Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.8 KB, 16 trang )

Nâng cao năng lực xuất khẩu gạo:
Có chiến lược phát triển ngắn và dài hạn
Cần nâng cao trên mọi phương diện
Đối với sản phẩm lúa gạo: nâng cao chất lượng để tạo năng lực cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị
trường quốc tế, Ngành nông nghiệp:
Lâu nay trên thị trường quốc tế, giá gạo Việt Nam thường ở mức thấp hơn giá gạo cùng loại của các nước từ 5-10
USD/tấn. Cách đây hơn một năm, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn chỉ là gạo 25% tấm, hiện nay loại gạo 15% tấm đã
chiếm 40,21% tổng giá trị xuất khẩu; gạo 5% đã chiếm 28,85%; tiếp đến là gạo 10% tấm.
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá nông sản là biện pháp cốt lõi. Trước hết, tập trung vào chương trình khoa
học công nghệ, chương trình giống để nâng cao năng suất, chất lượng giống cây trồng vật nuôi và hạ giá thành sản
phẩm; Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, nhất là chương trình bảo quản và chế biến rau quả, thịt...
Nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành nông nghiệp về bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, động thực
vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên, gỗ và lâm sản, phân bón. Tăng cường năng lực thực thi quản lý các
chuyên ngành này phải đáp ứng yêu cầu vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu.
áp dụng kĩ thuật, nâng cao chất lượng gạo. Đa dạng các loại lúa gạo, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tập
trung các sản phẩm gạo chất lượng cao, vì thường những sản phẩm gạo chất lượng cao đem lai nhiều lợi nhuận cho
xuất khẩu. Bổ sung và phát triển các tính năng mới cho sản phẩm lúa gạo ví dụ giống lúa gạo có các mùi thơm đặc
trưng, có đặc tính mới, chứa vitamin, gạo không béo (fat free, chứa ít năng lượng chất gây béo phì).
Chuyển hướng sang sản xuất các giống lúa thơm phục vụ xuất khẩu cũng là mục tiêu của nông dân ĐBSCL. Sự hiện
diện của các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm IR 64, OM 1490, ST1, ST3, Jasmine đã chiếm tỉ trọng cao. Đây cũng là
yếu tố quan trọng nâng cao giá trị gạo Việt Nam. Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: gạo cao
cấp đã tăng mạnh, chiếm đến 60% tổng lượng gạo xuất khẩu. Dự án 1 triệu ha xuất khẩu ở ĐBSCL trong thời gian tới
sẽ tập trung nghiên cứu cải tiến chất lượng lúa có phẩm chất cao. Nhất là cải tiến hàm lượng amylose, mùi thơm… để
nông dân và doanh nghiệp ngày càng đạt lợi nhuận cao hơn trong xuất khẩu gạo.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn muốn chuyển hướng sang nâng cao chất lượng nông sản, hiệu
quả kinh tế và khả năng cạnh tranh, thay vì chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng sản lượng hàng hoá
Ðây được xem là thay đổi lớn lao nhất của ngành nông nghiệp từ trước đến nay, bởi xưa nay ngành nông
nghiệp luôn đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng để đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực trong nước theo kiểu
“sản xuất dư thừa mới xuất khẩu”, nên thay vì nâng cao chất lượng hàng hoá bằng chế biến và lựa chọn sản
phẩm có thế mạnh cạnh tranh thì ngành nông nghiệp lại chạy theo tăng diện tích, mà cà phê, tiêu, điều nhiều


khi rớt giá do sản lượng tăng đột biến là một điển hình. Tương tự, xuất khẩu gạo của nước ta đã hơn 12 năm
qua nhưng hầu như là gạo chất lượng thấp, ít có gạo đặc sản, gạo thơm, gạo chất lượng cao. Và do đó khả
năng cạnh tranh của gạo Việt Nam hầu như luôn thua kém so với các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Thái
Lan - một quốc gia thuộc ASEAN.
Trong năm nay, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ có 2,6%,
trong khi đó con số này thực hiện được trong năm ngoái là 5,24%. Ðiều này được thứ trưởng bộ này, ông Cao
Ðức Phát lý giải: "ngành nông nghiệp chuyển hướng phát triển để nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả
kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập AFTA khu vực ASEAN”. Do đó, sản lượng lúa vẫn giữ
mục tiêu sản xuất 33,5 triệu tấn như năm ngoái nhưng phải có 1 triệu tấn gạo chất lượng cao phục vụ xuất
khẩu, tương tự là cà phê, cao su, tiêu, điều… để kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt 2,8 tỉ USD, tăng 7,7% so
với năm ngoái.
các tỉnh ĐBSCL tập trung đột phá vào sản xuất lúa thơm, lúa có phẩm cấp gạo cao phục vụ cho xuất khẩu. Đó là một
hướng đi đúng đắn vừa mang tính thiết thực, vừa phù hợp với tầm chiến lược lâu dài. Gạo tăng chất, giảm lượng,
nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ vững và tăng trưởng, hướng đi đó của gạo xuất khẩu Việt Nam đã được bắt đầu từ
vụ đông xuân 2003-2004.
Đối với người nông dân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp cần chủ động về phương án sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm do mình làm ra; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm; hợp sức nhau lại thông qua các HTX để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu gạo cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù
hợp với tiến trình hội nhập của nước ta và diễn biến tình hình thế giới. Quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao uy tín về
1
chất lượng hàng hoá, thu hút khách hàng, phối hợp, thống nhất hành đồng giữa các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội
xuât khẩu gạo.
Muốn thành công doanh nghiệp phải năng động hơn trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu chứ
không phải chỉ trông chờ vào các hợp đồng của Chính phủ … Cụ thể nếu như năm 2002, Chính phủ đóng vai
trò quan trọng trong việc xuất khẩu gạo với tỉ trọng hợp đồng do Chính phủ ký kết chiếm gần 70 %, nhưng qua
2003, hợp đồng cấp Chính phủ chỉ còn gần 30 %.
Công bằng mà nói, các DN Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng, năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm xuất khẩu thông qua việc đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và xúc tiến thương mại
Phải đẩy mạnh sự liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp. Doanh nghiệp phải chủ động trong tiêu thụ, nhà khoa học cung

cấp chất lượng giống tốt, nhà nông tuân theo hợp đồng bán gạo cho doanh nghiệp và đặc biệt Nhà nước phải đóng vai
trò chủ đạo trong việc liên kết “4 nhà” để tạo thuận lợi hơn...
quan trọng nhất là các DN phải có được sự thay đổi trong nhận thức về sản xuất, kinh doanh: phải sản xuất những gì thị
trường cần chứ không phải sản xuất những gì mình có khả năng và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn
đề này đang đặt ra ngày càng gay gắt - phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên cả ba góc độ là giá cả, chất lượng và
chủng loại của hàng hóa.
Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu gạo: Hiện trên thị trường có hơn chục nhãn hiệu gạo, phần lớn do các doanh
nghiệp tự đặt căn cứ vào giống lúa đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi trồng, phổ biến nhất là các chữ Nàng
Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM đi cùng tên nơi cung cấp.
Phát triển công nghiệp chế biến bảo quản:
ngành Nông nghiệp còn bộ lộ hạn chế từ yếu tố chủ quan, công nghiệp chế biến và bảo quản nông lâm sản của nước ta
phát triển chậm hơn tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp
Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
Khó khăn tiếp đến với ngành Nông nghiệp là kết cấu hạ tầng thương mại, lưu thông hàng nông sản chậm được phát
triển. Hệ thống chợ bán buôn nông sản, kho cảng vv... còn thiếu và yếu, bộc lộ nhiều bất cập. Chi phí bến bãi, kho cảng
và cước phí vận chuyển của nước ta thường cao hơn 20 - 30% so với các nước trong khu vực.
Ở cấp độ các cơ quan quản lý Nhà nước, cần tập trung hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô, tạo sân chơi bình đẳng cho
tất cả các thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân. Cải cách hành chính, giảm các
thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật, thực thi các chính sách mới cho phù hợp với
thông lệ quốc tế (chống độc quyền, chống bán phá giá vv...).
Lớn mạnh trong môi trường hội nhập kinh tế
Theo các chuyên gia kinh tế thì, khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị các phương án đàm phán tự
do hoá thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp là nhu cầu bảo hộ và hỗ trợ cho nông nghiệp trong tương lai (10 - 15
năm tới) mới là quan trọng. Trong khi đó, thời gian chuyển đổi dành cho các nước đang phát triển hoặc nước mới gia
nhập WTO thường chỉ 1 - 3 năm. Hơn nữa, Việt Nam đã và đang rút ra được những kinh nghiệm quý báu qua các cuộc
đàm phán thương mại song phương và đa phương về quyền lợi kinh tế; bài học về xuất khẩu cá basa, cá tra, cùng với
vụ kiện bán phá giá tôm chưa đến hồi kết. Điều này cho thấy Việt Nam cần có những quyết sách và bước đi hiệu quả
hơn trong công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường quốc tế và các nước nhập khẩu sở tại, nhằm hạn chế
được những thua thiệt trên lộ trình hội nhập.
2

Thông tin thêm:
Hiện nay cả nước có gần 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo.
Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đã được xây dựng thương hiệu như:
“Chín con rồng vàng”, “Hồng hạc”… Năm 2004, dự kiến lượng gạo xuất khẩu đạt 3,5 triệu tấn, đạt 700 triệu USD.
Còn theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nếu năm 2004, tỷ trọng các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp của các doanh
nghiệp nâng lên mức 80 % (năm 2003 là 70 %) thì sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 4 triệu tấn (loại trừ
các yếu tố đột biến).
Năm 2003 sản lượng lúa cả nước đạt gần 34,7 triệu tấn, tăng trên 600.000 tấn so với năm 2002. Sản lượng lương thực
bình quân từ 361 kg/người/năm (năm 1996) đến nay đã tăng lên 430 kg/người/năm. Ngoài đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, năm 2003 cả nước xuất khẩu gần 4,2 triệu tấn gạo (thu khoang 800 trieu USD), tăng 700.000 tấn so với dự
kiến và là năm xuất khẩu gạo cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.
Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu 8 triệu tấn gạo với giá cao vào năm
2004 (reaping $1.9 billion in foreign exchange) do nguồn cung thế giới đang giảm. Vichai Sriprasert, Chủ tịch Hiệp hội
các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu trong năm 2004 và Việt
Nam vẫn sẽ là đối thủ đáng gờm nhất đối với Thái Lan.
Trong năm 2003, Thái Lan đã xuất khẩu kỷ lục 7,58 triệu tấn gạo (thu US$1.85 billion USD ngoai te), tăng so với 7 triệu
tấn trong năm 2002. Sản lượng gạo năm 2004 ước đạt 18 triệu tấn, một nửa sẽ để trang trải nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Với triển vọng nguồn cung lớn và tồn kho gạo trên thế giới giảm trong khi nhu cầu vẫn tăng, giá gạo Thái Lan trong năm
tới dự đoán sẽ tăng khá.
-so sánh về giá gạo, chủng loại và hiệu quả xuất khẩu gạo: VN xuất khẩu bằng 55% Thái Lan nhưng giá trị
xuất khẩu lại chỉ bằng 43%, or giá gạo Thailand xuất khẩu trung bình là $244, VN là $191
Xuất khẩu gạo thế giới năm 2004 sẽ giảm 4 % (Ngay phat tin: 29/12/03)
Theo Dow Jones, dự đoán mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, năm 2004 xuất khẩu gạo thế giới sẽ giảm 4
% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu gạo năm 2004 dự đoán sẽ giảm mạnh nhất ở Mỹ, giảm 27 % so với năm
trước, kế đó là Ấn Độ, giảm 12,5 % và Trung Quốc giảm 11 %.
Ngược lại, xuất khẩu gạo năm 2004 sẽ tăng ở Urugoay, Ai Cập, Thái Lan, tăng từ 7-25 %.
Tình hình xuất khẩu gạo thế giới năm (ĐVT: 1.000 tấn)
2002 Uước 2003 Dự đoán 2004
Tổng cộng 27.883 26.969 25.890
Thái Lan 7.245 7.500 8.000

Việt Nam 3.045 4.000 4.000
Ấn Độ 6.650 4.000 3.500
Mỹ 3.295 3.700 2.700
Trung Quốc 1.963 2.250 2.000
Pakistan 1.603 1.600 1.600
Urugoay 526 600 750
3
Ai Cập 473 600 700
Myanmar 1.022 500 500
Australia 360 190 210
Trong năm 2003, gạo Việt Nam tiếp tục giữ vững và ổn định những thị trường truyền thống, đồng thời đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, mở ra những thị trường mới đầy tiềm năng. Mới nhất là thị châu Phi. Năm 2003 là
năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường châu này với trên 700.000 tấn. According to
"VoV", Vietnam has expanded its market share of rice export in Africa, shipping around 800,000 tons in 2003, an increase
of nearly 44 percent against last year. In this continent, the country currently exports rice to Congo, Uganda, Kenya, South
Africa, Zimbabwe and Mozambique.
Việt Nam và Philíppin có nhiều điểm tương đồng, tiềm năng để hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển. Và thực tế, hai nước đã
và đang nỗ lực mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế thương mại. Năm 2003, kim ngạch buôn
bán hai chiều đạt 450 triệu USD và dự kiến đạt 600-700 triệu USD vào năm 2005, trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam với khối lượng khoảng 400.000-700.000 tấn/năm, chiếm khoảng 30%-50% tổng khối lượng gạo
xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đã được mở rộng ra >50 nước, chiếm 20% thị phần gạo thương mại
thế giới. Thị trường nhập khẩu gạo của nước ta lớn nhất là châu á 55,2%. Trung Đông 28,5%, châu Âu 13,3%,
châu Mỹ 1,8% Châu úc 1%. Giá bán của gạo Việt Nam thường thấp hơn các nước khác do chất lượng gạo của
ta còn thấp, chưa hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Dự báo toàn cầu về giao thương gạo trong một thập kỉ tới:
U.S. expected to retain third place in rice exports;
Hembree Brandon Farm Press Editorial Staff. Southwest Farm Press. Clarksdale: Mar 18,
2004. Vol. 31, Iss. 9; pg. 12
Abstract (Article Summary)

Pakistan exports both high quality basmati rice and low quality long grain, and although rice is an important generator of
foreign exchange, the country has little ability to expand rice area, and production is facing increasing shortages of water.
Exports are expected to be relatively stable during the period, remaining well below the 2.4 million metric ton record in 2000.
Full Text (516 words)
Copyright 2004 by PRIMEDIA Business Magazines & Media Inc. All rights reserved.)
Over the next decade, global rice trade is projected to reach nearly 33 million tons, about 18 percent above the record set in 2002,
and the U.S. is expected to be the third largest rice exporting country during most of the period.
U.S. rice exports are projected to decline slightly after 2006, USDA analysts say, as rising domestic demand offsets production
growth that comes as a result of record yields.
Rice trade worldwide is predicted to average a 2.4 percent annual growth rate from 2004 through 2013, according to the baseline
analyses by the Interagency Agricultural Projections Committee.
But despite the growth, rice trade as a share of total use will remain very small relative to other cereals, at only 6 percent to 7
percent, according to the report at the annual USDA Agricultural Outlook Forum at Arlington, Va.
International rice trade consists mainly of long grain varieties, which also will account for the bulk of expected growth in trade over
the next decade. Indonesia, Nigeria, Iran, Iraq, the Philippines, and Saudi Arabia are typically the top markets for long grain rice.
Expansion in medium grain rice trade is projected to be much slower, despite the partial opening of domestic markets to imported
rice by Japan, South Korea, and Taiwan as part of World Trade Organization commitments.
Aromatic rice, primarily basmati and jasmine, make up most of the rest of global rice trade, and typically sell at a substantial price
premium.
4
Indonesia, the world's leading rice importer, will increase its share of global purchases from 12 percent to 15 percent during the
decade. Sub-Saharan Africa and the Middle East
Will also be major destinations for internationally-traded rice, with strong demand driven by rapidly-expanding populations and rising
incomes.
European Union rice imports are expected to rise as the 50 percent cut in the intervention price imposed by the Common
Agricultural Policy reform causes yields and planted area to decline.
Thailand and Vietnam, the world's largest rice exporting countries, will account for nearly half of all exports during the period. Both
produce and export primarily long grain rice.
India, which emerged as an important rice exporter in the mid-1990s, ships mostly low quality long grain rice, often purchased from
burdensome government stocks. High internal price supports in India will continue to encourage overproduction, stocks

accumulation, and a steady supply of exports during the period to 2013.
Rice exports by China, usually the world's fifth leading exporter, are expected to decline modestly as production shifts to higher
quality, but lower-yielding varieties in response to domestic prices and policy signals. China exports mostly high quality short grain
rice to Northeast Asian markets and low quality long grain rice to Indonesia and other low income markets in Asia and Sub-Saharan
Africa.
Pakistan exports both high quality basmati rice and low quality long grain, and although rice is an important generator of foreign
exchange, the country has little ability to expand rice area, and production is facing increasing shortages of water. Exports are
expected to be relatively stable during the period, remaining well below the 2.4 million metric ton record in 2000.
Một số bài báo
Mừng và lo xuất khẩu gạo (Cập nhật 15:4 ngày 01-04-2004)
Vụ lúa đông xuân năm nay nông dân vừa trúng mùa lại trúng giá. Có doanh nghiệp lãi cao, song cũng có doanh
nghiệp lỗ đậm do thiếu thông tin dự đoán biến động thị trường.
Mừng
Trong cuộc làm việc đầu năm giữa doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu, Hiệp hội lương thực Việt Nam, Bộ
Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiều doanh nghiệp ở vùng chuyên canh lúa xuất khẩu cho biết:
Quyết định 80 của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng tuy mới bén
rễ ở đồng bằng song là một trong những lực đẩy, thúc doanh nghiệp mạnh dạn ký hợp đồng, đầu tư cho nông dân gieo
cấy lúa đặc sản, lúa chất lượng cao. Ði đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu giống là hai Nông trường Sông Hậu và Nông
trường Cờ Ðỏ (Cần Thơ) dành từ 60 đến 90% diện tích canh tác sản xuất lúa thơm phục vụ thị trường thế giới. Sự khởi
đầu ấy như giám đốc hai nông trường này tâm sự bắt nguồn từ việc Tổng công ty lương thực miền nam nhiều năm kiên
trì, đeo bám vận động nông dân thay đổi giống và tập quán gieo trồng cũ. Nhờ vậy vụ đông xuân năm nay ÐBSCL gieo
cấy 1,455 triệu ha thì lúa thơm, lúa chất lượng cao chiếm 30-35% diện tích với các loại giống lúa như IR 64, OM 1490,
ST1, ST3, JASMINE.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam đến ngày 20-3, trên 50% diện tích gieo trồng lúa đông xuân ở ÐBSCL đã thu hoạch
xong đang tiếp tục thu hoạch nốt diện tích còn lại. Năng suất lúa năm nay trúng đậm bình quân đạt sáu, bảy tấn/ha, thấp
nhất cũng đạt 5,5 tấn/ha. Ước sản lượng lúa vụ này toàn vùng đạt 9,6 triệu tấn lúa đủ cung ứng cho thị trường nội địa
và cho xuất khẩu. Giá lúa bình quân bán ra từ 1.800 đồng đến 2.500 đồng/kg. Lúa chất lượng cao từ 2.200 đến 2.500
đồng/kg. Trừ chi phí nông dân có thể có lợi nhuận từ 1.000 đến 1.500 đồng/kg. Mặc dù giá vật tư, phân bón, xăng dầu
có chiều hướng nhích lên song với giá cả thị trường lương thực thế giới như hiện nay, nông dân nhiều tỉnh vẫn có lãi,
nhiều hộ đang ghim hàng chờ cơ hội tốt mới bán ra.

Lo
Trong lúc nhà nông vui vì trúng mùa, trúng giá thì nhiều doanh nghiệp khá lo do giá gạo trong nước hiện cao hơn giá
gạo đã ký hợp đồng. Nguyên nhân lớn nhất chính vì cả Hiệp hội lẫn doanh nghiệp đều chưa dự đoán được biến động
giá cả thị trường thế giới. Cuối năm 2003, các cơ quan có chức năng vẫn dự đoán rằng việc xuất khẩu năm 2004 vẫn
khó khăn do thị trường tiêu thụ thế giới thu hẹp. Chính vì vậy đến giữa tháng 1-2004, các doanh nghiệp đã vội ký hợp
5
đồng xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo với mức dự báo giá lúa đông xuân 2004 chỉ ở mức 1.600 đồng/kg. Thực tế với giá lúa
mua cao như hiện nay sẽ có doanh nghiệp bị lỗ do phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký.
Không phải doanh nghiệp nào cũng lỗ
Chúng tôi đặt câu hỏi với Hiệp hội lương thực Việt Nam, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Tổng Công ty lương thực
miền nam. Những người có trách nhiệm đều cho biết: "Không phải doanh nghiệp nào cũng bị lỗ bởi nếu doanh nghiệp
ký hợp đồng vào thời điểm trong kho có hàng mua vào từ quý IV năm 2003 sẽ không bị lỗ mà có lãi cao. Hơn nữa còn
tùy loại gạo xuất khẩu cũng như chân hàng, nguồn hàng của doanh nghiệp ấy. Tuy nhiên, sức ép hiện nay chủ yếu do
việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc quá mạnh?". Từ đầu năm đến nay ước gần 100 nghìn tấn gạo chạy theo
đường này. Thương lái mua gạo 15% với giá quá cao, giao tại nhà máy 2.900 đồng/kg (độ ẩm trên mức 15%, lại không
phải xuất hóa đơn (5% thuế) gây khó khăn lớn đến việc thực hiện hợp đồng chính ngạch. Thương lái liên kết ghim hàng
chờ giá cao mới tung bán. Doanh nghiệp kinh doanh vẫn ở dạng "ăn xổi". Chờ giá lên trong khi nguồn hàng chủ yếu cho
thương lái gom giữ cho nên lợi nhuận không cao dễ bị động trước thị trường giá cả. Doanh nghiệp cạnh tranh nâng giá
để có hàng theo hợp đồng cho nên thi nhau đẩy giá lên.
Cần rút kinh nghiệm
Mặc dù có thâm niên 15 năm làm ăn ở thị trường thế giới song doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo thị
trường chỉ định, thực hiện các hợp đồng Chính phủ là chính. Bốn năm nay doanh nghiệp mới bắt đầu chủ động tìm
kiếm đầu ra cho nên việc nghiên cứu thị trường chưa được đặt ra một cách nghiêm túc, chưa phân tích và dự báo được
diễn biến giá cả thị trường lúa gạo thế giới cũng như các loại thông tin "ảo" do các tập đoàn lúa gạo nước ngoài tung ra.
Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa có quan hệ chặt chẽ với tùy viên thương mại Việt Nam ở các nước có các
tập đoàn tiêu thụ gạo lớn cũng như đặt đại diện tại các nước thường xuyên nhập khẩu gạo Việt Nam nhằm xử lý các
thông tin "mù" của sự cạnh tranh ác liệt trong cơ chế thị trường khi hội nhập thị trường quốc tế.
Ðể việc xuất khẩu gạo ngày càng ổn định và bền vững với giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao, doanh nghiệp,
nhà nông, nhà khoa học, Nhà nước cần thực hiện tốt Quyết định 80 của Chính phủ, trong đó việc thông tin, dự báo
thông tin và giá cả thị trường cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Trang thông tin trên mạng internet nên sinh động và

cập nhật kịp thời biến động thị trường thế giới. Hiệp hội lương thực Việt Nam cần tăng cường mối quan hệ với Hiệp hội
lương thực các nước khu vực trong việc phối hợp mua bán. Mong Chính phủ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn
bản quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệp hội cũng như mối quan hệ giữa các bộ và hiệp hội. Quy chế phối
hợp giữa hiệp hội với các cơ quan quản lý nhà nước. Trước mắt chủ động và nắm chắc diễn biến giá cả thị trường thế
giới sáu tháng cuối năm 2004 để niềm vui được mùa trọn vẹn ở cả bốn nhà. BĂNG CHÂU
Báo cáo thị trường gạo toàn cầu năm 2004 (Ngay phat tin: 01/04/04)
Theo dự báo của FAO, sản lượng gạo toàn cầu năm 2004 có thể đạt 608 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2003.
Trong cơ cấu sản lượng gạo toàn toàn cầu thì Trung Quốc chiếm tới 29%, tiếp đến là ấn Độ 22%, Inđônêsia
9%, Việt Nam và Băng la đét 6%, các nước khác chiếm 28%. Cũng theo FAO, thương mại gạo toàn cầu năm
2004 giảm so với năm 2003, từ 28 triệu tấn xuống còn 26,1 triệu tấn. ^…
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm nay xuất khẩu gạo của Mỹ và ấn Độ sẽ giảm, thị phần gạo
xuất khẩu của ấn Độ sẽ giảm một nửa so với ước tính của năm ngoái, chỉ đạt khoảng trên 3 triệu tấn so với trên 6,6
triệu tấn của năm 2003; xuất khẩu gạo của Trung Quốc cũng giảm, dự báo cũng chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn; xuất khẩu
của Mỹ cũng chỉ đạt khoảng 3 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu sẽ tăng mạnh ở Thái Lan và Việt Nam, thị phần gạo của
Thái Lan sẽ tăng lên, có thể đạt 8,25 triệu tấn, Việt Nam cũng có thể đạt trên 4 triệu tấn. Nhu cầu gạo toàn cầu năm
2003 - 2004 dự báo cũng sẽ giảm khoảng 10% so với năm trước do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ La Tinh, châu Phi và
châu á giảm.
Trong thời gian gần đây giá gạo trên thị trường thế giới liên tục tăng. Giá gạo chào bán tuần qua tại Thái Lan tăng từ 7 -
9 USD/tấn so với tuần trước, lên 251,7 USD/tấn ( FOB, 100%B), 244 USD/tấn (FOB, 5% tấm), 231 USD/tấn (FOB, 25%
tấm). Nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường tăng vững, nhất là từ thị trường Trung Quốc, trong khi nguồn cung gạo
hạn chế; bên cạnh đó, Chương trình can thiệp thị trường thóc gạo vụ chính của Chính phủ Thái Lan làm giá thóc gạo
nội địa tăng cao, đây chính là nguyên nhân làm cho giá gạo của Thái Lan tăng cao. Khả năng Chính phủ Thái Lan sẽ
tạm ngừng bán gạo tới tháng 5/2004. Nhân tố này sẽ làm cho giá gạo của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian
tới.
6

×