Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bạn đã biết gì về franchising? (Phần 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.58 KB, 15 trang )

Bạn đã biết gì về franchising? (Phần 2)
Phần này sẽ nói về thủ tục nhượng quyền cũng như các yếu tố
pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền.
Tiến trình nhượng quyền
Bạn cần phải làm những gì khi đã liên hệ được với các công ty
nhượng quyền? Sau đây là một số điều bạn cần tham khảo:
1. Thông thường, các công ty nhượng quyền sẽ gửi cho bạn
thông tin về sản phẩm hoặc tài liệu liên quan đến sản phẩm đó,
đồng thời yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi kèm theo. Và như
vậy, để mọi việc diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, bạn sẽ phải
hoàn chỉnh quá trình trao đổi thông tin này.
2. Tìm hiểu, thu thập nguồn thông tin liên quan đến việc nhượng
quyền, ví dụ:
• Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
nhượng quyền, chủ nhân của công ty, các đại lý, chi nhánh (nếu
có)
• Tính pháp lý của doanh nghiệp nhượng quyền
• Phí nhượng quyền
• Vốn đầu tư
• Trách nhiệm, nghĩa vụ, khả năng tài chính của doanh
nghiệp nhượng quyền cũng như đối tác của việc nhượng quyền
• Nhãn hiệu của sản phẩm nhượng quyền
• Bằng sáng chế, các thông tin về quyền sở hữu bằng sáng
chế
• Những điều khoản nghiêm cấm trong kinh doanh nhượng
quyền
• Gia hạn, thanh lý, chuyển nhượng hoặc việc giải quyết
các tranh chấp phát sinh.
• Báo cáo tài chính
• Kênh tiêu thụ sản phẩm
• Các hợp đồng


3. Cố gắng tham quan các cở sở được nhượng quyền càng
nhiều càng tốt. Tranh thủ gặp gỡ trực tiếp chủ nhân của các cơ
sở này đồng thời nên để ý đến quan điểm của họ về công ty
nhượng quyền. Hãy hỏi xem họ được hỗ trợ thế nào, được huấn
luyện ra sao trong bước khởi sự ban đầu, công ty nhượng quyền
có giúp họ lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp không, có nỗ
lực quảng cáo cho hình ảnh của mình không. Hãy thử tìm hiểu
xem việc kinh doanh của các cơ sở được nhượng quyền này có
thực sự sinh lời không, chi phí cho quảng cáo được sử dụng ra
sao, kết quả nhận được có giống điều họ từng trông đợi hay
không, tổng số tiền đầu tư có vượt ra ngoài dự kiến không…
Càng tìm hiểu kỹ càng mọi chi tiết liên quan đến việc nhượng
quyền, bạn càng có cơ sở để đánh giá sự việc. Hãy học cách tự
đánh giá sự việc để có thể nhận dạng các nguy cơ tiềm ẩn nhằm
tránh rủi ro trong kinh doanh.
4. Xem xét lại kế hoạch kinh doanh, triết lý điều hành cũng như
phân tích thị trường của doanh nghiệp nhượng quyền. Cố gắng
gặp trực tiếp chủ nhượng quyền hoặc những người chịu trách
nhiệm về vấn đề này và hãy nhớ đưa ra các câu hỏi sau trong
cuộc gặp với họ:
- Những thông tin công ty cung cấp đã cụ thể, rõ ràng chưa ?
- Chương trình huấn luyện đề cập trong tài liệu có thật sự thấu
đáo chưa?
- Những thông tin mà bạn nhận từ các cơ sở được nhuợng
quyền có chính xác không?
- Thị trường có rộng không?
- Có nhiều cơ sở muốn mua nhượng quyền trong khu vực bạn
chọn không? nếu khu vực mà bạn chọn đã có nhiều đối tác kinh
doanh, nên tìm một nơi khác.
- Nếu như khu vực của bạn hoàn toàn trống trải thì đây cũng

chưa hẳn đã là tin tốt lành, vì rất có thể, vị trí của bạn sẽ bị các
đối thủ cạnh tranh dòm ngó. Điều này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó
khăn trong việc phân chia lại thị trường .
Hãy ghi chú thật cẩn thận về từng cơ hội kinh doanh mà bạn dự
tính sẽ theo đuổi. Bạn phải đảm bảo được rằng, các chính sách
kinh doanh nhượng quyền của doanh nghiệp đã được hiểu một
cách tường tận và thấu đáo. Dựa trên những gì thu thập được
cũng như sự hiểu biết, cảm nhận của một doanh nhân, bạn mới
có thể đưa ra quyết định cuối cùng: có nên đầu tư hay không.
Lập kế hoạch
Nhìn chung, khi bắt đầu mua quyền kinh doanh, bạn sẽ cần một
khoản tài chính cho việc đầu tư ban đầu. Và điều đó đồng nghĩa
với việc bạn phải vay mượn. Để thực hiện được điều này, bạn
cần phải có một kế hoạch kinh doanh khả thi. Nên nhớ rằng, việc
lập một kế hoạch kinh doanh để mua nhượng quyền là một việc
hết sức quan trọng và bởi vậy, bạn không những phải chi tiết hoá
chiến lược kinh doanh, các dự án, mà còn phải ghi rõ lý do tại
sao bạn có đủ khả năng để điều hành công việc kinh doanh trên.
Công ty nhượng quyền có thể sẽ có chính sách giúp bạn có được
khoản vay mượn như mong muốn, tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là họ sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh bởi không có lý
do gì khiến họ phải gánh chịu nghĩa vụ pháp lý một khi có rủi ro
phát sinh. Đương nhiên là họ không muốn nhúng mũi vào những
việc kiện tụng nếu như trong kế hoạch kinh doanh của bạn có sai
sót nào đó. Thông thường, bạn sẽ phải lập kế hoạch kinh doanh
theo bản mẫu được cung cấp bởi công ty nhượng quyền. Tuy
nhiên, điều này chỉ diễn ra sau khi hợp đồng mua bán nhượng
quyền được ký kết. Lúc đó, bạn sẽ được tham dự các khoá huấn
luyện của họ, tại đó, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể. Một điểm
mà bạn cần lưu ý là các mẫu này không bao gồm các thông tin tài

chính của dự án.
Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tự mình điều nghiên thị
trường, đặc biệt là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh…Một số điểm
khác biệt mà bạn cần lưu ý - đó là việc xây dựng, cân nhắc mức
phí mua nhượng quyền, phí sở hữu bản quyền, phí quảng cáo
cũng như một số phí khác có liên quan Và đây là lúc mà bạn
cần đến sự hỗ trợ đắc lực của nhân viên kế toán.
Về góc độ pháp lý
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến hợp đồng nhượng quyền. Theo
các chuyên gia về kinh doanh nhượng quyền, trong quá trình
thỏa thuận, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Xem xét kỹ về Tài liệu Cung cấp thông tin nhượng quyền (
UFOC : Uniform Franchise Offering Circular ) và định giá cơ hội
đầu tư.
- Thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.
- Lựa chọn khung pháp lý phù hợp nhằm giới hạn nghĩa vụ của
bạn.
- Thương lượng về việc giữ bí mật kinh doanh và một số khía
cạnh liên quan đến quyền sở hữu kinh doanh khác.
- Xây dựng thương hiệu riêng cho mình.
Yếu tố pháp lý đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng mua bán
nhượng quyền của bạn. Và bởi vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn
pháp lý là rất cần thiết. Thử ghé thăm trang web chuyên về luật
nhượng quyền ABA Forum on Franchising để biết thêm thông
tin. Tại một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Đức,
Anh…, luật pháp quy định rất rõ về các thủ tục kinh doanh
nhượng quyền.

Tại Việt Nam, bạn cần phải biêt bên nhượng quyền đã thực hiện
đăng ký nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền chưa theo quy

định của Luật Thương mại năm 2005.
Tại Mỹ, luật nhượng quyền quy định rất rõ về hợp đồng nhượng
quyền và đòi hỏi công ty nhượng quyền phải thông báo đầy đủ,
chính xác về mức doanh thu, lịch sử hình thành và phát triển của
công ty, các vụ kiện tụng tranh chấp , thông tin liên lạc với các
đơn vị đại lý hiện tại, …Tuy nhiên, luật lệ này không bao gồm tất
cả những gì phát sinh sau khi hợp đồng đã được kí, ví dụ như
việc hàng hoá không được chuẩn bị sẵn sàng, mặt bằng của một
đơn vị khác nằm trong khu vực chọn lựa của bạn…
Một số tổ chức và hiệp hội khác lại đưa ra những điều khoản
chung cho việc quản lý kinh doanh sau khi hợp đồng được kí kết.
Hiệp hội doanh nghiệp kinh doanh khách sạn của Mỹ tại Châu Á
là một ví dụ điển hình. Họ đã xây dựng điều lệ “ 12 điều kinh
doanh nhượng quyền công bằng” để quy rõ trách nhiệm. Trong
hợp đồng sẽ ghi cụ thể ai là người duy trì hình ảnh thương hiệu,
đưa ra hình ảnh mới, bên nào sẽ đứng ra giải quyết các mâu
thuẫn phát sinh…
Khi hợp đồng hết thời hạn hiệu lực
Nên lưu ý rằng, trong Hợp đồng nhượng quyền luôn có các quy
định, ràng buộc khi hợp đồng kết thúc. Nhiều doanh nghiệp kinh
doanh nhượng quyền thường yêu cầu đưa điều khoản “được tiếp
tục kinh doanh” hay “tái ký hợp đồng”. Chỉ có một số ít doanh
nghiệp không muốn đưa điều khỏan này vào hợp đồng. Ở Mỹ, có
tới 16 bang có luật riêng quy định về các quan hệ nhượng quyền
hiện hành mà theo đó, nếu một tổ chức nào muốn bỏ điều khoản
tái ký hợp đồng , họ đã vi phạm luật của bang nơi họ kinh doanh,
sinh sống. Mục đích của luật lệ trong 16 bang tại Mỹ đang được
điều chỉnh về điều khoản tái ký và kết thúc hợp đồng nhượng
quyền. Ngược lại, cũng có một số bang ở Mỹ ( như California và
Wisconsin ) cho phép từ chối tái kí hợp đồng vì lý do kinh tế, ví dụ

như muốn bành trướng công ty nên không thể tiếp tục kinh doanh
nhượng quyền được chẳng hạn.
Nên lưu ý rằng, trong Hợp đồng nhượng quyền luôn có các quy
định, ràng buộc khi hợp đồng kết thúc. Nhiều doanh nghiệp kinh
doanh nhượng quyền thường yêu cầu đưa điều khoản “được tiếp
tục kinh doanh” hay “tái ký hợp đồng”. Chỉ có một số ít doanh
nghiệp không muốn đưa điều khỏan này vào hợp đồng. Ở Mỹ, có
tới 16 bang có luật riêng quy định về các quan hệ nhượng quyền
hiện hành mà theo đó, nếu một tổ chức nào muốn bỏ điều khoản
tái ký hợp đồng , họ đã vi phạm luật của bang nơi họ kinh doanh,
sinh sống. Mục đích của luật lệ trong 16 bang tại Mỹ đang được
điều chỉnh về điều khoản tái ký và kết thúc hợp đồng nhượng
quyền. Ngược lại, cũng có một số bang ở Mỹ ( như California và
Wisconsin ) cho phép từ chối tái kí hợp đồng vì lý do kinh tế, ví dụ
như muốn bành trướng công ty nên không thể tiếp tục kinh doanh
nhượng quyền được chẳng hạn.
Điều kiện về chống tái ký là một trong những phần quan trọng tạo
nên khung sườn của hợp đồng nhượng quyền.

×