện Trà Bồng
15
Ra Lóc
1.063
Tây - Nam xã Trà Hiệp huyện Trà Bồng
16
Núi Po
1.002
Tây - Bắc xã Trà Quân huyện Tây Trà
17
Núi Y
1.017
Tây - Nam xã Trà Hiệp huyện Trà Bồng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2012
- Ba Tơ có địa hình điển hình vùng miền núi ở phía Tây và Tây - Nam của
tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao 861m so với mặt nước biển, địa hình chia cắt
mạnh.Có nhiều núi,trong đó có núi Cao Muôn với độ cao 1.085m, mật độ sông
suối cao với hướng chảy từ Tây sang Đông và theo hướng Bắc - Nam. Phần lớn
địa hình là đồi núi, độ dốc không đồng đều, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối
lớn. Việc đi lại, khai thác tiềm năng đất đai vào sản xuất nông, lâm nghiệp khó
khăn, nhiều vùng đất trồng tập trung có quy mô 15 - 50ha chưa được khai thác
sử dụng.
Vùng địa hình đồi thấp, bát úp có độ cao 100 - 200m, có độ dốc 8 0 - 150 chủ
yếu phát triển cây lâu năm. Vùng có độ dốc trên 15 0, địa hình núi dốc, tầng đất
mỏng dưới 50cm, đá lẫn, đá lộ đầu nên chỉ có thể sử dụng để sản xuất lâm nghiệp.
- Trà Bồng cũng là một huyện miền núi ởphía Tây - Bắc của tỉnh Quảng
Ngãi có địa hình khá hiểm trở và phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia
cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây sạt lở, trôi trượt đất. Hướng dốc
chính từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ 800 - 1.500m, đồi núi xen kẽ địa
hình phức tạp. Mặt khác sông suối có lòng hẹp nên mùa mưa thường xảy ra lũ
quét, gây thiệt hại lớn tới đời sống sản xuất của nhân dân. Dựa vào độ cao có thể
chia ra làm hai vùng địa hình chính:
+ Vùng thấp gồm các xã Trà Phú, Trà Bình, Trà Sơn và thị trấn Trà Xuân
có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc bình quân 0 - 8 0. Độ cao trung bình
so với mặt biển khoảng 40 - 100m. Đây là vùng kinh tế chủ yếu của huyện,
ngoài sản xuất lương thực, thế mạnh của vùng là phát triển lâm nghiệp, cây công
nghiệp, cây ăn quả.
+ Vùng núi cao: Gồm các xã còn lại, độ cao trung bình so với mặt nước
biển khoảng 600 - 700m. Địa hình này khá hiểm trở và phức tạp, bị chia cắt bởi
các sông suối và các dãy núi cao, tạo nên các cánh đồng nhỏ hẹp, bậc thang khó
canh tác. Vùng này thường bị khô hạn nặng vào mùa khô, cây trồng chủ yếu là
cây công nghiệp (bạch đàn, phi lao, keo), cây công nghiệp (mía, điều, cao su),
cây ăn quả (dứa, chuối, dừa) và hoa màu,...
Nhìn chung địa hình của hai vùng rừng nghiên cứu chủ yếu là đồi núi.
Tầng đất mỏng, đá lẫn, đá lộ đầu nên chỉ có thể sử dụng để trồng cây công
nghiệp. Ở cả 2 vùng núi này đều có nguồn lâm sản dồi dào và là những núi
được liệt vào hạng danh sơn, với các thắng cảnh đẹp, nổi tiếng vào loại bậc
nhất của tỉnh.
1.1.3. Điều kiện khí hậu
1.1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng, cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của sinh vật. Sự phân bố của nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, nhất là yếu tố địa hình, vị trí địa lý và thời gian.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt theo độ cao địa hình, trung bình lên cao 100m,
nhiệt độ giảm từ 0,5oC - 0,6oC. Vùng núi cao dưới 500m có nhiệt độ trung bình
năm 23,5oC - 25,5oC, tổng nhiệt độ năm 8.500 oC - 9.300oC; vùng núi cao trên
500 - 1.000m có nhiệt độ trung bình năm 21 oC - 23,5oC, tổng nhiệt độ năm từ
7.600oC - 8.500oC [21]. Như vậy, các vùng núi cao trên 1.000m, nhiệt độ trung
bình năm có thể xuống dưới 21oC, tổng nhiệt độ năm có thể dưới 7.600 oC [21].
Nhiệt độ trung bình 250C đến 28,40C; thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng
không quá 340C, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 180C [21].
Cao Muôn và Cà Đam đều có độ cao trên 1.000m nên nền nhiệt của hai vùng
rừng là tương đối giống nhau. Biên độ dao động nhiệt khá cao, ban ngày nhiệt độ
trung bình là 24 - 250C, ban đêm nhiệt độ có thể xuống dưới 180C. Đặc biệt, đỉnh
núi Cà Đam quanh năm được bao phủ bởi mây, do đó, nhiệt độ ở đỉnh núi có thể
xuống dưới 180C [21] (bảng 1.2). Mặt khác, cả 2 vùng rừng được bao phủ bởi tầng
thực vật khá dày và còn mang tính nguyên sơ nên nhiệt độ trung bình ở 2 vùng
không cao, phù hợp cho đời sống của các loài sinh vật rừng. Do đó, tính đa dạng
sinh học khá cao ở cả 2 vùng rừng.
Bảng 1.2. Đặc trưng tổng nhiệt độ trung bình năm vùng Ba Tơ, Trà Bồng
Độ cao
(m)
> 1.000
> 100
> 1.400
> 800
Địa điểm
Núi Cao Muôn
Ba Tơ
Núi Cà Đam
Trà Bồng
Nhiệt độ trung bình năm
(oC)
23,5
25,3
21,2
23,7
Tổng nhiệt độ năm
(oC)
8.000
9.104
7.652
8.237
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2012
1.1.3.2. Lượng mưa
Hoàn lưu gió mùa Đông - Nam cùng với địa hình núi cao đã tạo nên chế
độ mưa mang nét đặc trưng riêng của 2 vùng rừng (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình năm ở Quảng Ngãi (mm)
Tháng
Trạm
Sơn Hà
Minh Long
Đức Phổ
Ba Tơ
Sơn Giang
Trà Bồng
Giá Vực
Mộ Đức
An Chỉ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
83
138
50
135
105
106
69
73
105
30
50
15
69
39
33
22
26
45
32
65
22
63
55
45
33
25
37
70
60
28
80
79
77
82
42
46
178
212
50
193
289
245
179
78
97
204
170
62
183
203
227
166
69
109
162
131
23
100
159
230
122
43
78
172
200
50
158
186
211
108
77
105
314
379
246
300
297
305
335
263
277
660
723
547
819
755
823
859
574
656
699
890
519
955
962
831
936
422
613
275
550
219
570
444
370
458
227
295
2.879
3.568
1.831
3.625
3.573
3.503
3.369
1.919
2.463
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2012
Vùng có lượng mưa lớn của Quảng Ngãi thuộc các huyện miền núi phía
tây như Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ với tổng lượng mưa
từ 2.300 đến trên 2.600mm, với tâm mưa là Ba Tơ 2.641mm [21]. Lượng mưa
trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 70 - 80% tổng
lượng mưa trong năm. Mưa chỉ tập trung cao vào các tháng 9 đến tháng 12 nên
dễ gây lũ lụt, ngập úng. Có đợt mưa liên tục 5 - 7 ngày, kèm theo thời tiết giá
lạnh, gió mùa Đông - Bắc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
1.1.3.3. Độ ẩm
Độ ẩm trong năm khá đồng đều ở cả 2 vùng nghiên cứu. Phân bố không
gian của độ ẩm tương đối thể hiện quy luật chung là tăng theo địa hình và độ cao
của địa hình. Vùng núi phía Tây là nơi có độ ẩm cao nhất 90 - 92% [21].
Đây là 2 vùng núi cao, độ bao phủ của thực vật lớn nên độ ẩm không khí
trung bình hàng năm khá lớn; Độ ẩm bình quân năm là 88 - 90%, tháng cao nhất
92%, tháng thấp nhất 74%. Thời kì có độ ẩm cao nhất là từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau, ẩm độ cực đại vào khoảng tháng 11, 12 [21] (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Độ ẩm trung bình tháng, năm ở Quảng Ngãi
(Đơn vị tính: %)
Tháng
Địa điểm
Quảng Ngãi
Ba Tơ
Lý Sơn
Trà Bồng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12
89
87
86
89
86
88
87
89
85
82
89
90
84
84
91
88
82
84
88
83
80
81
83
81
81
81
81
81
82
80
80
80
88
85
84
86
87
88
86
92
89
92
87
88
87
90
86
91
Năm
85
85
86
87
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2012
1.1.4. Chế độ thủy văn
Ở 2 vùng rừng nghiên cứu, hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố
tương đối đều. Hầu hết các sông lớn đều bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường
Sơn và đổ ra biển Đông, các con sông này khi chảy trên địa hình đồi núi cao, có
địa hình phức tạp và hiểm trở đã tạo nên các con sông ngắn, độ dốc sông lớn và
tạo thành các suối, thác, ghềnh với những độ cao khác nhau, tốc độ dòng chảy và
kích thước lòng suối cũng không giống nhau. Đây là nguồn nước dồi dào cho
các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của 2 huyện của vùng nghiên cứu [71].
- Hệ thống thủy văn ở huyện Ba Tơ rất phong phú, phân bố đều khắp trên
các vùng lãnh thổ huyện có khá nhiều sông suối, các con sông lớn là sông Rhe,
sông Liên, sông Vực Liêm là thượng nguồn của một số sông lớn ở Quảng Ngãi
như sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu.
+ Sông Rhe: là thượng nguồn của sông Trà Khúc, bắt nguồn từ vùng núi
Tây - Nam huyện Ba Tơ chảy theo hướng Bắc, qua các xã Ba Xa, Ba Vì, Ba
Ngạc đến địa phận huyện Sơn Hà hợp với các con sông khác chảy về sông Trà
Khúc. Sông Rhe dài khoảng 60km, đoạn chảy qua Ba Tơ dài khoảng 30km,
quanh co, khúc khuỷu [71].
+ Sông Liên: là thượng nguồn của sông Vệ, bắt nguồn từ vùng núi Giá
Vụt chảy qua thị trấn Ba Tơ khoảng 30km, đến gần chân núi Cao Muôn chảy về
hướng Đông - Bắc [71].
+ Sông Vực Liêm: bắt nguồn từ vùng Bàn Thạch, Hồng Thuyền, Vực
Liêm, xã Ba Trang chảy thẳng về hướng Đông, là thượng nguồn của sông
Trà Câu, sông chảy qua các xã phía Bắc huyện Đức Phổ trước khi đổ ra cửa
biển Mỹ Á [71].
- Chế độ thủy văn của huyện Trà Bồng chịu ảnh hưởng chính của sông
Trà Bồng, sông Giang, sông Trà Ích, sông Nước Riềng, sông Nước Biếc và hệ
thống suối dày đặc như suối Viền, suối Sa Thia, suối Trà Cô,...
+ Sông Trà Bồng là một trong những con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ
núi Răng Cưa chảy theo hướng Tây - Đông, qua huyện Bình Sơn đổ ra cửa Cần
Sa. Lưu vực của sông khoảng 91km 2 nhưng dòng chảy ngắn, cạn và độ dốc cao
với lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 12,6m 3/s, lưu lượng mùa lũ >
3.000m3/s, mùa cạn 3,2m3/s. Sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông
được quyết định bởi thời gian và cường độ mưa ở tâm mưa Trà Bồng [106].
Sông, suối Trà Bồng hàng năm bồi đắp một lượng lớn phù sa cho vùng,
những năm gần đây những vùng đất ven song, suối Trà Bồng trở thành quê
hương mới của cây đậu phụng, đậu xanh, mía,… cho năng suất cao. Mặt khác
với địa hình cao, độ dốc lớn song, suối, ghềnh, thác chằng chịt lại mưa nhiều đã
và đang tạo cho Trà Bồng nguồn thủy điện dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt đời sống nhân dân.
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.5.1. Tài nguyên đất
Huyện Ba Tơ có tổng diện tích tự nhiên 113.669,52ha chiếm 22,1% diện
tích đất toàn tỉnh hiện đang được sử dụng với các mục đích khác nhau. Huyện
Trà Bồng có tổng diện tích tự nhiên 41.876ha, chiếm 8,15% đất tự nhiên toàn
tỉnh (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Diện tích và tỷ lệ (%) đất theo mục đích sử dụng
Stt
Loại đất
Ba Tơ (ha)(1)
Tỉ lệ
(%)
Trà Bồng (ha)(2)
Tỉ lệ
(%)
1
Nông nghiệp
5.962,88
5,24
5.160,34
12,3
2
Lâm nghiệp
97.021,45
8,35
32.058,35
76,5
3
Đất ở
467,66
0,41
220,65
0,52
4
Đất chuyên dùng
1.046,73
0,92
694,07
1,65
5
Đất chưa sử dụng
27.170,82
23,9
3.742,03
8,93
Nguồn:1. Niên giám thống kê huyện Ba Tơ, 2011.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010
của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Toàn huyện Ba Tơ có 3 nhóm đất chính, 10 đơn vị đất với 21 đơn vị đất
phụ (bảng 1.6).
Bảng 1.6. Diện tích và tỷ lệ (%) đất theo tính chất đất huyện Ba Tơ
Stt
Nhóm đất
1 Đất xám - ACRISSOLS (AC)
2 Đấ phù sa - FLUVISOLS (FL)
3 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - LEPTOSOLS (LP)
Diện tích (ha)
105.554,40
6.218,17
1.900,95
Tỉ lệ (%)
92,86
5,47
1,67
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ, 2011
Tài nguyên đất Trà Bồng khá đa dạng về loại đất, phân bố trên nhiều dạng
địa hình khác nhau tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông, lâm nghiệp thích hợp
với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Toàn huyện
có 20 loại đất khác nhau, chia làm 3 nhóm chính (bảng 1.7).
Bảng 1.7. Diện tích và tỉ lệ (%) đất theo tính chất đất huyện Trà Bồng
Stt
1
2
3
Nhóm đất
Loại đất
Đất phù sa đốm rỉ glây nông
Đất phù sa
Đất phù sa đốm rỉ cơ giới nặng
Đất phù sa chua cơ giới nặng
Đất xám feralit điển hình
Đất xám feralit đá lẫn nông
Đất xám mùn đá lẫn nông
Đất xám feralit đá lẫn sâu
Đất xám
Đất xám đá lẫn nông
Đất xám mùn điển hình
Đất xám có tầng loang lổ nông
Đất xám kết von nông
Các loại đất còn lại
Diện tích (ha)
250
776
1.079
1.651
15.581
14.109
64
5.690
1.446
282
101
687
Tỉ lệ (%)
0,06
1,85
2,58
3,94
37,21
33,69
1,49
13,59
3,45
0,67
0,24
0,68
Nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của
huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
1.1.5.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện Ba Tơ và Trà Bồng tương đối phong phú cả về
nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi nguồn nước
mưa, hệ thống sông suối, hồ chứa, đập dâng và nhiều ao hồ lớn nhỏ khác trong khu
dân cư. Các con sông lớn như: sông Rực, sông Liên, sông Vực Liêm,... thuộc
huyện Ba Tơ và sông Trà Bồng, sông Tang, sông Giang, sông Cha Năng, suối Trà
Cô, suối Xã Điệu,… thuộc huyện Trà Bồng.
Nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai huyện Ba Tơ và
Trà Bồng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp
đáp ứng được khả năng tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất canh tác, là yếu tố
chính quyết định bảo đảm sự tăng trưởng của nền nông nghiệp hiện nay và
tương lai.
1.1.5.3. Tài nguyên rừng
Trải qua thời gian dài của chiến tranh tàn phá, công tác bảo vệ rừng chưa
được chú trọng trong những năm qua đã làm cho diện tích rừng của huyện Ba
Tơ và Trà Bồng đều bị giảm mạnh, cùng với nó hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng
đáng kể.
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của
huyện Ba Tơ là 97.021,45ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 59.834,8ha,
đất rừng phòng hộ là 37.443,8ha [105]. Năm 2009 độ che phủ của rừng là
63.03%. Hệ thực vật rừng của huyện có nhiều loài có giá trị kinh tế như: gỗ
Bông lau, Sơn huyết, Chò chỉ, Chò nâu, Huỳnh đàn, Giới, Giẻ can, Giẻ đỏ,
nhóm có giá trị dược liệu quý như Sa nhân, Trầm hương,…
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích đất lâm nghiệp
có rừng của toàn huyện Trà Bồng là 32.058,35ha, trong đó diện tích đất còn tăng
khoảng 20.500ha, độ che phủ đạt khoảng 34 - 35%, chủ yếu là rừng trung bình
và rừng nghèo.
So với Cà Đam (huyện Trà Bồng), rừng Cao Muôn (huyện Ba Tơ) tính tự
nhiên thấp hơn, hầu hết hệ thực vật ở vùng đệm là rừng trồng, một số khu vực
rừng hoàn toàn không được phủ xanh. Tuy vậy, cả 2 vùng rừng đều có tính tự
nhiên cao so với các vùng khác của tỉnh và khu vực. Rừng Cao Muôn và Cà Đam
có nhiều lâm sản và dược liệu quý như Sa nhân, Hà thủ ô, Ngũ gia bì, Trầm
hương, mật ong; có nhiều gỗ quý như Lim, Sao, Dổi, Trắc, Chò, Kiền kiền, Mun.
Hiện nay, cả 2 vùng rừng còn nhiều loại gỗ tốt như Huỳnh đàn giả, Thông nàng,
Chò nâu, Cà ổi, Dổi,… Ngoài ra, còn có nhiều động vật phong phú, đa dạng như
Hổ, Nai, Lợn rừng, Chồn hương, Nhím, Chim công, Chim chả, Gà rừng, Gõ kiến,
Cú mèo, sáo, trĩ,… Hiện nay vẫn còn tồn tại một số loại động vật quý hiếm như
Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Voọc chà vá chân xám, Gấu ngựa, Báo hoa mai, Gà lôi
lam, Trĩ sao, Rắn hổ mang, Rùa hộp vàng,… Đặc biệt, ở rừng Cà Đam các loại
lâm sản như: Quế, song mây, Sa nhân,… là những lâm sản quý của vùng, có giá
trị kinh tế và rất được ưa chuộng [71].
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Ba Tơ
Tổng dân số huyện Ba Tơ tính đến 31/12/2011 là 51.833 người, trong đó
dân tộc Hrê 43.196 người; Kinh 8.587 người; Ca Dong 10 người; Cor 5 người
dân tộc khác 35 người. Số người trong độ tuổi lao động 28.036 người, trong đó
lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp 23.432 người chiếm 83,58% tổng dân
số toàn huyện, thể hiện qua bảng 1.8.
Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu dân số huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Stt
1
2
3
4
5
6
Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Mật độ dân số
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Dân số đô thị
Tỷ lệ đô thị hóa
Dân số nông thôn
Đơn vị
Ngàn người
Người/km2
%
Ngàn người
%
Ngàn người
2000
46,0
40,0
1,6
4,6
10,0
41,4
2005
48,5
43,0
1,33
4,6
9,5
43,9
2008
50,6
44,0
1,12
5,2
10,3
45,4
2009
51,0
45,0
1,02
4,9
9,6
46,0
2010
51,5
45,0
1,06
5,7
11,1
45,8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Tơ, 2011
Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện được sự quan tâm đầu tư
của Trung ương và tỉnh thông qua các chương trình, dự án trên tất cả các lĩnh
vực sản xuất nông - lâm nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,...
Nhờ đó cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế từng bước được nâng cấp.
1.2.2. Tinh hình kinh tế - xã hội huyện Trà Bồng
Toàn huyện Trà Bồng hiện có 9 xã và 1 thị trấn. Dân số toàn huyện đến
tháng 12/2011 là 29.880 người, trong đó dân tộc kinh 16.587 người; dân tộc Cor
12.864 người; dân tộc Hrê 349 người; dân tộc Ca Dong 1 người và dân tộc khác 79
người. Dân cư của huyện có sự phân bố rất không đồng đều giữa các khu vực trung
du, miền núi và đồng bằng cũng như trong nội vùng có sự chênh lệch khá lớn.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành các cấp và sự
nỗ lực của nhân dân Trà Bồng đã có những bước chuyển mình, từng bước đưa
nền kinh tế của huyện phát triển đi vào thế ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân chung của huyện giai đoạn 2005 - 2010 là 8,7 - 9,5%. Tốc độ phát
triển kinh tế hằng năm tăng khá, đặc biệt từ năm 2004 trở lai đây, GDP bình
quân đầu người năm 2012 ước đạt 200 USD.
- Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nhờ sự chuyển đổi cơ cấu những
năm gần đây ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đi vào thế ổn định đạt
được kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng lương bình quân 5,5 - 6%/năm. Năm 2010
giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 10 tỷ đồng.
- Về nông - lâm nghiệp - thủy sản: Những năm gần đây huyện rất coi
trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư sản xuất đã gắn với chế
biến tiêu thụ sản phẩm, tích cực phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm giàu vốn
rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường, địa hình đầu tư thâm canh các vùng mía,
quế, hồ tiêu và các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
- Về thương mại - dịch vụ: Ngành dịch vụ - thương mại có nhiều đổi mới,
thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành và nhiều thành phần kinh tế. Kinh
tế dịch vụ phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là
8%. Năm 2011 tổng giá trị hàng hóa bán lẻ và dịch vụ là 25,93 tỷ đồng tăng hơn
so với năm 2005 là 5,43 tỷ đồng, năm 2012 ước đạt 30,02 tỷ đồng.
- Về giao thông vận tải: trong những năm qua được sự quan tâm của các
cấp các ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương hệ
thống giao thông trên địa bàn phát triển khá mạnh. Hiện tại trên địa bàn huyện
9/10 số xã, thị trấn có đường ô tô. Hệ thống giao thông của huyện như sau:
+ Tỉnh lộ: Tuyến đường 622 có chiều dài 50km, đường rộng 4 - 7m,
được trải nhựa 4 - 5m. Đây là tuyến đường huyết mạch của huyện kéo dài
từ Đông sang Tây.
+Huyện lộ: Tổng chiều dài khoảng 120km. Các tuyến đường của huyện
Trà Bồng mặt nền chủ yếu được trải đá cấp phối, nền đường trũng, bị ngập nước
khi mưa lớn.
+ Đường trục xã và liên xã: Tổng chiều dài 240km, trong đó bề mặt
đường rộng 2,5m - 4m, trải đá cấp phối và đất. Ngoài ra, còn có các tuyến đường
thôn, bản và khu dân cư với tổng chiều dài khoảng 900km.
1.2.3. Giáo dục
Cùng với sự phát triển chung, những năm qua hệ thống giáo dục ở 2 vùng
nghiên cứu không ngừng được đầu tư phát triển cả quy mô và chất lượng. Mỗi
thôn, bản đều có trường học. Tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng cả
thầy và trò đều khắc phục để có những giờ lên lớp hiệu quả, tỉ lệ học sinh bỏ học
thấp hơn so với những năm trước.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên đã chuẩn hoá về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ: hệ Mầm non 94,41%; Tiểu học 98,1%; Trung học cơ
sở 98,4%, Trung học phổ thông 100% [21].
1.2.4. Y tế
Đã đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế nhằm chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhờ đó các bệnh như sốt rét, lao, bại liệt,
bạch hầu, bướu cổ, ho gà đã được kiểm soát. Việc tiêm vacxin phòng ngừa theo
chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được tiến hành thường xuyên.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân thường xuyên được quan tâm.
Cơ sở vật chất y tế được tăng cường, kiện toàn tổ chức khám chữa bệnh. Đến nay
100% xã, thị trấn có trạm y tế, bình quân đạt 1 cán bộ y tế/1.000 dân và 4 bác
sỹ/10.000 dân, trong đó số trạm y tế có bác sỹ là 30,00%. Hệ thống y tế được cũng
cố và sắp xếp lại theo hướngtăng cường cho các trạm y tế cơ sở và y tế thôn bản.
Các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh đều được thực hiện
tốt công tác khám, chữa, điều trị bệnh và hành nghề y dược được quản lý chặt
chẽ và quán triệt thường xuyên, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ,
chăm sóc sức khỏe người bệnh: Công tác an toàn thực phẩm và vệ sinh môi
trường chưa được quan tâm thỏa đáng.
Nhìn chung hầu hết các cơ sở hạ tầng từ huyện đến xã đều xuống cấp
nghiêm trọng, phương tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu và không đồng bộ, trình
độ chuyên môn tuy đã được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu,
thiếu đội ngũ bác sỹ... Đây là những tồn tại, hạn chế đến công tác y tế cần được
khắc phục trong tương lai.
Đồng bào Cor đã cơ bản bãi bỏ được tục lệ cúng để chữa bệnh. Việc ăn ở
vệ sinh, dùng thuốc chữa bệnh đã trở thành phổ biến trong nhân dân.
1.3. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ - LỊCH SỬ CỦA CÀ ĐAM VÀ CAO MUÔN
Núi Cao Muôn có tên chữ hán là "Cao Môn" nhưng đọc là Cao
Muôn, là núi cao nhất ở vùng Ba Tơ. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: "…thế
núi cao vót lên trời, làm trấn sơn cho các núi. Đá núi rải nằm, năm sắc hoặc
giống hình người, hình thú, hoặc giống hình cá, hình rồng. Núi này có sinh cây
Tượng đẳng (một loại mây) lớn như cây cau. Ở dưới có khe hố thâm hiểm. Có
tuyến đường đi qua trên đỉnh núi, có chữ bằng thẳng tương truyền đó là chỗ ông
Tả quân Lê Văn Duyệt khai thác ra, nay vẫn còn,...". Xưa kia núi Cao Muôn là
căn cứ chống phong kiến, đế quốc của nghĩa quân dân tộc Hrê, sau tháng 3 năm
1945 là căn cứ của đội du kích Ba Tơ.
Núi Cà Đam, tên chữ là Vân Phong, còn Cà Đam là tiếng gọi của người
địa phương. Núi nằm ở phía Tây của huyện Trà Bồng và phía Đông - Nam của
huyện Tây Trà. Đứng từ vùng đồng bằng nhìn lên phía Tây - Bắc của tỉnh Quảng
Ngãi thấy hình núi cao vót lên giữa các lớp núi. Sách Đại Nam nhất thống chí
(quyển 6) có ghi chép về tỉnh Quảng Ngãi rằng: "…hình núi cao vót lên giữa
tầng trời, có các núi bao quanh bốn phía trùng điệp, đứng xa trông thấy tươi
sáng. Chóp núi đờm đợm mây bay, suốt ngày khí sắc như lúc trời mới sáng hay
sau khi mưa tạnh…". Vùng rừng Cà Đam được xem như một trong những cảnh
đẹp của tỉnh Quảng Ngãi được Tuần vũ Nguyễn Cư Trinh làm thơ vịnh với tựa
đề "Vân Phong túc vũ (núi Vân Phong mưa đêm)". Cà Đam hay Vân Phong là
căn cứ địa của nghĩa quân dân tộc Cor chống Pháp từ năm 1938 đến năm 1945.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cà Đam được chọn làm căn cứ địa của
Tỉnh, là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng
Ngãi (tháng 8/1959). Do vậy, Cà Đam là vùng rừng không chỉ có được thắng
cảnh thiên nhiên mà còn gắn với truyền thống lịch sử đấu tranh giữ nước của
dân tộc.
1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CAO MUÔN VÀ CÀ ĐAM
Từ kết quả nghiên cứu bước đầu về ĐDSH ở huyện Ba Tơ và Trà
Bồng của (Lê Khắc Huy, Võ Văn Phú et al., 2001) đã ghi nhận được 579 loài
thực vật bậc cao thuộc 363 chi và 127 họ, trong đó có 162 loài cho gỗ quý, 159
loài dược liệu, 41 loài làm cảnh. Trong số 579 loài thực vật bậc cao đã ghi nhận
có 18 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) và 5 loài trong Danh lục
Đỏ thế giới (IUCN, 1999, 2011). Bước đầu đã khảo sát và xác định được 469
loài, thuộc 178 giống, 101 họ, 23 bộ và 4 lớp động vật có xương sống ở cạn
(Tetrapoda); trong đó có 43 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
(2000, 2007) [42].
Tháng 6/2011, đại diện tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR (Wildlife
at Risk) cùng các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực chuyên
môn như: Thú, LC - BS, Cá, Côn trùng và thực vật đã tiến hành điều tra (từ 27/5
đến 11/6/2011) tại vùng đai thấp thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Tháng
3/2012, tổ chức WAR tiếp tục điều tra đợt 2 (từ 10/3 - 23/3/2012) tại các vùng
rừng thuộc xã Ba Xa, Ba Nam của huyện Ba Tơ. Kết quả bước đầu, theo báo cáo
của đoàn (Báo cáo số 159/BC-CCKL ngày 04/04/2012) cho thấy đã xác định
được 42 loài Thú (trong đó có 19 loài dơi); 59 loài LC - BS; 49 loài Cá; 197 loài
Côn trùng (trong đó có 52 loài Chuồn chuồn, 137 loài Bướm ngày và 8 loài
thuộc bộ kẹp kìm) và 120 loài thực vật bậc cao.
Trong nghiên cứu thuộc nội dung của đề tài này đã xác định được ở vùng
rừng Cao Muôn (Ba Tơ) và Cà Đam (Trà Bồng) có 159 loài (thuộc 131 chi, 32
họ, 2 ngành) Nấm (Fungi); 530 loài (thuộc 403 chi, 124 họ, 6 ngành) Thực vật
bậc cao có mạch (Magnoliophyta); 521 loài (357 giống, 69 họ, 9 bộ) thuộc lớp
Côn trùng (Insecta); 106 loài (71 giống, 18 họ, 6 bộ) của lớp Cá xương
(Osteichthyes); 122 loài (71 giống, 22 họ và 4 bộ) thuộc nhóm Lưỡng cư
(Amphybia) - Bò sát (Reptilia); 296 loài (155 giống, 47 họ và 14 bộ) thuộc lớp
Chim (Aves) và 70 loài (55 giống, 28 họ, 10 bộ) thuộc lớp Thú (Mammalia)
đang phân bố trong vùng. Đây được xem là nghiên cứu có hệ thống, xác định
được thành phần loài động, thực vật bậc cao đầy đủ nhất từ trước đến nay.
Chương 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 7/2010 đến 7/2012).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Vùng rừng Cao Muôn thuộc huyện Ba Tơ và Cà
Đam thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ở vùng rừng Cao Muôn chia làm 7 tuyến, với 11 điểm khảo sát (hình
2.1): Vùng đệm của vùng núi Cao Muôn (N1, N2, N3, N4), xã Ba Khâm (N5),
xã Ba Động (N6), xã Ba Cung (N7), xã Ba Thành (N8), xã Ba Vinh (N9), xã Ba
Điền (N10), xã Ba Động (N11).
- Tại vùng rừng Cà Đam chia làm 05 tuyến khảo sát gồm 11 điểm nghiên
cứu chính (hình 2.2): Thị trấn Trà Xuân (M1), xã Trà Bình (M2), xã Trà Phú
(M3), xã Trà Tân (M4, M7), xã Trà Bùi (M5, M6), xã Trà Hiệp (M8) và xã Trà
Nham (M9, M10, M11) huyện Tây Trà.
- Địa điểm phân tích và xử lý mẫu: Phòng thí nghiệm Bộ môn Tài nguyên Môi trường, khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế; Trung tâm
phân tích Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
2.2. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Có được danh lục đầy đủ nhất về các loài động vật, thực vật bậc cao; côn
trùng và nấm lớn; các loài quý hiếm, các loài có ích, các loài đặc hữu phân bố ở
hai khu rừng Cao Muôn và Cà Đam.
- Đánh giá được độ ĐDSH (hệ sinh thái, loài, các nguồn gen quý hiếm) trong
vùng và so sánh với các vùng khác trong khu vực và toàn quốc.
- Đề xuất đựơc một số nhóm giải pháp khả thi theo hướng phục vụ xây
dựng khu bảo tồn thiên nhiên gắn với việc phát triển kinh tế du lịch sinh thái bền
vững, thân thiện với môi trường tại hai khu rừng Cao Muôn và Cà Đam mang
tính lịch sử, văn hoá của tỉnh Quảng Ngãi.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu, khảo sát ở vùng Cao Muôn
- Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của cán bộ các cấp, tham gia
đào tạo các cán bộ khoa học ở các bậc Đại học, Sau đại học cho địa phương và
cho các trường Đại học, Cao đẳng.
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí các điểm khảo sát, thu mẫu ở vùng Cà Đam
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
1/. Thu thập và hệ thống các thông tin, tư liệu, số liệu đã nghiên cứu từ
trước tới nay về ĐDSH, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cộng đồng, thành
phần loài của các nhóm động, thực vật ở hai vùng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu
nghiên cứu cho khu vực.
2/. Điều tra cơ bản về tài nguyên ĐDSH khu vực vùng rừng Cao Muôn và
Cà Đam:
- Điều tra về thành phần loài Nấm lớn (Fungi).
- Điều tra, đánh giá về thành phần loài Thực vật bậc cao có mạch.
- Đa dạng về thành phần loài Côn trùng (Insecta)ở cạn.
- Điều tra, đánh giá thành phần loài Động vật có xương sống (Vertebrata):
+ Đa dạng về thành phần loài Cá xương (Osteichthyes).
+ Đa dạng về thành phần loài Lưỡng cư (Amphibia) - Bò sát (Reptilia).
+ Đa dạng về thành phần loài Chim (Aves).
+ Đa dạng về thành phần loài Thú (Mammalia).
- Nghiên cứu các loài động, thực vật có ích, quý hiếm, đặc hữu theo các
công ước bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ thế giới (IUCN), Nghị định
32/2006/NĐ-CP và Công ước CITES.
3/.Đánh giá tính đặc trưng về ĐDSH của từng nhóm sinh vật được nghiên cứu:
- Đặc trưng về thành phần loài.
- Các nhóm sinh thái và thích nghi.
- Nghiên cứu đặc trưng về sinh thái phân bố của các nhóm loài sinh vật
bậc cao, côn trùng và nấm (theo các bậc taxon).
4/. Nghiên cứu những giá trị của ĐDSH cần được ưu tiên bảo tồn, phát
triển theo hướng “Thương mại hóa ĐDSH” để phục vụ cho chiến lược Du lịch
sinh thái nhằm bảo tồn tính ĐDSH một cách bền vững. Chú trọng đến công tác
xây dựng khu bảo tồn “Loài - Sinh cảnh”, bảo tồn phát triển bền vững.
5/. Nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp phục vụ cho việc xây dựng khu
bảo tồn thiên nhiên gắn với du lịch sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường.
- Đề xuất những giải pháp phục hồi rừng, hệ sinh thái, sinh cảnh, ổ sinh
thái và nơi ở.
- Đề xuất các nhóm giải pháp bảo tồn các giá trị ĐDSH, cảnh quan, các
loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm, nguy cấp, bị đe doạ tuyệt chủng.
+ Bảo tồn nguyên vị (In-situ): đề xuất xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên,
cải tiến tổ chức quản lý, phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
+ Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ): có thể nuôi nhốt hoặc nuôi bán tự nhiên
một số đối tượng quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng,... gắn liền với du
lịch, tham quan và giáo dục cộng đồng.
- Tổ chức giáo dục cộng đồng, nhằm quản lý và bảo tồn ĐDSH dựa vào
cộng đồng, bằng cộng đồng và đồng quản lý.
2.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận với các nguồn tư liệu sơ cấp, thứ cấp hiện có về ĐDSH ở
Quảng Ngãi, vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam của Tỉnh.
- Tiếp cận điều tra, khảo sát thực tế theo các tuyến, điểm quan trắc và các
ô tiêu chuẩn được quy định tại Quy trình quy phạm về điều tra cơ bản trong
Khoa học tự nhiên ban hành 1981 (UBKH Kỹ thuật Nhà nước, nay là Bộ
KH&CN Việt Nam).
- Sử dụng các tài liệu, tư liệu và số liệu chuyên ngành để phân tích đánh
giá từng nhóm, từng mức độ ĐDSH đã thu thập.
- Tiếp cận bằng phương pháp đối chiếu, so sánh, đánh giá với các kết quả
đã công bố từ nhiều nguồn để lượng hóa các giá trị ĐDSH của vùng nghiên cứu.
- Tiếp cận từ kinh nghiệm vốn có, khả năng phân tích chuyên ngành và ý
kiến đóng góp từ các chuyên gia đa ngành.
- Tiếp cận bằng cách liên hệ, hợp tác với địa phương, cộng đồng để thu thập,
chia sẻ thông tin cùng điều tra nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1/- Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nội
dung của đề tài, tập hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làm tài
liệu nền.
2/- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), phương pháp điều tra
có sự tham gia của cộng đồng (PRA). Các phương pháp này được sử dụng trong
nghiên cứu tình hình khai thác, kinh tế - xã hội, nhằm định hướng cho việc quản
lý tài nguyên, giá trị đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng, dựa vào
cộng đồng và đồng quản lý trong việc phát triển bền vững.
3/- Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành, chuyên ngành
để điều tra, đánh giá ĐDSH hiện trạng.
- Lập sơ đồ phân vùng nghiên cứu, điểm khảo sát, các điểm/vùng này
được cố định tương đối về không gian, thời gian cho việc khảo sát thực địa, thu
các mẫu sinh vật.
4/- Định loại các sinh vật theo taxon bậc loài, họ, bộ,… dựa vào đặc điểm
hình thái, sinh thái bằng các khóa phân loại lưỡng phân chuyên ngành. Sắp xếp